thận
shèn ㄕㄣˋ

thận

phồn thể

Từ điển phổ thông

thận trọng, cẩn thận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dè chừng, cẩn thận. ◇ Đỗ Phủ : "Thận vật xuất khẩu tha nhân thư" (Ai vương tôn ) Cẩn thận giữ miệng, (coi chừng) kẻ khác rình dò.
2. (Động) Coi trọng. ◇ Tuân Tử : "Tất tương thận lễ nghi, vụ trung tín nhiên hậu khả" , (Cường quốc ) Ắt phải coi trọng lễ nghi, chuyên chú ở trung tín, thì sau đó mới được.
3. (Phó) Chớ, đừng (dùng với "vật" , "vô" , "vô" ). ◇ Sử Kí : "Cẩn thủ Thành Cao, tắc Hán dục thiêu chiến, thận vật dữ chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hãy giữ Thành Cao cho cẩn mật, nếu quân Hán khiêu chiến, thì chớ đánh nhau với chúng.
4. (Danh) Họ "Thận".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩn thận, dè chừng: Cẩn thận; Dè chừng lúc ở một mình; Không thể không dè chừng (Mặc tử); Nghe nhiều nhưng điều gì còn nghi ngờ thì tạm để đó, cẩn thận nói ra những phần khác, thì ít có sai lầm (Luận ngữ: Vi chính);
② (văn) Chớ, đừng (dùng kèm với những từ phủ định như để biểu thị sự ngăn cấm hoặc ngăn cản): ! Tấn đem hết binh lực trong nước để cứu Tống, việc của Tống tuy gấp, nhưng chớ có đầu hàng Sở, binh của Tấn nay đã đến rồi! (Sử kí: Trịnh thế gia); Ông chớ có làm rùm beng, tôi đang rình xét nó đây (Tam thủy tiểu độc: Phi Yên truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ gìn, không dám coi thường — Coi làm trọng — Suy nghĩ.

Từ ghép 4

hàm
xián ㄒㄧㄢˊ

hàm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái hàm thiết ngựa
2. quan hàm, quân hàm, phẩm hàm
3. nuốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàm thiết ngựa. ◎ Như: "hàm mai" hàm thiết bịt mõm ngựa (cho khỏi gây tiếng động khi hành quân). ◇ Chiến quốc sách : "Phục thức tỗn hàm, hoành lịch thiên hạ" , (Tô Tần thủy tương liên hoành ) Ngồi xe cưỡi ngựa, du lịch khắp thiên hạ.
2. (Danh) Chức quan, bậc quan. ◎ Như: "quan hàm" hàm quan, chức hàm. ◇ Tây du kí 西: "Bất tri quan hàm phẩm tòng" (Đệ ngũ hồi) Không biết quan hàm phẩm trật.
3. (Động) Ngậm. ◎ Như: "kết thảo hàm hoàn" kết cỏ ngậm vành (đền ơn trả nghĩa).
4. (Động) Vâng, phụng. ◎ Như: "hàm mệnh" vâng mệnh.
5. (Động) Ôm giữ, chất chứa trong lòng. ◎ Như: "hàm hận" mang hận, "hàm ai" ôm mối bi thương.
6. (Động) Cảm kích, cảm tạ. ◇ Quản Tử : "Pháp lập nhi dân lạc chi, lệnh xuất nhi dân hàm chi" , (Hình thế ) Phép tắc lập nên mà dân vui mừng, mệnh lệnh đưa ra mà dân cảm kích.
7. (Động) Liên tiếp, nối theo nhau. ◇ Thủy hử truyện : "Lương xa thủ vĩ tương hàm" (Đệ bát thập lục hồi) Xe chở lương đầu đuôi nối tiếp nhau.
8. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hàm thiết ngựa.
② Ngậm. Như hàm hoàn ngậm vành. Vâng mệnh mà đi gọi là hàm mệnh . Tục viết là .
③ Hàm. Như quan hàm hàm quan, chức hàm.
④ Nuốt. Như hàm hận nuốt giận, ý nói còn tấm tức trong lòng chưa được hả. Phàm sự gì thuộc về tình không thể quên được đều gọi là hàm. Như hàm ai ngậm thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàm thiếc ngựa;
② Ngậm, tha, cắp: Ngậm vành; Con én tha đất làm tổ. (Ngr) Ngậm hờn, ôm ấp, ấp ủ: Ngậm mối thương đau; Ôm hận suốt đời. Cv. ;
③ Chức hàm: 使 Đại biểu hàm đại sứ; Quân hàm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khớp miệng ngựa, làm thiết ngựa — Ngậm trong miệng — Ôm giữ trong lòng — Vân mệnh — Thứ bậc cao thấp của quan lại thời xưa.

