phong
fēng ㄈㄥ

phong

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bệnh đầu phong
2. điên rồ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Điên, rồ, khùng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tăng tắc lại đầu tiển cước, na đạo tắc bả túc bồng đầu, phong phong điên điên, huy hoắc đàm tiếu nhi chí" , , , (Đệ nhất hồi) Nhà sư đó thì đầu chốc, đi chân đất, vị đạo sĩ thì chân khập khiễng đầu bù, khùng khùng điên điên, vung vẩy cười cười nói nói mà đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh đầu phong.
② Ðiên rồ (bệnh thần kinh nặng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh điên;
② Lốp, chai, điếc (cây trồng mọc rất tốt nhưng không ra hoa kết quả).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh nổi điên. Điên rồ.

Từ ghép 6

tằng
céng ㄘㄥˊ

tằng

phồn thể

Từ điển phổ thông

tầng, lớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà nhiều tầng. ◎ Như: "kim tằng" nhà lầu vàng. ◇ Lưu Hiếu Xước : "Châu điện liên vân, Kim tằng huy cảnh" 殿, (Tê ẩn tự bi ).
2. (Danh) Cấp, bậc, tầng. ◎ Như: "giai tằng" tầng lớp, "thượng tằng xã hội" giai cấp trên trong xã hội.
3. (Danh) Lượng từ đơn vị: tầng, lớp. ◎ Như: "ngũ tằng lâu phòng" nhà lầu năm tầng, "lưỡng tằng pha li" hai lớp kính.
4. (Tính) Chồng chất. ◎ Như: "tằng loan điệp chướng" đèo núi chập chùng.
5. (Phó) Trùng điệp, không ngừng. ◎ Như: "tằng xuất bất cùng" hiện ra không dứt. ◇ Nguyễn Du : "Thanh sơn lâu các nhất tằng tằng" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Lầu gác trên núi xanh tầng này nối tầng khác.

Từ điển Thiều Chửu

① Từng, lớp, hai lần. Như tằng lâu gác hai từng. Phàm cái gì hai lần chập chồng đều gọi là tằng. Sự gì có trật tự gọi là tằng thứ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tầng, từng: Nhà lầu hai tầng;
② Lớp: Cửa sổ hai lớp kính; Một lớp đất;
③ Lượt: Hai lượt bông;
④ Việc: Còn một việc nữa cần chú ý;
⑤ Trùng điệp, trập trùng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà có nhiều tầng — Tầng lớp — Thứ bậc, thứ hạng cao thấp.

Từ ghép 17

tranh
zhēng ㄓㄥ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: tranh ninh ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) "Tranh nanh" hung ác, dữ tợn (mặt mũi). ◇ Liêu trai chí dị : "Đại môn tả hữu thần cao trượng dư, tục danh "Ưng hổ thần", tranh nanh khả úy" , , (Ưng hổ thần ) Ở bên phải và trái cổng chính có thần cao hơn một trượng, tục gọi là "Ưng hổ thần", trông dữ tợn đáng sợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh nanh dữ tợn (mặt mũi dữ tợn).

Từ điển Trần Văn Chánh

】 tranh nanh [zhengníng] (Bộ mặt) hung ác, dữ tợn, ghê tởm: Bộ mặt hung ác, bộ mặt ghê tởm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ hung ác dữ dằn.

Từ ghép 2

bị
bèi ㄅㄟˋ

bị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. có đủ, hoàn toàn
2. sửa soạn, sắp sẵn
3. đề phòng, phòng trước
4. trang bị, thiết bị

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dự sẵn, xếp đặt trước. ◎ Như: "chuẩn bị" , "dự bị" .
2. (Tính) Đầy đủ, chu đáo. ◇ Sử Kí : "Ngô sở dĩ đãi Hầu Sanh giả bị hĩ, thiên hạ mạc bất văn" , () Ta đối đãi Hậu Sinh thật chu đáo, thiên hạ không ai không biết.
3. (Phó) Hết cả, hoàn toàn. ◇ Lễ Kí : "Nãi mệnh trủng tể, nông sự bị thu" , (Nguyệt lệnh ).
4. (Danh) Thiết trí. ◎ Như: "trang bị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ.
② Dự sẵn, như dự bị dự sẵn cho đủ dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hoàn toàn, đầy đủ, chu đáo: Săn sóc chu đáo; Nông cụ đã đủ cả rồi;
② Đề phòng, chuẩn bị, phòng bị, dự bị, sửa soạn, sẵn sàng: Phòng bị thì tránh được tai ương; Đã sẵn sàng;
③ Thiết bị: Trang bị; Quân bị, binh bị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt sẵn — Hoàn toàn đầy đủ — Thận trọng.

