khôi
kuài ㄎㄨㄞˋ, kuí ㄎㄨㄟˊ, kuǐ ㄎㄨㄟˇ

khôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng đầu, đầu sỏ
2. cái muôi múc canh
3. sao Khôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu sỏ, người đứng đầu. ◎ Như: "tội khôi" thủ phạm (người phạm tội đứng đầu), "hoa khôi" : xem từ này.
2. (Danh) Người đỗ đầu đời khoa cử. ◎ Như: Lấy năm kinh thi các học trò, mỗi kinh lọc lấy một người đầu gọi "kinh khôi" . Năm người đỗ đầu gọi là "ngũ khôi" . Đỗ trạng nguyên gọi là "đại khôi" .
3. (Danh) Sao "Khôi", tức sao "Bắc đẩu" . § Từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư gọi là "khôi". Tục gọi sao "Khuê" là "khôi tinh" . Đời khoa cử coi sao "Khuê" là chủ về văn học.
4. (Danh) Cái môi. ◎ Như: "canh khôi" môi múc canh.
5. (Danh) Các loài ở dưới nước có mai (cua, sò, v.v.).
6. (Danh) Củ, các loài thực vật đầu rễ mọc ra củ.
7. (Tính) Cao lớn, cường tráng. ◎ Như: "khôi ngô" vạm vỡ, phương phi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầu sỏ, kẻ làm đầu sỏ cả một đảng gọi là khôi.
② Ðỗ đầu, đời khoa cử lấy năm kinh thi các học trò, mỗi kinh lọc lấy một người đầu gọi là khôi, cho nên gọi là ngũ khôi hay là kinh khôi . Ðỗ trạng nguyên gọi là đại khôi .
③ Cao lớn. Như người trạng mạo vạm vỡ phương phi gọi là khôi ngô .
④ Sao Khôi, sao Bắc đẩu từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư gọi là khôi. Tục gọi sao Khuê là khôi tinh . Ðời khoa cử cho ngôi sao ấy làm chủ về văn học nên thường thờ sao ấy.
⑤ Cái môi, cái môi múc canh gọi là canh khôi .
⑥ Các loài ở dưới nước có mai như cái gáo như con cua, con sò, v.v. cũng gọi là khôi.
⑦ Củ, các loài thực vật đầu rễ mọc ra củ gọi là khôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người đứng đầu, kẻ đầu sỏ: Đoạt giải đầu (giải nhất); Thủ phạm;
② Người đỗ đầu (trong một kì thi): (Người đỗ) trạng nguyên;
③ To lớn, cao lớn (vóc người): Người to sức khỏe;
④ (văn) Cái môi: Môi múc canh;
⑤ (văn) Loài có mai sống dưới nước (như cua, sò...);
⑥ (văn) (thực) Củ;
⑦ [Kuí] Sao Khôi (trong chòm sao Bắc Đẩu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gáo có cán dài để múc canh — Tên chỉ chung bốn ngôi sao từ thứ nhất tới thứ tư trong chòm bảy ngôi Bắc Đẩu — To lớn — Đứng đầu. Td: Văn khôi ( tài văn chương đứng đầu, tức người thi đỗ đầu ). Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Nét son điểm rõ mặt văn khôi «.

Từ ghép 8

căn bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

căn bản, cơ bản

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc rễ — Sự vật — Ngày nay có nghĩa là vốn sẵn.

căn bổn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Gốc rễ (thực vật). ◇ Tề Kỉ : "Căn bổn tự mai côi" (Tường vi ) Gốc rễ từ cây hoa hồng.
2. Bổn nguyên, cơ sở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô lũy thứ đinh ninh cáo giới: Nhai Đình thị ngô căn bổn. Nhữ dĩ toàn gia chi mệnh, lĩnh thử trọng nhậm" : . , (Đệ cửu thập lục hồi) Ta nhiều lần căn dặn ngươi rằng Nhai Đình là cơ sở của ta. Ngươi lấy cả gia đình cam đoan việc ấy, nhận lấy trách nhiệm nặng nề.
3. Cốt yếu, trọng yếu.
4. Tiền vốn. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Nhược hữu nhất lưỡng nhị lưỡng doanh dư, tiện dã lưu trước ta tố cá căn bổn" , 便 (Quyển nhị thập bát) Nếu có kiếm dư ra một hai lạng bạc, thì giữ lại chút ít làm tiền vốn.

