thiền, thiện
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lặng nghĩ suy xét
2. thiền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc niệm, tĩnh lặng, thiền: Ngồi mặc niệm, ngồi thiền;
Thiền, Phật: Xem . Xem [shàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ ghép 13

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quét đất để tế
2. trao cho, truyền cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên tử) nhường ngôi, truyền ngôi (cho người khác): Nhường ngôi;
② (văn) Quét đất để tế. Xem [chán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.

Từ ghép 2

tôn, tông
zōng ㄗㄨㄥ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ tiên đời sau — Giòng họ — Một ngành đạo, hoặc một học phái — Đáng lẽ đọc Tông. Xem Tông.

Từ ghép 22

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếu thờ tổ tiên.
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" các tổ tiên, "tổ tông" tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" dòng trưởng, "tiểu tông" dòng thứ, "đồng tông" cùng họ. ◇ Tả truyện : "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" , ? (Hi Công ngũ niên ) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Uyên hề tự vạn vật chi tông" (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" và "bắc tông" .
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ : "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" , (Xuân quan , Đại tông) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" một việc, "đại tông hóa vật" số hàng lớn, "án kiện tam tông" ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh : "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" , (Đại nhã , Công lưu ) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" chủ ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông tông, ông tổ nhất gọi là tổ, thứ nữa là tông. Thường gọi là tông miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là tổ tông .
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông , dòng thứ là tiểu tông , cùng họ gọi là đồng tông .
③ Chủ, như tông chỉ chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông và bắc tông .
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông , một số đồ lớn gọi là đại tông .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Dòng họ. Tục ngữ: » Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống « — Cái lí thuyết làm gốc. Xem Tông chỉ — Ta vẫn đọc là Tôn. Xem thêm Tôn.

Từ ghép 22

hòa thượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hòa thượng, sư

Từ điển trích dẫn

1. Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các "Sa-di" hoặc "Tỉ-khâu" , vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực Sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Ðộ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập "Tăng-già" , đó là "Hòa thượng" và "A-xà-lê" (hoặc "Giáo thụ" ). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thụ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.
2. Tại Ðông và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A-xà-lê. Muốn mang danh hiệu này một vị tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ).... và danh hiệu này được ban trong một buỗi lễ long trọng. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.
3. Danh hiệu "Ðại Hòa thượng" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Phật "Thích-ca Mâu-ni" đến vị "Lão sư" đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi vị tăng ( tu sĩ Phật giáo ).
hạp
hé ㄏㄜˊ, kě ㄎㄜˇ

hạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, sao chẳng (câu hỏi)
2. cánh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Biểu thị nghi vấn: sao? ◇ Tô Thức : "Hoa khai tửu mĩ hạp ngôn quy?" (Nhâm dần , hữu hoài Tử Do ) Hoa nở rượu ngon, sao nói đi về?
2. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao chẳng? ◇ Luận Ngữ : "Hạp các ngôn nhĩ chí?" (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
3. (Động) Họp, hợp. ◇ Dịch Kinh : "Vật nghi, bằng hạp trâm" , (Dự quái ) Đừng nghi ngờ, các bạn bè sẽ mau lại họp đông.
4. (Danh) Họ "Hạp".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao? Sao chẳng? như Hạp các ngôn nhĩ chí? (Luận Ngữ ) sao chẳng nói ý chí của các anh (cho ta nghe)?
② Hợp. Dịch Kinh , quẻ Dự : Vật nghi, bằng hạp trâm đừng nghi ngờ, các bạn thanh khí sẽ lại giúp.
③ Cánh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sao chẳng (hợp âm của ): ? Sao chẳng đến mà xem?; ? Mỗi người sao không nói lên chí mình? (Luận ngữ); ? Sao chẳng san các kinh in ra để truyền dạy cho người đời sau? (Trần Thái Tông: Thiền tông chỉ nam tự);
② Hợp lại;
③ Cánh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao chẳng, sao không — Tại sao, thế nào — Dùng như chữ Hợp .

