yě ㄜˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đúc (tạo hình cho kim loại nóng chảy rồi để đông lại)
2. con gái đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đúc, rèn, luyện. ◎ Như: "dã kim" đúc kim loại.
2. (Động) Hun đúc. ◎ Như: "đào dã tính tình" hun đúc tính tình.
3. (Danh) Thợ đúc. ◇ Trang Tử : "Kim nhất dĩ thiên địa vi đại lô, dĩ tạo hóa vi đại dã, ô hô vãng nhi bất khả ta?" , , (Đại tông sư ) Nay lấy trời đất là cái lò lớn, lấy tạo hóa là người thợ đúc lớn, thì đi vào đâu mà chẳng được ru?
4. (Danh) Họ "Dã".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðúc, như dã phường xưởng đúc đồ sắt.
② Ðẹp, như yêu dã đẹp lộng lẫy, như dã dong làm dáng, phần nhiều tả về dáng điệu con gái. Cho nên dắt con gái đi chơi gọi là dã du .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luyện, đúc.【】 dã kim [yâjin] Luyện kim;
② (văn) Đẹp, có sức quyến rũ, quyến rũ: Đẹp lộng lẫy; Làm dáng;
③ [Yâ] (Họ) Dã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy ra. Đúc kim khí — Người thợ đúc kim khí — Xinh đẹp đáng yêu.

Từ ghép 7

hị, khái
gài ㄍㄞˋ, guì ㄍㄨㄟˋ, jié ㄐㄧㄝˊ

hị

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Đưa tay mà lấy. Cũng đọc Hí — Một âm là Cái, có nghĩa là giặt rửa. Cũng đọc Khái.

khái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gạt phẳng, gạt bằng
2. đo đạc
3. bao quát, tóm tắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái gạt. § Khí cụ ngày xưa, khi đong lường ngũ cốc, dùng để gạt ngang.
2. (Danh) Cái chén đựng rượu.
3. (Danh) Độ lượng, phẩm cách. ◎ Như: "khí khái" tiết tháo, khí phách.
4. (Danh) Tình huống sơ lược, đại khái. ◎ Như: "ngạnh khái" sơ qua phần chính.
5. (Động) Gạt phẳng. ◇ Quản Tử : "Đấu hộc mãn tắc nhân khái chi, nhân mãn tắc thiên khái chi" 滿, 滿 Đẩu hộc đầy tràn thì người gạt cho bằng, người đầy tràn thì trời làm cho bằng.
6. (Động) Bao quát, tóm tắt. ◎ Như: "khái nhi luận chi" nói tóm lại
7. (Tính) Đại khái, ước lược. ◎ Như: "khái huống" tình hình tổng quát, "khái niệm" ý niệm tổng quát.
8. (Phó) Đại thể, đại lược. ◎ Như: "sự tình đích kinh quá, đại khái tựu thị giá dạng liễu" , sự việc trải qua, đại lược là như vậy.
9. (Phó) Đều, nhất loạt. ◎ Như: "hóa vật xuất môn, khái bất thối hoán" , 退 hàng hóa (mua xong rồi) đã mang ra khỏi cửa tiệm, đều không được đổi lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Gạt phẳng.
② Cân lường, phân lượng, người có tiết tháo gọi là tiết khái hay phong khái đều chỉ về phần khí cục mà nói cả.
③ Bao quát, tóm tắt, như nhất khái , đại khái , ngạnh khái đều là ý tóm tất cả.
④ Cái chén đựng rượu.
⑤ Bằng, yên.
⑥ Cảnh tượng.
⑦ Cùng nghĩa với chữ khái .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái chung, đại thể, bao quát, tổng quát, toàn thể, tóm lại: Nói tóm lại;
② Nhất luật: 退 Nhất luật không đổi. Xem [yigài];
③ Khí khái, khí phách, dũng khí: Khí khái;
④ (văn) Gạt phẳng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái que gỗ để gạt miệng đấu khi đong lúa gạo — Gồm chung. Bao quát. Td: Đại khái ( bao quát nét lớn, nay ta hiểu là sơ sài, thì nghĩa quá xa ).

