cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngoảnh, ngoái nhìn, đoái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trông lại, ngoảnh lại nhìn. ◎ Như: "dĩ khứ nhi phục cố" đã đi mà ngoảnh lại nhìn.
2. (Động) Nhìn, ngắm, xem xét. ◎ Như: "tương cố nhất tiếu" nhìn nhau cười, "tứ cố" ngắm nhìn bốn mặt, "kiêm cố" xem xét gồm cả.
3. (Động) Tới thăm, bái phỏng. ◎ Như: "tam cố mao lư" ba lần đến thăm lều tranh, "huệ cố" ra ơn đến thăm, "uổng cố" khuất mình đến thăm.
4. (Động) Chú ý, trông nom, săn sóc. ◎ Như: "cố phục" trông nom săn sóc, "bất cố" chẳng đoái hoài.
5. (Liên) Nhưng, song, chẳng qua, chỉ vì. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mỗi niệm, thường thống ư cốt tủy, cố kế bất tri sở xuất nhĩ" , , (Yên sách tam ) Tôi mỗi lần nghĩ (tới điều đó), thường đau xót đến xương tủy, chỉ vì suy tính chưa ra kế gì.
6. (Liên) Mà lại, trái lại. ◇ Sử Kí : "Kim Tiêu Hà vị thường hữu hãn mã chi lao, đồ trì văn mặc nghị luận, bất chiến, cố phản cư thần đẳng thượng, hà dã?" , , , , ? (Tiêu tướng quốc thế gia ) Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận, chẳng chiến đấu gì cả, mà lại giữ chức cao trên cả bọn thần, là tại sao?
7. (Phó) Chỉ là, mà là. ◇ Hậu Hán Thư : "Đế phục tiếu viết: Khanh phi thích khách, cố thuyết khách nhĩ" : , (Mã Viện truyện ) Vua lại cười rằng: Khanh không phải là thích khách, chỉ là thuyết khách thôi.
8. (Danh) Họ "Cố". ◎ Như: "Cố Khải Chi" , danh họa đời Tấn.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông lại, đoái, chỉ về mối tình nhớ nhưng không sao quên được. Như dĩ khứ nhi phục cố đã đi mà lại trông lại, cha mẹ yêu con gọi là cố phục , lời di chiếu của vua gọi là cố mệnh cũng là một nghĩa ấy cả. Quên hẳn đi mà không phải vì cố ý gọi là bất cố (chẳng đoái hoài).
② Ngắm nghía khắp cả. Như tứ cố ngắm kĩ cả bốn mặt, kiêm cố gồm xét cả các nơi khác, sự khác, v.v.
③ Tới thăm, khách qua thăm mình gọi là cố. Như huệ cố ra ơn đến thăm, uổng cố khuất mình đến thăm, đều là tiếng nói nhún trong sự giao tế cả. Trong nhà buôn bán gọi khách mua là chủ cố cũng là nói nghĩa ấy.
④ Dùng làm tiếng chuyển câu, nghĩa là nhưng, song.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoảnh lại, trông lại, nhìn: Ngoảnh đầu nhìn bên phải bên trái; Nhìn nhau; Đi rồi mà còn ngoảnh lại; Nhìn khắp bốn bề;
② Chú ý, săn sóc, trông nom, đoái hoài, chiếu cố: Quá chú ý đến thể diện; Bất chấp tất cả; Lo cái này mất cái kia (khó giữ cho được vẹn toàn);
③ Đến thăm: Ra ơn đến thăm; Khuất mình đến thăm; Ba lần đến thăm lều tranh;
④ (văn) Nhưng, song (liên từ, dùng để chuyển ý nghịch lại): Từng có ý muốn rong chơi trong thiên hạ, song vì việc học chưa thành nên không được nhàn rỗi (Tống Liêm). 【】 cố phản [gùfăn] (văn) Trái lại, mà lại (biểu thị một sự thật trái với lẽ thường nêu trong đoạn câu sau của một câu phức): ? Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận suông về chính sự, chẳng đánh đấm gì cả, mà lại ở ngôi vị trên cả bọn thần, vì sao thế (Sử kí);
⑤ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quay đầu lại mà nhìn — Xem xét — Nhớ lại. Để ý tới — Hỏi ý kiến — Dùng như chữ Cố , hoặc Cố .

