Từ điển trích dẫn

1. Trong tang lễ cất tiếng khóc thương người chết.
2. Lo liệu tang sự. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Giả tả di chúc, lệnh thứ tử Lưu Tông vi Kinh Châu chi chủ, nhiên hậu cử ai báo tang" , , (Đệ tứ thập hồi) Viết tờ di chúc giả cho con thứ là Lưu Tông làm chủ Kinh Châu, xong rồi mới lo liệu báo tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất tiếng khóc người chết.
đình
tíng ㄊㄧㄥˊ, tǐng ㄊㄧㄥˇ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sợi cỏ, thân cây cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cọng cỏ. ◇ Hán Thư : "Dĩ quản khuy thiên, dĩ lê trắc hải, dĩ đình tràng chung" , , (Đông Phương Sóc truyện ) Lấy ống dòm trời, lấy bầu đựng nước lường biển, lấy cọng cỏ gõ chuông.
2. (Danh) Xà ngang nhà. ◇ Trang Tử : "Cố vi thị cử đình dữ doanh, lệ dữ Tây Thi, khôi quỷ quyệt quái, đạo thông vi nhất" , 西, , (Tề vật luận ) Cho nên vì thế mà so sánh xà với cột, người xấu xí với Tây Thi, khoan đại, kì biến, gian trá, quái dị, đạo đều hợp làm một.

Từ điển Thiều Chửu

① Rò cỏ, sợi cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cọng (cây thân cỏ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cọng cỏ. Cũng đọc Đính.

Từ điển trích dẫn

1. Dứt hết mong muốn, tuyệt vọng, như chết trong lòng. ◇ Chiến quốc sách : "Kim thái tử tẩu, chư thiện thái tử giả, giai hữu tử tâm" , , (Triệu sách tứ ).
2. Hết lòng, tận tâm. ◎ Như: "tử tâm xã tắc" hết lòng vì nước.
3. Sau cùng quyết tâm. ◇ Tôn Quang Hiến : "Đường Tuyên Tông triều, Nhật Bổn quốc vương tử nhập cống, thiện vi kì. Đế lệnh đãi chiếu Cố Sư Ngôn dữ chi đối thủ ... Sư Ngôn cụ nhục quân mệnh, hãn thủ tử tâm, thủy cảm lạc chỉ" , , . ..., , (Bắc mộng tỏa ngôn , Quyển nhất ).
4. Đoạn tuyệt ý niệm. ◇ Uẩn Kính : "Thử sự như tham thiền, tất tu tử tâm, phương hữu tiến bộ" , , (Dữ Tần Tỉnh Ngô thư ).
khuyết
quē ㄑㄩㄝ

khuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sứt, mẻ
2. thiếu sót

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sứt mẻ, vỡ lở. ◎ Như: "úng phá phữu khuyết" (Dịch Lâm ) vò vỡ chum sứt.
2. (Danh) Chỗ mẻ, chỗ hổng.
3. (Danh) Chỗ thiếu sót, chỗ không hoàn hảo. ◎ Như: "khuyết điểm" điểm thiếu sót, "kim âu vô khuyết" nhà nước toàn thịnh. ◇ Tô Thức : "Nguyệt hữu âm tình viên khuyết" (Thủy điệu ca đầu 調) Trăng có đầy vơi mờ tỏ.
4. (Danh) Chỗ trống (chỉ chức vụ). ◎ Như: "bổ khuyết" bổ sung vào chức còn để trống.
5. (Động) Thiếu, không đủ. ◎ Như: "khuyết nhân" thiếu người. ◇ Liêu trai chí dị : "Tất bách mân, khuyết nhất văn bất khả" , (Châu nhi ) Phải có một trăm quan tiền, thiếu một đồng không được.
6. (Động) Suy vi, suy nhược. ◇ Văn tâm điêu long : "Tích giả phu tử mẫn vương đạo chi khuyết" (Sử truyện ) Xưa phu tử lo âu vương đạo suy vi.
7. (Động) Để trống, vắng, để thiếu sót. ◎ Như: "khuyết tịch" vắng mặt, "khuyết cần" không chuyên cần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ sứt mẻ, phàm cái gì không được toàn vẹn đều gọi la khuyết, như nguyệt hữu viên khuyết trăng có tròn có khuyết. Nhà nước toàn thịnh gọi là kim âu vô khuyết .
② Sự vật gì không được tốt đẹp hoàn toàn gọi là khuyết điểm .
③ Chức quan còn bỏ không, như bổ khuyết chức sẽ bổ vào chân nào khuyết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thiếu: Thiếu người; 西 Đồ đạc chuẩn bị đầy đủ, chẳng thiếu gì nữa;
② Trống, vắng, chỗ thiếu, chức vụ còn trống, khuyết: Bổ khuyết, bù vào chỗ thiếu; Trăng có tròn có khuyết;
③ Sứt, mẻ: Lưỡi dao bị mẻ rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vỡ một phần. Sứt mẻ — Thiếu đi, không còn toàn vẹn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Vừng trăng khuyết, đĩa dầu hao « — Lỗi lầm. Chỗ yếu kém.