Từ ghép 8

khóa
kù ㄎㄨˋ, kuā ㄎㄨㄚ, kuǎ ㄎㄨㄚˇ, kuà ㄎㄨㄚˋ

khóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt qua, bước qua, nhảy qua
2. cưỡi
3. bẹn, háng
4. gác qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bước, cử bộ. ◎ Như: "hướng hữu hoành khóa nhất bộ" hướng đường bên phải bước một bước.
2. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: tục gọi con hơn cha là "khóa táo" .
3. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "khóa mã" cưỡi ngựa. ◇ Lục Du : "Hưng vong câu tạc mộng, Trù trướng khóa lư quy" , (Yết thạch tê miếu ) Hưng vong đều là giấc mộng ngày xưa, Buồn bã cưỡi lừa về.
4. (Động) Thống ngự, chiếm hữu. ◇ Sử Kí : "Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" (Lí Tư truyện ) Đó không phải là cái thuật để thống ngự thiên hạ, khống chế chư hầu vậy.
5. (Động) Kiêm thêm, gồm cả. ◎ Như: "khóa hành" kiêm thêm việc làm. ◇ Tam quốc chí : "Tự Đổng Trác dĩ lai, hào kiệt tịnh khởi, khóa châu liên quận giả bất khả thắng số" , , (Gia Cát Lượng truyện ) Từ Đổng Trác trở đi, hào kiệt cùng nổi dậy, gồm châu đến quận không biết bao nhiêu mà kể.
6. (Động) Gác qua, vắt ngang. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Nhị thủy hợp nhi tây nam, tắc hựu Quan Âm kiều khóa chi" 西, (Từ hà khách du kí ) Hai sông họp ở tây nam, lại có cầu Quan Âm vắt ngang.
7. (Động) Dắt, đeo, gài. ◇ Thủy hử truyện : "Thạch Tú tróc liễu bao khỏa, khóa liễu giải oản tiêm đao, lai từ Phan công" , , (Đệ Tứ thập ngũ hồi) Thạch Tú xách khăn gói, gài dao nhọn, đến chào Phan công.
8. (Danh) Bẹn, háng, chỗ hai đùi giáp mông. § Thông "khóa" . ◇ Hán Thư : "Chúng nhục Tín viết: Năng tử, thứ ngã; bất năng, xuất khóa hạ" : , ; , (Hàn Tín truyện ) Bọn chúng làm nhục (Hàn) Tín, nói rằng: Dám chết, thử đâm tao đây; không dám, thì chui qua háng tao.

Từ điển Thiều Chửu

① Vượt qua. Nhảy qua. Tục gọi con hơn cha là khóa táo .
② Cưỡi. Như khóa mã cưỡi ngựa, ngày xưa gọi kẻ khai vào sổ gian để thi cả hai chỗ là khóa khảo , giữ chân nơi hiểm yếu để chèn cả các nơi gọi là khóa chế .
③ Bẹn, háng, chỗ hai đùi giáp mông.
④ Gác qua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bước: Bước vào cửa, bước vào nhà;
② Cưỡi: Cưỡi trên mình ngựa. (Ngr) Bắc qua, gác qua, vắt ngang, chạy: Chiếc cầu vắt ngang sông Hồng;
③ Vượt, nhảy, xuyên (qua): Vượt ra ngoài một tỉnh;
④ (văn) Bẹn, háng, trôn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Cưỡi lên — Ngồi xổm.

Từ ghép 2

manh
méng ㄇㄥˊ, míng ㄇㄧㄥˊ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mầm cỏ
2. bừa cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mầm cây cỏ. ◇ Hàn Dũ : "Thu qua vị lạc đế, Đống dụ cường trừu manh" , (Thạch đỉnh liên cú ) Dưa thu chưa rụng cuống, Khoai đông đã nhú mầm mạnh mẽ.
2. (Danh) Điềm, dấu hiệu, mầm mống của sự vật sắp phát sinh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thánh nhân kiến vi dĩ tri manh, kiến đoan dĩ tri mạt" , (Thuyết lâm ) Thánh nhân nhìn cái nhỏ mà biết mầm mống sự vật phát sinh, nhìn đầu mối mà biết lúc cuối.
3. (Danh) Người dân, nhân dân. § Thông "manh" . ◎ Như: "manh lê" dân chúng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tam thiên thế giới trung, Nhất thế chư quần manh" , (Pháp sư công đức ) Trong ba nghìn thế giới, Tất cả các chúng sinh.
4. (Danh) Họ "Manh".
5. (Động) Nẩy mầm. ◎ Như: "manh nha" nẩy mầm. ◇ Vương Dật : "Bách thảo manh hề hoa vinh" (Thương thì ) Trăm cây cỏ nẩy mầm hề hoa tươi tốt.
6. (Động) Sinh ra, xảy ra. ◎ Như: "nhị họa vị manh" ngăn họa từ lúc chưa xảy ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược manh dị tâm, tất hoạch ác báo" , (Đệ lục thập tam hồi) Nếu (sau này) sinh lòng khác (thay lòng đổi dạ), ắt bị ác báo.
7. (Động) Bừa cỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mầm cỏ, cây cỏ mới mọc đều gọi là manh nẩy mầm.
② Nói sự gì mới có điềm ra cũng gọi là manh. Như nhị họa vị manh ngăn họa từ lúc chưa xảy ra.
③ Bừa cỏ.
④ Cùng nghĩa với chữ manh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mầm (cỏ), nảy mầm, nảy nở, mầm mống;
② Mới xảy ra: Ngăn họa khi chưa xảy ra;
③ (văn) Bừa cỏ;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mầm cây — Chỉ sự bắt đầu.

