Từ điển trích dẫn

1. Ở yên nơi bổn địa. ◇ Hán Thư : "Dụng lại đa tuyển hiền lương, bách tính an thổ" , (Thực hóa chí thượng ) Dùng quan lại luôn chọn lấy người hiền lương, thì nhân dân an cư bổn địa.
2. Khiến cho yên định nơi chốn. ◇ Sử: "An thổ tức dân" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Yên định các nơi cho dân được nghỉ ngơi.
3. Nơi chốn yên vui. ◇ Lí Dần: "Đông nam vị khả xưng an thổ" (Hằng vũ thán ) Đông nam chưa thể gọi là đất yên vui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống yên tại nơi nào. Cũng có nghĩa như An cư .

nhất thiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tất cả, mọi thứ

Từ điển trích dẫn

1. Đồng loạt, nhất lệ, nhất luật. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Thử đẳng hư văn, nghi nhất thiết cách bãi" , (Chu sử , Quyển thượng) Những hạng này chỉ là văn hão không thiết thực, nên một loạt bãi bỏ hết.
2. Tất cả, toàn bộ, hoàn toàn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ư thị liên dạ phân phái các hạng chấp sự nhân dịch, tịnh dự bị nhất thiết ứng dụng phan giang đẳng vật" , (Đệ lục thập tứ hồi) Ngay đêm đó, cắt đặt các người coi việc, cũng như sắp sẵn tất cả các thứ cần dùng như phướn, cán cờ, vân vân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả.
ưng, ứng
yīng ㄧㄥ, yìng ㄧㄥˋ

ưng

giản thể

Từ điển phổ thông

ưng, thích

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp lại (lời gọi): Gọi mãi hắn không thưa;
② Nên, cần, phải: Nghĩa vụ phải làm tròn; Tội phải chết; Phát hiện sai lầm nên uốn nắn ngay;
③ Nhận lời, đồng ý: ! Việc đó do tôi nhận làm, tôi xin chịu trách nhiệm vậy!;
④ (Một loại) nhạc khí thời xưa (trong có cây dùi, gõ lên để hòa nhạc);
⑤ Cái trống con: Trống nhỏ trống lớn đều là trống treo (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑥ [Ying] Nước Ưng (một nước thời cổ, ở phía đông huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay);
⑦ [Ying] (Họ) Ưng. Xem [yìng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

ứng

giản thể

Từ điển phổ thông

ứng phó

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáp, đáp ứng, đồng ý làm theo, cho: Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết; Hễ cầu xin là cho;
② Ứng (phó), đối phó: Tùy cơ ứng biến; Ta sẽ làm sao đối phó với địch (Hàn Phi tử);
③ (Thích, phản) ứng, ứng theo: Phải thích ứng với hoàn cảnh này; Phản ứng hóa học;
④ Tương ứng, (tùy) theo: Ngã theo cây đàn (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Ứng họa, họa theo;
⑥ Hưởng ứng: Giết ông ta để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thiệp (Sử kí);
⑦ Ứng nghiệm, đúng với: Nay quả ứng nghiệm với (đúng với) lời nói đó (Tam quốc diễn nghĩa);
⑧ Căn cứ theo, dựa theo. Xem [ying].

