trừu
chōu ㄔㄡ

trừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rút ra, rút lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rút ra. ◎ Như: "trừu tiêm" rút thẻ ra. ◇ Lí Bạch : "Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu" (Tuyên Châu Tạ Thiếu lâu ) Rút đao chặt nước, nước càng trôi đi.
2. (Động) Đưa, dẫn. ◎ Như: "trừu đạo" dẫn đạo, "trừu ti" kéo tơ.
3. (Động) Kéo dài.
4. (Động) Hút, bơm. ◎ Như: "trừu thủy cơ khí" máy bơm nước, "trừu yên" hút thuốc.
5. (Động) Quật, vụt. ◎ Như: "trừu đà loa" quất con quay (con vụ), "tiên tử nhất trừu" quật cho một roi.
6. (Động) Nẩy ra, nhú ra. ◎ Như: "trừu nha" nẩy mầm.
7. (Động) Trích lấy, bỏ ra, lấy một phần trong cả bộ. ◎ Như: "trừu công phu" bỏ thời giờ ra (để làm gì đó).
8. (Động) Co, co rút. ◎ Như: "giá chủng bố tài tẩy nhất thứ tựu trừu liễu nhất thốn" vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc.
9. (Động) Tuôn ra, trào ra. ◎ Như: "trừu tứ" tuôn trào ý tứ.
10. (Động) Nhổ, trừ bỏ. ◇ Thi Kinh : "Ngôn trừu cức" (Tiểu nhã , Sở tì ) Phải trừ bỏ gai góc.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo ra, như trừu thủy cơ khí cái máy kéo nước.
② Nẩy ra, như trừu nha nẩy mầm.
③ Rút ra. Như trừu tiêm rút thẻ ra.
④ Trích lấy, lấy một phần trong toàn cả bộ ra gọi là trừu.
⑤ Nhổ sạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rút, kéo, bắt, lấy, trích lấy (một phần): Rút thăm, bắt thăm: Lấy mẫu; Rút một số nhân viên đi giúp việc;
② Bơm, hút: Bơm nước; Hút thuốc;
③ Co: Vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc;
④ Quật, quất, vụt: Quật (vụt) cho hắn một roi;
⑤ Mới mọc, nảy ra, trổ ra: Lúa đã trổ bông;
⑥ (văn) Nhổ sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rút ra. Lấy ra. Kéo ra — Trừ bỏ đi — Đánh đập.

Từ ghép 8

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quê kệch, thô lậu. ◇ Hán Thư : "Biện nhi bất hoa, chất nhi bất lí" , (Tư Mã Thiên truyện ) Rành rẽ mà không màu mè, mộc mạc mà không quê mùa.
2. (Tính) Thông tục, lưu hành trong dân gian. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, hữu cổ ảo khiên hoàng khuyển cái thực gia, phách bản lí ca" , , (Chân Hậu ) Một hôm có bà lão mù dắt con chó vàng đi ăn xin trước cửa nhà, gõ phách mà hát bài dân ca.
3. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◇ Hán Thư : "Phù tì thiếp tiện nhân, cảm khái nhi tự sát, phi năng dũng dã, hoạch vô lí chi chí nhĩ" , , , (Quý Bố đẳng truyện ) Những tì thiếp người thấp kém, cảm khái mà tự tử, không phải là có dũng khí, chỉ vì không biết trông cậy (vào đâu) nên đến như thế mà thôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số thời xưa ở Trung Quốc, phân bố ở tỉnh Quảng Đông, ven biển vùng tây nam cho tới tỉnh Quảng Tây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ, cậy
2. quê kệch

Từ điển Thiều Chửu

① Nhờ, như vô lí cũng như nói vô liêu không nhờ cái gì cho khuây khõa được.
② Quê kệch, như lí ca câu hát quê kệch của người nhà quê hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tục, thô tục, thô kệch quê mùa;
② (văn) Nhờ: Không nhờ cái gì để khuây khỏa được;
③ Bản làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Rảnh rang nhàn rỗi không biết làm gì — Thấp hèn thô bỉ — Quê mùa vụng về — Bài hát ở nơi quê mùa. Cũng gọi là Lí ca .

