Từ điển trích dẫn

1. Giữ đúng lễ phép, thủ lễ. ◇ Diêm thiết luận : "Tích Chu Công xử khiêm dĩ ti sĩ, chấp lễ dĩ trị hạ" , (Quyển thất).
2. Chỉ lễ mạo đối với người khác. ◇ Lỗ Tấn : "Dĩ hậu như tương kiến, nhưng đương chấp lễ thậm cung" , (Thư tín tập , Trí tào tụ nhân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ đúng phép đối xử đẹp đẽ với người — Cũng chỉ sự quá giữ lễ, không cần thiết.
bồ, phù
fú ㄈㄨˊ

bồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù hiệu, thẻ bài
2. cái bùa trừ ma

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù hiệu, thẻ bài
2. cái bùa trừ ma

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật để làm tin. § Ngày xưa dùng thẻ bằng tre, viết chữ vào rồi chẻ làm đôi, mỗi người giữ một mảnh. Khi nào sóng vào nhau mà đúng thì coi là phải. § Ngày xưa, phong các chư hầu hay sai các đại thần đi, đều lấy thẻ làm tin, cho nên gọi các phan (phiên) , trấn là "phân phù" hay "phẩu phù" .
2. (Danh) Bằng chứng. ◇ Nhan Chi Thôi : "Ngã mẫu tố oán ư thiên, kim đắc thiên tào phù" , (Oan hồn chí ) Mẹ tôi cáo oan trên trời, nay có được bằng chứng của phủ nhà trời.
3. (Danh) Điềm tốt lành.
4. (Danh) Bùa chú để trừ tà ma. ◎ Như: "phù lục" sách bùa, "phù chú" bùa chú, "đào phù" tục xưa ngày Tết, cắm cành đào lên mái nhà để trừ ma. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tăng tiện niệm chú thư phù, đại triển huyễn thuật" 便, (Đệ nhất hồi) Nhà sư đó liền niệm chú viết bùa, thi triển hết phép thuật ra.
5. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◎ Như: "âm phù" kí hiệu biểu âm, "phù hiệu" dấu hiệu.
6. (Động) Hợp, đúng. ◎ Như: "tương phù" hợp nhau, "bất phù" chẳng đúng. ◇ Liêu trai chí dị : "Tính tự giai phù" (Ngưu Thành Chương ) Tên họ đều phù hợp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ, làm bằng tre viết chữ vào rồi chẻ làm đôi, mỗi người giữ một mảnh khi nào sóng vào nhau mà đúng thì phải, là một vật để làm tin, ngày xưa phong các chư hầu hay sai các đại thần đi, đều lấy cái thẻ làm tin, cho nên gọi các phan (phiên) các trấn là phân phù hay phẩu phù , v.v.
② Ðiềm tốt lành.
③ Cái bùa, các thầy cúng vẽ son vẽ mực vào giấy để trừ ma gọi là phù, như phù lục , phù chú , v.v. Tục xưa cứ tết thì cắm cành đào lên mái nhà để trừ ma gọi là đào phù .
④ Hợp, đúng, như tương phù cùng hợp, bất phù chẳng đúng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre để làm tin (ấn tín do chủ tướng giữ): Hổ phù (binh phù có khắc hình con hổ);
② Dấu hiệu, kí hiệu;
③ Phù hợp, ăn khớp, đúng: Khớp nhau, hợp nhau; Anh ấy nói không đúng với sự thật;
④ Bùa: Vẽ một lá bùa; Bùa hộ thân;
⑤ (văn) Điềm tốt;
⑥ [Fú] (Họ) Phù.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ lằm bằng — Lá bùa — Hợp nhau — Bùa chú. » Pháp rằng: Có khó chi sao, người nằm ta chữa rối trao phù về «. ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 14

tống
sòng ㄙㄨㄥˋ

tống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đưa, cho, biếu
2. đưa tiễn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa đi, chở đi. ◎ Như: "vận tống" vận tải đi, "tống hóa" chở hàng hóa, "tống tín" đưa thư.
2. (Động) Đưa tiễn. ◎ Như: "tống khách" tiễn khách. ◇ Đỗ Phủ : "Gia nương thê tử tẩu tương tống, Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều" , (Binh xa hành ) Cha mẹ vợ con đưa tiễn, Cát bụi bay, không trông thấy cầu Hàm Dương.
3. (Động) Cáo biệt, từ bỏ. ◎ Như: "tống cựu nghênh tân" tiễn bỏ cái cũ đi, đón cái mới lại.
4. (Động) Đưa làm quà, biếu tặng. ◎ Như: "phụng tống" kính đưa tặng, "tha tống ngã nhất bổn thư" anh ấy tặng tôi một quyển sách.
5. (Động) Đưa chuyển. ◎ Như: "tống thu ba" đưa mắt (có tình ý, đầu mày cuối mắt).
6. (Động) Cung ứng, cung cấp. ◎ Như: "tống thủy" cung ứng nước, "tống điện" cung ứng điện.
7. (Động) Bỏ mạng. ◎ Như: "tống tử" lao vào chỗ chết, "tống mệnh" mất mạng.

