phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. đền thờ thần đất
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Nơi thờ cúng thần đất. ◎ Như: "xã tắc" 社稷 nơi thờ cúng thần đất và thần lúa. § Do đó còn có nghĩa là đất nước.
3. (Danh) Ngày tế lễ thần đất. ◎ Như: Ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày "xuân xã" 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày "thu xã" 秋社.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh. § Ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một "xã".
5. (Danh) Đoàn thể, tổ chức sinh hoạt chung, cùng theo đuổi một mục tiêu. ◎ Như: "kết xã" 結社 lập hội, "thi xã" 詩社 làng thơ, hội thơ, "văn xã" 文社 làng văn, hội văn, "thông tấn xã" 通訊社 cơ quan thông tin.
6. (Danh) Họ "Xã".
7. (Động) Cúng tế thần đất. ◇ Thư Kinh 書經: "Nãi xã vu tân ấp" 乃社于新邑 (Triệu cáo 召誥) Bèn tế thần đất ở ấp mới.
Từ điển Thiều Chửu
② Xã hội, ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một xã, để cùng mưu tính các việc công ích gọi là xã hội 社會. Kết hợp nhiều người là một đoàn thể mà cùng có quan hệ chung như nhau cũng gọi là xã hội, vì thế hễ ai rủ rê các người đồng chí làm một việc gì gọi là kết xã 結社, như thi xã 詩社 làng thơ, hội thơ, văn xã 文社 làng văn, hội văn. Phàm họp nhiều người làm một việc gì cũng gọi là xã. Như hội xã 會社 cũng như công ti.
③ Ngày xã, ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày xuân xã 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày thu xã 秋社.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Xã (chỉ một hay nhiều tổ chức): 合作社 Hợp tác xã; 巴黎公社 Công xã Pa-ri; 通訊社 Thông tấn xã, hãng tin;
③ (văn) Ngày xã (ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày là ngày xuân xã 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày là ngày thu xã 秋社).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 22
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh, cõi. ◎ Như: "tiên giới" 仙界 cõi tiên, "hạ giới" 下界 cõi đời, "ngoại giới" 外界 cõi ngoài. ◇ Pháp Hoa Kinh 法華經: "Kiến ư tam thiên đại thiên thế giới, nội ngoại sở hữu san lâm hà hải, hạ chí A-tì địa ngục, thượng chí Hữu Đính, diệc kiến kì trung nhất thiết chúng sanh, cập nghiệp nhân duyên, quả báo sanh xứ, tất kiến tất tri" 見於三千大千世界, 內外所有山林河海, 下至阿鼻地獄, 上至有頂, 亦見其中一切眾生, 及業因緣, 果報生處, 悉見悉知 (Pháp sư công đức 法師功德) Thấy cõi đời tam thiên đại thiên, trong ngoài có núi rừng sông biển, dưới đến địa ngục A-tì, trên đến trời Hữu Đính, cũng thấy tất cả chúng sinh trong đó, nhân duyên của nghiệp, chỗ sinh ra của quả báo, thảy đều thấy biết.
3. (Danh) Ngành, phạm vi (phân chia theo đặc tính về chức nghiệp, hoạt động, v.v.). ◎ Như: "chánh giới" 政界 giới chính trị, "thương giới" 商界 ngành buôn, "khoa học giới" 科學界 phạm vi khoa học.
4. (Danh) Loài, loại (trong thiên nhiên). ◎ Như: "động vật giới" 動物界 loài động vật, "thực vật giới" 植物界 loài cây cỏ.
5. (Danh) Cảnh ngộ. § Ghi chú: Nhà Phật chia những phần còn phải chịu trong vòng luân hồi làm ba cõi: (1) "dục giới" 欲界 cõi dục, (2) "sắc giới" 色界 cõi sắc, (3) "vô sắc giới" 無色界 cõi không có sắc.