Từ ghép 2

nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lấp
2. ở trong thành
3. khuất khúc, cong queo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cổng thành. ◇ Thi Kinh : "Xuất nhân đồ, hữu nữ như đồ" , (Trịnh phong , Xuất đông môn , ) Ra ngoài cổng thành, có người con gái đẹp như hoa.
2. (Danh) Họ "Nhân".
3. (Động) Lấp đầy. § Thông "nhân" .
4. (Tính) Khuất khúc, cong queo. ◇ Trang Tử : "Nhân chi li vô thần thuyết Vệ Linh Công, Vệ Linh Công duyệt chi, nhi thị toàn nhân, đậu kiên kiên" , , , (Đức sung phù ) Nhân Chi Li Vô Thần (người cong queo, chân quẹo, không có môi) lại thuyết vua Vệ Linh Công. Vệ Linh Công thích hắn, nhìn đến người toàn vẹn thấy cổ họ khẳng kheo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân đồ cổng thành.
② Lấp.
③ Ở trong thành.
④ Khuất khúc, cong queo. Trang Tử : Nhân chi li vô thần thuyết Vệ Linh Công, Vệ Linh Công duyệt chi, nhi thị toàn nhân, đậu kiên kiên (Ðức sung phù ) Nhân Chi Li Vô Thần (người cong queo, chân quẹo, chia lìa, không có môi) lại thuyết vua Vệ Linh Công. Vệ Linh Công thích hắn, nhìn đến người toàn vẹn thấy cổ họ khẳng kheo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cong, uốn khúc: Bờ hào uốn khúc ngoài cửa thành;
② Cổng thành;
③ Lấp nghẽn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớp cửa kép ở trong thành, tức một loại cổng thành kiên cố thời xưa, dùng vào việc phòng giặc — Lấp lại. Bế tắc — Cong. Không thẳng.

Từ ghép 1

từ
cí ㄘˊ

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói ra thành văn
2. từ biệt
3. từ chối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời biện tụng. § Cũng như "từ" . ◇ Chu Lễ : "Thính ngục tụng, sát từ" , (Thu quan , Hương sĩ ) Nghe án kiện, xét lời biện tụng.
2. (Danh) Lời nói, văn. ◎ Như: "ngôn từ" lời nói, "thố từ" đặt câu, dùng chữ. ◇ Dịch Kinh : "Táo nhân chi từ đa" (Hệ từ hạ ) Người giảo hoạt thì nhiều lời.
3. (Danh) Tên thể văn, có từ thời Chiến Quốc, ở nước Sở. Khuất Nguyên là một tác gia tiêu biểu. Về sau gọi là "từ phú" hay "từ" .
4. (Danh) Họ "Từ".
5. (Động) Báo cho biết, cáo tri. ◇ Chu Lễ : "Vương bất thị triều, tắc từ ư tam công cập cô khanh" , (Hạ quan , Thái bộc ) Vua không thị triều, thì báo cho quan tam công và quan cô.
6. (Động) Biện giải, giải thuyết.
7. (Động) Cáo biệt, từ giã, chia tay. ◎ Như: "từ hành" từ giã ra đi, "cáo từ" từ biệt.
8. (Động) Sai khiến.
9. (Động) Không nhận, thoái thác. ◎ Như: "suy từ" từ chối không nhận, "từ nhượng" nhường lại không nhận.
10. (Động) Trách móc, khiển trách, quở. ◇ Tả truyện : "Sử Chiêm Hoàn Bá từ ư Tấn" 使 (Chiêu Công cửu niên ) Khiến cho Chiêm Hoàn Bá khiển trách nước Tấn.
11. (Động) Thỉnh, thỉnh cầu.
12. (Động) Cho thôi việc, bãi bỏ. ◎ Như: "từ thối" 退 cho người thôi việc làm, trừ bỏ chức vụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói ra thành văn gọi là từ. Như từ chương . Cũng có khi dùng chữ từ .
② Lời cung của kẻ bị kiện cung ra. Những lời của dân trình bày cáo tố với quan cũng gọi là từ. Như trình từ lời trình, tố từ lời cáo tố.
③ Từ giã. Như từ hành từ giã ra đi.
④ Từ. Khước đi không nhận. Như suy từ từ chối không nhận, từ nhượng từ nhường. Nguyên viết là , nay hai chữ đều thông dụng cả.
⑤ Thỉnh, xin.
⑥ Trách, móc.
⑦ Sai đi, khiến đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ (một thể tài trong văn học cổ điển Trung Quốc): 《》 Sở từ;
② Từ (một thể thơ cổ Trung Quốc): 《》 Mộc Lan từ;
③ Lời, văn, ngôn từ: Tu từ (sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp); Lời trình; Lời tố cáo;
④ (văn) Lời khai, khẩu cung;
⑤ (văn) Minh oan, biện giải;
⑥ (văn) Tố cáo: Xin tố cáo trong quân (Liễu Tôn Nguyên: Đoàn Thái úy dật sự trạng);
⑦ (văn) Quở, khiển trách;
⑧ (văn) Sai đi;
⑨ Không nhận, từ chối, từ khước, thoái thác: Đúng lẽ không thể thoái thác được;
⑩ Bãi bỏ, không thuê nữa, không mướn nữa: Con của chị ấy đã vào vườn trẻ, không nuôi vú nữa;
⑪ Lời lẽ.【】từ lịnh [cílìng] Lời lẽ, nói năng: Lời lẽ ngoại giao; Nói năng khéo léo. Cv. ;
⑫ Từ biệt, từ giã: Cáo từ; Ở lại mấy ngày, rồi từ biệt ra đi (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời. Lời nói. Lời văn. Lời thơ — Nhiều tiếng đi chung thành một nghĩa — Như chữ Từ — Chia tay. Td: Tạ từ — Chối. Không nhận — Nhường nhịn.