Từ ghép 9

khích
xì ㄒㄧˋ

khích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khe hở, khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗ hổng, vết nứt, khe hở. ◎ Như: "môn khích" khe cửa. ◇ Thương quân thư : "Đố chúng nhi mộc chiết, khích đại nhi tường hoại" , (Tu quyền ) Mọt nhiều thì cây gãy, lỗ hổng lớn thì tường sập.
2. (Danh) Lúc nhàn hạ. ◎ Như: "nông khích" thời gian rảnh rỗi của nhà nông.
3. (Danh) Thù oán, oán hận. ◎ Như: "hiềm khích" oán hận. ◇ Sử: "Huệ Vương lập, dữ Nhạc Nghị hữu khích" , (Điền Đan truyện ) Huệ Vương lên ngôi, có hiềm khích với Nhạc Nghị.
4. (Danh) Sơ hở, cơ hội. ◎ Như: "thừa khích nhi nhập" lợi dụng sơ hở mà vào.
5. (Tính) Trống, không. ◎ Như: "khích địa" đất trống.
6. (Tính) Không đủ, không hoàn bị. ◇ Tôn Tử : "Phụ chu tắc quốc tất cường, phụ khích tắc quốc tất nhược" , (Mưu công ) Giúp chu đáo thì nước ắt mạnh, giúp thiếu sót thì nước sẽ yếu.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lỗ hổng trên tường trên vách. Như sách Mạnh Tử nói toàn huyệt khích tương khuy chọc lỗ tường cùng nhòm.
② Lúc nhàn hạ. Như lúc công việc làm ruộng được rỗi gọi là nông khích .
③ Oán. Như hiềm khích có điều oán hận hiềm thù.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khe tường, khe cửa — Cái khe, chỗ hở — Lúc rảnh rang — Giận ghét. Td: Hiềm khích.

Từ ghép 8

linh, lệnh, lịnh
Líng ㄌㄧㄥˊ, lǐng ㄌㄧㄥˇ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mệnh lệnh. ◎ Như: "quân lệnh" mệnh lệnh trong quân đội, "pháp lệnh" chỉ chung mệnh lệnh trong pháp luật.
2. (Danh) Chức quan (thời xưa). ◎ Như: "huyện lệnh" quan huyện.
3. (Danh) Trong các trò chơi, điều lệ lập ra phải tuân theo, gọi là "lệnh". ◎ Như: "tửu lệnh" lệnh rượu.
4. (Danh) Thời tiết, mùa. ◎ Như: "xuân lệnh" tiết xuân.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "tiểu lệnh" một thể trong từ hoặc khúc .
6. (Danh) Họ "Lệnh".
7. (Động) Ra lệnh, ban lệnh. ◇ Luận Ngữ : "Kì thân chánh, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chánh, tuy lệnh bất tòng" , , , (Tử Lộ ) Mình mà chính đáng, (dù) không ra lệnh (dân) cũng theo, mình mà không chính đáng, (tuy) ra lệnh (dân cũng) chẳng theo.
8. (Tính) Tốt đẹp, tốt lành. ◎ Như: "lệnh đức" đức tốt, "lệnh danh" tiếng tăm, "lệnh văn" danh giá.
9. (Tính) Kính từ, tiếng tôn xưng. ◎ Như: nói đến anh người khác thì tôn là "lệnh huynh" , nói đến em người khác thì tôn là "lệnh đệ" .
10. Một âm là "linh". (Động) Khiến, sai sử, làm cho. ◎ Như: "linh nhân khởi kính" khiến người nẩy lòng kính, "sử linh" 使 sai khiến. ◇ Chiến quốc sách : "Hữu phục ngôn linh Trường An Quân vi chí giả, lão phụ tất thóa kì diện" , (Triệu sách tứ , Triệu thái hậu tân dụng sự ) Ai mà còn nói (đến chuyện) khiến Trường An Quân đến Trường An làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mệnh lệnh, những điều mà chính phủ đem ban bố cho dân biết gọi là lệnh.
② Thời lệnh, như xuân lệnh thời lệnh mùa xuân.
③ Tên quan, như quan huyện gọi là huyện lệnh .
④ Tốt, giỏi như nói đến anh người khác thì tôn là lệnh huynh nói đến em người khác thì tôn là lệnh đệ v.v.
⑤ Một lối văn trong các từ khúc, như một điệu ngắn gọi là tiểu lệnh .
⑥ Trong các trò đùa, lập ra một cách nhất định bắt ai cũng phải theo, cũng gọi là lệnh, như tửu lệnh lệnh rượu.
⑦ Một âm là linh. Khiến, như linh nhân khởi kính khiến người nẩy lòng kính, sử linh 使 sai khiến, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(loại) Ram giấy: Một ram giấy báo. Xem [lìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khiến cho. Làm cho — Một âm là Lệnh. Xem Lệnh — Bất tri can đảm hưng thùy thị, linh nhân khước ức Bình nguyên Quân ( Đường thi ). Chẳng biết gan mật cùng ai tỏ, khiến người lại nhớ Bình nguyên quân. Bình nguyên Quân là tướng nước Triệu đời Chiến quốc, có tính đãi khách tối hậu, trong nhà lúc nào cũng có hơn 3.000 khách. » Từ rằng: Lời nói hữu tình, Khiến người lại nhớ câu Bình nguyên Quân « ( Kiều ).

lệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mệnh lệnh. ◎ Như: "quân lệnh" mệnh lệnh trong quân đội, "pháp lệnh" chỉ chung mệnh lệnh trong pháp luật.
2. (Danh) Chức quan (thời xưa). ◎ Như: "huyện lệnh" quan huyện.
3. (Danh) Trong các trò chơi, điều lệ lập ra phải tuân theo, gọi là "lệnh". ◎ Như: "tửu lệnh" lệnh rượu.
4. (Danh) Thời tiết, mùa. ◎ Như: "xuân lệnh" tiết xuân.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "tiểu lệnh" một thể trong từ hoặc khúc .
6. (Danh) Họ "Lệnh".
7. (Động) Ra lệnh, ban lệnh. ◇ Luận Ngữ : "Kì thân chánh, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chánh, tuy lệnh bất tòng" , , , (Tử Lộ ) Mình mà chính đáng, (dù) không ra lệnh (dân) cũng theo, mình mà không chính đáng, (tuy) ra lệnh (dân cũng) chẳng theo.
8. (Tính) Tốt đẹp, tốt lành. ◎ Như: "lệnh đức" đức tốt, "lệnh danh" tiếng tăm, "lệnh văn" danh giá.
9. (Tính) Kính từ, tiếng tôn xưng. ◎ Như: nói đến anh người khác thì tôn là "lệnh huynh" , nói đến em người khác thì tôn là "lệnh đệ" .
10. Một âm là "linh". (Động) Khiến, sai sử, làm cho. ◎ Như: "linh nhân khởi kính" khiến người nẩy lòng kính, "sử linh" 使 sai khiến. ◇ Chiến quốc sách : "Hữu phục ngôn linh Trường An Quân vi chí giả, lão phụ tất thóa kì diện" , (Triệu sách tứ , Triệu thái hậu tân dụng sự ) Ai mà còn nói (đến chuyện) khiến Trường An Quân đến Trường An làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mệnh lệnh, những điều mà chính phủ đem ban bố cho dân biết gọi là lệnh.
② Thời lệnh, như xuân lệnh thời lệnh mùa xuân.
③ Tên quan, như quan huyện gọi là huyện lệnh .
④ Tốt, giỏi như nói đến anh người khác thì tôn là lệnh huynh nói đến em người khác thì tôn là lệnh đệ v.v.
⑤ Một lối văn trong các từ khúc, như một điệu ngắn gọi là tiểu lệnh .
⑥ Trong các trò đùa, lập ra một cách nhất định bắt ai cũng phải theo, cũng gọi là lệnh, như tửu lệnh lệnh rượu.
⑦ Một âm là linh. Khiến, như linh nhân khởi kính khiến người nẩy lòng kính, sử linh 使 sai khiến, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ra lệnh;
② Lệnh: Quân lệnh; Pháp lệnh; Khẩu lệnh;
③ Khiến, làm cho: Khiến người ta phấn khởi; Khiến người ta tôn kính;
④ (cũ) Chức quan (chỉ huyện lệnh): Quan huyện; Quan thái sử; Quan trung thư;
⑤ Thời tiết, mùa: Thời tiết; Mùa hè; Mùa đông; Đương thời;
⑥ Tửu lệnh (lệnh rượu, lệnh đến phiên phải uống);
⑦ Tốt đẹp: Đức tốt; Tiếng tăm; Danh giá;
⑧ (cũ) Tiếng tôn xưng những người thân thuộc hoặc có quan hệ của đối phương: Lệnh huynh, ông anh; Lệnh nghiêm, cụ thân sinh;
⑨ Tên điệu từ: Như mộng lệnh; Thập lục tự lệnh;
⑩ (văn) Nếu (liên từ biểu thị sự giả thiết): , Nếu tôi chết đi rồi, thì người ta đều sẽ ăn thịt ăn cá nó (Sử kí). Xem [lêng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bố cáo ra cho mọi người biết. Truyện Trê Cóc có câu: » Quan cứ lệnh, lính cứ truyền, Đã ngàu cổ buộc lại đêm chân cùm « - Sai khiến. Lời sai khiến, tức mệnh lệnh. Cũng truyện Trê Cóc có câu: » Các thầy vâng lệnh lên đường, Theo chân thầy tớ môđt đoàn thong dong « - Phép tắc luật lệ. Td: Pháp lệnh ( cũng như pháp luật ) — Thời tiết — Vị quan đứng đầu một huyện, Huyện lệnh — Tốt đẹp — Tiếng kính trọng để gọi người thân thuộc của người khác — Một âm là Linh. Xem Linh — Cũng đọc Lịnh.