Từ ghép 14

cấu
gòu ㄍㄡˋ

cấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái đích cung (chỗ có khấc trên cung để dương dây)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung, giương nỏ. ◇ Liệt Tử : "Cam Thằng, cổ chi thiện xạ giả, cấu cung nhi thú phục điểu hạ" , , (Thang vấn ) Cam Thằng, một thiện xạ thời xưa, giương cung là thú ngã chim rơi.
2. (Danh) Cái đích cung. ◇ Mạnh Tử : "Nghệ chi giáo nhân sạ tất chí ư cấu" 羿 (Cáo tử thượng ) (Hậu) Nghệ dạy người tập bắn phải để hết tâm trí vào cái đích cung.
3. (Danh) Khuôn khổ, phạm vi sở trường. ◇ Trang Tử : "Du ư Nghệ chi cấu trung" 羿 (Đức sung phù ) Rong chơi trong phạm vi sở trường (tài bắn tên) của (Hậu) Nghệ.
4. (Danh) Vòng, tròng, cạm bẫy. ◇ Vương Định Bảo : "Kiến tân tiến sĩ chuế hành nhi xuất, hỉ viết: Thiên hạ anh hùng nhập ngô cấu trung hĩ" , : (Thuật tiến sĩ thượng thiên ) Nhìn các tân tiến sĩ nối nhau ra cửa, thích chí nói: Anh hùng thiên hạ lọt vào tròng của ta hết cả rồi.
5. (Tính) Giỏi bắn, thiện xạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đích cung. Sách Mạnh-tử có câu: Nghệ chi giáo nhân sạ tất chí ư cấu 羿 người Nghệ dạy người tập bắn phải để chí vào cái đích cung, vì thế nên cái khuôn mẫu để làm một sự gì cũng gọi là cấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [gòu];
② Cái đích cung: 羿 Hậu Nghệ dạy người ta tập bắn phải để hết tâm trí vào cái đích cung (Mạnh tử). (Ngr) Khuôn mẫu;
③ Kéo mạnh dây cung;
④ Tròng, vòng, cạm bẫy: Sa vào cạm bẫy của ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương nỏ lên. Đầy đủ sung túc.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Vận động và giữ yên. ◇ Dịch Kinh : "Thoán viết: Cấn, chỉ dã. Thì chỉ tắc chỉ, thì hành tắc hành, động tĩnh bất thất kì thì, kì đạo quang minh" : , . , , , (Cấn quái ) Thoán nói: Cẩn, là ngừng chỉ. Đúng lúc thì ngừng, phải lúc thì làm, hành động và ngưng tĩnh không trái thời, thì đạo sáng rõ.
2. Hành vi cử chỉ. ◇ Trang Tử : "Động tĩnh vô quá, vị thường hữu tội" , (Thiên hạ ) Hành vi cử chỉ đều không lỗi, chưa hề có tội.
3. Sinh hoạt hằng ngày.
4. Chỉ tình hình, tin tức. ◎ Như: "yếu đả thính khán động tĩnh chẩm ma dạng?" phải hỏi thăm xem tình hình ra sao?
5. Tiếng động, thanh âm. ◎ Như: "ốc tử lí tĩnh tiễu tiễu đích, nhất điểm động tĩnh đô một hữu" , trong nhà lặng lẽ, không có một tiếng động nào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ tình hình, tin tức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ lòng dạ yên ổn, không bị bên ngoài làm rối loạn.

Từ điển trích dẫn

1. Tiếp xúc với ngoại vật mà không bị dao động; giữ được tâm thần bình thản, điềm đạm. ◇ Trang Tử : "Kì vi vật vô bất tương dã, vô bất nghênh dã, vô bất hủy dã, vô bất thành dã, kì danh vi oanh ninh" , , , , (Đại tông sư ) Đã là vật thì không lúc nào là không đưa, không lúc nào là không đón, không lúc nào là không hủy, không lúc nào là không thành. Tên nó là "oanh ninh". § Nhượng Tống dịch là "chạm yên", nghĩa là "cái có động chạm rồi mới thành".
2. Chỉ sự nhiễu loạn do ngoại vật gây ra. ◇ Lữ Thiên Thành : "Bãi bãi bãi, bãi khước liễu canh ca tân khổ vô can tịnh. Tiện tiện tiện, tiện vĩnh thế thoát oanh ninh" , . 便便便, 便 (Tề đông tuyệt đảo , Đệ tam xích ).
kiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

kiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chim kiêu
2. hình kiêu (chém đầu rồi bêu lên cây)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống chim dữ giống như loài cú vọ, ngày núp trong hang, đêm mò chim chuột ăn thịt. § Con "kiêu" ăn thịt mẹ, con "phá kính" (giòng muông) ăn thịt bố. Con "phá kinh" còn gọi là "kính" , vì thế gọi kẻ bất hiếu là "kiêu kính" .
2. (Danh) Người đứng đầu, đầu sỏ. ◇ Hoài Nam Tử : "Vi thiên hạ kiêu" (Nguyên đạo ) Là kẻ đứng đầu ngang tàng trong thiên hạ.
3. (Danh) Kẻ làm việc phạm pháp để thủ lợi. ◎ Như: "độc kiêu" kẻ buôn lậu ma túy, "diêm kiêu" người buôn lậu muối.
4. (Danh) Đỉnh núi. ◇ Quản Tử : "Kì san chi kiêu, đa kết phù du" , (Địa viên ) Trên đỉnh núi đó, mọc nhiều phù du.
5. (Động) Chém đầu rồi bêu lên cây (hình phạt thời xưa). ◎ Như: "kiêu thủ thị chúng" chặt đầu bêu lên cây để răn dân chúng.
6. (Động) Chém giết, tiêu diệt. ◇ Tam quốc chí : "Khấu tặc bất kiêu, quốc nạn vị dĩ" , (Tiên Chủ Bị truyện ) Giặc cướp không tiêu diệt thì hoạn nạn nước không hết.
7. (Tính) Mạnh mẽ, oai hùng. ◎ Như: "kiêu kiệt" người mạnh giỏi, "kiêu kị" quân kị mạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Con chim kiêu, một giống chim dữ giống như loài cú vọ, ngày núp trong hang, đêm mò chim chuột ăn thịt, ăn thịt cả mẹ đẻ. Con kiêu ăn thịt mẹ, con phá kính (giòng muông) ăn thịt bố, con phá kinh người ta còn gọi là nó là con kính , vì thế nên gọi kẻ bất hiếu là kiêu kính .
② Hình kiêu, một thứ hình chém đầu rồi bêu lên trên cây.
③ Mạnh mẽ như kiêu kiệt người mạnh giỏi, kiêu kị quân kị mạnh, v.v. Tục gọi sự buôn muối lậu là diêm kiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (động) Cú vọ, chim cú. Cg. [xiuliú];
② (văn) Hung hăng tham lam;
③ Hình phạt chém đầu rồi bêu lên cây;
④ (văn) Mạnh khỏe: Quân ki å khỏe mạnh;
⑤ (cũ) Kẻ buôn lậu muối: Kẻ buôn lậu ma túy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim cú, tính dữ tợn — Mạnh mẽ. Td: Kiêu hùng — Dùng như chữ Kiêu .
cục
jú ㄐㄩˊ