Từ ghép 3

trí
zhī ㄓ, zhì ㄓˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trí tuệ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khôn, hiểu thấu sự lí. Trái với "ngu" . ◎ Như: "trí giả thiên lự tất hữu nhất thất" người khôn suy nghĩ chu đáo mà vẫn khó tránh khỏi sai sót.
2. (Tính) Nhiều mưu kế, tài khéo.
3. (Danh) Trí khôn, trí tuệ, hiểu biết. ◎ Như: "tài trí" tài cán và thông minh, "túc trí đa mưu" đầy đủ thông minh và nhiều mưu kế, "đại trí nhược ngu" người thật biết thì như là ngu muội. ◇ Sử Kí : "Ngô ninh đấu trí, bất năng đấu lực" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Ta thà đấu trí, chứ không biết đấu lực.
4. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Thiều Chửu

① Khôn, trái với chữ ngu , hiểu thấu sự lí gọi là trí, nhiều mưu kế tài khéo cũng gọi là trí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông minh, khôn, giỏi giang, tài trí: Vô cùng giỏi giang và gan dạ; Đa mưu túc trí, lắm mưu trí; Tài giỏi, khôn khéo;
② [Zhì] (Họ) Trí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng suốt, hiểu biết nhau — Sự hiểu biết.

Từ ghép 38

ngại
ài ㄚㄧˋ

ngại

phồn thể

Từ điển phổ thông

trở ngại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở. ◎ Như: "quan ngại" ngăn trở.
2. (Động) Hạn chế. ◇ Dương Hùng : "Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, ngại chư dĩ lễ nhạc" , (Pháp ngôn , Vấn đạo ) Thánh nhân cai trị thiên hạ, hạn chế ở chỗ dùng lễ nhạc.
3. (Động) Làm hại, phương hại. ◎ Như: "hữu ngại quan chiêm" vướng mắt, không đẹp mắt.
4. (Động) Che lấp. ◇ Phương Can : "Lâm la ngại nhật hạ đa hàn" (Đề Báo Ân tự thượng phương ) Dây leo rừng che lấp mặt trời, mùa hè lạnh nhiều.
5. (Động) Vướng mắc. ◎ Như: " ngại thủ ngại cước" vướng chân vướng tay. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Na thì ngã thân nhập không môn, nhất thân vô ngại, vạn duyên câu tịch" , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Khi đó ta đã vào cửa không, một thân không vướng mắc, muôn cơ duyên đều tĩnh lặng.

Từ điển Thiều Chửu

① Trở ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cản trở, trở ngại, vướng vít, vướng: Vướng chân vướng tay.

Từ ghép 6

uổng
wǎng ㄨㄤˇ

uổng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tà, cong
2. oan uổng
3. uổng phí

