thân
shēn ㄕㄣ

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. duỗi ra
2. bày tỏ, kể rõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Duỗi, thò, thè. ◎ Như: "dẫn thân" kéo duỗi ra, "thân thủ" thò tay. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá giảo chỉ thân thiệt" (Đệ tam hồi) Con nào con nấy cắn ngón tay thè lưỡi.
2. (Động) Bày tỏ, kể rõ ra. § Thông "thân" . ◎ Như: "thân oan" minh oan. ◇ Lí Bạch : "Bất hữu giai tác, hà thân nhã hoài?" , ? (Xuân dạ yến tòng đệ đào lí viên tự ) Nếu chẳng có văn hay, Sao diễn tả được lòng nhã?
3. (Động) Làm cho hết nghiêng lệch cong queo, làm cho ngay thẳng. ◇ Tống sử : "Tiểu sự thượng bất đắc thân, huống đại sự hồ?" , (Hàn Giáng truyện ) Việc nhỏ còn chưa làm cho ngay được, huống chi là chuyện lớn?
4. (Tính) Vui hòa.
5. (Danh) Họ "Thân".

Từ điển Thiều Chửu

① Duỗi, như dẫn thân kéo duỗi ra.
② Làm cho phải lẽ, như thân oan gỡ cho kẻ oan được tỏ lẽ thẳng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duỗi, ruỗi, thò, xòe, le, thè: Le lưỡi; Duỗi chân; Thò tay; Xòe bàn tay ra;
② Trình bày: Khiếu nại, minh oan;
③ Rửa hận. Như [shenyuan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Duỗi ra — Suy rộng ra — Làm cho rõ ra.

Từ ghép 8

chiêu, thiều
zhāo ㄓㄠ

chiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng sủa, rõ rệt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng sủa.
2. (Tính) Rõ rệt. ◎ Như: "chiêu chương" rõ rệt, "thiên lí chiêu chiêu" lẽ trời rành rành.
3. (Động) Tỏ rõ, làm sáng tỏ, hiển dương. ◎ Như: "chiêu tuyết" làm tỏ rõ nỗi oan, minh oan. ◇ Tả truyện : "Dĩ chiêu Chu công chi minh đức" (Định công tứ niên ) Để sáng tỏ minh đức Chu công.
4. (Danh) Ánh sáng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mục chi kiến dã tạ ư chiêu, tâm chi tri dã tạ ư lí" , (Thẩm phân lãm , Nhậm số ) Mắt thấy được là nhờ ở ánh sáng, tâm biết được là nhờ ở lí.
5. (Danh) Hàng "chiêu". § Trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, các đời thứ hai, tư và sáu thờ bên trái, gọi là hàng "chiêu" , các đời thứ ba, năm và bảy thờ bên phải gọi là hàng "mục" .
6. (Danh) Họ "Chiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng sủa, rõ rệt, như chiêu chương rõ rệt.
② Bộc bạch cho tỏ rõ ra, như chiêu tuyết bộc bạch nỗi oan của người ta ra cho mọi người đều biết.
③ Hàng chiêu, trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, ở bên trái là bệ thờ hàng chiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sáng sủa;
② Rõ rệt: Rõ rệt;
③ Bộc bạch: Bộc bạch nỗi oan;
④ [Zhao] (Họ) Chiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Làm cho sáng tỏ, rõ ràng.