Từ ghép 27

chuyết, xuyết
duō ㄉㄨㄛ, duó ㄉㄨㄛˊ

chuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vá (áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khíu, vá. ◎ Như: "bổ chuyết" vá áo quần.
2. (Danh) "Trực chuyết" áo mặc thường ngày thời xưa. Sau thường chỉ y phục của nhà sư, đạo sĩ hoặc sĩ tử. § Cũng gọi là "trực bi" , "trực thân" . ◇ Thủy hử truyện : "Đãi tha khởi lai, xuyên liễu trực chuyết, xích trước cước, nhất đạo yên tẩu xuất tăng đường lai" , 穿, , (Đệ tứ hồi) Đợi đến khi (Lỗ Trí Thâm) thức dậy, (thấy) y xốc áo bào, đi chân không, xăm xăm bước ra ngoài tăng đường.
3. § Ta quen đọc là "xuyết".

Từ điển Thiều Chửu

① Khíu vá. Tục gọi cái áo dài là trực chuyết . Ta quen đọc là chữ xuyết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khâu vá: Vá may.

xuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vá (áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khíu, vá. ◎ Như: "bổ chuyết" vá áo quần.
2. (Danh) "Trực chuyết" áo mặc thường ngày thời xưa. Sau thường chỉ y phục của nhà sư, đạo sĩ hoặc sĩ tử. § Cũng gọi là "trực bi" , "trực thân" . ◇ Thủy hử truyện : "Đãi tha khởi lai, xuyên liễu trực chuyết, xích trước cước, nhất đạo yên tẩu xuất tăng đường lai" , 穿, , (Đệ tứ hồi) Đợi đến khi (Lỗ Trí Thâm) thức dậy, (thấy) y xốc áo bào, đi chân không, xăm xăm bước ra ngoài tăng đường.
3. § Ta quen đọc là "xuyết".

Từ điển Thiều Chửu

① Khíu vá. Tục gọi cái áo dài là trực chuyết . Ta quen đọc là chữ xuyết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khâu vá: Vá may.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vá áo. Vá chỗ rách. Như chữ Xuyết .
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

du, thâu
tōu ㄊㄡ

du

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn trộm, ăn cắp: 西 Kẻ cắp;
② (Vụng) trộm, ngầm, lén lút: Nhìn trộm; Lén đổi; Nghe trộm;
③ Tạm bợ, qua loa, cẩu thả.【】thâu an [tou'an] Ăn xổi ở thì, yên ổn qua ngày, sống tạm bợ;
④ Tranh thủ thì giờ. 【】thâu không [toukòng] Tranh thủ thời gian.

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thu, thâu tóm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trộm cắp. ◇ Lí Thương Ẩn : "Thường Nga ưng hối thâu linh dược" (Thường Nga ) Thường Nga chắc hẳn hối hận đã ăn trộm thuốc thiêng.
2. (Động) Rút tỉa, lợi dụng hoàn cảnh lấy ra được một phần (nói về thời gian). ◎ Như: "thâu không" lấy cho được thì giờ (hiếm hoi), "thâu nhàn" lấy được chút rảnh rang (trong lúc bận rộn).
3. (Phó) Lén, lẻn, vụng trộm. ◎ Như: "thâu khán" dòm trộm, "thâu thính" nghe lén, "thâu tập" đánh úp.
4. (Tính) Cẩu thả, tạm bợ. ◎ Như: "thâu an" yên ổn qua ngày.
5. (Tính) Bạc bẽo. ◇ Luận Ngữ : "Cố cựu bất di, tắc dân bất thâu" , (Thái Bá ) Nếu không bỏ người cũ, thì dân không bạc bẽo.