Từ điển trích dẫn

1. Thời đại khoa cử, trong khoa đình thí, chia những người đậu làm ba bực, gọi là "tam giáp" : Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa là đệ nhất giáp, Hoàng Giáp là đệ nhị giáp, Tiến Sĩ là đệ tam giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba hạng thi đậu trong khoa thi Hội và Đình thời xưa, gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa là đệ Nhất giáp, Hoàng giáp là đệ nhị giáp, và Tiến sĩ là đệ tam giáp.
lỗi
lěi ㄌㄟˇ

lỗi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều đá
2. cao lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều đá chồng chất. ◇ Khuất Nguyên : "Thải tam tú hề ư san gian, Thạch lỗi lỗi hề cát mạn mạn" , (Cửu ca , San quỷ ) Hái cỏ chi hề trong khoảng núi, Đá chồng chất hề dây sắn tràn lan.
2. (Tính) Cao lớn. ◇ Hàn Dũ : "Long lâu kiệt các lỗi ngôi cao" (Kí mộng ) Lầu gác lớn cao ngất.
3. (Tính, phó) § Xem "lỗi lỗi" .
4. (Tính) § Xem "lỗi lạc" .
5. (Tính) § Xem "lỗi lỗi lạc lạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều đá.
② Cao lớn.
③ Lỗi lạc hoặc lỗi lỗi lạc lạc lỗi lạc, tài cán hơn người, tâm địa quang minh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhiều đá;
② 【】lỗi lạc [lâiluò] a. Ngay thẳng, chính trực, chính đại: Quang minh chính đại; b. (văn) Tài cán hơn người;
③ Xem (2).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đá chồng chất lên nhau — To lớn — Tài giỏi.

Từ ghép 5

tốc
sù ㄙㄨˋ

tốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhanh chóng
2. tốc độ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nhanh, chóng. ◎ Như: "tốc thành" mau xong, "tốc tả" viết nhanh. ◇ Luận Ngữ : "Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành" , (Tử Lộ ) Muốn mau thành thì không đạt mục đích, chỉ nhìn cái lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
2. (Động) Mời, yêu thỉnh. ◇ Dịch Kinh : "Hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính nguyên chung cát" , (Nhu quái ) Có ba người khách không mời mà lại, biết kính trọng họ thì sau được tốt lành. § Nay trong danh thiếp thường viết "thứ tốc" xin thứ đừng để mời lần nữa.
3. (Động) Vời lại, đem lại, dẫn đến. ◇ Quốc ngữ : "Thị chi bất tuất, nhi súc tụ bất yếm, kì tốc oán ư dân đa hĩ" , , (Sở ngữ hạ ) Đó là không xót thương, bóc lột không chán, chỉ dẫn đến nhiều oán hận ở dân thôi.
4. (Danh) Tốc độ. ◎ Như: "quang tốc" tốc độ của ánh sáng.
5. (Danh) Vết chân hươu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhanh chóng.
② Mời. Như bất tốc chi khách người khách không mời mà đến. Nay trong danh thiếp thường viết thứ tốc xin thứ đừng để mời lần nữa.
③ Tốc độ. Như quang tốc tốc độ ánh sáng.
④ Vết chân hươu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh, chóng, mau: Tiến hành nhanh hơn nữa;
② Mời: Khách không mời mà đến;
③ (văn) Vết chân hươu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu chân con hươu, nai — Gọi lại. Triệu tới — Mau lẹ. Mau chóng.

Từ ghép 15

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên do sự kiện. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nãi dẫn Lữ Bố đồng nhập hậu đường, thật cáo tiền nhân; tựu tương Tào Tháo sở tống mật thư dữ Lữ Bố khán" , ; (Đệ thập tứ hồi) Bèn dẫn Lữ Bố cùng vào hậu đường, nói rõ nguyên do đầu đuôi, rồi đưa mật thư của Tào Tháo cho Lữ Bố xem.
2. Phật giáo dụng ngữ: Nhân gieo trồng từ trước, nói tương đối với "hậu quả" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ cái nguyên do từ kiếp trước, gây ra cái hậu quả ở kiếp sau.