Từ ghép 39

vân
yún ㄩㄣˊ

vân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mây

Từ điển phổ thông

1. rằng (phụ từ)
2. vân vân, còn nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rằng, bảo, nói. ◎ Như: "ngữ vân" lời quê nói rằng. ◇ Đào Uyên Minh : "Tự vân tiên thế tị Tần thời loạn, suất thê tử ấp nhân, lai thử tuyệt cảnh, bất phục xuất yên" , , (Đào hoa nguyên kí ) Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa.
2. (Động) Có. ◇ Tuân Tử : " vân ích hồ?" (Pháp hành ) Điều đó có ích gì không?
3. (Động) Là. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy vân thất phu, bá vương khả dã" , (Viên Thuật truyện ) Tuy là kẻ thất phu, cũng có thể xưng bá xưng vương.
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí đặt ở đầu, giữa hoặc cuối câu. ◇ Sử Kí : "Dư đăng Cơ san, thượng cái hữu Hứa Do trủng vân" , (Bá Di liệt truyện ) Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do.
5. (Đại) Như thế, vân vân. ◇ Tả truyện : "Tử chi ngôn vân, hựu yên dụng minh?" , (Tương Công nhị thập bát niên ) Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh? ◇ Hán Thư : "Thượng viết ngô dục vân vân" (Cấp Trịnh liệt truyện ) Vua nói ta muốn như thế như thế.
6. § Giản thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, như ngữ vân lời quê nói rằng.
② Vân vân v.v. lời kể các sự còn dài, chỉ kể một hai cái làm mẫu, như làng tôi có dệt vải, vóc, nhiễu, v.v.
③ Nhung nhúc, như vạn vật vân vân muôn vật nhung nhúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nói: Người ta nói sao, bào hao nói vậy; ? Tử Hạ nói thế nào? (Luận ngữ);
② Có: ? Như thế có ích không? (Tuân tử: Pháp hành);
③ Là, nói là (dùng như ): Tuy là kẻ thất phu (bình dân), nhưng cũng có thể xưng bá xưng vương (Hậu Hán thư);
④ Xoay chuyển: ! Nước Tấn không là nước láng giềng thân thiện, thì ai xoay chuyển việc đó! (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑤ Như thế, như thế như thế, vân vân: Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh (Tả truyện). 【】vân vân [yúnyún] a. Vân vân, như thế như thế: Anh ấy viết thư về nói, dạo này đọc nhiều sách mới, thu hoạch rất nhiều v.v; Nhà vua nói: Ta muốn như thế như thế (Hán thư); b. (văn) Nhung nhúc: Kìa muôn vật nhung nhúc, mỗi vật đều trở về với gốc của mình (Lão tử);
⑥ Trợ từ ở đầu, giữa hoặc cuối câu (để tạo sự hài hòa cân xứng về ngữ khí, không dịch): ! Buồn lo biết bao! (Thi Kinh); Mặt trời đã lặn rồi (Tả truyện); Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do (Sử kí); Chỉ nghe tiếng nói, không trông thấy người (Sử kí). 【】vân hồ [yúnhú] (văn) Sao, vì sao (đặt trước vị ngữ để hỏi nguyên nhân): ? Đã trông thấy người quân tử, thì sao không vui mừng? (Thi Kinh); ? Có rượu trong chén, có thể khuây tình, vì sao không uống? (Thành Ý Bá văn tập).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mây: Mây trắng; Nhiều mây; Mây tan;
② (văn) Đàn, đoàn, bầy, đám, đông đảo.【】vân tập [yúnjí] Tập hợp đông đảo: Đại biểu trong cả nước tập hợp đông đảo tại Thủ đô;
③ [Yún] Tỉnh Vân Nam (gọi tắt);
④ [Yún] (Họ) Vân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rằng. Td: Ngữ vân ( tục ngữ nói rằng ) — Tiếng trợ từ cuối câu. Có nghĩa: Vậy.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Người nghiên cứu học tập. ◇ Trang Tử : "Sử thiên hạ học sĩ bất phản bổn, vọng tác hiếu đễ nhi kiêu hãnh ư phong hầu phú quý giả dã" 使, (Đạo Chích ) Khiến cho kẻ đi học trong thiên hạ không biết trở lại gốc, giả dối ra vẻ hiếu đễ hòng mong cầu cái giàu sang của bậc phong hầu.
2. Chức quan về văn học thời xưa. ◎ Như: "Hàn Lâm học sĩ" .
3. Bậc học ("học vị" ) do nhà nước hoặc học viện độc lập quy định.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có công nghiêng cứu học tập — Tên một chức quan về văn học thời xưa — Danh vị dành cho người tốt nghiệp bậc Đại học ( Licencié ), tương đương với Cử nhân.