Từ điển Thiều Chửu

① Trộm cắp, rình lúc người ta không phòng mà thò lấy gọi là thâu. Dòm trộm người ta gọi là thâu khán đều là nghĩa ấy cả.
② Cẩu thả, trễ nhác.
③ Bạc bẽo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn trộm, ăn cắp: 西 Kẻ cắp;
② (Vụng) trộm, ngầm, lén lút: Nhìn trộm; Lén đổi; Nghe trộm;
③ Tạm bợ, qua loa, cẩu thả.【】thâu an [tou'an] Ăn xổi ở thì, yên ổn qua ngày, sống tạm bợ;
④ Tranh thủ thì giờ. 【】thâu không [toukòng] Tranh thủ thời gian.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cẩu thả — Ăn ở bạc bẽo — Trộm cắp. Lén lút. Ta cũng thường đọc Du.

Từ ghép 6

hôi, khôi
huī ㄏㄨㄟ

hôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tro

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá vôi. § Gọi đủ là "thạch hôi" .
2. (Danh) Tro. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lạp cự thành hôi lệ thủy can" (Vô đề ) Ngọn nến thành tro mới khô nước mắt.
3. (Tính) Lãnh đạm, lạnh nhạt, thờ ơ (như tro nguội). ◇ Nguyễn Trãi : "Thế sự hôi tâm đầu hướng bạch" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Lòng đã như tro nguội trước cuộc đời, đầu nhuốm bạc.
4. (Tính) Màu tro, màu đen nhờ nhờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoại diện xuyên trước thanh đoạn hôi thử quái" 穿 (Đệ ngũ thập nhất hồi) Ngoài khoác áo da chuột màu tro trong lót đoạn xanh.
5. § Thường đọc là "khôi".

Từ điển Thiều Chửu

① Tro, vật gì đốt ra tro rồi không thể cháy được nữa gọi là tử hôi . Vì thế nên sự gì thất ý không có hi vọng nữa gọi là tâm hôi .
② Ðá vôi, gọi đủ phải gọi là thạch hôi .
③ Màu tro, màu đen nhờ nhờ, thường đọc là khôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tro, tàn, than: Than sỉ, tro lò; Tàn thuốc lá; Trúc phá tro bay;
② Bụi: 滿 Bụi đầy mặt;
③ (Màu) xám, (màu) tro. 【】hôi sắc [huisè] a. Màu xám, màu tro (gio); b. (Ngb) Tiêu cực, thất vọng, bi quan: Tác phẩm tiêu cực; Tâm tình bi quan; c. (Ngb) Lưng chừng, không rõ ràng, không dứt khoát: Thái độ lưng chừng;
④ Vôi: Quét vôi;
⑤ Nản: Nản lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tro — Than — Màu xám tro — Chỉ sự nguội lạnh — Ta quen đọc Khôi.

Từ ghép 15

khôi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá vôi. § Gọi đủ là "thạch hôi" .
2. (Danh) Tro. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lạp cự thành hôi lệ thủy can" (Vô đề ) Ngọn nến thành tro mới khô nước mắt.
3. (Tính) Lãnh đạm, lạnh nhạt, thờ ơ (như tro nguội). ◇ Nguyễn Trãi : "Thế sự hôi tâm đầu hướng bạch" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Lòng đã như tro nguội trước cuộc đời, đầu nhuốm bạc.
4. (Tính) Màu tro, màu đen nhờ nhờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoại diện xuyên trước thanh đoạn hôi thử quái" 穿 (Đệ ngũ thập nhất hồi) Ngoài khoác áo da chuột màu tro trong lót đoạn xanh.
5. § Thường đọc là "khôi".