ca diếp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Ca-Diếp" (phiên âm tiếng Phạn "kassapa", nghĩa là "Ẩm Quang" uống ánh sáng) là tên người, tên Phật. Có nhiều vị mang tên này, chẳng hạn "Ma-Ha Ca-Diếp" , một đệ tử xuất sắc của Phật "Thích-Ca" . Tên của một đại đệ tử của Phật (Kasyapa).
2. Mượn chỉ Thiền tông Phật giáo. ◇ Đỗ Phủ : "Bổn tự y Ca-Diếp, Hà tằng tạ Ác Thuyên" , (Thu nhật quỳ phủ vịnh hoài... ).
3. Chỉ một trong bảy vị Phật trong quá khứ trước Phật Thích-Ca. § Xem "Pháp uyển châu lâm" (Quyển tam).

già diệp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Ca-Diếp" (phiên âm tiếng Phạn "kassapa", nghĩa là "Ẩm Quang" uống ánh sáng) là tên người, tên Phật. Có nhiều vị mang tên này, chẳng hạn "Ma-Ha Ca-Diếp" , một đệ tử xuất sắc của Phật "Thích-Ca" . Tên của một đại đệ tử của Phật (Kasyapa).
2. Mượn chỉ Thiền tông Phật giáo. ◇ Đỗ Phủ : "Bổn tự y Ca-Diếp, Hà tằng tạ Ác Thuyên" , (Thu nhật quỳ phủ vịnh hoài... ).
3. Chỉ một trong bảy vị Phật trong quá khứ trước Phật Thích-Ca. § Xem "Pháp uyển châu lâm" (Quyển tam).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên Phật — Tên vị Bồ Tát — Tên của một Đại đệ tử của Phật. Đọc theo nhà Phật là Ca-diếp.

Từ điển trích dẫn

1. Tập quán hành vi của một gia tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác.
2. Tác phong riêng biệt của mỗi Tổ dùng để phát dương Tông chỉ biệt truyền của Thiền tông. Duyên Quán ngữ lục ghi: "Tăng vấn: Như hà thị hòa thượng gia phong? Sư viết: Ích Dương thủy cấp ngư hành sáp, Bạch Lộc tùng cao ô bạc nan" : ? : , 鹿 Tăng hỏi: Thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư đáp: Sông Ích Dương nước chảy xiết nên cá lội nhọc. Núi Bạch Lộc cây tùng cao nên chim đậu khó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nếp sống tốt đẹp có sẵn trong nhà từ xưa.

Từ điển trích dẫn

1. Đời nhà Đường, Phật giáo Thiền tông, sau khi ngũ tổ viên tịch, chia làm "Bắc tông" (do Thần Tú sáng lập) và "Nam tông" (do lục tổ Huệ Năng sáng lập).
2. Chỉ một tông phái vẽ tranh sơn thủy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành ở phương Bắc, chỉ chi phái Phật giáo phía bắc Trung Hoa.

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo dụng ngữ: Thiền tông gọi dòng chính truyền từ sơ tổ Đạt Ma là "chánh tông" .
2. Chính thống. ◎ Như: "chánh tông Xuyên thái" món ăn Tứ Xuyên chính thống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng dõi đích thực, dòng dõi chính.