Từ điển trích dẫn

1. Tăng lữ hóa duyên. ◇ Trương Nguyên Cán : "Tam thập niên lai, vân du hành hóa, thảo hài đạp phá trần sa" , , (Mãn đình phương 滿, Tam thập niên lai từ ).
2. (Phương ngôn) Chỉ ăn xong đi tản bộ giúp tiêu hóa.

Từ điển trích dẫn

1. Trong vùng bình nguyên.
2. Dải đất thuộc hạ du Hoàng Hà, bao quát gần hết Hà Nam, miền tây Sơn Đông, miền nam Hà Bắc và Sơn Tây cho tới miền đông Thiểm Tây. ◇ Văn tuyển : "Kim nam phương dĩ định, binh giáp dĩ túc, đương tưởng suất tam quân, bắc định trung nguyên" , , , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ).
3. Chỉ Trung Quốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất phồn thịnh đông đúc ở khoảng giữa của một nước, các vua thường đặt triều đình ở đó. Truyện Nhị độ mai : » Bao giờ khỏi đất trung nguyên «.
phân
fēn ㄈㄣ

phân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khí, hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ khí mây điềm triệu cát hung (tốt hay xấu). Thường chỉ hung khí. ◎ Như: "tường phân" khí tốt lành, "yêu phân" yêu khí, khí chẳng lành.
2. (Danh) Phiếm chỉ hơi sương mù, hơi mây. ◇ Tạ Huệ Liên : "Phù phân hối nhai nghiễn" (Tây lăng ngộ phong hiến khang nhạc 西) Sương mù bồng bềnh trên đỉnh núi u ám.
3. (Danh) Chỉ khí trần tục. ◇ Giả Đảo : "Mao ốc viễn hiêu phân" (Quá Dương đạo sĩ cư ) Nhà cỏ xa trần tục bụi bặm ồn ào.
4. (Danh) Hơi độc, khí ô trọc. ◇ Hàn Dũ : "Trướng hải liên thiên, độc vụ chướng phân, nhật tịch phát tác" , , (Triều Châu thứ sử tạ thượng biểu ) Biển dâng cao liền trời, sương mù độc hơi chướng, ngày đêm phát sinh.
5. (Danh) Tỉ dụ giặc giã, cướp bóc. ◇ Ngụy Nguyên : "Khả thiết tam phủ nhất trấn, vĩnh tĩnh biên phân" , (Thánh vũ kí , Quyển cửu) Có thể đặt ba phủ một trấn, mãi mãi dẹp yên giặc cướp vùng biên giới.
6. (Danh) Cảnh tượng, khí tượng. ◎ Như: "chiến phân sí liệt" cảnh tượng trận chiến dữ dội.

Từ điển Thiều Chửu

① Khí.
② Hung khí (khí tượng xấu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không khí, cảnh tượng: Bầu không khí;
② Khí tượng xấu, hung khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hơi bốc lên — Vẻ chẳng lành.

Từ ghép 1

chủng tộc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nòi giống

Từ điển trích dẫn

1. Bộ tộc. ◇ Ngụy Nguyên : "(Đông Hải tam bộ) cập Hắc Long giang đẳng bộ, kì chủng tộc tán xử san lâm" (), (Thánh vũ kí , Quyển nhất).
2. Giống người, nhân chủng. § Trên thế giới theo màu da chia làm năm "chủng": vàng, trắng, đen, ngăm nâu và đỏ. Dưới mỗi chủng lại phân làm nhiều "tộc". Như ở Trung Quốc có các tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, v.v.
3. Quần thể (trong động vật phân loại học).
4. Giết hết, tru tộc. ◇ Hán Thư : "Khủng sự bất tựu, hậu Tần chủng tộc kì gia" , (Cao đế kỉ thượng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống người. Giống nòi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.