Từ ghép 52

lịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ra lệnh;
② Lệnh: Quân lệnh; Pháp lệnh; Khẩu lệnh;
③ Khiến, làm cho: Khiến người ta phấn khởi; Khiến người ta tôn kính;
④ (cũ) Chức quan (chỉ huyện lệnh): Quan huyện; Quan thái sử; Quan trung thư;
⑤ Thời tiết, mùa: Thời tiết; Mùa hè; Mùa đông; Đương thời;
⑥ Tửu lệnh (lệnh rượu, lệnh đến phiên phải uống);
⑦ Tốt đẹp: Đức tốt; Tiếng tăm; Danh giá;
⑧ (cũ) Tiếng tôn xưng những người thân thuộc hoặc có quan hệ của đối phương: Lệnh huynh, ông anh; Lệnh nghiêm, cụ thân sinh;
⑨ Tên điệu từ: Như mộng lệnh; Thập lục tự lệnh;
⑩ (văn) Nếu (liên từ biểu thị sự giả thiết): , Nếu tôi chết đi rồi, thì người ta đều sẽ ăn thịt ăn cá nó (Sử kí). Xem [lêng].

Từ ghép 1

tiên tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiên tri, đoán trước, biết trước được sự việc

Từ điển trích dẫn

1. Nhận biết sự việc trước mọi người. ◇ Tôn Tử : "Cố minh quân hiền tướng, sở dĩ động nhi thắng nhân, thành công xuất ư chúng giả, tiên tri dã" , , , (Dụng gián ) Cho nên vua sáng suốt tướng tài ba, sở dĩ họ động binh là thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biết trước vậy.
2. Người có tri giác trí tuệ cao so với những người bình thường. ◇ Mạnh Tử : "Thiên chi sanh tư dân dã, sử tiên tri giác hậu tri, sử tiên giác giác hậu giác" , 使, 使 (Vạn Chương hạ ) Trời sinh ra loài người, là muốn khiến cho bậc tiên tri khai thông cho hạng hậu tri, bậc tiên giác khai ngộ cho hạng hậu giác.
3. Về tôn giáo, chỉ người có khả năng truyền bá thần ý để cảnh giác người đời hoặc người báo trước sự việc vị lai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết trước. Đoán được trước. Đoạn trường tân thanh : » Nàng rằng tiền định tiên tri «.
thê, tê
qī ㄑㄧ, xī ㄒㄧ

thê

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ ngơi
2. đậu (chim)
3. cái giường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đậu (chim). ◇ Thi Kinh : "Kê tê vu thì, Nhật chi tịch hĩ" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Gà đậu trên ổ, Ngày đã tối rồi.
2. (Động) Nghỉ, dừng lại, lưu lại. ◎ Như: "tê trì" nghỉ ngơi. ◇ Nguyễn Trãi : "Hoạch lạc tri hà dụng, Tê trì lượng hữu dư" , (Tặng hữu nhân ) Rỗng tuếch (như hai ta) thì biết dùng làm gì, Nhưng nghỉ ở không thì chắc hẳn có thừa.
3. (Danh) Chỗ để nghỉ.
4. (Danh) Cái giường. ◇ Mạnh Tử : "Nhị tẩu sử trị trẫm tê" 使 (Vạn Chương thượng ) Hai chị dâu khiến sửa giường ta.
5. (Trạng thanh) "Tê tê" rầm rập, dộn dịp, hấp tấp.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "thê" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðậu, nghỉ, tê trì nghỉ ngơi, chỗ để nghỉ cũng gọi là tê.
② Cái giường, như nhị tẩu sử trị trẫm tê 使 hai chị dâu khiến sửa giường ta.
③ Tê tê rầm rập, rộn rịp, hấp tấp, tả cái dáng xem tập xe ngựa hấp tấp. Ta quen đọc là chữ thê cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở tạm. Ở trọ — Đậu lên ( nói về chim ) — Ngừng nghĩ — Cái giường.