Từ điển trích dẫn

1. Ngày tốt. § Chỉ ngày làm lễ cưới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược phục viễn trạch cát , hoặc cánh thừa ngã lương thần, phục binh bán lộ dĩ đoạt chi, như chi nại hà?" , , , ? (Đệ thập lục hồi) Nếu mà để lâu còn kén ngày lành tháng tốt, ngộ có người rình lúc giờ tốt ấy, phục binh ở nửa đường xông ra, thì làm sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thời hạn tốt, chỉ ngày giờ làm đám cưới.

Từ điển trích dẫn

1. Tức là "ất khoa" . § Tên một khoa thi thời xưa. Đời Hán, đậu khoa này được bổ làm chức thuộc quan "xá nhân" của thái tử. Đời Minh, đời Thanh gọi cử nhân là "ất khoa" , tiến sĩ là "giáp khoa" .
2. Chỉ "cử nhân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm bảng thứ nhì, tục lệ Trung Hoa dùng ghi tên người đậu Cử nhân — Tại Việt Nam là tấm bảng ghi tên người đậu Tú tài trong thi Hương.
thấu, tấu, tộc
còu ㄘㄡˋ, zòu ㄗㄡˋ, zú ㄗㄨˊ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc, dòng dõi. § Ghi chú: Từ cha, con đến cháu là "tam tộc" ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là "cửu tộc" chín dòng.
2. (Danh) Người cùng một họ. ◎ Như: "đồng tộc" người cùng họ, "tộc trưởng" người trưởng họ.
3. (Danh) Giống người. ◎ Như: "Hán tộc" giống người Hán, "Miêu tộc" giống người Miêu.
4. (Danh) Chỗ gân và xương kết tụ. ◇ Trang Tử : "Mỗi chí ư tộc, ngô kiến nan vi, truật nhiên vi giới" , , (Dưỡng sanh chủ ) Mỗi khi tới khớp xương, tôi thấy khó làm, lấy làm sợ mà hết sức cẩn thận.
5. (Danh) Loài, nhóm (cùng đặc tính). ◎ Như: "giới tộc" loài có vảy, "ngư tộc" loài cá, "quý tộc" nhóm người quý phái (trong một xã hội).
6. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh thời xưa. Hai mươi lăm nhà là một "lư" , bốn lư là một "tộc" .
7. (Động) Thời xưa, xử người phạm tội, phạt liên lụy tới cả người thân thuộc (cha mẹ, anh em, vợ con), gọi là "tộc".
8. (Động) Tiêu diệt. ◇ Đỗ Mục : "Tộc Tần giả, Tần dã, phi thiên hạ dã" , , (A Phòng cung phú ) Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
9. (Phó) Thành bụi, thành nhóm, thành bầy. ◎ Như: "tộc sinh" mọc thành bụi, "tộc cư" ở tụ tập.
10. Một âm là "tấu". § Thông "tấu" .
11. Một âm là "thấu". § Thông "thấu" . ◎ Như: "thái thấu" .