Từ điển Thiều Chửu

① Tro, vật gì đốt ra tro rồi không thể cháy được nữa gọi là tử hôi . Vì thế nên sự gì thất ý không có hi vọng nữa gọi là tâm hôi .
② Ðá vôi, gọi đủ phải gọi là thạch hôi .
③ Màu tro, màu đen nhờ nhờ, thường đọc là khôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tro, tàn, than: Than sỉ, tro lò; Tàn thuốc lá; Trúc phá tro bay;
② Bụi: 滿 Bụi đầy mặt;
③ (Màu) xám, (màu) tro. 【】hôi sắc [huisè] a. Màu xám, màu tro (gio); b. (Ngb) Tiêu cực, thất vọng, bi quan: Tác phẩm tiêu cực; Tâm tình bi quan; c. (Ngb) Lưng chừng, không rõ ràng, không dứt khoát: Thái độ lưng chừng;
④ Vôi: Quét vôi;
⑤ Nản: Nản lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tro. Tro than — Màu xám tro — Cũng đọc Hôi.

Từ ghép 7

sư, thư
jū ㄐㄩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: thư cưu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sư cưu" chim sư cưu, tính dữ tợn mà biết phân biệt, nên Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là "sư cưu thị" . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không đùa bỡn nhau. ◇ Thi Kinh có thơ "Quan quan sư cưu" (Quan thư ) ví như người quân tử kết đôi vợ chồng.
2. § Ta quen đọc là "thư". ◎ Như: "thư ngạc" chim ưng biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Sư cưu con chim sư cưu, tính nó dữ tợn mà có phân biệt, nên họ Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là sư cưu thị . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không có đùa bỡn nhau, cho nên thơ quan quan sư cưu ví như người quân tử kết đôi vợ chồng. Xem chữ ở dưới. Ta quen đọc là chữ thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sư cưu: Tên một loài chim nhỏ, con trống con mái phân biệt được. Chỉ đôi lứa tốt đẹp. Cũng đọc Thư cưu.

Từ ghép 2

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: thư cưu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sư cưu" chim sư cưu, tính dữ tợn mà biết phân biệt, nên Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là "sư cưu thị" . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không đùa bỡn nhau. ◇ Thi Kinh có thơ "Quan quan sư cưu" (Quan thư ) ví như người quân tử kết đôi vợ chồng.
2. § Ta quen đọc là "thư". ◎ Như: "thư ngạc" chim ưng biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Sư cưu con chim sư cưu, tính nó dữ tợn mà có phân biệt, nên họ Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là sư cưu thị . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không có đùa bỡn nhau, cho nên thơ quan quan sư cưu ví như người quân tử kết đôi vợ chồng. Xem chữ ở dưới. Ta quen đọc là chữ thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Thư cưu .

Từ ghép 2

điện
diàn ㄉㄧㄢˋ

điện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điện
2. chớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chớp. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Danh) Điện. § Ghi chú: Là cái sức cảm ứng muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì đẩy ngược nhau. Chớp và sét là những thứ "điện" thiên nhiên. ◎ Như: "âm điện" điện âm, "dương điện" điện dương (hay gọi là "chính điện" và "phụ điện" ).
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của: "điện báo" , "điện thoại" hoặc "điện đài" . ◎ Như: "cấp điện" điện khẩn cấp, "hạ điện" điện chúc mừng.
4. (Động) Bị điện giật. ◎ Như: "ngã bị giá đài tẩy y cơ điện liễu nhất hạ" tôi bị cái máy giặt điện giật cho một cái.
5. (Động) Gọi điện thoại hoặc gửi điện báo. ◎ Như: "giá kiện sự tất tu điện thỉnh thượng cấp tài thị" việc đó cần phải điện hỏi cấp trên quyết định.
6. (Động) Soi xét. ◎ Như: "trình điện" trình lên để xét.
7. (Tính) Chạy bằng điện, dùng điện. ◎ Như: "điện thê" thang máy, "điện đăng" đèn điện, "điện băng tương" tủ lạnh.
8. (Tính) Nhanh chóng (như điện, như chớp). ◎ Như: "phong trì điện xế" nhanh như gió thổi chớp lóe.