6. (Động) Tiếp giáp. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Tam quốc chi dữ Tần nhưỡng giới nhi hoạn cấp" 三國之與秦壤界而患急 (Tần sách nhất 秦策一) Ba nước giáp giới với đất Tần nên rất lo sợ.
7. (Động) Ngăn cách. ◇ Tôn Xước 孫綽: "Bộc bố phi lưu dĩ giới đạo" 瀑布飛流以界道 (Du Thiên Thai san phú 遊天台山賦) Dòng thác tuôn chảy làm đường ngăn cách.
8. (Động) Li gián. ◇ Hán Thư 漢書: "Phạm Thư giới Kính Dương" 范雎界涇陽 (Dương Hùng truyện hạ 揚雄傳下) Phạm Thư li gián Kính Dương
Từ điển Thiều Chửu
② Cảnh cõi, đối với một địa vị khác mà nói, như chánh giới 政界 cõi chính trị, thương giới 商界 trong cõi buôn, v.v.
③ Thế giới 世界 cõi đời, nhà Phật nói người cùng ở trong khoảng trời đất chỉ có cái đời mình là khác, còn thì không phân rẽ đấy đây gì cả, gọi là thế giới. Vì thế nên chủ nghĩa bình đẳng bác ái cũng gọi là thế giới chủ nghĩa 世界主義.
④ Cảnh ngộ, nhà Phật chia những phần còn phải chịu trong vòng luân hồi làm ba cõi: (1) Cõi dục, (2) Cõi sắc, (3) Cõi không có sắc. Mỗi cõi cảnh ngộ một khác.
⑤ Giới hạn.
⑥ Ngăn cách.
⑦ Làm li gián.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Địa hạt, tầm: 河靜省管界 Địa hạt tỉnh Hà Tĩnh; 眼界 Tầm mắt;
③ Giới, ngành: 婦女界 Giới phụ nữ; 醫務界 Ngành y tế; 教育界 Ngành giáo dục;
④ Giới: 植物界 Giới thực vật; 動物界 Giới động vật;
⑤ Cõi, giới: 世界 Cõi đời thế giới;
⑥ (tôn) Cõi, cảnh ngộ, cảnh giới: 色界 Cõi sắc; 無眼界,乃至無意識界 Không có nhãn giới, cũng không có ý thức giới (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 46
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. tụ hợp lại
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Họp, tụ lại. ◎ Như: "tập hội" 集會 họp hội, "thiếu trưởng hàm tập" 少長咸集 lớn bé đều họp đủ mặt.
3. (Tính) Góp lại, góp các số vụn vặt lại thành một số lớn. ◎ Như: "tập khoản" 集款 khoản góp lại, "tập cổ" 集股 các cổ phần góp lại.
4. (Danh) Chợ, chỗ buôn bán tụ tập đông đúc. ◎ Như: "thị tập" 市集 chợ triền, "niên tập" 年集 chợ họp mỗi năm một lần.
5. (Danh) Sách đã làm thành bộ. ◎ Như: "thi tập" 詩集 tập thơ, "văn tập" 文集 tập văn.
6. (Danh) Lượng từ: quyển, tập. ◎ Như: "đệ tam tập" 第三集 quyển thứ ba.
7. (Danh) Tiếng dùng để đặt tên nơi chốn. ◎ Như: "Trương gia tập" 張家集.
Từ điển Thiều Chửu
② Hợp. Như tập hội 集會 họp hội.
③ Mọi người đều đến. Như thiếu trưởng hàm tập 少長咸集 lớn bé đều họp đủ mặt.
④ Nên, xong. Sự đã làm nên gọi là tập sự 集事.
⑤ Góp lại, góp các số vụn vặt lại thành một số lớn gọi là tập. Như tập khoản 集款 khoản góp lại, tập cổ 集股 các cổ phần góp lại, v.v.
⑥ Chợ triền, chỗ buôn bán họp tập đông đúc.
⑦ Sách đã làm trọn bộ gọi là tập. Như thi tập 詩集 (thơ đã dọn thành bộ), văn tập 文集 (văn đã dọn thành bộ).