tấu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc, dòng dõi. § Ghi chú: Từ cha, con đến cháu là "tam tộc" ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là "cửu tộc" chín dòng.
2. (Danh) Người cùng một họ. ◎ Như: "đồng tộc" người cùng họ, "tộc trưởng" người trưởng họ.
3. (Danh) Giống người. ◎ Như: "Hán tộc" giống người Hán, "Miêu tộc" giống người Miêu.
4. (Danh) Chỗ gân và xương kết tụ. ◇ Trang Tử : "Mỗi chí ư tộc, ngô kiến nan vi, truật nhiên vi giới" , , (Dưỡng sanh chủ ) Mỗi khi tới khớp xương, tôi thấy khó làm, lấy làm sợ mà hết sức cẩn thận.
5. (Danh) Loài, nhóm (cùng đặc tính). ◎ Như: "giới tộc" loài có vảy, "ngư tộc" loài cá, "quý tộc" nhóm người quý phái (trong một xã hội).
6. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh thời xưa. Hai mươi lăm nhà là một "lư" , bốn lư là một "tộc" .
7. (Động) Thời xưa, xử người phạm tội, phạt liên lụy tới cả người thân thuộc (cha mẹ, anh em, vợ con), gọi là "tộc".
8. (Động) Tiêu diệt. ◇ Đỗ Mục : "Tộc Tần giả, Tần dã, phi thiên hạ dã" , , (A Phòng cung phú ) Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
9. (Phó) Thành bụi, thành nhóm, thành bầy. ◎ Như: "tộc sinh" mọc thành bụi, "tộc cư" ở tụ tập.
10. Một âm là "tấu". § Thông "tấu" .
11. Một âm là "thấu". § Thông "thấu" . ◎ Như: "thái thấu" .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tiết tấu (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự thay đổi của điệu nhạc. Td: Tiết tấu — Như chữ Tấu — Các âm khác là Tộc, Thấu. Xem các âm này.

tộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

loài, dòng dõi, họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc, dòng dõi. § Ghi chú: Từ cha, con đến cháu là "tam tộc" ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là "cửu tộc" chín dòng.
2. (Danh) Người cùng một họ. ◎ Như: "đồng tộc" người cùng họ, "tộc trưởng" người trưởng họ.
3. (Danh) Giống người. ◎ Như: "Hán tộc" giống người Hán, "Miêu tộc" giống người Miêu.
4. (Danh) Chỗ gân và xương kết tụ. ◇ Trang Tử : "Mỗi chí ư tộc, ngô kiến nan vi, truật nhiên vi giới" , , (Dưỡng sanh chủ ) Mỗi khi tới khớp xương, tôi thấy khó làm, lấy làm sợ mà hết sức cẩn thận.
5. (Danh) Loài, nhóm (cùng đặc tính). ◎ Như: "giới tộc" loài có vảy, "ngư tộc" loài cá, "quý tộc" nhóm người quý phái (trong một xã hội).
6. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh thời xưa. Hai mươi lăm nhà là một "lư" , bốn lư là một "tộc" .
7. (Động) Thời xưa, xử người phạm tội, phạt liên lụy tới cả người thân thuộc (cha mẹ, anh em, vợ con), gọi là "tộc".
8. (Động) Tiêu diệt. ◇ Đỗ Mục : "Tộc Tần giả, Tần dã, phi thiên hạ dã" , , (A Phòng cung phú ) Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
9. (Phó) Thành bụi, thành nhóm, thành bầy. ◎ Như: "tộc sinh" mọc thành bụi, "tộc cư" ở tụ tập.
10. Một âm là "tấu". § Thông "tấu" .
11. Một âm là "thấu". § Thông "thấu" . ◎ Như: "thái thấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, dòng dõi, con cháu cùng một liêu thuộc với nhau gọi là tộc. Từ cha, con đến cháu là ba dòng (tam tộc ). Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là chín dòng (cửu tộc ). Giết cả cha mẹ vợ con gọi là diệt tộc .
② Họ, cùng một họ với nhau gọi là tộc, như tộc nhân người họ, tộc trưởng trưởng họ, v.v.
③ Loài, như giới tộc loài có vẩy, ngư tộc loài cá, v.v.
④ Bụi, như tộc sinh mọc từng bụi.
⑤ Hai mươi lăm nhà là một lư , bốn lư là một tộc .
⑥ Một âm là tấu, dùng như chữ tấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dân tộc: Dân tộc Hán;
② Họ, gia tộc: Cùng họ, có họ với nhau;
③ Loài: Loài ở dưới nước; Loài có vảy;
④ (văn) Bụi (cây): Mọc thành từng bụi;
⑤ (văn) Hai mươi lăm là một lư , bốn lư là một tộc;
⑥ (văn) Giết cả họ, tru di tam tộc: Kẻ nào lấy cổ để bài bác kim thì giết hết cả họ (Sử kí);
⑦ (văn) Tụ, đùn lại: Hơi mây không chờ đùn lại mà có mưa (Trang tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng họ — Họ hàng — Loài. Td: Thủy tộc ( loài vật sống dưới nước ).

