khiếu
qiào ㄑㄧㄠˋ

khiếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

lỗ, hốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗ trống, hang, động, huyệt. ◇ Trang Tử : "Thị duy vô tác, tác tắc vạn khiếu nộ hào" , (Tề vật luận ) (Gió) không thổi thì chớ, thổi thì muôn lỗ trống đều gào thét.
2. (Danh) Lỗ trên thân thể người ta (tai, mắt, miệng...), gọi là khí quan. ◎ Như: "thất khiếu" bảy lỗ trên thân thể người ta, gồm hai tai, hai mắt, miệng và hai lỗ mũi. ◇ Trang Tử : "Nhân giai hữu thất khiếu dĩ thị thính thực tức" (Ứng đế vương ) Người ta ai cũng có bảy lỗ để thấy, nghe, ăn và thở.
3. (Danh) Then chốt, yếu điểm, quan kiện. ◎ Như: "quyết khiếu" bí quyết, phương pháp xảo diệu.
4. (Danh) Chỉ tim mắt (tức "tâm nhãn nhi" ). Tỉ dụ: đầu óc, chủ ý, tài khéo. ◇ Lí Ngư : "Bất nhiên, ngã dã thị cá hữu khiếu đích nhân, chẩm ma tựu bị nhĩ môn khi man đáo để" , , (Liên hương bạn , Hoan tụ ).
5. (Động) Đào, khoét.
6. (Động) Khai thông.
7. (Động) Kênh, vểnh, cong lên. ◇ Thuyết Nhạc toàn truyện : "Lai nhất trận lam thanh kiểm, chu hồng phát, khiếu thần lộ xỉ, chân cá kì hình quái dạng" , , , (Đệ thập ngũ hồi).

Từ điển Thiều Chửu

① Lỗ. Hai tai, hai mắt, miệng, hai lỗ mũi gọi là thất khiếu . Trang Tử : Nhân giai hữu thất khiếu dĩ thị thính thực tức (Ứng đế vương ) người ta ai cũng có bảy lỗ để thấy, nghe, ăn và thở. Tục gọi sự gì thừa lúc hở cơ mà vào được là đắc khiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lỗ: Bảy lỗ (gồm hai mắt, hai tai, miệng và hai lỗ mũi): Dốt đặc cán mai, mù tịt không biết gì;
② Then chốt của sự việc. 【】khiếu môn nhi [qiào ménr] Bí quyết, then chốt;
③ (văn) Lỗ hổng, chỗ hở: Thừa được lúc sơ hở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống rỗng — Cái hang — Cái lỗ ( tai, mắt, mũi, miệng… đều gọi là Khiếu ).
luy, nuy
léi ㄌㄟˊ, lián ㄌㄧㄢˊ

luy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gầy, yếu đuối

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gầy. ◎ Như: "luy mã" ngựa gầy, "luy sấu tiều tụy" ốm o tiều tụy.
2. (Tính) Yếu đuối. ◎ Như: "hoặc cường hoặc luy" hoặc mạnh hoặc yếu.
3. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "luy binh" binh mệt mỏi.
4. (Động) Lấy dây buộc, ràng rịt. ◇ Dịch Kinh : "Đê dương xúc phiên, luy kì giác" , (Đại tráng quái ) Con cừu đực húc rào, mắc kẹt sừng vào đó.
5. (Động) Giằng co.
6. (Động) Giật đổ.
7. § Ghi chú: Ta quen đọc là "nuy".

Từ điển Thiều Chửu

① Gầy.
② Yếu đuối.
③ Giằng co.
④ Giật đổ. Ta quen đọc là chữ nuy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gầy yếu: Thân thể gầy yếu;
② Giằng co;
③ Giật đổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gầy gò yếu đuối. Td: Luy lộ ( gầy trơ xương ) — Trói buộc. Dùng như hai chữ Luy , — Liên hệ với, ràng buộc với.

nuy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gầy, yếu đuối

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gầy. ◎ Như: "luy mã" ngựa gầy, "luy sấu tiều tụy" ốm o tiều tụy.
2. (Tính) Yếu đuối. ◎ Như: "hoặc cường hoặc luy" hoặc mạnh hoặc yếu.
3. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "luy binh" binh mệt mỏi.
4. (Động) Lấy dây buộc, ràng rịt. ◇ Dịch Kinh : "Đê dương xúc phiên, luy kì giác" , (Đại tráng quái ) Con cừu đực húc rào, mắc kẹt sừng vào đó.
5. (Động) Giằng co.
6. (Động) Giật đổ.
7. § Ghi chú: Ta quen đọc là "nuy".