⑧ Đều.
⑨ Tập đế 集諦 chữ nhà Phật, một đế trong Tứ đế, nghĩa là góp các nhân duyên phiền não lại thành ra quả khổ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Chợ, chợ phiên: 趕集 Đi chợ; 集市 Chợ phiên; 這個東西集上買的 Cái này mua ở chợ;
③ Tập: 詩集 Tập thơ; 影集 Tập ảnh; 選集 Tuyển tập; 全集 Toàn tập;
④ (loại) Tập (chỉ từng quyển sách một): 上下兩集 Tập trên và tập dưới; 第二集 Tập II;
⑤ (văn) (Chim) đậu: 黃鳥于飛,集于灌 木Hoàng điểu bay bay, đậu trên bụi cây (Thi Kinh);
⑥ (văn) Nên, xong: 集事 Việc đã làm xong;
⑦ (văn) Đều.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 113
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Quy định, lề lối. ◎ Như: "thể lệ" 體例, "điều lệ" 詞例, "luật lệ" 律例.
3. (Danh) Trường hợp (ứng hợp theo một số điều kiện nào đó với những sự tình đã xảy ra, căn cứ vào điều tra hoặc thống kê). ◎ Như: "bệnh lệ" 病例 trường hợp bệnh, "án lệ" 案例 trường hợp xử án (tương tự) đã xảy ra.
4. (Tính) Thường lệ, theo thói quen, đã quy định. ◎ Như: "lệ hội" 例會 phiên họp thường lệ, "lệ giả" 例假 nghỉ phép (theo quy định).
5. (Động) So sánh. ◎ Như: "dĩ cổ lệ kim" 以古例今 lấy xưa sánh với nay, "dĩ thử lệ bỉ" 以此例彼 lấy cái này bì với cái kia.
6. (Phó) Như đã quy định, chiếu theo cách thức quen thuộc, rập theo khuôn khổ. ◎ Như: "lệ hành công sự" 例行公事 cứ theo quy định mà làm việc, làm theo cách thức bình thường. "cật phạn, thụy giác thị mỗi nhật đích lệ hành công sự" 吃飯, 睡覺是每日的例行公事 ăn cơm, đi ngủ rập theo thói quen hằng ngày.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lệ, tiền lệ, thói quen: 援例 Dẫn chứng tiền lệ; 破例 Phá thói quen;
③ Ca, trường hợp: 病例 Ca bệnh, trường hợp bệnh (của những người đã mắc trước);
④ Thể lệ, quy tắc, ước lệ: 條例 Điều lệ; 發凡起例 Giới thiệu ý chính và thể lệ biên soạn (một bộ sách);
⑤ Thường lệ, lệ thường, theo lệ thường.【例會】lệ hội [lìhuì] Hội nghị thường lệ (thường kì);【例行公事】lệ hành công sự [lìxíng gongshì] a. Làm việc công theo thường lệ; b. Lối làm việc theo hình thức;
⑥ (văn) Đều, thảy đều, tất cả đều, toàn bộ: 其兵總飲河水, 例聞水中有酒氣味 Binh của ông ta đều uống nước sông, tất cả đều nghe trong nước có mùi rượu (Ngũ Tử Tư biến văn). 【例皆】 lệ giai [lìjie] (văn) Đều, thảy đều;【例總】lệ tổng [lìzông] (văn) Như 例皆.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 38
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" 骨節 đốt xương, "chỉ tiết" 指節 đốt ngón tay, "kích tiết" 擊節 vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" 章節 phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" 季節 mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" 二十四節氣 hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" 立春, "vũ thủy" 雨水, "kinh trập" 驚蟄, "xuân phân" 春分, v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" 枝節, "tình tiết" 情節.