Từ ghép 7

tẩm
qǐn ㄑㄧㄣˇ

tẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngủ
2. lăng mộ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngủ. ◇ Tình sử : "Hồng Kiều trú tẩm" Cô Hồng Kiều ngủ ngày.
2. (Động) Nằm dài, nằm ngang ra.
3. (Động) Thôi, nghỉ, ngưng. ◎ Như: "toại tẩm kì nghị" bèn bỏ điều đã bàn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim văn Đặng Ngải thiện năng dụng binh, nhân thử tẩm kì sự hĩ" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Nay nghe tiếng Đặng Ngải giỏi việc dùng binh, nhân thế ngưng việc ấy lại.
4. (Động) Che giấu, dìm đi.
5. (Danh) Nhà. ◎ Như: "chánh tẩm" nhà chính (chỗ để làm việc), "nội tẩm" nhà trong (chỗ để nghỉ ngơi, buồng ngủ).
6. (Danh) Mồ của vua. ◎ Như: "lăng tẩm" mồ mả của vua. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hựu sai Lã Bố phát quật tiên hoàng cập hậu phi lăng tẩm, thủ kì kim bảo" , (Đệ lục hồi) (Đổng Trác) lại sai Lã Bố khai quật những lăng mộ tiên hoàng, hậu phi để lấy vàng bạc châu báu.
7. (Danh) Chỗ giữ mũ áo tổ tiên. Phiếm chỉ tông miếu.
8. (Tính) Dáng nằm. ◇ Tuân Tử : "Kiến tẩm thạch dĩ vi phục hổ dã" (Giải tế ) Thấy đá nằm lấy là hổ phục.
9. (Tính) Tướng mạo xấu xí. ◇ Sử Kí : "Vũ An giả, mạo tẩm, sanh quý thậm" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vũ An, người xấu tướng, sinh ra rất quý (lọt lòng đã là người trong quốc thích).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngủ.
② Nhà, trong nhà chỗ để làm việc gọi là chánh tẩm , chỗ để nghỉ ngơi gọi là nội tẩm .
③ Lăng tẩm, chỗ mồ mả nhà vua gọi là lăng tẩm .
④ Thôi, nghỉ. Như kì sự dĩ tẩm thửa việc đã thôi hết. Toại tẩm kì nghị bèn bỏ thửa điều đã bàn.
⑤ Hủn hoãn, ngắn ngủi, thấp bé, tả cái dáng bộ người xấu xí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngủ: Quên ăn quên ngủ;
② Nhà: Nhà chính (chỗ để làm việc trong nhà); Nhà trong (chỗ để nghỉ ngơi trong nhà);
③ Buồng ngủ: Đi ngủ;
④ Lăng tẩm (mồ mả của vua chúa);
⑤ (văn) Ngừng, dừng, thôi, nghỉ, bỏ, đình lại: Việc này đã đình lại; Bèn bỏ điều đã bàn;
⑥ Xấu xí: Mặt mũi xấu xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tẩm .

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. Đất hiểm yếu. ◇ Bắc Tề Thư : "Hưng Hòa mạt, Cao Tổ công Ngọc Bích hoàn, dĩ Tấn Châu tây nam trọng yếu, lưu Thanh Hà Công, Nhạc vi hành đài trấn thủ, dĩ (Nhậm) Trụ lệ chi" , , 西, , (Nhậm Trụ truyện ).
2. Quan trọng, chủ yếu. ◇ Ba Kim : "Tha bất thị Khổng giáo hội lí đích trọng yếu phần tử ma?" ? (Gia , Nhị lục).
tội
zuì ㄗㄨㄟˋ