Từ điển Thiều Chửu

① Gầy.
② Yếu đuối.
③ Giằng co.
④ Giật đổ. Ta quen đọc là chữ nuy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gầy yếu: Thân thể gầy yếu;
② Giằng co;
③ Giật đổ.
khuyết, quyết
jué ㄐㄩㄝˊ, quē ㄑㄩㄝ, què ㄑㄩㄝˋ

khuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa hai lớp
2. cửa ngoài cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, ở ngoài cửa cung, hai bên có lầu đài để nhìn ra xa, giữa có lối đi gọi là "khuyết". ◇ Bạch Cư Dị : "Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh, Thiên thặng vạn kị tây nam hành" , 西 (Trường hận ca ) Khói bụi sinh ra trên lối đi vào cung thành (của nhà vua), Nghìn cỗ xe, muôn con ngựa đi sang miền tây nam.
2. (Danh) Phiếm chỉ nơi vua ở. ◇ Trang Tử : "Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ Ngụy khuyết chi hạ, nại hà?" , , (Nhượng vương ) Thân ở trên sông biển, mà lòng (lưu luyến) ở cung điện nước Ngụy, làm sao bây giờ?
3. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: Nhà Đường có đặt ra hai chức quan "tả thập di" và "hữu bổ khuyết" chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
4. (Danh) Chức quan còn để trống.
5. (Danh) Họ "Khuyết".
6. (Động) Thiếu.
7. (Tính) Còn thiếu, còn trống, chưa đủ số. § Cùng nghĩa với "khuyết" .
8. (Tính) Sót, mất. ◎ Như: "khuyết văn" văn còn sót mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cổng hai từng. Làm hai cái đài ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là khuyết, cho nên gọi cửa to là khuyết. Cũng có khi gọi là tượng ngụy . Ngày xưa hay làm sở ban bố pháp lệnh ở ngoài cửa cung, cho nên gọi cửa cung là khuyết. Như phục khuyết thướng thư sụp ở ngoài cửa cung mà dâng thư.
② Lầm lỗi. Nhà Đường có đặt ra hai chức quan tả thập di và hữu bổ khuyết chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
③ Còn thiếu, còn trống. Cùng nghĩa với chữ khuyết . Phàm cái gì chưa được hoàn toàn còn phải bù thêm mới đủ thì đều gọi là khuyết. Như khuyết văn văn còn thiếu mất, còn sót chưa đủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Lầu gác trước cung, cửa khuyết. (Ngr) Cung khuyết, cung điện. Xem [que].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lầm lỗi: Sai trái;
② Còn khuyết, còn trống (dùng như [que], bộ ): Bài văn còn thiếu mất;
③ [Que] (Họ) Khuyết. Xem [què].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lầu nhỏ xây trên cổng thành để quan sát bên ngoài — Chỉ nơi vua ở. Bài Văn Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên có câu: » Kinh đô đây thuộc nơi đế khuyết « — Thiếu sót — Lỗi lầm — Một âm là Quyết.

Từ ghép 3

quyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xuyên thủng, xuyên qua — Một âm khác là Khuyết. Xem Khuyết.
huyễn, ảo
huàn ㄏㄨㄢˋ

huyễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hư ảo, không có thực

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giả, không thực, giả mà hệt như thực. ◎ Như: "huyễn cảnh" cảnh không thực, "huyễn tượng" hiện tượng do giác quan nhận lầm, không có thực, "huyễn thuật" , ta quen gọi là "ảo thuật", là "quỷ thuật", nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy.
2. (Động) Dối giả, làm giả mê hoặc người. ◎ Như: "huyễn hoặc lương dân" mê hoặc dân lành.
3. (Động) Biến hóa, biến thiên. ◎ Như: "biến huyễn" , "huyễn hóa" .
4. (Danh) Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng. ◇ Kim Cương Kinh : "Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh" Hết thảy những phép hữu vi đều như mơ như ảo như bọt như bóng.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ảo".