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" 清明節 tiết thanh minh, "trung thu tiết" 中秋節 ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" 青年節 ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" 節操 hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" 名節 trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" 禮節 lễ nghi. ◇ Luận Ngữ 論語: "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" 長幼之節,不可廢也 (Vi Tử 衛子) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" 卩. ◎ Như: "phù tiết" 符節 ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使節 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" 節奏 nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" 今天上了三節課 hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" 這列火車有十二節車廂 xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" 第二章第一節 chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" 節育 hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" 節制 ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" 節用而愛人, 使民以時 (Học nhi 學而) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh 詩經: "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" 節彼 南山, 維石巖巖 (Tiểu nhã 小雅, Tiết nam san 節南山) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðốt xương, như cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết 擊節.
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết 一節, đầu mối rối beng gọi là chi tiết 枝節, văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết 章節.
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết 中節.
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết 節 hay tiết tấu 節奏. Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân 春分, lập xuân 立春, v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao 節勞 bớt làm sự nhọc quá, tiết ai 節哀 bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo 節操, như danh tiết 名節, phong tiết 風節 đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ 節婦.
⑩ Phù tiết 符節 ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使節.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nhịp phách: 節奏 Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): 兩節車廂 Hai toa xe; 物理歷史 Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: 春節 Tết Nguyên đán; 過節 Ăn tết; 清明節 Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: 節譯 Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: 節煤 Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: 生活小節 Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: 氣節 Khí tiết; 守節 Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: 四旬大慶節 Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem 符節 [fújié], 使節 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem 節 [jie].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn thể
Từ điển Thiều Chửu
② Ðốt xương, như cốt tiết 骨節 đốt xương, chỉ tiết 指節 đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết 擊節.
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết 一節, đầu mối rối beng gọi là chi tiết 枝節, văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết 章節.
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết 中節.
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết 節 hay tiết tấu 節奏. Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân 春分, lập xuân 立春, v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao 節勞 bớt làm sự nhọc quá, tiết ai 節哀 bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo 節操, như danh tiết 名節, phong tiết 風節 đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ 節婦.
⑩ Phù tiết 符節 ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使節.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm 范仲淹: "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" 刻唐賢今人詩賦於其上, 屬予作文以記之 (Nhạc Dương Lâu kí 岳陽樓記) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" 授記.
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" 禮記 sách chép các lễ phép, "du kí" 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" 范仲淹 viết "Nhạc Dương Lâu kí" 岳陽樓記.
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" 以白色爲記 lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" 暗記 mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" 打一記 đánh một cái.
Từ ghép 45
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. ghi chép, viết
Từ điển Thiều Chửu
② Ghi chép. Như kí quá 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí 禮記 sách chép các lễ phép, du kí 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí 書記.
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ghi, biên: 記帳 Ghi sổ; 記一大功 Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: 日記 Nhật kí; 游記 Du kí; 大事記 Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: 以白色爲記 Lấy màu trắng làm dấu hiệu; 鈴記 Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 9
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Mua bán. ◎ Như: "mậu dịch" 貿易 mua bán.
3. (Động) Thay đổi, biến dịch. ◇ Lương Chiêu Minh thái tử 梁昭明太子: "Viêm lương thủy mậu, xúc hứng tự cao" 炎涼始貿, 觸興自高 (Đáp Tấn Vương thư 答晉王書) Nóng lạnh vừa biến đổi, cảm hứng tự lên cao.
4. (Động) Lẫn lộn. ◇ Bùi Nhân 裴駰: "Thị phi tương mậu, chân ngụy suyễn tạp" 是非相貿, 真偽舛雜 (Sử kí tập giải tự 史記集解序) Đúng sai lẫn lộn, thực giả hỗn tạp.
5. (Phó) Bừa bãi, cẩu thả, tùy tiện. ◎ Như: "mậu nhiên" 貿然 tùy tiện. ◇ Cù Hựu 瞿佑: "Bằng hữu dã bất cảm mậu nhiên hảm tha" 朋友也不敢貿然喊他 (Tu Văn xá nhân truyện 修文舍人傳) Người bạn không dám đường đột gọi ông.