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tà, cong, gian ác. ◎ Như: "uổng đạo" đạo tà ác. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
2. (Động) Làm sai trái. ◎ Như: "uổng pháp" làm trái pháp luật. ◇ Liêu trai chí dị : "Tể dĩ uổng pháp nghĩ lưu" (Thành tiên ) Quan tể bị phạt đi đày vì tội bẻ queo pháp luật.
3. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Nguyễn Du : "Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành" (Dương Phi cố lí ) Để nghìn năm đổ oan cho (người đẹp) tội nghiêng thành.
4. (Động) Uốn mình tới, hạ mình (khiêm từ). ◎ Như: "uổng cố" đoái tới, hạ mình đến. ◇ Sử Kí : "Thần hữu khách tại thị đồ trung, nguyện uổng xa kị quá chi" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Tôi có người khách làm nghề hàng thịt ở ngoài chợ, xin ngài chịu khó cho xe ngựa đến để ghé thăm ông ta.
5. (Phó) Phí công, vô ích. ◎ Như: "uổng phí tinh thần" nhọc tinh thần vô ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Tà, cong, như uổng đạo đạo tà.
② Oan uổng.
③ Uốn mình tới, như uổng cố cố tình đoái tới, hạ mình đoái đến.
④ Uổng, như uổng phí tinh thần uổng phí tinh thần, nhọc mà không có ích gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cong, sai lệch: Uốn cái cong cho thẳng nhưng lại quá mức;
② Làm sai lệch đi. 【】uổng pháp [wăngfă] Làm trái pháp luật, trái luật: Ăn hối lộ và làm trái pháp luật;
③ Oan, oan uổng: Bị oan, oan ức, oan uổng; Luận xử oan uổng kẻ vô tội (Tam quốc chí);
④ Toi công, phí công, uổng: Lo toan vô ích;
⑤ (văn) Uốn mình tới, hạ mình: Hạ mình chiếu cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành cây cong — Cong vạy. Bị bẻ cong — Mệt nhọc mất công mà không ích lợi gì. Ca dao: » Uổng công thục nữ sánh cùng thất phu «.

Từ ghép 6

hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
lặc
lè ㄌㄜˋ, lēi ㄌㄟ

lặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đè ép, bắt buộc
2. chạm khắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa. ◎ Như: "mã lặc" dây cương ngựa.
2. (Danh) Họ "Lặc".
3. (Động) Ghì, gò. ◎ Như: "lặc mã" ghì cương ngựa.
4. (Động) Đè nén, ước thúc, hạn chế. ◇ Hậu Hán Thư : "Bất năng giáo lặc tử tôn" (Mã Viện truyện ) Không biết (dạy dỗ) kềm chế con cháu.
5. (Động) Cưỡng bách, cưỡng chế. ◎ Như: "lặc lịnh giải tán" bắt ép phải giải tán.
6. (Động) Thống suất, suất lĩnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả triệu tứ phương anh hùng chi sĩ, lặc binh lai kinh" , (Đệ nhị hồi) Nên triệu anh hùng các nơi, cầm đầu quân sĩ về kinh.
7. (Động) Khắc. ◎ Như: "lặc thạch" khắc chữ lên đá, "lặc bi" tạc bia. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu mệnh tại Đại Quan viên lặc thạch, vi thiên cổ phong lưu nhã sự" , (Đệ nhị thập tam hồi) Lại sai người khắc lên đá (những bài vịnh) ở vườn Đại Quan, để ghi nhớ cuộc chơi phong nhã hiếm có xưa nay.
8. (Động) Buộc, siết, bó. ◎ Như: "lặc khẩn" buộc chặt, "lặc tử" bóp hoặc thắt cổ cho nghẹt thở đến chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa.
② Ðè nén, như lặc lịnh giải tán bắt ép phải giải tán.
③ Khắc, khắc chữ vào bia gọi là lặc thạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghìm (gò) cương ngựa: Ghìm cương trước vực thẳm. (Ngr) Phải dừng bước trước sự nguy hiểm;
② Cái dàm (để khớp mõm ngựa);
③ Cưỡng bức, bắt ép;
④ Tạc, chạm, khắc: Tạc đá; Tạc bia, khắc bia. Xem [lei].

Từ điển Trần Văn Chánh

Siết, buộc, bó: Hành lí chưa buộc chặt, riết thêm tí nữa; Buộc thêm một sợi dây ở đoạn giữa thì khỏi sổ. Xem [lè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây buộc hàm ngựa — Ngăn chặn. Gò bó — Khắc vào, dùng dao khắc sâu vào.