Từ ghép 4

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ ngơi
2. đậu (chim)
3. cái giường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đậu (chim). ◇ Thi Kinh : "Kê tê vu thì, Nhật chi tịch hĩ" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Gà đậu trên ổ, Ngày đã tối rồi.
2. (Động) Nghỉ, dừng lại, lưu lại. ◎ Như: "tê trì" nghỉ ngơi. ◇ Nguyễn Trãi : "Hoạch lạc tri hà dụng, Tê trì lượng hữu dư" , (Tặng hữu nhân ) Rỗng tuếch (như hai ta) thì biết dùng làm gì, Nhưng nghỉ ở không thì chắc hẳn có thừa.
3. (Danh) Chỗ để nghỉ.
4. (Danh) Cái giường. ◇ Mạnh Tử : "Nhị tẩu sử trị trẫm tê" 使 (Vạn Chương thượng ) Hai chị dâu khiến sửa giường ta.
5. (Trạng thanh) "Tê tê" rầm rập, dộn dịp, hấp tấp.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "thê" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðậu, nghỉ, tê trì nghỉ ngơi, chỗ để nghỉ cũng gọi là tê.
② Cái giường, như nhị tẩu sử trị trẫm tê 使 hai chị dâu khiến sửa giường ta.
③ Tê tê rầm rập, rộn rịp, hấp tấp, tả cái dáng xem tập xe ngựa hấp tấp. Ta quen đọc là chữ thê cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .
tẩm
qǐn ㄑㄧㄣˇ

tẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngủ
2. lăng mộ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngủ. ◇ Tình sử : "Hồng Kiều trú tẩm" Cô Hồng Kiều ngủ ngày.
2. (Động) Nằm dài, nằm ngang ra.
3. (Động) Thôi, nghỉ, ngưng. ◎ Như: "toại tẩm kì nghị" bèn bỏ điều đã bàn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim văn Đặng Ngải thiện năng dụng binh, nhân thử tẩm kì sự hĩ" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Nay nghe tiếng Đặng Ngải giỏi việc dùng binh, nhân thế ngưng việc ấy lại.
4. (Động) Che giấu, dìm đi.
5. (Danh) Nhà. ◎ Như: "chánh tẩm" nhà chính (chỗ để làm việc), "nội tẩm" nhà trong (chỗ để nghỉ ngơi, buồng ngủ).
6. (Danh) Mồ của vua. ◎ Như: "lăng tẩm" mồ mả của vua. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hựu sai Lã Bố phát quật tiên hoàng cập hậu phi lăng tẩm, thủ kì kim bảo" , (Đệ lục hồi) (Đổng Trác) lại sai Lã Bố khai quật những lăng mộ tiên hoàng, hậu phi để lấy vàng bạc châu báu.
7. (Danh) Chỗ giữ mũ áo tổ tiên. Phiếm chỉ tông miếu.
8. (Tính) Dáng nằm. ◇ Tuân Tử : "Kiến tẩm thạch dĩ vi phục hổ dã" (Giải tế ) Thấy đá nằm lấy là hổ phục.
9. (Tính) Tướng mạo xấu xí. ◇ Sử: "Vũ An giả, mạo tẩm, sanh quý thậm" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vũ An, người xấu tướng, sinh ra rất quý (lọt lòng đã là người trong quốc thích).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngủ.
② Nhà, trong nhà chỗ để làm việc gọi là chánh tẩm , chỗ để nghỉ ngơi gọi là nội tẩm .
③ Lăng tẩm, chỗ mồ mả nhà vua gọi là lăng tẩm .
④ Thôi, nghỉ. Như kì sự dĩ tẩm thửa việc đã thôi hết. Toại tẩm kì nghị bèn bỏ thửa điều đã bàn.
⑤ Hủn hoãn, ngắn ngủi, thấp bé, tả cái dáng bộ người xấu xí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngủ: Quên ăn quên ngủ;
② Nhà: Nhà chính (chỗ để làm việc trong nhà); Nhà trong (chỗ để nghỉ ngơi trong nhà);
③ Buồng ngủ: Đi ngủ;
④ Lăng tẩm (mồ mả của vua chúa);
⑤ (văn) Ngừng, dừng, thôi, nghỉ, bỏ, đình lại: Việc này đã đình lại; Bèn bỏ điều đã bàn;
⑥ Xấu xí: Mặt mũi xấu xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tẩm .