Từ ghép 7

thiều

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Nguyễn Gia Thiều, 1741-1798, người làng Liễu ngạn, phủ Thuận thành tỉnh Bắc Ninh, con của Đạt Vũ Hầu Nguyễn Gia Cư và công chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Ông lần lượt giữ các chức Hiệu úy, Chỉ huy Thiêm sự, Tổng binh, Lưu thủ xứ Hưng hóa. Tuy dòng dõi quyền quý, nhưng ông không thích lợi danh, thường xin nghỉ về nhà để nghiên cứu tư tưởng Phật, Lão. Tác phẩm Hán văn có Ôn Như thi tập ( vì ông được phong tước Ôn Như Hầu ). Thơ Nôm có Tây hồ thi tập, Tứ trai thi tập, đặc biệt là cuốn Cung oán ngâm khúc — Xem Chiêu.
tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả: "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, luật lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bình đựng rượu có cạnh. ◇ Luận Ngữ : "Cô bất cô, cô tai, cô tai" , , (Ung dã ) Cái cô mà không có cạnh góc thì sao gọi là cái cô! Sao gọi là cái cô! § Ghi chú: Cô vốn là cái bình đựng rượu có cạnh góc. Tới đời Khổng Tử, người ta biến đổi nó, bỏ cạnh góc đi, nhưng vẫn giữ tên cũ. Khổng Tử chỉ trích thói đương thời hữu danh vô thực, nhất là trong chính trị.
2. (Danh) Góc. ◎ Như: "lục cô" sáu góc.
3. (Danh) Hình vuông. ◇ Sử Kí : "Phá cô vi viên" (Khốc lại truyện ) Đổi vuông làm tròn.
4. (Danh) Thẻ tre, ngày xưa dùng để viết chữ. § Vì thế nên người nào khinh suất viết lách (viết bậy không nghĩ) gọi là "suất nhĩ thao cô" .
5. (Danh) Chuôi gươm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bình đựng rượu có cạnh.
② Góc. Như lục cô sáu góc.
③ Vuông. Như phá cô vi viên đổi vuông làm tròn, ý nói không cố chấp vậy.
④ Cái thẻ tre, ngày xưa dùng để viết chữ. Vì thế nên người nào khinh suất viết lách (viết bậy không nghĩ) gọi là suất nhĩ thao cô .
⑤ Chuôi gươm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bình đựng rượu có góc cạnh (thời xưa);
② Góc: Sáu góc;
③ Hình vuông: Bỏ vuông làm tròn, bỏ chín làm mười, không cố chấp;
④ Thẻ tre (thời xưa dùng để viết): Viết lách ẩu tả;
⑤ Quy tắc, phép tắc;
⑥ Thư từ, giấy má, tài liệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bầu rượu — Góc cạnh, chỗ hai mái nhà giáp nhau.
chiên
zhān ㄓㄢ

chiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái cờ cán cong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cờ cán cong. § Cũng viết là .
2. (Danh) Phiếm chỉ cờ, tinh kì. ◇ Lí Bạch : "Biệt mộng nhiễu tinh chiên" (Tặng tuyên thành vũ văn thái thú ) Giấc mơ lúc chia tay còn quấn quýt trên những lá cờ.
3. (Danh) Dạ (dệt bằng lông thú). § Thông "chiên" .
4. (Trợ) Do hai chữ "chi" và "yên" đọc liền nhau thành: ấy đó, vậy thay. ◇ Thi Kinh : "Thượng thận chiên tai, Do lai vô chỉ" , (Ngụy phong , Trắc hỗ ) Mong nó cẩn thận vậy thay, Để còn trở về, đừng ở lại chỗ đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cờ cán cong, cũng gọi là .
② Ấy, đấy, dùng làm tiếng đệm, như thượng thận chiên tai ngõ hầu cẩn thận đấy vậy thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cờ cán cong màu đỏ;
② Ấy, đấy (trợ từ, dùng như , bộ 丿, hoặc , bộ ):! Hãy cẩn thận vậy thay! (Thi Kinh); Ban đầu, Ngu Thúc có viên ngọc, Ngu Công xin viên ngọc ấy, Ngu Thúc không cho (Tả truyện);
③ Giạ (dùng như , bộ );
④ [Zhan] (Họ) Chiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cán cong của cây cờ — Tên một loại cờ có tua xung quanh — Dùng như chữ Chiên .

