kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

hộc
hú ㄏㄨˊ

hộc

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái hộc đựng thóc
2. hộc (đơn vị đo, bằng 10 đấu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đong lường thời xưa. ◇ Trang Tử : "Vi chi đẩu hộc dĩ lượng chi, tắc tịnh dữ đẩu hộc nhi thiết chi" , (Khư khiếp ) Làm ra cái đấu cái hộc để đong lường, thì cũng lấy cái đấu cái hộc mà ăn cắp.
2. (Danh) Chỉ bồn chậu hình như cái hộc.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng thời xưa, mười "đẩu" (đấu) là một "hộc" .
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị đo sức giương cung.
5. (Danh) Họ "Hộc".
6. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "hộc chu" thuyền nhỏ.
7. (Động) Đong, lường.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hộc, mười đấu là một hộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Hộc (đồ đong lường thời xưa, bằng mười đấu, sau lại bằng năm đấu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một dụng cụ đo lường thời cổ, dùng để đong thóc gạo, bằng mười đấu.

Từ ghép 1

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tội, lỗi
2. mổ phanh thây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tội, vạ, lỗi lầm. ◎ Như: "vô cô" không tội, "tử hữu dư cô" chết chưa hết tội. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đào Cung Tổ nãi nhân nhân quân tử, bất ý thụ thử vô cô chi oan" , (Đệ thập nhất hồi) Đào Cung Tổ là người quân tử đức hạnh, không ngờ mắc phải cái oan vô tội vạ này. ◇ Cao Bá Quát : "Phiêu lưu nhữ hạt cô?" (Cái tử ) Nhà ngươi phiêu bạt như thế là bởi tội tình gì?
2. (Danh) Họ "Cô".
3. (Động) Làm trái ý, phật lòng, phụ lòng. ◎ Như: "cô phụ" phụ lòng. § Cũng viết là . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu thị giá dạng bãi liễu, biệt cô phụ liễu nhĩ đích tâm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Thế cũng được, không dám phụ lòng cậu.
4. (Động) Mổ phanh muông sinh để tế lễ.
5. (Động) Ngăn, cản.
6. (Phó) Ắt phải. ◇ Hán Thư : "Tẩy, khiết dã, ngôn dương khí tẩy vật cô khiết chi dã" , , ( Luật lịch chí ) Rửa, làm cho sạch vậy, ý nói ánh sáng rửa vật ắt phải sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội. Như vô cô không tội.
② Cô phụ phụ lòng.
③ Mổ phanh muôn sinh.
④ Ngăn, cản.
⑤ Ắt phải.
⑥ Họ Cô.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, vạ: Vô tội, không có tội; Chết chưa đền hết tội;
② (văn) Phụ. 【】cô phụ [gufù] Phụ, phụ lòng. Cv. ;
③ [Gu] (Họ) Cô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tội lỗi — Dùng như chữ Cô .

Từ ghép 6

cấp
jí ㄐㄧˊ

cấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội vàng, kíp, nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sốt ruột, nóng ruột. ◎ Như: "tha cấp trước yêu tẩu" anh ấy sốt ruột đòi đi ngay.
2. (Tính) Gấp, vội. ◎ Như: "cấp sự" việc khẩn.
3. (Tính) Nóng nảy, hấp tấp. ◎ Như: "tính tình biển cấp" tính tình nóng nảy.
4. (Tính) Mạnh, xiết. ◎ Như: "cấp bệnh" bệnh nguy kịch, "cấp lưu" dòng nước chảy xiết.
5. (Động) Vội vàng.
6. (Động) Làm cho sốt ruột. ◎ Như: "chân cấp nhân" thật làm cho người ta sốt ruột.
7. (Động) Sốt sắng. ◎ Như: "cấp công hảo nghĩa" sốt sắng làm việc nghĩa, "cấp nhân chi nan" sốt sắng cứu người bị nạn.
8. (Phó) Mau, ngay. ◇ Sử Kí : "Giang Đông dĩ định, cấp dẫn binh tây kích Tần" , 西 (Hạng Vũ bổn kỉ ) Giang Đông đã định yên, mau dẫn binh đánh Tần ở phía tây.
9. (Danh) Việc nguy ngập, tình hình nghiêm trọng. ◎ Như: "cáo cấp" báo tình hình nguy ngập, "cứu cấp" cứu nạn nguy khẩn.