6. (Danh) Họ "Mậu".
7. (Tính) "Mậu mậu" 貿貿: (1) Lèm nhèm, lờ mờ. (2) Hồ đồ, mê muội. ◇ Lí Xương Kì 李昌祺: "Mậu mậu vu nho" 貿貿迂儒 (Thái San ngự sử truyện 泰山御史傳) Hủ nho hồ đồ.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lẫn lộn;
③ (văn) Ẩu, bừa bãi, cẩu thả.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Phiếm chỉ vật gì nhọn, sắc bén. ◎ Như: "bút phong" 筆鋒 ngọn bút.
3. (Danh) Mượn chỉ đao, kiếm, binh khí. ◇ Sử Kí 史記: "Thả thiên hạ duệ tinh trì phong dục vi bệ hạ sở vi giả thậm chúng, cố lực bất năng nhĩ" 且天下銳精持鋒欲為陛下所為者甚眾, 顧力不能耳 (Hoài Âm Hầu truyện 淮陰侯傳) Vả lại trong thiên hạ những kẻ mài giáo, cầm mũi nhọn, muốn làm điều bệ hạ đã làm cũng rất nhiều, chẳng qua họ không làm nổi đấy thôi.
4. (Danh) Quân lính đi trước đội hoặc người dẫn đầu. ◎ Như: "tiền phong" 前鋒.
5. (Danh) Khí thế mạnh mẽ. ◇ Sử Kí 史記: "Thử thừa thắng nhi khứ quốc viễn đấu, kì phong bất khả đương" 此乘勝而去國遠鬥, 其鋒不可當 (Hoài Âm Hầu truyện 淮陰侯傳) Như thế là họ thừa thắng, bỏ nước kéo quân đi viễn chinh, khí thế của họ không chống lại được.
6. (Tính) Nhọn, sắc. ◎ Như: "phong nhận" 鋒刃 lưỡi đao sắc.
Từ điển Thiều Chửu
② Nhọn. Như bút phong 筆鋒 ngọn bút, từ phong 詞鋒 ngọn lưỡi.
③ Khí thế dữ dội không thể đương được gọi là phong. Như biến trá phong khởi 變詐鋒起 biến trá gớm giếc. Ý nói biến trá nhiều cách dữ dội như các mũi nhọn đều đâm tua tủa khó phạm vào được.
④ Hàng lính đi trước đội. Như tiền phong 前鋒.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hàng đi đầu (thường nói về quân đội): 前鋒 Tiền phong; 先鋒 Tiên phong;
③ Một loại nông cụ thời xưa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 14
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bản rập khuôn chữ hoặc bức vẽ để học tập. ◎ Như: "bi thiếp" 碑帖 thiếp rập theo bia, "tự thiếp" 字帖 thiếp chữ, "họa thiếp" 畫帖 thiếp tranh vẽ.
3. (Danh) Giấy mời, tờ thư giao tiếp. ◎ Như: "thỉnh thiếp" 請帖 thiếp mời, "tạ thiếp" 謝帖 thiếp cám ơn.
4. (Danh) Văn thư, văn cáo. ◇ Vô danh thị 無名氏: "Tạc dạ kiến quân thiếp, Khả Hàn đại điểm binh" 昨夜見軍帖, 可汗大點兵 (Mộc lan thi 木蘭詩) Đêm qua thấy văn thư việc quân, (vua Hung Nô) Khả Hàn điểm binh lớn.
5. (Danh) Thời khoa cử (Đường, Tống, Nguyên) đề mục thi cử gọi là "thiếp". ◎ Như: "thí thiếp" 試帖 đề mục thi.
6. (Danh) Lượng từ: thang, tễ (thuốc). ◎ Như: "nhất thiếp dược" 一帖藥 một thang thuốc.
7. (Danh) Họ "Thiếp".
8. (Tính) Yên ổn, thỏa đáng. ◎ Như: "thỏa thiếp" 妥帖 (cũng viết là 妥貼) thỏa đáng.