Từ ghép 6

khiêu, khâu
qiū ㄑㄧㄡ

khiêu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò, đống, đồi. ◎ Như: "sa khâu" đồi cát, "khâu lăng" gò đống. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngu khê chi thượng, mãi tiểu khâu vi Ngu khâu" , (Ngu khê thi tự ) Phía trên ngòi Ngu tôi mua một cái gò nhỏ, gọi là gò Ngu.
2. (Danh) Mồ, mả. ◇ Tư Mã Thiên : "Diệc hà diện mục phục thượng phụ mẫu khâu mộ hồ?" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Còn mặt mũi nào mà trở lại nấm mồ của cha mẹ nữa.
3. (Danh) Lượng từ: khoảnh, thửa, miếng. ◎ Như: "khâu điền" thửa ruộng. § Ghi chú: Phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn "tỉnh" là "ấp" , bốn "ấp" là "khâu" .
4. (Danh) Tên đức Khổng tử, vì thế sách nhà Hán đổi chữ làm .
5. (Danh) Họ "Khâu".
6. (Tính) Lớn, trưởng. ◎ Như: "khâu tẩu" chị dâu trưởng (ngày xưa).
7. Một âm là "khiêu". (Danh) ◎ Như: "tỉ khiêu" dịch âm tiếng Phạn "bhikkhu", người tu hành đạo Phật đã chịu đủ 250 giới luật, lần lượt đến các nhà xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ cho chúng sinh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gò, tức là đống đất nhỏ.
② Phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn tỉnh là ấp, bốn ấp là khâu.
③ Hợp, ngày xưa gọi sách địa dư là cửu khâu nghĩa là các thứ trong chín châu đều hợp cả ở đấy.
④ Lớn, ngày xưa gọi chị dâu trưởng là khâu tẩu .
⑤ Tên đức Khổng tử, vì thế sách nhà Hán đổi chữ làm .
⑥ Một âm là khiêu. Như tỉ khiêu dịch âm tiếng Phạn, người tu hành đạo Phật đã chịu đủ 250 giới luật, lần lượt đến các nhà xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ cho chúng sinh.

khâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gò, đống
2. thửa (ruộng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò, đống, đồi. ◎ Như: "sa khâu" đồi cát, "khâu lăng" gò đống. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngu khê chi thượng, mãi tiểu khâu vi Ngu khâu" , (Ngu khê thi tự ) Phía trên ngòi Ngu tôi mua một cái gò nhỏ, gọi là gò Ngu.
2. (Danh) Mồ, mả. ◇ Tư Mã Thiên : "Diệc hà diện mục phục thượng phụ mẫu khâu mộ hồ?" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Còn mặt mũi nào mà trở lại nấm mồ của cha mẹ nữa.
3. (Danh) Lượng từ: khoảnh, thửa, miếng. ◎ Như: "khâu điền" thửa ruộng. § Ghi chú: Phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn "tỉnh" là "ấp" , bốn "ấp" là "khâu" .
4. (Danh) Tên đức Khổng tử, vì thế sách nhà Hán đổi chữ làm .
5. (Danh) Họ "Khâu".
6. (Tính) Lớn, trưởng. ◎ Như: "khâu tẩu" chị dâu trưởng (ngày xưa).
7. Một âm là "khiêu". (Danh) ◎ Như: "tỉ khiêu" dịch âm tiếng Phạn "bhikkhu", người tu hành đạo Phật đã chịu đủ 250 giới luật, lần lượt đến các nhà xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ cho chúng sinh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gò, tức là đống đất nhỏ.
② Phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn tỉnh là ấp, bốn ấp là khâu.
③ Hợp, ngày xưa gọi sách địa dư là cửu khâu nghĩa là các thứ trong chín châu đều hợp cả ở đấy.
④ Lớn, ngày xưa gọi chị dâu trưởng là khâu tẩu .
⑤ Tên đức Khổng tử, vì thế sách nhà Hán đổi chữ làm .
⑥ Một âm là khiêu. Như tỉ khiêu dịch âm tiếng Phạn, người tu hành đạo Phật đã chịu đủ 250 giới luật, lần lượt đến các nhà xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ cho chúng sinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gò, đống, đồi: Gò đất; Đồi cát;
② Mộ, mồ mả: Nấm mồ, mồ mả; Những nhân vật phong lưu đời Đông Tấn đều trở thành những ngôi mộ cổ (Lí Bạch);
③ Khoảnh, thửa, miếng (phép chia ruộng thời xưa, cứ 4 tỉnh là một ấp, bốn ấp là một khâu): Bốn tỉnh là ấp, bốn ấp là khưu (Chu lễ); Thửa ruộng;
④ Đống gạch vụn, bãi hoang tàn, thành cũ hoang phế: Lại không biết rằng đô thành cung điện đã trở thành nơi hoang phế (Khuất Nguyên: Cửu chương);
⑤ Lớn, niên trưởng: Vua Cao tổ lúc còn hàn vi, thường tránh né công việc, luôn cùng các tân khách đến nhà chị dâu lớn xin ăn (Hán thư: Sở Nguyên vương truyện);
⑥ Trống không: Cung trở về nước, không có nhà ở, phải ở trong một chòi trống (Hán thư);
⑦ [Qiu] (Họ) Khưu.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.