Từ ghép 32

ngai, ngốc
ái ㄚㄧˊ, dāi ㄉㄞ

ngai

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu muội. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thỉnh nãi giá thi phong tử lai tiều tiều, tái bả ngã môn thi ngai tử dã đái lai" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Mời "cô điên thơ" bên đó sang coi, và dắt cả "con ngốc thơ" sang nữa.
2. § Ngày nay viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngây ngô, ngớ ngẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngốc, ngu, đần độn.【】ngai đầu ngai não [dai tóu-dainăo] Ngu si, ngờ nghệch, ngốc nghếch;
② Dại, ngẩn, ngớ, ngây ngô, ngơ ngẩn, thừ ra, đờ ra, trơ ra: Trơ mắt ra; Anh ta đứng ngẩn người ra đấy;
③ Ở lại, đứng im, đứng yên: Ở nhà; Cứ ở yên đấy. Xem [ái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngu dốt, đần độn — Chậm chạp, không hoạt bát.

ngốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu đần
tang
zāng ㄗㄤ

tang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. của ăn trộm
2. tang vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền của ăn cắp, tước đoạt một cách bất chính hoặc phi pháp. ◎ Như: "tham tang uổng pháp" tiền của bất chính, việc làm trái phép, "nhân tang tịnh hoạch" bắt được cả người và đồ đã lấy.
2. (Tính) Ăn cắp được, có được một cách trái luật pháp. ◎ Như: "tang khoản" tiền ăn cắp, tiền hối lộ, "tang vật" đồ vật bị cướp đoạt.

Từ điển Thiều Chửu

① Quan lại ăn của đút, như tham tang uổng pháp tham của đút làm sai phép.
② Tang vật, những đồ trộm cướp đã lấy được đều gọi là tang, như nhân tang tịnh hoạch bắt được cả người và đồ đã lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Của ăn cắp, tang vật: Bắt được ba kẻ trộm đang chia của; Truy tang vật; 退 Hoàn lại của ăn cắp; Bắt được cả người và tang vật;
② (văn) Ăn của đút lót: Tham của đút làm trái luật pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đút lót cho quan — Tiền của đút lót — Vật làm bằng cớ. Đoạn trường tân thanh : » Thực tang bắt được dường này «.

Từ ghép 6

hoàn
huán ㄏㄨㄢˊ, huàn ㄏㄨㄢˋ

hoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vòng ngọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vòng ngọc. ◎ Như: "ngọc hoàn" vòng ngọc.
2. (Danh) Vòng, khoen, vật hình vòng tròn. ◎ Như: "nhĩ hoàn" khoen tai, "chỉ hoàn" vòng ngón tay (cái nhẫn), "đao hoàn" khâu đao (khoen sắt ở cán đao để cầm cho chắc).
3. (Danh) Phần thiết yếu, then chốt. ◎ Như: "giá cá kế hoạch năng phủ như kì hoàn thành, công tác nhân viên đích phối hợp thị ngận trọng yếu đích nhất hoàn" , kế hoạch này có thể hoàn thành đúng hạn kì hay không, thì sự phối hợp giữa các nhân viên trong công tác là một then chốt rất hệ trọng.
4. (Động) Vây quanh, bao quanh. ◎ Như: "quần sơn hoàn củng" dãy núi vây quanh. ◇ Sử Kí : "Tần vương phương hoàn trụ tẩu, tốt hoàng cấp, bất tri sở vi" , , (Kinh Kha truyện ) Vua Tần cứ chạy quanh cái cột, cuống quít không biết làm thế nào.
5. (Tính) Bốn phía, ở chung quanh. ◎ Như: "hoàn thành thiết lộ" đường sắt quanh thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vòng ngọc.
② Phàm cái gì hình vòng tròn đều gọi là hoàn, như nhĩ hoàn vòng tai, chỉ hoàn vòng ngón tay (cái nhẫn).
③ Vây quanh.
④ Khắp.
⑤ Rộng lớn ngang nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vòng ngọc;
② Vòng, vật hình tròn: Vòng sắt; Khoen tai; Nhẫn đeo tay;
③ Hoàn, vòng quanh, bao quanh, quanh: Đường sắt quanh thành (vòng quanh thành phố);
④ Khâu: Đây là một khâu quan trọng của công trình; Khâu chủ yếu, khâu chính;
⑤ [Huán] (Họ) Hoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vòng ngọc — Vây quanh — Xoay đi — Cũng dùng như chữ Hoàn .