Từ điển Thiều Chửu

① Dối giả, làm giả mê hoặc người.
② Giả mà làm hệt như thực gọi là huyễn, như huyễn tượng , huyễn thuật , ta quen gọi là ảo thuật, là quỷ thuật, nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy. Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng gọi là huyễn, như biến huyễn hay huyễn hóa , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ảo, giả, không thật. 【】ảo cảnh [huànjêng] Ảo cảnh (ảnh): Ảo ảnh trên sa mạc;
② (Biến) hóa: Biến hóa nhiều; Biến đổi khôn lường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dối trá lừa gạt — Không có thật — Ta quen đọc là Ảo. Xem thêm Ảo.

Từ ghép 15

ảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hư ảo, không có thực

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giả, không thực, giả mà hệt như thực. ◎ Như: "huyễn cảnh" cảnh không thực, "huyễn tượng" hiện tượng do giác quan nhận lầm, không có thực, "huyễn thuật" , ta quen gọi là "ảo thuật", là "quỷ thuật", nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy.
2. (Động) Dối giả, làm giả mê hoặc người. ◎ Như: "huyễn hoặc lương dân" mê hoặc dân lành.
3. (Động) Biến hóa, biến thiên. ◎ Như: "biến huyễn" , "huyễn hóa" .
4. (Danh) Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng. ◇ Kim Cương Kinh : "Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh" Hết thảy những phép hữu vi đều như mơ như ảo như bọt như bóng.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ảo".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ảo, giả, không thật. 【】ảo cảnh [huànjêng] Ảo cảnh (ảnh): Ảo ảnh trên sa mạc;
② (Biến) hóa: Biến hóa nhiều; Biến đổi khôn lường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có thật. Thấy mà không phải là thật — Chữ này phải đọc là Huyễn. Xưa nay ta quen đọc là Ảo. Xem thêm vần Huyễn.

Từ ghép 15

điện
diàn ㄉㄧㄢˋ

điện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điện
2. chớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chớp. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Danh) Điện. § Ghi chú: Là cái sức cảm ứng muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì đẩy ngược nhau. Chớp và sét là những thứ "điện" thiên nhiên. ◎ Như: "âm điện" điện âm, "dương điện" điện dương (hay gọi là "chính điện" và "phụ điện" ).
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của: "điện báo" , "điện thoại" hoặc "điện đài" . ◎ Như: "cấp điện" điện khẩn cấp, "hạ điện" điện chúc mừng.
4. (Động) Bị điện giật. ◎ Như: "ngã bị giá đài tẩy y cơ điện liễu nhất hạ" tôi bị cái máy giặt điện giật cho một cái.
5. (Động) Gọi điện thoại hoặc gửi điện báo. ◎ Như: "giá kiện sự tất tu điện thỉnh thượng cấp tài thị" việc đó cần phải điện hỏi cấp trên quyết định.
6. (Động) Soi xét. ◎ Như: "trình điện" trình lên để xét.
7. (Tính) Chạy bằng điện, dùng điện. ◎ Như: "điện thê" thang máy, "điện đăng" đèn điện, "điện băng tương" tủ lạnh.
8. (Tính) Nhanh chóng (như điện, như chớp). ◎ Như: "phong trì điện xế" nhanh như gió thổi chớp lóe.

