sầu
chóu ㄔㄡˊ

sầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi buồn lo, lòng đau thương. ◎ Như: "li sầu" nỗi buồn chia li, "hương sầu" lòng buồn nhớ quê hương. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc ) Được thấy vợ con, buồn lo còn đâu nữa? Cuốn vội sách vở, vui mừng muốn điên cuồng.
2. (Động) Buồn lo, đau thương, ưu lự, bi thương. ◇ Thôi Hiệu : "Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu" , 使 (Hoàng hạc lâu ) Trời tối, quê nhà nơi đâu? Trên sông khói sóng khiến người buồn. Tản Đà dịch thơ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
3. (Tính) Buồn bã, thảm đạm. ◎ Như: "sầu tự" mối buồn rầu, "sầu mi khổ kiểm" mặt mày buồn khổ, "sầu vân thảm vụ" mây mù thảm đạm.

Từ điển Thiều Chửu

Sầu, lo, buồn thảm.
② Kêu thương, thảm đạm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, rầu, lo: Buồn rầu; Đa sầu đa cảm; 穿 Không phải lo ăn lo mặc; Đừng buồn trên con đường trước mặt không có người tri kỉ, trong thiên hạ ai là người chẳng biết đến anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
② (văn) Làm buồn rầu: Hoa dương liễu làm buồn chết dạ người sang sông (Trịnh Cốc: Hoài thượng biệt hữu nhân);
③ Lo nghĩ, lo lắng;
④ Đau đớn, đau buồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu — Lo buồn — Buồn thảm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khúc đầu Tư Mã Phượng cầu, nghe ra như oán như sầu phải chăng «.

Từ ghép 45

cảm, hám
gǎn ㄍㄢˇ, hàn ㄏㄢˋ

cảm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cảm thấy
2. cảm động
3. tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎ Như: "cảm động" xúc động. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình" (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎ Như: "cảm nhiễm" bị lây, truyền nhiễm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎ Như: "thâm cảm bất an" cảm thấy thật là không yên lòng, "thân thể ngẫu cảm bất thích" bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh" (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu" , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇ Đỗ Phủ : "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎ Như: "cảm ân" , "cảm kích" .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎ Như: "khoái cảm" cảm giác thích sướng, "hảo cảm" cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎ Như: "u mặc cảm" óc khôi hài, "trách nhậm cảm" tinh thần trách nhiệm, "tự ti cảm" tự ti mặc cảm.
9. Một âm là "hám". § Thông "hám" .
10. § Thông "hám" .

Từ điển Thiều Chửu

Cảm hóa, lấy lời nói sự làm của mình làm cảm động được người gọi là cảm hóa hay cảm cách .
Cảm kích, cảm động đến tính tình ở trong gọi là cảm. Như cảm khái , cảm kích , v.v.
Cảm xúc, xông pha nắng gió mà ốm gọi là cảm mạo .
④ Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cảm giác, cảm thấy: Bỗng cảm thấy khó chịu trong người; Anh ấy thấy mình đã sai;
Cảm động, cảm kích, cảm xúc, cảm nghĩ: Có nhiều cảm nghĩ; Rất cảm động;
Cảm ơn, cảm tạ: Mong gửi cho sớm thì rất cảm ơn;
Cảm hóa, làm cảm động, gây cảm xúc;
⑤ Tinh thần: Tinh thần trách nhiệm; Tinh thần tự hào dân tộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động trong lòng khi đứng trước ngoại vật — Làm cho lòng người rung động — Nhiễm vào người.

Từ ghép 57

hám

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎ Như: "cảm động" xúc động. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình" (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎ Như: "cảm nhiễm" bị lây, truyền nhiễm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎ Như: "thâm cảm bất an" cảm thấy thật là không yên lòng, "thân thể ngẫu cảm bất thích" bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh" (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu" , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇ Đỗ Phủ : "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎ Như: "cảm ân" , "cảm kích" .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎ Như: "khoái cảm" cảm giác thích sướng, "hảo cảm" cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎ Như: "u mặc cảm" óc khôi hài, "trách nhậm cảm" tinh thần trách nhiệm, "tự ti cảm" tự ti mặc cảm.
9. Một âm là "hám". § Thông "hám" .
10. § Thông "hám" .
thiền, thuyền
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ve sầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ve sầu. ◇ Nguyễn Du : "Hàn thiền chung nhật táo cao chi" (Sơ thu cảm hứng ) Ve sầu lạnh suốt ngày kêu trên cành cao.
2. (Phó) Liền nối, liên tục. ◎ Như: "thiền liên" liên tục không dứt.
3. (Tính) "Thiền quyên" tươi đẹp.
4. § Còn đọc là "thuyền".

Từ điển Thiều Chửu

① Con ve sầu. Nguyễn Du: Hàn thiền chung nhật táo cao chi (Sơ thu cảm hứng ) ve sầu lạnh suốt ngày kêu trên cành cao.
② Liền nối, liền nối không dứt gọi là thiền liên .
③ Thiền quyên tươi đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ve sầu. Cg. [zhiliăo];
② (văn) Liền nối không dứt, liên tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ve.

Từ ghép 2

thuyền

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ve sầu. ◇ Nguyễn Du : "Hàn thiền chung nhật táo cao chi" (Sơ thu cảm hứng ) Ve sầu lạnh suốt ngày kêu trên cành cao.
2. (Phó) Liền nối, liên tục. ◎ Như: "thiền liên" liên tục không dứt.
3. (Tính) "Thiền quyên" tươi đẹp.
4. § Còn đọc là "thuyền".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ve sầu. Cg. [zhiliăo];
② (văn) Liền nối không dứt, liên tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hay buồn rầu. Cũng nói đa sầu đa cảm ( hay buồn rầu và xúc động bởi những chuyện nhỏ, không đáng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều buồn rầu thấy được trong lòng. Thấy buồn — Mối buồn rầu.
giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.

Từ điển trích dẫn

1. Đọc sách ban đêm. ◇ Mạnh Giao : "Dạ học hiểu vị hưu, Khổ ngâm thần quỷ sầu" , (Dạ cảm tự khiển ).
2. Trường học ban đêm.

du khoái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vui vẻ, phấn khởi, hài lòng

Từ điển trích dẫn

1. Vui vẻ, thích ý. ◎ Như: "tâm tình du khoái" .
2. ☆ Tương tự: "cao hứng" , "khoái lạc" , "hoan lạc" , "hoan khoái" , "hoan hỉ" , "hỉ duyệt" , "di du" .
3. ★ Tương phản: "bi ai" , "bi ưu" , "bất khoái" , "phiền muộn" , "phiền não" , "thống khổ" , "cảm thương" , "thê thảm" , "ai thống" , "ưu sầu" , "ưu uất" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui sướng.

Từ điển trích dẫn

1. Buồn khổ thở than. ◇ Thi Kinh : "Dân chi phương điện hi, Tắc mạc ngã cảm quỳ" 殿, (Đại nhã , Bản ) Dân chúng vừa sầu khổ thở than, Thì không ai dám xét đoán cho ta.

Từ điển trích dẫn

1. Mối cảm tình lúc chia tay. § Cũng như "biệt tình" . ◇ Lạc Tân Vương : "Khúc chung kinh biệt tự, Túy lí thất sầu dong" , (Tiễn Lạc Tứ đắc chung tự ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tình cảm lúc chia tay. Như Biệt tình .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.