Từ ghép 11

sấn
chèn ㄔㄣˋ

sấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

áo trong, áo lót

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo trong, áo lót.
2. (Danh) Lớp đệm, lớp lót bên trong. ◎ Như: "hài sấn" lớp đệm giày, "mạo sấn" lớp lót mũ.
3. (Động) Lộ ra ngoài, ý động ở trong mà làm cho lộ ra ngoài gọi là "sấn". ◎ Như: "sấn thác" mượn cách bày tỏ ý ra.
4. (Động) Làm nổi bật. ◎ Như: "lục diệp bả hồng hoa sấn đắc cánh hảo khán liễu" lá xanh làm nổi bật hoa hồng trông càng đẹp.
5. (Động) Cho giúp, bố thí. ◎ Như: "bang sấn" giúp đỡ, "trai sấn" cúng trai cho sư.
6. (Tính) Lót bên trong. ◎ Như: "sấn sam" áo sơ-mi (tiếng Anh: shirt), "sấn quần" váy lót.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo trong.
② Ý động ở trong mà làm cho lộ ra ngoài gọi là sấn, như sấn thác mượn cách bày tỏ ý ra.
③ Cho giúp. Như bang sấn giúp đỡ, bố thí cho sư, cho đạo cũng gọi là sấn, như trai sấn cúng trai cho sư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo trong, áo lót;
② Lồng (ở bên trong), lót: Bên trong lồng thêm một chiếc áo; Lót một tờ giấy;
③ Làm nổi bật: Lá xanh làm nổi bật hoa hồng, trông càng đẹp;
④ (văn) Tỏ lộ ra ngoài: Mượn cách tỏ ý, nêu bật lên;
⑤ Giúp, bố thí, cúng dường (cho nhà sư): Giúp đỡ; Cúng chay cho nhà sư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo lót — Đeo sát trong mình — Cho. Tặng.

Từ ghép 3

tân
bīn ㄅㄧㄣ

tân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hỗn loạn, rối loạn
2. nhầm lẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) "Tân phân" tạp loạn, phồn thịnh. ◇ Đào Uyên Minh : "Phương thảo tiên mĩ, lạc anh tân phân" , (Đào hoa nguyên kí ) Cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng đầy dẫy.

Từ điển Thiều Chửu

① Tân phân rực rỡ, rối loạn. Ðào Uyên Minh : Phương thảo tiên mĩ, lạc anh tân phân cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng rực rỡ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tân phân [binfen]
① Rực rỡ, sặc sỡ: Màu sắc sặc sỡ;
② Lả tả: Hoa rơi lả tả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông, nhiều.

Từ ghép 2

quần
qún ㄑㄩㄣˊ

quần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chòm (sao), nhóm
2. tụ họp
3. bè bạn

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của "quần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bè bạn, như li quần tác cư lìa xa anh em bạn. Tài học hơn cả các bạn học gọi là trác lạc bất quần .
② Ðàn, bầy, lấy tình hòa hảo mà ở với nhau gọi là quần, như hợp quần họp đàn. Chim muông xúm xít với nhau từ ba con trở lên cũng gọi là quần, như điểu quần đàn chim.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đám, tốp, túm, bầy, đàn, cụm: Đám người, tốp người; Tốp năm tốp ba, túm năm túm ba; Một bầy ngựa; Đàn vịt; Cụm kiến trúc;
② Số đông, quần chúng;
③ Bạn bè trong nhóm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bọn người — Bầy. Đàn ( nói về thú vật ) — Tụ họp đông đảo. Thành ngữ: Quần tam tụ ngũ ( tụm năm túm ba ).

Từ ghép 34

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.