tội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tội lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗi lầm. ◎ Như: "tương công thục tội" đem công chuộc lỗi. ◇ Sử Kí : "Thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đây là trời bỏ ta, chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.
2. (Danh) Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ ngã hồi kinh vấn tội" (Đệ nhất hồi ) Bắt ta về kinh hỏi tội.
3. (Danh) Nỗi khổ. ◎ Như: "bài tội" chịu khổ, "thụ bất liễu giá cá tội" chịu không nổi cái ách đó.
4. (Danh) Hình phạt. ◇ Sử Kí : "Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội" , (Cao Tổ bản kỉ ) Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì chịu hình phạt.
5. (Động) Lên án, trách cứ. ◎ Như: "quái tội" quở trách. ◇ Tả truyện : "Vũ, Thang tội kỉ" , (Trang Công thập nhất niên ) Vua Vũ, vua Thang tự trách lỗi mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội lỗi. Làm phạm phép luật phải phạt gọi là tội.
② Làm quan tự nói nhún mình là đãi tội , nghĩa là tự nói nhún mình là tài không xứng ngôi vậy.
③ Lỗi lầm.
④ Làm lầm, làm bậy khiến cho người ta giận gọi là đắc tội , tự nhận lỗi mình gọi là tạ tội .
④ Người ta lầm lỗi mình tự cho là vì mình không biết răn bảo cũng gọi là tội. Các vua ngày xưa ban chiếu tự nhận là có lỗi với dân gọi là tội kỉ chiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, tội lỗi: Xử tội; Tội chết; Lập công chuộc tội;
② Cái khổ: Chịu khổ; Tôi không chịu (cái tội, cái nợ) như thế được;
③ Lỗi: Đổ lỗi cho người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm trái với pháp luật — Tiếng nhà Phật, chỉ việc làm ác, bị quả báo xấu. Đoạn trường tân thanh : » Thân sau ai chịu tội trời ấy cho « — Ta còn hiểu là lỗi nặng. Truyện Nhị độ mai : » Công nào chưa thấy, tội đà đến ngay «.

Từ ghép 41

Từ điển trích dẫn

1. Trống và mái, đực và cái. ◇ Tấn Thư : "Nhân gia văn địa trung hữu khuyển tử thanh, quật chi. Đắc thư hùng các nhất" , . (Ngũ hành chí trung ).
2. Nam và nữ (tính), trai và gái. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu dựng phụ thống cấp dục sản, chư nữ bạn trương quần vi ác, la thủ chi, đãn văn nhi đề, bất hạ vấn thư hùng" , , , , (Kim hòa thượng ) Có người đàn bà mang thai đau bụng sắp đẻ, chị em bạn kéo xiêm giăng quanh làm màn che, nghe tiếng trẻ khóc cũng không bận hỏi là trai hay gái.
3. Phiếm chỉ sự vật ngang bậc.
4. Tỉ dụ hơn thua, thắng phụ, mạnh yếu, cao thấp.
5. Cạnh tranh, giành lấy thắng lợi.
6. Hòa hợp, thuận ứng. ◇ Hoài Nam Tử : "Thông thể ư thiên địa, đồng tinh ư âm dương, nhất hòa ư tứ thì, minh chiếu ư nhật nguyệt, dữ tạo hóa giả tương thư hùng" , , , , (Bổn kinh ).
7. Ý nói sự vật to nhỏ không đều. ◇ Kim Bình Mai : "Lưỡng mục thư hùng, tất chủ phú nhi đa trá" , (Đệ nhị thập cửu hồi) (Tướng ngài) hai mắt to nhỏ không đều, thì (có lộc) làm chủ giàu lớn nhưng nhiều mánh lới gian trá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống và mái. Chỉ sự thua được, mất còn dứt khoát.
ấn
yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. in ấn
2. cái ấn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con dấu (khắc bằng gỗ, kim loại, đá). § Phép nhà Thanh định, con dấu của các quan thân vương trở lên gọi là "bảo" , từ quận vương trở xuống gọi là "ấn" , của các quan nhỏ gọi là "kiêm kí" , của các quan khâm sai gọi là "quan phòng" , của người thường dùng gọi là "đồ chương" hay là "tư ấn" .
2. (Danh) Dấu, vết. ◎ Như: "cước ấn" vết chân, "thủ ấn" dấu tay.
3. (Danh) Tên tắt của "Ấn Độ" . ◎ Như: "Trung Ấn điều ước" điều ước thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
4. (Danh) Họ "Ấn".
5. (Động) Để lại dấu tích trên vật thể. ◎ Như: "ấn thượng chỉ văn" lăn dấu tay, "thâm thâm ấn tại não tử lí" in sâu trong trí nhớ.
6. (Động) In. ◎ Như: "ấn thư" in sách, "bài ấn" sắp chữ đưa in.
7. (Động) Phù hợp. ◎ Như: "tâm tâm tương ấn" tâm đầu ý hợp, "hỗ tương ấn chứng" nhân cái nọ biết cái kia.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ấn (con dấu). Phép nhà Thanh định, ấn của các quan thân vương trở lên gọi là bảo , từ quận vương trở xuống gọi là ấn , của các quan nhỏ gọi là kiêm kí , của các quan khâm sai gọi là quan phòng , của người thường dùng gọi là đồ chương hay là tư ấn .
② In. Khắc chữ in chữ gọi là ấn, cái đồ dùng in báo in sách gọi là ấn loát khí .
③ Như in vào, cái gì còn có dấu dính vào vật khác đều gọi là ấn. Hai bên hợp ý cùng lòng gọi là tâm tâm tương ấn , nhân cái nọ biết cái kia gọi là hỗ tương ấn chứng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) dấu: Đóng dấu;
② Dấu (vết): Vết chân;
③ In: In sách; In sâu trong trí nhớ;
④ Hợp: Tâm đầu ý hợp;
⑤ [Yìn] (Họ) Ấn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con dấu. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — in vết vào đâu — Họ người. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — In vết vào đâu — Họ người.