cục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ván (cờ), cuộc, bữa
2. phần, bộ phận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức (trong đoàn thể hay cơ quan chính phủ để phân công làm việc). ◎ Như: "bưu cục" cục bưu điện, "giáo dục cục" cục giáo dục.
2. (Danh) Cửa tiệm, hiệu buôn. ◎ Như: "dược cục" tiệm thuốc, "thư cục" hiệu sách.
3. (Danh) Phần, bộ phận. ◇ Lễ Kí : "Tả hữu hữu cục, các ti kì cục" , (Khúc lễ thượng ) (Trong quân) bên trái bên phải có bộ phận riêng, bên nào phận sự nấy.
4. (Danh) Bàn cờ. ◇ Đỗ Phủ : "Lão thê họa chỉ vi kì cục, Trĩ tử xao châm tác điếu câu" , (Giang thôn ) Vợ già vẽ giấy làm bàn cờ, Lũ trẻ đập kim làm móc câu.
5. (Danh) Lượng từ: bàn, ván (cờ, thể thao). ◎ Như: "đối dịch lưỡng cục" hai ván cờ.
6. (Danh) Việc tụ họp (yến tiệc, vui chơi). ◎ Như: "phạn cục" tiệc tùng, "bài cục" bài bạc.
7. (Danh) Tình huống, hình thế. ◎ Như: "thì cục" thời cuộc, "nguy cục" tình huống nguy hiểm.
8. (Danh) Kết cấu, tổ chức. ◎ Như: "cách cục" cấu trúc từng phần có lề lối, "bố cục" sự phân bố mạch lạc, cấu trúc.
9. (Danh) Khí lượng, bụng dạ. ◎ Như: "khí cục" khí lượng, "cục lượng" phẩm cách độ lượng.
10. (Danh) Kế, tròng. ◎ Như: "phiến cục" trò lừa, "mĩ nhân cục" mĩ nhân kế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vương Hi Phượng độc thiết tương tư cục" (Đệ thập nhị hồi) Vương Hy Phượng độc ác, bày kế tương tư.
11. (Động) Cong, khom. § Thông "cục" . ◇ Thi Kinh : "Vị thiên cái cao, Bất cảm bất cục" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Bảo rằng trời cao, (Nhưng) không dám không khom lưng.
12. (Động) Gò bó, câu thúc, hạn chế. § Thông "câu" . ◎ Như: "cục hạn" giới hạn, "cục ư nhất ngung" gò bó vào một góc.
13. (Tính) Cuốn, cong. ◇ Thi Kinh : "Dư phát khúc cục" (Tiểu nhã , Thải lục ) Tóc em quăn rối.
14. (Tính) Chật, hẹp. ◎ Như: "phòng gian thái cục xúc tẩu động bất tiện" 便 nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Cuộc, bộ phận. Chia làm bộ phận riêng đều gọi là cục, như việc quan chia riêng từng bọn để làm riêng từng việc gọi là chuyên cục , cho nên người đương sự gọi là đương cục người đang cuộc, cục nội trong cuộc, cục ngoại ngoài cuộc, v.v. Nghề đánh bạc cũng chia mỗi người một việc cho nên cũng gọi là cục. Mỗi một ván cờ gọi là một cục (một cuộc). Thời thế biến thiên như thể bàn cờ, cho nên gọi việc nước vận đời là đại cục hay thời cục .
② Khí phách độ lượng của một người cũng gọi là cục. Như khí cục , cục lượng , v.v. nghĩa là cái độ lượng dung được là bao nhiêu vậy.
③ Co, như cục xúc co quắp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn cờ: Bàn cờ;
② Ván cờ, cuộc cờ: Đánh một ván cờ;
③ Tình hình, tình thế: Tình hình, tình thế; Tình hình chiến tranh;
④ Tròng, kế: Bày kế để lừa tiền của;
⑤ Cuộc, việc: Người trong cuộc thường không tỉnh táo, việc mình thì quáng; Ngoài cuộc; Việc lớn, việc nước;
⑥ Khí lượng (khí phách và độ lượng) của con người: Bụng dạ, độ lượng; Khí lượng, độ lượng;
⑦ Hiệu: Hiệu sách; Hiệu bán hoa quả;
⑧ Bộ phận: Bộ phận, cục bộ; Toàn bộ (cục);
⑨ Cục: Cục chuyên gia; Cục đường sắt;
⑩ Ti: Ti công an (tỉnh);
⑪ Bộ: Bộ chính trị;
⑫ (văn) Co lại. 【】cục xúc [júcù] a. Nhỏ, hẹp: 便 Nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện; b. (Thời giờ) eo hẹp, ngắn ngủi: Thời gian ba ngày ngắn quá, e làm không xong; c. Mất tự nhiên: Cảm thấy bồn chồn không yên, cảm thấy hồi hộp không yên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thu nhỏ. Co ngắn lại — Một phần trong toàn thể — Cong, gãy khúc — Sòng bạc — Lúc. Vận hội — Sự sắp đặt cho một việc gì. Ta gọi là Cuộc — Sự rộng hẹp của lòng dạ một người.

Từ ghép 44

khư
qū ㄑㄩ

khư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. sườn, nách
3. cánh quân đi bên hữu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở. ◎ Như: "khư khiếp" mở tráp, cũng có nghĩa là ăn cắp. ◇ Trang Tử : "Tương vị khư khiếp thám nang quỹ nhi đạo" (Khư khiếp ) Đề phòng những kẻ ăn trộm mở tráp, moi đẫy, cậy rương.
2. (Động) Đi.
3. (Danh) Sườn, nách.
4. (Danh) Cánh quân bên hữu.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở, như khư khiếp mở tráp, cũng có nghĩa là ăn cắp. Trang Tử : Tương vi khư khiếp thám nang phát quỹ chi đạo đề phòng những kẻ ăn trộm mở tráp, moi đẫy, cậy rương.
② Sườn, nách.
③ Ði.
④ Cánh quân bên hữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mở lấy, ăn cắp, ăn trộm: Mở tráp, (Ngr) ăn cắp;
② Nách, sườn;
③ (văn) Đi;
④ (văn) cánh quân bên hữu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mạng sườn, chỗ ngay dưới nách — Mở ra.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.