Từ điển Thiều Chửu

① Đưa đi. Như vận tống vận tải đi.
② Tiễn đi. Như tống khách tiễn khách ra.
③ Đưa làm quà. Như phụng tống kính đưa tặng.
④ Vận tải đi, áp tải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa đi, chuyển đi, chở đi: Đưa thư; Thời vận đến thì gió thổi đưa đi tới gác Đằng vương;
② Tặng cho, biếu: Anh ấy tặng cho tôi một cây bút máy;
③ Tiễn: Ra ga tiễn khách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa đi — Đi theo. Td: Hộ tống — Tặng.

Từ ghép 29

tuyên
xuān ㄒㄩㄢ

tuyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bộc lộ, bày tỏ, tuyên bố, nói ra

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To lớn. ◎ Như: "tuyên thất" nhà to lớn.
2. (Động) Truyền rộng, phát dương. ◇ Thư Kinh : "Nhật tuyên tam đức" (Cao Dao Mô ) Mỗi ngày truyền rộng ba đức.
3. (Động) Ban bố mệnh lệnh của vua. ◎ Như: "tuyên chiếu" ban bố chiếu chỉ, "tuyên triệu" truyền đạt mệnh vua.
4. (Động) Khai thông, làm tản ra. ◎ Như: "tuyên tiết oán khí" làm cho tan khí oan ức, "tuyên tán" dùng thuốc làm tản khí uất ra. ◇ Tả truyện : "Tuyên Phần, Thao, chướng đại trạch" , , (Chiêu Công nguyên niên ) Khai thông sông Phần, sông Thao, lấp đầm nước lớn.
5. (Động) Nói rõ, biểu đạt. ◎ Như: "tuyên thị" bảo rõ. ◇ Tô Thức : "Bút thiệt nan tuyên" (Hạ tương phát vận khải ) Bút mực miệng lưỡi khó biểu đạt.
6. (Động) Biết rõ. ◇ Tả truyện : "Dân vị tri tín, vị tuyên kì dụng" , (Hi Công nhị thập thất niên ) Dân chưa tin biết, chưa hiểu rõ công dụng.
7. (Phó) Hết sức. ◎ Như: "tuyên lao" dốc sức, "tuyên lực" cố hết sức.
8. (Phó) Khắp. ◎ Như: "tuyên bố" bảo khắp mọi nơi, "tuyên ngôn" bá cáo cho mọi người cùng biết.
9. (Danh) Họ "Tuyên".

Từ điển Thiều Chửu

① To lớn, như tuyên thất cái nhà to, vì thế nên tường vách xây tới sáu tấc cũng gọi là tuyên, thông dùng như chữ .
② Tản khắp, như tuyên bố bảo khắp mọi nơi. Bá cáo cho mọi người cùng biết gọi là tuyên ngôn .
③ Ban bố, như tuyên chiếu ban bố chiếu chỉ ra. Truyền đạt mệnh vua gọi là tuyên triệu , v.v.
④ Thông suốt, như tuyên triết duy nhân duy người ấy thông suốt mà khôn. Dùng thuốc cho nó tản cái khí uất ra gọi là tuyên tán .
⑤ Bảo rõ, như tuyên thị bảo rõ.
⑥ Hết sức, như tuyên lao , tuyên lực nghĩa là cố hết sức vậy.
⑦ Hết, như cuối tờ bồi nói rằng bất tuyên chẳng hết, nghĩa là không thể tỏ hết khúc nhôi được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyền bá, ban bố, tuyên bố;
② (văn) To lớn: Cái nhà to;
③ (văn) Thông suốt: Duy người ấy thông suốt và khôn ngoan; Làm to tan khí uất (bằng thuốc);
④ (văn) Hết sức: (hay ) Cố hết sức;
⑤ (văn) Hết, nói hết: Không thể nói hết được (thường dùng ở cuối một tờ tường trình);
⑥ [Xuan] (Họ) Tuyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói lớn lên — Bày tỏ cho người khác biết — Khơi cho thông — Hết. Cuối cùng.

Từ ghép 22

ác biệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

bắt tay

Từ điển trích dẫn

1. Cầm tay từ biệt. ☆ Tương tự: "cáo biệt" . ◇ Lỗ Tấn : "Ác biệt dĩ lai, cảm đáo tịch mịch" , (Thư tín tập , Trí tăng điền thiệp ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm tay từ giã.
luân, luận
lún ㄌㄨㄣˊ, lùn ㄌㄨㄣˋ

luân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận lí" theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều lí, thứ tự (như , bộ ): Có điều lí mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

luận

phồn thể

Từ điển phổ thông

bàn bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận lí" theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều lí, thứ tự (như , bộ ): Có điều lí mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc — Phê bình — Thể văn trong đó người làm văn bàn cãi về một vấn đề gì.