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. Chiếm đóng, cát cứ. ◇ Minh sử : "Đông nam nhập Ngô, khê đỗng lâm tinh, đa vi Dao nhân bàn cứ" , , (Quảng Tây thổ ti truyện nhất 西, Bình Lạc ).
2. Căn cứ, căn bổn. ◇ Hoàng Tông Hi : "Dụng vi dĩ linh minh tri giác quy ư thức thần, vô dục nhi tĩnh, vưu vi thức thần chi bàn cứ" , , (Dữ hữu nhân luận học thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chiếm giữ — Chỉ sự vững vàng.
dư, dữ, dự
yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử: "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử: "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử: "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vậy ư?, thế ru? (trợ từ cuối câu để biểu thị sự cảm thán hoặc để hỏi, dùng như , bộ ): ! Hiếu, đễ là gốc của nhân ư! (Luận ngữ); ? Có thể không cố gắng ư? (Sử kí); ? Đó có phải là sức mạnh của phương nam không? (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu hỏi. Như chữ Dư — Các âm khác là Dữ, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 1

dữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. chơi thân

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử: "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử: "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử: "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với, cùng với: Khác với mọi người, khác thường; Tôi với ông nói chuyện về việc người (nhân sự) (Quốc ngữ); Người xưa cùng vui với dân (Mạnh tử); Tôi với ông khác nhau (tôi khác với ông) (Mặc tử);
② Cho (để nêu lên đối tượng được thụ hưởng, dùng như [wèi], bộ ): Sau nếu có việc gì, tôi sẽ tính cho ông (Quốc ngữ); Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng cho người (Sử kí); 便 Tiện cho mọi người;
③ (văn) Ở, tại: Ngồi ở thượng phong;
④ (văn) Để cho, bị: Bèn bị Câu Tiễn bắt, chết ở Can Toại (Chiến quốc sách);
⑤ (lt) Và: Công nghiệp và nông nghiệp; Phu tử nói về tính và đạo trời thì không được nghe (Luận ngữ);
⑥ (văn) Hay, hay là (biểu thị mối quan hệ chọn lựa, được nêu lên trong hai từ hoặc nhóm từ chứa đựng hai nội dung tương phản nhau): ! Mùa xuân năm thứ ba mươi, nước Tấn xâm lấn nước Trịnh, để quan sát xem có thể đánh được nước Trịnh hay không (Tả truyện); Chẳng biết có công đức hay không (Thế thuyết tân ngữ). 【】 dữ phủ [yưfôu] Hay không: Thiết tưởng có chính xác hay không, phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm;
⑦ (văn) Nếu: ? Nếu Nhan Hồi mà chấp chính thì Tử Lộ và Tử Cống còn thi thố tài năng vào đâu được? (Hàn Thi ngoại truyện). 【...】 dữ... bất như [yư... bùrú] (văn) Nếu... chẳng bằng: 使 使 Nếu để cho Xúc này mang tiếng hâm mộ thế lực, (thì) không bằng để vua được tiếng là quý chuộng kẻ sĩ (Chiến quốc sách); Nếu ta được một ngàn cỗ chiến xa, chẳng bằng nghe được một câu nói của người đi đường Chúc Quá (Lã thị Xuân thu); 【】 dữ... bất nhược [yư... bùruò] (văn) Nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn (dùng như ): Nếu tôi nhờ ông mà được sống thì thà bị bắt mà chết còn hơn (Tân tự); 【】 dữ... ninh [yư... nìng] (văn) Nếu... thì