9. (Động) Thuận theo, thuận phục, tuần phục. § Thông "thiếp" 貼. Như: "thiếp phục" 帖服 thuận theo, "phủ thủ thiếp nhĩ" 俯首帖耳 cúi đầu xuôi tai, tuần phục cung thuận.
10. (Động) Dán. § Thông "thiếp" 貼.
Từ điển Thiều Chửu
② Cái thiếp khắc chữ vào đá gọi là bia, rập lấy chữ ở bia ra gọi là thiếp. Những bản chữ của cổ nhân hay xin các người chữ tốt viết cho để tập gọi là thiếp.
③ Ðời Ðường, Tống cứ trong cả bài văn trích ra mấy câu để thi học trò gọi là thiếp, cho nên những văn thơ để dùng vào thi cử gọi là thí thiếp 試帖.
④ Yên định, như thỏa thiếp 妥帖, xong xuôi cả, phục tòng cũng gọi là thiếp phục 帖服 nghĩa là chịu theo mệnh lệnh cả.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thiếp (mời), giấy (mời): 請帖 Giấy mời, thiếp mời; 憑帖入場 Xin mang theo giấy mời;
③ Thang: 一葯 Một thang thuốc;
④ Đoạn văn trích để làm bài thi (thời xưa): 試帖 Văn thơ dùng trong việc thi cử. Xem 帖 [tie], [tiè].
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ngoan ngoãn, nghe theo: 帖伏 Cúi đầu nghe theo, ngoan ngoãn vâng theo; 帖服 Quy phục, thuận phục, thuận theo; 俯首帖耳 Ngoan ngoãn thuận phục, cúi đầu nghe theo;
③ [Tie] (Họ) Thiếp. Xem 帖 [tiâ], [tiè].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 9
phồn & giản thể
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. oan uổng
3. uổng phí
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Làm sai trái. ◎ Như: "uổng pháp" 枉法 làm trái pháp luật. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Tể dĩ uổng pháp nghĩ lưu" 宰以枉法擬流 (Thành tiên 成仙) Quan tể bị phạt đi đày vì tội bẻ queo pháp luật.
3. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Nguyễn Du 阮攸: "Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành" 枉敎千古罪傾城 (Dương Phi cố lí 楊妃故里) Để nghìn năm đổ oan cho (người đẹp) tội nghiêng thành.
4. (Động) Uốn mình tới, hạ mình (khiêm từ). ◎ Như: "uổng cố" 枉顧 đoái tới, hạ mình đến. ◇ Sử Kí 史記: "Thần hữu khách tại thị đồ trung, nguyện uổng xa kị quá chi" 臣有客在市屠中, 願枉車騎過之 (Ngụy Công Tử liệt truyện 魏公子列傳) Tôi có người khách làm nghề hàng thịt ở ngoài chợ, xin ngài chịu khó cho xe ngựa đến để ghé thăm ông ta.
5. (Phó) Phí công, vô ích. ◎ Như: "uổng phí tinh thần" 枉費精神 nhọc tinh thần vô ích.
Từ điển Thiều Chửu
② Oan uổng.
③ Uốn mình tới, như uổng cố 枉顧 cố tình đoái tới, hạ mình đoái đến.
④ Uổng, như uổng phí tinh thần 枉費精神 uổng phí tinh thần, nhọc mà không có ích gì.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Làm sai lệch đi. 【枉法】uổng pháp [wăngfă] Làm trái pháp luật, trái luật: 貪贓枉法 Ăn hối lộ và làm trái pháp luật;
③ Oan, oan uổng: 冤枉 Bị oan, oan ức, oan uổng; 柱論無辜 Luận xử oan uổng kẻ vô tội (Tam quốc chí);
④ Toi công, phí công, uổng: 枉費心機 Lo toan vô ích;
⑤ (văn) Uốn mình tới, hạ mình: 枉顧 Hạ mình chiếu cố.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 6
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.