tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

khố
kù ㄎㄨˋ

khố

phồn thể

Từ điển phổ thông

kho chứa đồ vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kho, chỗ chứa đồ. ◎ Như: "thư khố" kho trữ sách. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
2. (Danh) Chỗ chứa binh khí. ◎ Như: "hỏa dược khố" kho thuốc nổ, "quân giới khố" kho khí giới.
3. (Danh) Họ "Khố".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kho. Chỗ để chứa đồ binh khí của nhà nước. Chỗ để đồ cũng gọi là khố.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho: Vào kho, nhập kho; Kho lương thực;
② [Kù] (Họ) Khố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi cất giữ xe cộ và binh khí — Nhà kho, cất giữ tiền của đồ đạc. Td: Ngân khố ( kho bạc ).

Từ ghép 16

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Còn cất trong kho, hiện còn trong kho. Ta vẫn nói là tồn kho.
sảng, thương, thảng, xương
cāng ㄘㄤ

sảng

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thối chí, nản lòng — Một âm khác là Thương. Xem Thương.

thương

phồn thể

Từ điển phổ thông

kho, vựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ để tồn trữ các loại cốc. ◎ Như: "mễ thương" đụn thóc gạo.
2. (Danh) Kho, vựa. ◎ Như: "hóa thương" kho hàng, "diêm thương" vựa muối. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Kì chư thương khố, tất giai doanh dật" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Các kho vựa của người ấy, thảy đều đầy tràn.
3. (Danh) Khoang thuyền. § Thông "thương" .
4. (Danh) Họ "Thương". ◎ Như: "Thương Cát" .
5. (Tính) Xanh. § Thông "thương" . ◇ Lễ Kí : "Giá thương long, tái thanh kì" , (Nguyệt lệnh ) Cưỡi rồng xanh, mang cờ lam.
6. Một âm là "thảng". (Phó) § Xem "thảng thốt" .
7. (Phó) § Xem "thảng hoàng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bịch đựng thóc.
② Một âm là thảng. Như thảng thốt vội vàng hấp tấp.
③ Có khi dùng như chữ thương , như thương hải bể xanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho, vựa: Kho lúa, vựa thóc; 滿 Lương thực đầy kho;
② (văn) Xanh (dùng như , bộ ): Biển xanh;
③ [Cang] (Họ) Thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho lúa — Cái kho chứa — Lòng thuyền.

Từ ghép 2

thảng

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: thảng thốt )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ để tồn trữ các loại cốc. ◎ Như: "mễ thương" đụn thóc gạo.
2. (Danh) Kho, vựa. ◎ Như: "hóa thương" kho hàng, "diêm thương" vựa muối. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Kì chư thương khố, tất giai doanh dật" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Các kho vựa của người ấy, thảy đều đầy tràn.
3. (Danh) Khoang thuyền. § Thông "thương" .
4. (Danh) Họ "Thương". ◎ Như: "Thương Cát" .
5. (Tính) Xanh. § Thông "thương" . ◇ Lễ Kí : "Giá thương long, tái thanh kì" , (Nguyệt lệnh ) Cưỡi rồng xanh, mang cờ lam.
6. Một âm là "thảng". (Phó) § Xem "thảng thốt" .
7. (Phó) § Xem "thảng hoàng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bịch đựng thóc.
② Một âm là thảng. Như thảng thốt vội vàng hấp tấp.
③ Có khi dùng như chữ thương , như thương hải bể xanh.

Từ ghép 3

xương

phồn thể

Từ điển phổ thông

kho, vựa
tàng, tạng
cáng ㄘㄤˊ, zāng ㄗㄤ, zàng ㄗㄤˋ

tàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa, trữ
2. giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩn núp, giấu: Nó núp sau cánh cửa; Chôn giấu;
② Cất, chứa cất: Cất giữ; Chứa cất vào kho Xem [zàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất dấu — Cất chứa — Một âm khác là Tạng. Xem Tạng.

Từ ghép 30

tạng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kho chứa đồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho, kho tàng: Kho tàng quý báu;
② Tạng (kinh): Kinh đại tạng;
③ [Zàng] Tây Tạng (gọi tắt): Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng;
④ [Zàng] Dân tộc Tạng: Đồng bào Tạng. Xem [cáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa — Như chưa Tạng — Kinh sách của Phật — Một âm là Tàng. Xem Tàng.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.