Từ ghép 41

Từ điển trích dẫn

1. Không đến phải, không có. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhữ Xuyên Trung bất hội siểm nịnh, ngô Trung Nguyên khởi hữu siểm nịnh giả hồ?" , (Đệ lục thập hồi) Ngươi bảo nước Thục không có người siểm nịnh, thế ở Trung Nguyên ta có kẻ siểm nịnh à?
2. Không tiếp kiến, không gặp mặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sở hữu hạ tiết lai đích thân hữu nhất khái bất hội, chỉ hòa Tiết di ma, Lí thẩm nhị nhân thuyết thoại thủ tiện" , , 便 (Đệ ngũ tam hồi) Bạn bè đến mừng tết đều không tiếp, chỉ ngồi nói chuyện với Tiết phu nhân và thím Lý mà thôi.
3. Không thể, không có khả năng, không biết. ◎ Như: "giá hài tử đáo hiện hoàn bất hội thuyết thoại, chân lệnh nhân đam tâm" , .
4. Không. § Dùng như "bất" . ◎ Như: "ngã tuyệt bất hội cáo tố nhĩ tha đích khứ xứ" .
thế
shì ㄕˋ

thế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thế lực
2. tình hình, tình thế
3. hột dái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quyền lực. ◎ Như: "hữu tiền hữu thế" có tiền có thế, "trượng thế khi nhân" ỷ có quyền lực lấn ép người khác.
2. (Danh) Sức mạnh, uy lực. ◎ Như: "hỏa thế" sức mạnh của lửa, "thủy thế" sức của nước, "phong thế" sức của gió.
3. (Danh) Trạng thái của động tác. ◎ Như: "thủ thế" dáng cách dùng tay biểu đạt ý tứ, cũng chỉ thủ pháp đánh đàn, "tư thế" 姿 dáng điệu.
4. (Danh) Hình mạo. ◎ Như: "sơn thế tranh vanh" thế núi chót vót, "địa thế bình thản" thế đất bằng phẳng.
5. (Danh) Tình hình, trạng huống. ◎ Như: "thì thế" tình hình hiện tại, "cục thế" cục diện.
6. (Danh) Cơ hội. ◇ Mạnh Tử : "Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế" , (Công Tôn Sửu thượng ) Tuy có trí tuệ, không bằng thừa cơ hội.
7. (Danh) Bộ sinh dục giống đực, hạt dái. ◎ Như: "cát thế" thiến (hình phạt thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thế, chỉ về cái sức hành động, như hỏa thế thế lửa, thủy thế thế nước. Tả cái hình trạng sự hành động gì cũng gọi là thế, như trận thế thế trận, tư thế 姿 dáng bộ, v.v.
② Thế lực, như uy thế oai thế, thanh thế , trượng thế cậy thế, v.v.
③ Hình thế hơn cả, như sơn thế tranh vanh thế núi chót vót, địa thế bình thản thế đất bằng phẳng, v.v.
④ Cái hạt dái. Một thứ hình thiến, đời xưa con giai phải cắt hạt dái gọi là cát thế . Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thế, quyền, sức: Cậy thế nạt người; Có của có thế; Sức nước;
② Tình hình, hình dạng, thế: Địa thế; Thế núi chót vót; Hình thế, tình thế, tình hình; 姿 Tư thế; Thời thế;
③ Bộ sinh dục giống đực, hòn dái: Hình phạt thiến dái (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái quyền lực mạnh mẽ. Td: Quyền thế — Hình dạng. Td: Địa thế — Hòn dái đàn ông — Cái cách bày ra ngoài. Td: Thế trận. Đoạn trường tân thanh : » Thế công Từ mới giở ra thế hàng «.