Từ điển trích dẫn

1. Tên khác của "Thiền tông" .
đốn
dú ㄉㄨˊ, dùn ㄉㄨㄣˋ, zhūn ㄓㄨㄣ

đốn

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngưng lại, dừng lại, đình đốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúi sát đất, giẫm xuống đất. ◎ Như: "đốn thủ" lạy đầu sát đất, "đốn túc" giậm chân. ◇ Đỗ Phủ : "Khiên y đốn túc lan đạo khốc, Khốc thanh trực thướng can vân tiêu" , (Binh xa hành ) Kéo áo giậm chân cản đường khóc, Tiếng khóc than lên thẳng tới từng mây.
2. (Động) Đứng, dừng lại, ngưng. ◎ Như: "đình đốn" ngưng lại.
3. (Động) Sắp xếp. ◎ Như: "an đốn" an bài, ổn định.
4. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "chỉnh đốn" sửa sang lại.
5. (Động) Đóng binh, đồn trú. § Thông "đồn" . ◇ Hàn Phi Tử : "Vạn thặng chi quốc, mạc cảm tự đốn ư kiên thành chi hạ" , (Ngũ đố ) Nước vạn thặng, không dám đóng quân dưới thành vững chắc.
6. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "khốn đốn" mệt mỏi, không tiến lên được. ◇ Tôn Tử : "Cố binh bất đốn nhi lợi khả toàn" (Mưu công ) Cho nên quân không mệt mà tinh nhuệ có thể bảo toàn.
7. (Tính) Cùn, nhụt. ◎ Như: "nhận bất đốn" mũi nhọn không cùn.
8. (Tính) Vỡ lở, hư hỏng. ◇ Tư trị thông giám : "Chu thuyền chiến cụ, đốn phế bất tu" , (Hiến Đế Kiến An thập tam niên ) Thuyền bè chiến cụ, hư hỏng không sửa.
9. (Danh) Lượng từ: lần, thứ, hồi, bữa. ◎ Như: "cật nhất đốn phạn" ăn một bữa cơm.
10. (Danh) Họ "Đốn".
11. (Phó) Bỗng chốc, chợt, liền, tức khắc. ◎ Như: "đốn nhiên" bỗng nhiên, "đốn linh" liền khiến, "đốn ngộ" chợt hiểu, ngộ bất thình lình ngay bây giờ (phép tu đốn ngộ được Nam tông thiền (Huệ Năng) đề xướng). ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc" (Vân Đồn ) Vũ trụ bỗng rửa sạch bụi bặm của núi và biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Đốn thủ lạy dập đầu sát đất.
② Đứng, đình đốn, dừng lại một chút gọi là đốn.
③ Quán trọ, ăn một bữa cũng gọi là nhất đốn .
④ Vội, nói về sự nó biến động mau chóng, ý không lường tới, phần nhiều dùng làm tiếng trợ ngữ. Như đốn linh liền khiến.
⑤ Đình trệ, bị khốn khó mãi không tiến lên được gọi là khốn đốn .
⑥ Chỉnh đốn sự gì cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.
⑦ Đốn giáo chữ trong Kinh Phật, dùng một phương phép tuyệt mầu khiến cho mình theo đó mà tu được tới đạo ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại: Anh ấy ngừng giây lát, rồi lại nói tiếp;
② Cúi đầu: Cúi đầu;
③ Giậm (chân): Giậm chân;
④ Sửa sang, chỉnh đốn, sắp xếp: Chỉnh đốn; Sắp đặt;
⑤ Bỗng chốc, liền, ngay lập tức: Bỗng nhiên; Hiểu ngay. 【】đốn thời [dùnshí] Ngay, liền, tức khắc: Tắt đèn, trong nhà liền tối như mực;
⑥ (loại) Bữa, hồi, lần, lượt: Cơm ngày ba bữa; Bị nó thuyết cho một hồi;
⑦ Nhọc nhằn, mệt nhọc, mệt mỏi, khốn khổ: Mệt nhoài;
⑧ [Dùn] (Họ) Đốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi mình cho đâm chạm đất — Khốn khổ. Chẳng hạn Khốn đốn — Ngưng lại. Dừng lại. Chẳng hạn Đình đốn — Thình lình — Lập tức — Sửa soạn, sắp xếp. Chẳng hạn Chỉnh đốn — Một lần, một lượt. Chẳng hạn một lần ăn cơm gọi là Nhất đốn phạn ( một bữa cơm ).

Từ ghép 14

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.