Từ điển Thiều Chửu

① Kíp, như khẩn cấp , nguy cấp , v.v. Phàm cái gí muốn cho chóng đều gọi là cấp, như cáo cấp .
② Nóng nảy, như tính tình biển cấp tính tình hẹp hòi nóng nảy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sốt ruột, nóng ruột: Anh ấy sốt ruột đòi đi ngay;
② Hấp tấp, nóng nảy: Tính hấp tấp (nóng nảy); Tôi chỉ nói có vài câu mà anh ấy đã nóng nảy; Đừng có nóng vội, cứ thong thả đi đã;
③ Vội, gấp, kíp, ngay, lập tức, mau: Vội vàng; Cần giải quyết gấp; Việc không gấp (vội) lắm; Tiếng súng bắn rất rát; Việc gấp, việc cần kíp; ! Có khách vào nhà, mau hạ rèm xuống! (Tưởng Phòng: Hoắc Tiểu Ngọc truyện); 西 Giang Đông đã định yên, mau dẫn binh đánh Tần ở phía tây (Sử kí). 【】cấp cấp [jíjí] (văn) Mau mau, vội: Vội khóa cửa lại (Tưởng Phòng: Hoắc Tiểu Ngọc truyện);
④ Nhanh, xiết: Nước chảy rất xiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút — Khẩn thiết — Mau chóng. Khốn khổ — Co rút lại. Rút ngắn.

Từ ghép 36

mó ㄇㄛˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mưu đã định sẵn
2. tiến hành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưu lược, kế hoạch. ◎ Như: "viễn mô" mưu định sâu xa.
2. (Danh) Họ "Mô".
3. (Động) Không. ◇ Nam Đường Thư : "Việt nhân mô tín, vị khả tốc tiến" , (Tra Văn Huy truyện ) Người Việt không tin, chưa thể tiến nhanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu đã định hẳn rồi gọi là mô. Như viễn mô mưu định sâu xa.
② Mưu làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kế hoạch, sách lược, mưu mô đã định: Kế hoạch lớn lao; Mưu định sâu xa;
② (văn) Mưu tính (làm việc gì).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt mưu kế. Cũng nói Mưu mô — Không. Td: Mô tín ( Không có niềm tin ).

Từ ghép 1

hịch
xí ㄒㄧˊ

hịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chiếu hịch, lời kêu gọi dân chúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bài văn của vua quan dùng để kêu gọi, hiểu dụ tướng sĩ, nhân dân. ◎ Như: "vũ hịch" hịch khẩn cấp (viết vào mảnh ván cắm lông gà). ◇ Sử Kí : "Kim đại vương cử nhi đông, Tam Tần khả truyền hịch nhi định dã" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nay đại vương cất quân sang Đông, có thể truyền hịch mà bình định được Tam Tần. ◇ Nguyễn Du : "Vũ hịch cấp phát như phi tinh" (Trở binh hành ) Hịch lệnh cấp tốc như sao bay.
2. (Động) Dùng hịch để thông báo, ra lệnh. ◇ Liêu trai chí dị : "Ư thị cấp hịch thuộc quan, thiết pháp bổ giải cật" , (Vương giả ) Sau đó vội vàng ra lệnh cho thuộc quan tìm cách bù vào tiền đã mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời hịch, lời văn của các quan đòi hỏi, hiểu dụ hay trách cứ dân gọi là hịch, có việc cần kíp thì viết vào mảnh ván cắm lông gà vào gọi là vũ hịch để to cho biết là sự cần kíp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Bài) hịch;
② Dùng bài hịch để kêu gọi hoặc lên án: Bài kêu gọi các tướng sĩ (của Trần Quốc Tuấn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây không có cành — Lời kêu gọi quân lính hoặc dân chúng. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh. « Cũng gọi là Hịch văn.