Từ ghép 34

cán, hoán
guǎn ㄍㄨㄢˇ, huàn ㄏㄨㄢˋ, wǎn ㄨㄢˇ

cán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giặt (quần áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giặt giũ. ◇ Vương Duy : "Thùy liên Việt nữ nhan như ngọc, Bần tiện giang đầu tự hoán sa" , Ai thương cho cô gái Việt mặt đẹp như ngọc, Lại nghèo hèn tự mình giặt sợi gai ở đầu sông?
2. (Động) Tiêu trừ, giải trừ. ◇ Mã Tái : "Tích sầu hà kế khiển? Mãn chước hoán tương tư" ? 滿 ( Dương phùng Khúc Dương ) Sầu chất chứa lấy cách nào giải tỏa? Rót đầy chén rượu để tiêu trừ nỗi tương tư.
3. (Danh) Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, gọi là "hoán". Một tháng ba (mười ngày) gọi là "thượng hoán" , "trung hoán" , "hạ hoán" . Cũng như "thượng tuần" , "trung tuần" , "hạ tuần" .
4. Cũng đọc là "cán".

Từ điển Thiều Chửu

① Giặt dịa.
② Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, cho nên mười ngày gọi là hoán, một tháng ba gọi là thượng hoán , trung hoán , hạ hoán , cũng như thượng tuần , trung tuần , hạ tuần . Cũng đọc là chữ cán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giặt: Giặt áo; Giặt sợi;
② (cũ) Tuần: Thượng tuần; Trung tuần; Hạ tuần. Như [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giặt giũ;
② Quy định mười ngày được nghỉ để tắm một lần (dành cho quan lại đời Đường);
③ Tuần: Thượng tuần; Trung tuần; Hạ tuần.

hoán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giặt (quần áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giặt giũ. ◇ Vương Duy : "Thùy liên Việt nữ nhan như ngọc, Bần tiện giang đầu tự hoán sa" , Ai thương cho cô gái Việt mặt đẹp như ngọc, Lại nghèo hèn tự mình giặt sợi gai ở đầu sông?
2. (Động) Tiêu trừ, giải trừ. ◇ Mã Tái : "Tích sầu hà kế khiển? Mãn chước hoán tương tư" ? 滿 ( Dương phùng Khúc Dương ) Sầu chất chứa lấy cách nào giải tỏa? Rót đầy chén rượu để tiêu trừ nỗi tương tư.
3. (Danh) Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, gọi là "hoán". Một tháng ba (mười ngày) gọi là "thượng hoán" , "trung hoán" , "hạ hoán" . Cũng như "thượng tuần" , "trung tuần" , "hạ tuần" .
4. Cũng đọc là "cán".

Từ điển Thiều Chửu

① Giặt dịa.
② Ngày xưa cứ mười ngày cho nghỉ một lần để tắm giặt, cho nên mười ngày gọi là hoán, một tháng ba gọi là thượng hoán , trung hoán , hạ hoán , cũng như thượng tuần , trung tuần , hạ tuần . Cũng đọc là chữ cán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giặt giũ;
② Quy định mười ngày được nghỉ để tắm một lần (dành cho quan lại đời Đường);
③ Tuần: Thượng tuần; Trung tuần; Hạ tuần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giặt rũ quần áo — Khoảng thời gian 10 ngày trong tháng. Chẳng hạn Thượng tuần gọi là Thượng hoán ( do lệ đời Đường, cứ 10 ngày thì tắm giặt một lần ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.