thà... còn hơn: Nếu làm vợ người, thì thà làm thiếp (nàng hầu, vợ lẽ) cho phu tử còn hơn (Trang tử); Nếu người giết ta thì ta tự giết mình còn hơn (Sử kí); 【】dữ... khởi nhược [yư... qê ruò] (văn) Nếu... sao bằng. Như ; 【】dữ kì [yư qí] (lt) Thà... (kết hợp với : … nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn): Thà đi tàu còn hơn đi xe; Nếu lấy được một trăm dặm ở nước Yên thì chẳng bằng lấy được mười dặm ở Tống (Chiến quốc sách);【】dữ kì... bất như [yưqí... bùrú] Nếu... chẳng bằng (không bằng). Xem ; 【】 dữ kì... bất nhược [yưqí... bùruò] Nếu... chẳng bằng (không bằng), thà... còn hơn (dùng như ): Trong việc tế lễ, nếu lòng kính không đủ mà lễ có thừa, (thì) chẳng bằng lễ không đủ mà lòng kính có thừa (Lễ kí); 【】dữ kì... ninh [yưqí... nìng] Nếu... thì thà... còn hơn, thà... còn hơn: Về lễ, nếu xa xí thì thà tiết kiệm còn hơn (thà tiết kiệm còn hơn xa xí) (Luận ngữ); Nếu hại dân thì thà ta chịu chết một mình còn hơn (Tả truyện); 【】dữ kì... ninh kì [yưqí... nìngqí] Như ;【】dữ kì ... khởi như [yưqí... qêrú] Nếu... sao bằng (há bằng): ? Nếu đóng nó lại để cất đi thì sao bằng che mình nó lại? (Án tử Xuân thu); 【】dữ kì... khởi nhược [yưqí... qêruò] Nếu... sao bằng (há bằng) (dùng như ): ? Vả lại nếu nhà ngươi theo những kẻ sĩ lánh người thì sao bằng theo kẻ lánh đời (Luận ngữ);
⑧ (văn) Để (nối kết trạng ngữ với vị ngữ): Cho nên người quân tử chọn người để kết giao, người làm ruộng chọn ruộng mà cày (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑨ (văn) Đều, hoàn toàn: Các bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt (Mặc tử);
⑩ Cho, giao cho, trao cho, tán thành, đối phó: Trời đã cho mà không nhận thì sẽ bị tội (Việt sử lược); 退 Tán thành ông ta tiến lên, không tán thành ông ta lùi bước (Luận ngữ: Thuật nhi); Đó gọi là một đối phó với một, người gan dạ dũng cảm tiến tới được vậy (Tam quốc chí);
⑪ (văn) Chờ đợi: Thời gian trôi đi mất, năm chẳng chờ đợi ta (Luận ngữ);
⑫ (văn) Viện trợ, giúp đỡ: Chẳng bằng giúp cho Ngụy để làm cho Ngụy mạnh lên (Chiến quốc sách);
⑬ Đi lại, giao hảo, kết giao, hữu hảo: Đi lại (thân với nhau);
⑭ (văn) Kẻ đồng minh: Hiệp ước liên minh đã định rồi thì dù đã thấy rõ những mặt lợi hại, cũng không thể lừa bịp kẻ đồng minh của họ (Tuân tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Liên kết với nhau. Chẳng hạn Đẳng dữ ( phe nhóm liên kết ) — Tới. Đến. Chẳng hạn Dữ kim ( tới nay ) — Và. Với — Cho. Cấp cho — Bằng lòng. Hứa cho — Giúp đỡ — Các âm khác là Dư, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 10

dự

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử: "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử: "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử: "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham dự, dự vào: Thầy giáo tham dự trò chơi của các học sinh; ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tham gia vào, góp phần góp mặt vào — Các âm khác là Dư, Dữ — Cũng dùng như chữ Dự trong từ ngữ Do dự.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.