Từ ghép 2

trở
zhù ㄓㄨˋ, zǔ ㄗㄨˇ

trở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cản trở
2. hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hiểm yếu. ◎ Như: "hiểm trở" đất hiểm yếu.
2. (Danh) Chướng ngại. ◎ Như: "thông hành vô trở" đường đi không có chướng ngại.
3. (Động) Ngăn cách. ◎ Như: "trở cách" ngăn cách. ◇ Đỗ Phủ : "Yên trần trở trường hà" (Khiển hứng ) Khói bụi ngăn cách, sông thì dài.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận. ◎ Như: "át trở" ngăn cấm, "vi chi khí trở" làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại.
5. (Động) Từ chối, cự tuyệt. ◎ Như: "thôi tam trở tứ" nhiều lần từ chối. ◇ Thi Kinh : "Kí trở ngã đức, Cổ dụng bất thụ" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) cự tuyệt điều hay việc phải (của em), Cũng như đem bán mà không ai mua.
6. (Động) Cậy, dựa vào. ◇ Tả truyện : "Trở binh nhi an nhẫn" (Ẩn Công tứ niên ) Dựa vào thế quân mà ở yên. ◇ Phan Nhạc : "Xuẩn xuẩn khuyển dương, Trở chúng lăng quả (Mã khiên đốc lụy" ) , Chó cừu ngu xuẩn, Cậy đông hiếp ít.
7. (Động) Nghi hoặc. ◇ Kê Khang : "Túc hạ âm tự trở nghi" (Dữ Lữ Trường Đễ tuyệt giao thư ) , Túc hạ ngầm nghi hoặc.
8. (Tính) Gian nan, nguy hiểm. ◇ Cổ thi : "Đạo lộ trở thả trường, Hội diện an khả tri?" , (Hành hành trùng hành hành ) Đường đi khó khăn, lại thêm xa xôi, Biết làm sao gặp mặt?

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểm trở. Chỗ núi hiểm hóc gọi là hiểm , chỗ nước nguy hiểm gọi là trở .
② Ngăn trở. Cùng nghĩa với chữ trở . Như vi chi khí trở làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại. Lại cản trở không cho làm cũng gọi là trở.
③ Gian nan.
④ Cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngăn trở, cản trở, chặn, trở ngại: Ngăn, ngăn cản; Khuyên ngăn; Đường đi không có gì trở ngại;
② Hiểm trở;
③ Gian nan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn, khó thể vượt qua. Td: Hiểm trở — Xa xôi, khó gặp gỡ. Td: Cách trở — Ngăn cách.

Từ ghép 12

hoạt, quạt
guō ㄍㄨㄛ, huó ㄏㄨㄛˊ

hoạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Còn sống, có sống. ◎ Như: "hoạt ngư" cá còn sống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thử thì Bảo Ngọc chánh tọa trước nạp muộn, tưởng Tập Nhân chi mẫu bất tri thị tử thị hoạt" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Lúc đó Bảo Ngọc đang ngồi buồn rầu, nghĩ đến mẹ Tập Nhân không biết còn sống hay đã chết.
2. (Tính) Linh động, sống động. ◎ Như: "linh hoạt" sống động, "hoạt bát" nhanh nhẹn, "hoạt chi" khoản tiền tùy thời chi dùng, linh động, không nhất định. ◇ Đỗ Mục : "Vũ dư san thái hoạt" (Trì Châu ) Mưa qua dáng núi sống động.
3. (Động) Sống. ◇ Thi Kinh : "Bá quyết bách cốc, Thật hàm tư hoạt" , (Chu tụng , Tái sam ) Gieo trăm thứ thóc, (Chúng) hấp thụ hơi khí mà sống.
4. (Động) Cứu sống. ◇ Trang Tử : "Quân khởi hữu đẩu thăng chi thủy, nhi hoạt ngã tai?" , (Ngoại vật ) Ông há có thưng đẩu nước để cứu sống tôi chăng?
5. (Danh) Sinh kế. ◇ Đỗ Phủ : "Bổn mại văn vi hoạt" (Văn hộc tư lục quan vị quy ) Vốn (lấy việc) bán văn làm sinh kế.
6. (Danh) Công việc, công tác. ◎ Như: "tố hoạt" làm công việc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn viên lí hựu không, dạ trường liễu, ngã mỗi dạ tác hoạt, việt đa nhất cá nhân, khởi bất việt hảo?" , , , , (Đệ tứ thập bát hồi) Trong vườn ở bên chúng con vắng vẻ, đêm lại dài, đêm nào con cũng làm việc, nếu thêm được một người, há chẳng tốt hơn sao?
7. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "hoạt tượng" rất giống.
8. (Phó) Một cách linh động. ◎ Như: "vận dụng đắc ngận hoạt" vận dụng rất linh hoạt.
9. Một âm là "quạt". (Trạng thanh) "Quạt quạt" tiếng nước chảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Sống, phàm những sự để nuôi sống đều gọi là sinh hoạt .
② Hoạt bát (linh động nhanh nhẹn).
③ Sự gì có biến động không nhất định chết ở chỗ gọi là hoạt, như hoạt chi khoảng tiền tùy thời chi dùng không nhất định.
④ Một âm là quạt. Quạt quạt tiếng nước chảy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sống: Cá ở dưới nước mới sống được; Gốc cây này sống lại rồi. (Ngb) Sinh động, sống động, thực: Miêu tả rất sinh động (sống động, thực);
② (văn) Cứu sống: Số người đói khát, bệnh tật được cứu sống hơn một ngàn (Hồ Nguyên Trừng: Y thiện dụng tâm);
③ Linh động, linh hoạt: Phương pháp cần phải linh hoạt; Vận dụng rất linh hoạt;
④ Công tác, công việc, việc: Làm việc; Còn công việc phải làm; Việc này làm khá lắm;
⑤ Sản phẩm, đồ, phẩm: Loạt sản phẩm này làm rất tốt; Phế phẩm; ? Những đồ (sản phẩm) này do ai làm ra đấy?;
⑥ Thật là, hết sức, rất: Khổ thân, mang phải vạ, nhục nhã, thật đáng tội; Những con tôm vẽ của Tề Bạch Thạch rất giống tôm thật (hệt như tôm thật);
⑦ 【】hoạt cai [huógai] (khn) Đáng kiếp, đáng đời: Anh ấy như thế là đáng kiếp; Chết như thế là đáng đời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống, đang sống — Cứu sống — Sinh sống, kiếm sống — Lưu động, không ở yên.