Từ ghép 36

mạt
mā ㄇㄚ, mǒ ㄇㄛˇ, mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bôi, xoa
2. trát
3. vòng qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xóa, bôi bỏ. ◎ Như: "đồ mạt" bôi xóa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc bất đãi Tương Vân động thủ, tiện đại tương Tương tự mạt liễu, cải liễu nhất cá Hà tự" , 便, (Đệ tam thập bát hồi) Bảo Ngọc không chờ Tương Vân động bút, liền đi xóa ngay chữ Tương, đổi là chữ Hà.
2. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "mạt trác tử" lau bàn, "mạt nhãn lệ" lau nước mắt.
3. (Động) Xoa, thoa, bôi. ◎ Như: "mạt dược" bôi thuốc, "mạt phấn" thoa phấn. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều diễm lệ như nhau.
4. (Động) Chơi đánh bài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất thì cật quá phạn, Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị mạt cốt bài" , , , (Đệ thất hồi) Một lúc, ăn cơm xong, bọn Vưu thị, Phượng Thư, Tần thị chơi đánh bài.
5. (Động) Trừ khử, quét sạch. ◎ Như: "mạt sát" xóa sạch hết, sổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết phẩm cách của người khác.
6. (Động) Cắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả đái đích tiểu đao tử vãng bột tử lí nhất mạt, dã tựu mạt tử liễu" , (Đệ cửu thập nhị hồi) Cầm con dao nhỏ cắt cổ họng một cái, chết tươi.
7. (Động) Sụp xuống, sệ xuống. ◎ Như: "mạt kiểm" sầm mặt.
8. (Động) Nhìn, liếc. ◇ Tây du kí 西: "Na quái cấp hồi đầu, mạt liễu tha nhất nhãn" , (Đệ tam thập tam hồi) Con yêu quái vội quay đầu, liếc mắt nhìn một cái.
9. (Động) Trát (vữa, hồ, ...). ◎ Như: "mạt tường" trát tường, "mạt hôi" trát tro.
10. (Động) Vòng qua. ◎ Như: "quải loan mạt giác" quanh co vòng vèo (nói năng hoặc làm việc không trực tiếp, không rõ ràng, không nhanh chóng).
11. (Động) Gảy đàn ngón trỏ hướng vào trong (một lối gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bôi xoa. Bôi nhằng nhịt gọi là đồ , bôi một vạch thẳng xuống gọi là mạt .
② Lau.
③ Quét sạch, như mạt sát xóa toẹt hết, xổ toẹt, dùng lời nói ác nghiệt làm cho mất hết tư cách phẩm cách của người đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lau, chùi: Lau bàn;
② Vuốt: Vuốt cái mũ xuống. Xem [mô], [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trát (vữa): Trát tường;
② Vòng quanh: Nói vòng quanh. Xem [ma], [mô].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xoa, thoa, bôi, phết: Xoa phấn; Bôi ít thuốc cao; Ánh trăng phết một màu sáng bạc lên bức tường màu xám;
② Lau, chùi, quệt: Lau nước mắt;
③ Xóa, bỏ, quét sạch: Bỏ số lẻ; Xóa bỏ dòng chữ này đi. Xem [ma], [mò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoa, Thoa — Chùi đi — Che đậy.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.