Từ điển Thiều Chửu

① Chớp, điện. Là một cái sức cảm ứng của muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó nó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì lại cự nhau, cho nên mới chia ra âm điện và dương điện hay gọi là chính điện và phụ điện . Ðang lúc vật thể nó yên lặng, thì không thấy sức điện ở đâu, đến lúc nó quện nó sát vào vật khác, mất cái tính trung hòa đi, bấy giờ nó tất lôi thứ điện khác tính nó để sang đều với nó. Cái sức lôi kéo của nó rất mạnh và rất nhanh, tóe ra những ánh sáng rất mạnh rất sáng. Như chớp và sét ta thường trông thấy, ấy là thứ điện thiên nhiên. Bây giờ người ta lợi dụng nó để chạy máy thay sức người gọi là điện nhân tạo. Cách làm ra điện có hai cách: dùng bánh xe máy sát nhau mà sinh ra điện. Như xe điện, đèn điện thường dùng đó, dùng vật chất hòa hợp mà sinh ra điện. Như điện đánh dây thép và điện mạ thường dùng đó.
② Soi tỏ. Như đem trình cho người xét gọi là trình điện .
③ Nhanh chóng. Như phong trì điện xế nhanh như gió thổi chớp loé.
④ Ðiện báo, thường gọi tắt là điện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: Dây thép gai này có điện;
② Bị điện giật: Điện giật;
③ Điện tín, điện báo, bức điện (nói tắt): Điện mừng; Điện khẩn;
④ Đánh điện, gởi điện: Đánh điện trả lời; Gởi điện mừng;
⑤ (văn) Soi tỏ: Trình để xem xét;
⑥ (văn) Nhanh như chớp: Nhanh như gió thổi chớp giật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh chớp — Sáng loé lên — Cái năng lực do âm dương tạo thành. Ta cũng gọi là điện.

Từ ghép 46

hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

chu, thù
zhū ㄓㄨ

chu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Thù", là con sông nhánh của con sông "Tứ". § Đức Khổng tử giảng học ở gần đấy, nên nay nói đến đạo ngài thường nói là dòng "thù tứ" . Cũng đọc là "chu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Thù, là con sông nhánh của con sông Tứ. Ðức Khổng tử giảng học ở gần đấy, nên nay nói đến đạo ngài thường nói là dòng thù tứ . Cũng đọc là chữ chu.

thù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông Thù

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Thù", là con sông nhánh của con sông "Tứ". § Đức Khổng tử giảng học ở gần đấy, nên nay nói đến đạo ngài thường nói là dòng "thù tứ" . Cũng đọc là "chu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Thù, là con sông nhánh của con sông Tứ. Ðức Khổng tử giảng học ở gần đấy, nên nay nói đến đạo ngài thường nói là dòng thù tứ . Cũng đọc là chữ chu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sông Thù (ở tỉnh Sơn Đông).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Thù thủy, thuộc tỉnh Sơn Đông.
long, lũng, sủng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ, máng ㄇㄤˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

con rồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con rồng;
② Long, rồng, thuộc về vua chúa: Long bào; Long sàng;
③ (Một số) loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng: Khủng long;
④ (văn) Con ngựa cao to: Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long (Chu lễ: Hạ quan, Canh nhân);
⑤ Khí thế của mạch núi (nói về phép xem phong thủy);
⑥ [Lóng] Sao Long: Sao Long xuất hiện mà tế cầu mưa (Tả truyện: Hoàn công ngũ niên);
⑦ [Lóng] (Họ) Long. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng — Chỉ ông vua — Mạch núi chạy, tiếng gọi riêng của thầy phong thủy — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 49

lũng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lũng đoạn (dùng như , bộ ).

sủng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.