Từ ghép 29

quạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Còn sống, có sống. ◎ Như: "hoạt ngư" cá còn sống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thử thì Bảo Ngọc chánh tọa trước nạp muộn, tưởng Tập Nhân chi mẫu bất tri thị tử thị hoạt" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Lúc đó Bảo Ngọc đang ngồi buồn rầu, nghĩ đến mẹ Tập Nhân không biết còn sống hay đã chết.
2. (Tính) Linh động, sống động. ◎ Như: "linh hoạt" sống động, "hoạt bát" nhanh nhẹn, "hoạt chi" khoản tiền tùy thời chi dùng, linh động, không nhất định. ◇ Đỗ Mục : "Vũ dư san thái hoạt" (Trì Châu ) Mưa qua dáng núi sống động.
3. (Động) Sống. ◇ Thi Kinh : "Bá quyết bách cốc, Thật hàm tư hoạt" , (Chu tụng , Tái sam ) Gieo trăm thứ thóc, (Chúng) hấp thụ hơi khí mà sống.
4. (Động) Cứu sống. ◇ Trang Tử : "Quân khởi hữu đẩu thăng chi thủy, nhi hoạt ngã tai?" , (Ngoại vật ) Ông há có thưng đẩu nước để cứu sống tôi chăng?
5. (Danh) Sinh kế. ◇ Đỗ Phủ : "Bổn mại văn vi hoạt" (Văn hộc tư lục quan vị quy ) Vốn (lấy việc) bán văn làm sinh kế.
6. (Danh) Công việc, công tác. ◎ Như: "tố hoạt" làm công việc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn viên lí hựu không, dạ trường liễu, ngã mỗi dạ tác hoạt, việt đa nhất cá nhân, khởi bất việt hảo?" , , , , (Đệ tứ thập bát hồi) Trong vườn ở bên chúng con vắng vẻ, đêm lại dài, đêm nào con cũng làm việc, nếu thêm được một người, há chẳng tốt hơn sao?
7. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "hoạt tượng" rất giống.
8. (Phó) Một cách linh động. ◎ Như: "vận dụng đắc ngận hoạt" vận dụng rất linh hoạt.
9. Một âm là "quạt". (Trạng thanh) "Quạt quạt" tiếng nước chảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Sống, phàm những sự để nuôi sống đều gọi là sinh hoạt .
② Hoạt bát (linh động nhanh nhẹn).
③ Sự gì có biến động không nhất định chết ở chỗ gọi là hoạt, như hoạt chi khoảng tiền tùy thời chi dùng không nhất định.
④ Một âm là quạt. Quạt quạt tiếng nước chảy.
nguy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

nguy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cao lớn sừng sững

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao lớn, đồ sộ. ◎ Như: "nguy nguy hồ duy thiên vi đại" lồng lộng vậy, chỉ trời là lớn.