Từ điển Thiều Chửu

① Chớp, điện. Là một cái sức cảm ứng của muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó nó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì lại cự nhau, cho nên mới chia ra âm điện và dương điện hay gọi là chính điện và phụ điện . Ðang lúc vật thể nó yên lặng, thì không thấy sức điện ở đâu, đến lúc nó quện nó sát vào vật khác, mất cái tính trung hòa đi, bấy giờ nó tất lôi thứ điện khác tính nó để sang đều với nó. Cái sức lôi kéo của nó rất mạnh và rất nhanh, tóe ra những ánh sáng rất mạnh rất sáng. Như chớp và sét ta thường trông thấy, ấy là thứ điện thiên nhiên. Bây giờ người ta lợi dụng nó để chạy máy thay sức người gọi là điện nhân tạo. Cách làm ra điện có hai cách: dùng bánh xe máy sát nhau mà sinh ra điện. Như xe điện, đèn điện thường dùng đó, dùng vật chất hòa hợp mà sinh ra điện. Như điện đánh dây thép và điện mạ thường dùng đó.
② Soi tỏ. Như đem trình cho người xét gọi là trình điện .
③ Nhanh chóng. Như phong trì điện xế nhanh như gió thổi chớp loé.
④ Ðiện báo, thường gọi tắt là điện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: Dây thép gai này có điện;
② Bị điện giật: Điện giật;
③ Điện tín, điện báo, bức điện (nói tắt): Điện mừng; Điện khẩn;
④ Đánh điện, gởi điện: Đánh điện trả lời; Gởi điện mừng;
⑤ (văn) Soi tỏ: Trình để xem xét;
⑥ (văn) Nhanh như chớp: Nhanh như gió thổi chớp giật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh chớp — Sáng loé lên — Cái năng lực do âm dương tạo thành. Ta cũng gọi là điện.

Từ ghép 46

hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

quyết
guì ㄍㄨㄟˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

quyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

con cá rô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá rô, cá mò. § Tức "quế hoa ngư" hay "quý hoa ngư" , thân giẹp, lưng gồ lên, màu vàng nhạt, bụng xám tro, cả thân có vằn lốm đốm, miệng to, vảy nhỏ, sống ở hồ ao nước ngọt, thịt ăn ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Cá rô.

Từ điển Trần Văn Chánh

(động) Cá mò. Cg. [guìyú].
chúng
zhòng ㄓㄨㄥˋ

chúng

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhiều, đông

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đông, nhiều. ◎ Như: "chúng sinh" các loài có sống có chết, có cảm giác, "chúng hoạn" các bệnh tật. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
2. (Tính) Thường, bình phàm, phổ thông. ◇ Khuất Nguyên : "Chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" (Ngư phủ ) Người đời đều say, riêng mình ta tỉnh.
3. (Danh) Mọi người, nhiều vật, nhiều sự vật. ◎ Như: "quần chúng" mọi người, "quan chúng" khán giả. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Mọi người phản lại, người thân chia lìa, khó mà nên thay.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðông, nhiều, như chúng sinh các loài có sống có chết, có cảm giác.
② Người, mọi người.
③ Số người, như nhược can chúng ngần ấy kẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đông người , nhiều người, mọi người: Nhiều người đông sức; Lấy ít đánh nhiều; Như mọi người đều biết;
② (Quần) chúng: Đại chúng; Khán giả; Thính giả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Đông đảo — Số đông — Mọi người.