Từ ghép 56

hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

thệ
shì ㄕˋ

thệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trôi qua
2. đi không trở lại
3. chết, tạ thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi qua, đi không trở lại nữa. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
2. (Động) Chảy. ◇ Lịch Đạo Nguyên : "Nhị xuyên tịnh thệ, câu vi nhất thủy, nam dữ Hoành thủy hợp" , , (Thủy kinh chú , Vị thủy nhị ) Hai sông cùng chảy thành một dòng, phía nam hợp với sông Hoành.
3. (Động) Bay. ◇ Trang Tử : "Dực ân bất thệ, mục đại bất đổ" , (San mộc ) Cánh lớn khó bay xa, mắt to không thấy xa.
4. (Động) Chạy. ◇ Sử Kí : "Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "trường thệ" hay "thệ thế" qua đời, mất (chết). ◇ Thiền Uyển Tập Anh : "Kệ tất điệt già nhi thệ" (Khuông Việt Đại sư ) Nói kệ xong, ngồi kiết già mà mất.
6. (Động) Tiêu mất. ◇ Lỗ Tấn : "Ngã hữu hứa đa tiểu tiểu đích tưởng đầu hòa ngôn ngữ, thì thì tùy phong nhi thệ" , (Thư tín tập , Trí lí tễ dã ).
7. (Danh) Lời thề, lời hứa quyết tâm không đổi. § Thông "thệ" . ◇ Thi Kinh : "Thệ tương khứ nhữ, Thích bỉ lạc thổ" (, (Ngụy phong , Thạc thử ) (Con chuột lớn kia ơi), ta lấy quyết tâm sẽ bỏ mày đi, Để đến một đất an vui kia.
8. (Trợ) Tiếng phát ngữ đầu câu. ◇ Thi Kinh : "Nãi như chi nhân hề, Thệ bất cổ xử" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Nay lại có người như thế, Chẳng lấy đạo nghĩa xưa mà cư xử với ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Đi không trở lại nữa. Vì thế nên gọi người chết là trường thệ hay thệ thế .
② Dùng làm tiếng phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đã qua, đi không trở lại, chảy: Thời gian trôi như bay; (Dòng nước) chảy mãi như thế kia, đêm ngày không nghỉ (Luận ngữ); Chợt đi ra ngoài xa, qua lại nhẹ nhàng mau lẹ (Liễu Tôn Nguyên: Tiểu thạch đàm kí);
② Chết: Không may bệnh chết; ! Cùng chết hết một lượt, đau đớn không sao nói nổi (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư);
③ (văn) Nhất quyết: Quyết bỏ mày đi (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Xem Thệ thế — Chảy qua. Xem Thệ thủy .

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Không thể nào, không có cách nào. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã thường tư niệm thử tử, vô do kiến chi" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Ta nhớ mãi đứa con này, không làm sao gặp được.
2. Không có lí do, không có nguyên nhân.
3. ☆ Tương tự: "vô tòng" .

Từ điển trích dẫn

1. Người lớn tuổi hoặc bậc cao. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc tuy bãi nô, diệc thường trắc văn trưởng giả chi di phong hĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Tôi tuy hèn kém, nhưng cũng đã từng trộm nghe lời chỉ giáo của bậc trưởng giả.
2. Chỉ người hiển quý, thành đạt giàu có. ◇ Thủy hử truyện : "Tha (Lô Tuấn Nghĩa), thị Bắc Kinh đại danh phủ đệ nhất đẳng trưởng giả, như hà năng cú đắc tha lai lạc thảo?" (), ? (Đệ lục thập hồi) Ông ta (Lô Tuấn Nghĩa), là bậc trưởng giả đệ nhất ở Bắc Kinh, làm sao có được ông ta đến đây làm nghề lạc thảo?
3. Chỉ người đức hạnh cao hoặc có học vấn. ◇ Sử Kí : "Trần Anh giả, cố Đông Dương lệnh sử, cư huyện trung, tố tín cẩn, xưng vi trưởng giả" , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Trần Anh trước làm lệnh sử Đông Dương, ở trong huyện, là người cẩn tín, được tiếng là một bậc trung hậu có đức hạnh..
4. Tiếng tôn xưng người đàn ông (ngày xưa). ◇ Thủy hử truyện : "Túc thế hữu duyên, kim tịch tương ngộ nhị quân, thảo thảo bôi bàn, dĩ phụng trưởng giả" , , , (Đệ thất nhị hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người lớn tuổi trong vùng — Người giàu có trong vùng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.