Từ điển Thiều Chửu

Tả cái dáng cao lớn (lồng lộng). Như nguy nguy hồ duy thiên vi đại lồng lộng vậy chỉ trời là lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cao sừng sững, cao lớn, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi cao chót vót.

Từ ghép 2

thần
shēn ㄕㄣ, shén ㄕㄣˊ

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thần linh, thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trời đất sinh ra muôn vật, đấng chủ tể gọi là "thần". ◎ Như: "san thần" thần núi, "thiên thần" thần trời, "hải thần" thần biển.
2. (Danh) Bậc thánh, không ai lường biết được gọi là "thần".
3. (Danh) Bậc hiền thánh sau khi chết, được người ta sùng bái linh hồn, gọi là "thần".
4. (Danh) Sức chú ý, khả năng suy tưởng, tâm trí. ◎ Như: "tụ tinh hội thần" tập trung tinh thần. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố tri thị Điêu Thuyền, thần hồn phiêu đãng" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố biết chính là Điêu Thuyền, tâm thần mê mẩn.
5. (Tính) Kì lạ, huyền diệu, không phải tầm thường, bất phàm. ◎ Như: "thần đồng" đứa trẻ có tài năng vượt trội, "thần cơ diệu toán" cơ mưu liệu tính lạ thường. § Ghi chú: "thần thông" nhà Phật nói người ta vốn có tuệ tính thiên nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa bất thường, ai tu chứng được phần đó gọi là "thần thông". ◎ Như: "thiên nhãn thông" con mắt thần thông trông suốt hết mọi nơi, "tha tâm thông" có thần thông biết hết lòng người khác.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiên thần.
② Thần thánh, không ai lường biết được gọi là thần.
③ Tinh thần, thần khí.
④ Thần thông nhà Phật nói người ta vốn có tuệ tính thiên nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa bất thường, ai tu chứng được phần đó gọi là thần thông, như thiên nhãn thông con mắt thần thông trông suốt hết mọi nơi, tha tâm thông có thần thông biết tẫn lòng người khác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thần, thần tiên, thần thánh, phi thường, kì lạ: Sức mạnh phi thường; Tế thần như thần có ở đó (Luận ngữ); Thuyết vô thần; Thần thoại, chuyện hoang đường; Trổ hết tài ba;
② Sức chú ý, tinh thần, thần khí, thần thái: Mệt óc, mệt trí; Tập trung tinh thần;
③ Dáng vẻ, bộ điệu, thái độ, thần sắc: Anh xem cái bộ điệu của nó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình thiêng liêng của con người. Td: Tinh thần — Bậc thiêng liêng được thờ phụng. Truyện Nhị độ mai : » Mắt thần không giấu lướt trời không dung « — Tài giỏi vượt hẳn người thường. Đoạn trường tân thanh : » Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời «.

Từ ghép 73

ác thần 惡神an thần 安神an thần dược 安神藥ảo thần 媼神âm thần 陰神bách thần 百神dâm thần 淫神đa thần 多神đa thần giáo 多神教định thần 定神hung thần 凶神hữu thần 有神lôi thần 雷神lưu thần 畱神ngưng thần 凝神nhất thần giáo 一神教nữ thần 女神ôn thần 瘟神phí thần 費神phong thần 封神phong thần 風神phúc thần 福神quốc thần 國神quỷ thần 鬼神sơn thần 山神sự thần 事神tả thần 寫神tà thần 邪神tai thần 災神tài thần 財神tàm thần 蠶神tâm thần 心神thần bí 神秘thần châu 神洲thần châu xích huyện 神州赤縣thần chủ 神主thần công 神工thần diệu 神妙thần dược 神藥thần đồng 神童thần giao 神交thần hồn phiêu đãng 神魂飄蕩thần khí 神氣thần kì 神奇thần kì 神祗thần kinh 神京thần kinh 神經thần linh 神靈thần lực 神力thần miếu 神廟thần minh 神明thần mộng 神夢thần nông 神農thần sắc 神色thần thái 神采thần thánh 神聖thần thoại 神話thần thông 神通thần tiên 神仙thần tình 神情thần toán 神算thần tốc 神速thần tượng 神像thiên thần 天神thổ thần 土神thủy thần 水神tinh thần 精神truyền thần 传神truyền thần 傳神vô thần 無神xuất quỷ nhập thần 出軌入神xuất quỷ nhập thần 出鬼入神xuất thần 出神
từ
cí ㄘˊ