Từ ghép 5

phi
fēi ㄈㄟ

phi

phồn thể

Từ điển phổ thông

bay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bay (bằng cánh như chim). ◇ Vương Bột : "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" , (Đằng Vương Các tự ) Ráng chiều với cánh vịt trời đơn chiếc cùng bay, nước thu trộn lẫn bầu trời dài một sắc.
2. (Động) Bay bổng, phất phơ, lung lay. ◇ Hàn Dực : "Xuân thành vô xứ bất phi hoa" (Hàn thực ) Thành xuân không nơi nào là không có hoa bay.
3. (Động) Tán phát. ◇ Văn tuyển : "Nguyệt thướng hiên nhi phi quang" (Giang yêm ) Trăng lên hiên cửa, trải rộng ánh sáng.
4. (Tính) Nhanh (như bay). ◎ Như: "phi bộc" thác nước chảy xiết từ trên cao. ◇ Lí Bạch : "Phi lưu trực hạ tam thiên xích, Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên" , (Vọng Lô san bộc bố thủy ) Dòng nước chảy bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tựa như sông Ngân rớt từ chín tầng trời.
5. (Tính) Không có căn cứ, không đâu. ◎ Như: "phi ngữ" lời đồn đãi không căn cứ, "phi thư" thơ giấu không kí tên, "phi ngữ" lời phỉ báng.
6. (Tính) Bất ngờ. ◎ Như: "phi họa" họa bất ngờ.
7. (Tính) Cao vút từng không. ◇ Trương Chánh Kiến : "Phi đống lâm hoàng hạc, Cao song độ bạch vân" , (Lâm cao đài ) Cột vút không trung hạc vàng đến, Cửa sổ cao mây trắng đậu.
8. (Phó) Gấp, kíp, mau lẹ. ◎ Như: "phi báo" báo cấp tốc, "phi bôn" chạy nhanh.
9. (Danh) Tiếng bổng, tiếng cao. ◇ Văn tâm điêu long : "Phàm thanh hữu phi trầm" (Thanh luật ) Âm thanh có tiếng cao tiếng thấp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bay. Loài chim và loài sậu cất cánh bay cao gọi là phi.
② Nhanh như bay. Như phi báo báo nhanh như bay, kíp báo.
③ Lời nói không có căn cứ. Như cái thơ giấu không kí tên gọi là phi thư , lời nói phỉ báng gọi là phi ngữ , v.v.
④ Tiếng bổng.
⑤ Cao, nói ví dụ như sự cao.
⑥ Phi, phép chế thuốc hoặc dùng lửa đốt hoặc dùng nước gạn cho sạch gọi là phi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bay: Chim bay; Cát bay đá chạy;
② Như bay, rất nhanh: Chạy như bay; Vật giá lên vùn vụt;
③ (kht) Bay hơi: Đậy nắp lọ lại, kẻo bay mất mùi thơm;
④ Không đâu, ở đâu đâu, không ngờ, bất ngờ: Tai nạn bất ngờ; Bức thư không đề tên tác giả; Lời nói phỉ báng;
⑤ (văn) Cao;
⑥ Phi (một công đoạn trong việc bào chế thuốc bắc, dùng lửa đốt cho khô hoặc dùng nước gạn cho sạch).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chim bay — Bay lên — Bay đi — Thình lình mà đến. Khi không mà đến, không rõ nguyên lai — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phi.