Từ ghép 17

chu, châu
zhōu ㄓㄡ

chu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vòng quanh
2. đời nhà Chu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đủ, vẹn, khẩn mật. ◎ Như: "chu mật" trọn vẹn, chu đáo, tinh mật.
2. (Tính) Toàn thể, toàn bộ. ◎ Như: "chu thân" toàn thân.
3. (Danh) Chung quanh. ◎ Như: "tứ chu" khắp chung quanh.
4. (Danh) Lượng từ: vòng, khắp một vòng gọi là "chu". ◎ Như: "nhiễu tràng nhất chu" đi quanh một vòng.
5. (Danh) Triều đại nhà "Chu". § "Vũ Vương" đánh giết vua "Trụ" nhà "Thương" , lên làm vua gọi là nhà "Chu" (1066-771 trước T.L.). Về đời "Nam Bắc triều" , "Vũ Văn Giá" nổi lên gọi là "Bắc Chu" (557-581). Về đời Ngũ đại "Quách Uy" lên làm vua cũng gọi là "Hậu Chu" (951-960).
6. (Danh) Năm đầy. § Thông "chu" . ◎ Như: "chu niên" năm tròn.
7. (Danh) Họ "Chu".
8. (Động) Vòng quanh, vây quanh, hoàn nhiễu.
9. (Động) Cấp cho, cứu tế. § Thông "chu" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chu cấp bất kế phú" (Ung dã ) Người quân tử chu cấp (cho kẻ túng thiếu) chẳng thêm giàu cho kẻ giàu có.
10. (Phó) Khắp, cả, phổ biến. ◇ Dịch Kinh : "Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ" , (Hệ từ thượng ) Biết khắp muôn vật, mà Đạo giúp được thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Khắp, như chu đáo , chu chí nghĩa là trọn vẹn trước sau, không sai suyễn tí gì.
② Vòng, khắp một vòng tròn gọi là chu.
③ Chu cấp, như quân tử chu cấp bất kế phú người quân tử chu cấp cho kẻ túng thiếu chẳng thêm giầu cho kẻ giầu có.
④ Nhà Chu, vua Vũ Vương đánh giết vua Trụ nhà Thương, lên làm vua gọi là nhà Chu, cách đây chừng ba nghìn năm. Về đời Nam bắc triều, Vũ-văn-Giác nổi lên gọi là Bắc chu . Về đời ngũ đại Quách-uy lên làm vua cũng gọi là Hậu Chu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ ) nghĩa ①, ②, ③;
② Tuần lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vòng, quanh: Quay quanh trái đất một vòng; Xung quanh nhà trường đều trồng cây;
② Quay (tròn): Quay hết vòng rồi trở lại lúc khởi đầu;
③ Khắp, cả, đều: Cả (khắp) người; Ướt khắp cả người; Ai nấy đều biết;
④ Chu đáo: Tiếp đãi không chu đáo; Kế hoạch không chu đáo;
⑤ Giúp đỡ, chu cấp.【】chu tế [zhou jì] Cứu tế, giúp đỡ;
⑥ [Zhou] Đời Chu (Trung Quốc, khoảng 1100 - 256 năm trước công nguyên);
⑦ [Zhou] (Họ) Chu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần. Khít. Kín đáo — Thành thật đáng tin — Hợp với — Một vòng. Vòng quanh — Tới. Đến. Đến nơi đến chốn — Tên một triều đại lớn của Trung Hoa, gồm Tây Chu và Đông Chu, khởi đầu từ Chu Vũ Vương nhà Ân tới khi Chu Noãn Vương bị nhà Tần diệt, tổng cộng truyền được 31 đời, 35 vị vua, kéo dài trong 874 năm ( từ 1122 trước TL tới 249 trước TL ).

Từ ghép 27

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vòng quanh
2. đời nhà Chu

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vòng, quanh: Quay quanh trái đất một vòng; Xung quanh nhà trường đều trồng cây;
② Quay (tròn): Quay hết vòng rồi trở lại lúc khởi đầu;
③ Khắp, cả, đều: Cả (khắp) người; Ướt khắp cả người; Ai nấy đều biết;
④ Chu đáo: Tiếp đãi không chu đáo; Kế hoạch không chu đáo;
⑤ Giúp đỡ, chu cấp.【】chu tế [zhou jì] Cứu tế, giúp đỡ;
⑥ [Zhou] Đời Chu (Trung Quốc, khoảng 1100 - 256 năm trước công nguyên);
⑦ [Zhou] (Họ) Chu.
hột
gē ㄍㄜ, hé ㄏㄜˊ, jié ㄐㄧㄝˊ

hột

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sợi tơ rủ xuống
2. núm, nơ, gút, nút

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ hạng thô xấu.
2. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Thúc Lương Hột" là ông thân sinh ra đức Khổng Tử .
3. (Danh) § Xem "hồi hột" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người, Thúc Lương Hột ông thân sinh ra đức Khổng Tử .
② Hồi hột giống Hồi Hột.
③ Sợi tơ rủ xuống.

Từ điển Trần Văn Chánh

】hột đáp [geda]
① Như [geda] nghĩa ②;
② Gùn, gút (trên hàng dệt);
③ (văn) Sợi tơ rủ xuống. Xem [hé].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [Huíhé]. Xem [ge].

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.