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói ra thành văn
2. từ biệt
3. từ chối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời biện tụng. § Cũng như "từ" . ◇ Chu Lễ : "Thính kì ngục tụng, sát kì từ" , (Thu quan , Hương sĩ ) Nghe án kiện, xét lời biện tụng.
2. (Danh) Lời nói, văn. ◎ Như: "ngôn từ" lời nói, "thố từ" đặt câu, dùng chữ. ◇ Dịch Kinh : "Táo nhân chi từ đa" (Hệ từ hạ ) Người giảo hoạt thì nhiều lời.
3. (Danh) Tên thể văn, có từ thời Chiến Quốc, ở nước Sở. Khuất Nguyên là một tác gia tiêu biểu. Về sau gọi là "từ phú" hay "từ" .
4. (Danh) Họ "Từ".
5. (Động) Báo cho biết, cáo tri. ◇ Chu Lễ : "Vương bất thị triều, tắc từ ư tam công cập cô khanh" , (Hạ quan , Thái bộc ) Vua không thị triều, thì báo cho quan tam công và quan cô.
6. (Động) Biện giải, giải thuyết.
7. (Động) Cáo biệt, từ giã, chia tay. ◎ Như: "từ hành" từ giã ra đi, "cáo từ" từ biệt.
8. (Động) Sai khiến.
9. (Động) Không nhận, thoái thác. ◎ Như: "suy từ" từ chối không nhận, "từ nhượng" nhường lại không nhận.
10. (Động) Trách móc, khiển trách, quở. ◇ Tả truyện : "Sử Chiêm Hoàn Bá từ ư Tấn" 使 (Chiêu Công cửu niên ) Khiến cho Chiêm Hoàn Bá khiển trách nước Tấn.
11. (Động) Thỉnh, thỉnh cầu.
12. (Động) Cho thôi việc, bãi bỏ. ◎ Như: "từ thối" 退 cho người thôi việc làm, trừ bỏ chức vụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói ra thành văn gọi là từ. Như từ chương . Cũng có khi dùng chữ từ .
② Lời cung của kẻ bị kiện cung ra. Những lời của dân trình bày cáo tố với quan cũng gọi là từ. Như trình từ lời trình, tố từ lời cáo tố.
③ Từ giã. Như từ hành từ giã ra đi.
④ Từ. Khước đi không nhận. Như suy từ từ chối không nhận, từ nhượng từ nhường. Nguyên viết là , nay hai chữ đều thông dụng cả.
⑤ Thỉnh, xin.
⑥ Trách, móc.
⑦ Sai đi, khiến đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ (một thể tài trong văn học cổ điển Trung Quốc): 《》 Sở từ;
② Từ (một thể thơ cổ Trung Quốc): 《》 Mộc Lan từ;
③ Lời, văn, ngôn từ: Tu từ (sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp); Lời trình; Lời tố cáo;
④ (văn) Lời khai, khẩu cung;
⑤ (văn) Minh oan, biện giải;
⑥ (văn) Tố cáo: Xin tố cáo trong quân (Liễu Tôn Nguyên: Đoàn Thái úy dật sự trạng);
⑦ (văn) Quở, khiển trách;
⑧ (văn) Sai đi;
⑨ Không nhận, từ chối, từ khước, thoái thác: Đúng lẽ không thể thoái thác được;
⑩ Bãi bỏ, không thuê nữa, không mướn nữa: Con của chị ấy đã vào vườn trẻ, không nuôi vú nữa;
⑪ Lời lẽ.【】từ lịnh [cílìng] Lời lẽ, nói năng: Lời lẽ ngoại giao; Nói năng khéo léo. Cv. ;
⑫ Từ biệt, từ giã: Cáo từ; Ở lại mấy ngày, rồi từ biệt ra đi (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời. Lời nói. Lời văn. Lời thơ — Nhiều tiếng đi chung thành một nghĩa — Như chữ Từ — Chia tay. Td: Tạ từ — Chối. Không nhận — Nhường nhịn.

Từ ghép 39

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.