Từ ghép 43

dê, giai
jiē ㄐㄧㄝ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vui vẻ

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng vui vẻ, như cổ chung dê dê chuông trống vui hòa (nhịp nhàng).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tiếng vui hòa. 【】dê dê [jiejie]
① (văn) Ngân nga, rập rình, xập xình, êm tai: Chuông trống ngân nga, chuông trống vui hòa (nhịp nhàng);
② Te te, ó o, líu lo (chỉ tiếng chim hót, gà gáy): Gà gáy te te.

giai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) (1) Tiếng chuông trống hài hòa. ◇ Thi Kinh : "Cổ chung giai giai" (Tiểu nhã , Cổ chung ) Chuông trống vui hòa, nhịp nhàng. (2) Véo von, te te, líu lo (tiếng chim). ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc, Kì minh giai giai" , , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây, Tiếng hót véo von.
2. (Tính) Nhanh lẹ, cấp tốc. ◇ Thi Kinh : "Bắc phong kì giai, Vũ tuyết kì phi" , (Bội phong , Bắc phong ) Gió bấc nhanh gấp, Mưa tuyết lả tả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tiếng vui hòa. 【】dê dê [jiejie]
① (văn) Ngân nga, rập rình, xập xình, êm tai: Chuông trống ngân nga, chuông trống vui hòa (nhịp nhàng);
② Te te, ó o, líu lo (chỉ tiếng chim hót, gà gáy): Gà gáy te te.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cực mau lẹ — Tiếng chim kêu. Cũng nói là Giai giai.
thấu, tốc
sòu ㄙㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ho có đờm
2. mút

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ho (có đờm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt thính đắc song ngoại hữu nữ tử thấu thanh" (Đệ nhất hồi) Chợt nghe ngoài cửa sổ có tiếng người con gái ho.
2. (Động Mút, hút. ◇ Hán Thư : "Văn Đế thường bệnh ung, Đặng Thông thường vị thượng thấu duyện chi" , (Đặng Thông truyện ) Văn Đế từng có bệnh nhọt, Đặng Thông hút mút nhọt cho vua.
3. (Động) Súc miệng. § Thông "thấu" . ◇ Sử Kí : "... Khổ sâm thang, nhật thấu tam thăng, xuất nhập ngũ lục nhật, bệnh dĩ" ... , , (Biển Thước Thương Công truyện ) ... Lấy thang sâm đắng, mỗi ngày súc miệng ba thăng, khoảng năm sáu ngày, bệnh khỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ho nhổ (ho có đờm).
② Mút.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ho khạc (có đờm);
② (văn) Mút.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ho ( bệnh về hô hấp bất thường ).

Từ ghép 1

tốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng miệng méo xệch khi trúng gió — Một âm là Thấu. Xem Thấu.
bát
bō ㄅㄛ, fá ㄈㄚˊ

bát

giản thể

Từ điển phổ thông

đẩy, cậy

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khêu, cạy, nạy, quay, vặn, nhể, lể: Khêu (bấc) đèn; Cạy cửa, nạy cửa; Quay điện thoại; Vặn kim đồng hồ; Lấy kim nhể (lễ) cái gai trên tay ra;
② Bỏ ra, đưa ra, rút ra, chỉ ra, phát cho, cấp cho.【】 bát khoản [bokuăn] a. Chi một khoản tiền, bỏ ra một số tiền, cấp kinh phí, chi ngân sách, chuẩn chi: Ủy ban chuẩn chi; b. Khoản tiền chi, ngân sách chi, kinh phí: Ngân sách quân sự; Phần chi của ngân sách là khoản chi của nhà nước;
③ Quay, quay hướng, xoay lại, chuyển lại, xoay chuyển: Quay đầu ngựa lại, quay ngựa; Chuyển loạn thành chánh;
④ (văn) Trừ sạch, đánh tan: Trừ sạch mây mù;
⑤ (văn) Gảy đàn;
⑥ (văn) Tốc lên;
⑦ (văn) Miếng gảy đàn, phím đàn, miếng khảy (thường làm bằng móng tay giả);
⑧ Tốp, toán, đám, nhóm, đợt: Chia làm hai tốp đi vào hội trường.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.