Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sổ sách ghi chép tên tuổi của những người phục vụ trong binh đội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sách ghi chép việc thành lập, diễn tiến và hoạt động của binh đội qua các thời đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi vị võ tướng đóng bản doanh — Cơ quan làm việc của binh đội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc đánh trận mà không dùng gươm dáo, chỉ đoàn quân nhân nghĩa, không tàn sát địch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan võ thời trước, hàm chánh Tam phẩm, chỉ huy các lực lượng quân sự trong một tỉnh. Văn Tế Nghĩa Sĩ Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Cõi An Hà một chức chịu lĩnh binh, lây lất theo thời, chưa chắc đâu thành đâu bại «.
chủy, trủy, trưng, trừng
zhēng ㄓㄥ, zhǐ ㄓˇ

chủy

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vời, triệu tập. ◎ Như: "trưng tập" vời họp, "trưng binh" gọi nhập ngũ, "trưng tích" lấy lễ đón người hiền.
2. (Động) Chứng minh, làm chứng. ◇ Luận Ngữ : "Hạ lễ ngô năng ngôn chi, Kỉ bất túc trưng dã" , (Bát dật ) Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng.
3. (Động) Thành, nên. ◎ Như: "nạp trưng" nộp lễ vật cho thành lễ cưới.
4. (Động Thu, lấy. ◎ Như: "trưng phú" thu thuế.
5. (Động) Hỏi. ◎ Như: "trưng tuân ý kiến" trưng cầu ý kiến.
6. (Động) Mong tìm, cầu. ◎ Như: "trưng hôn" cầu hôn.
7. (Danh) Điềm, triệu, dấu hiệu. ◎ Như: "cát trưng" điềm tốt, "hung trưng" điềm xấu. ◇ Sử Kí : "Phù quốc tất y san xuyên, san băng xuyên kiệt, vong quốc chi trưng dã" , , (Chu bổn kỉ ) Nước tất nương dựa vào núi sông, núi lở sông cạn, đó là điềm triệu nước mất vậy.
8. (Danh) Họ "Trưng".
9. Một âm là "chủy". (Danh) Một âm trong ngũ âm: "cung" , "thương" , "giốc" , "chủy" , "vũ" .
10. Lại một âm là "trừng". § Cùng nghĩa với chữ "trừng" .
11. § Phồn thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Vời. Như trưng tập vời họp. Cứ sổ đinh mà bắt lính gọi là trưng binh . Nhà nước lấy lễ đón người hiền gọi là trưng tích , người được đón mời gọi là trưng quân .
② Chứng cớ. Như kỉ bất túc trưng dã nước Kỉ chẳng đủ làm chứng vậy. Nay gọi người nào có tướng thọ là thọ trưng là theo nghĩa ấy. Thành, nên đưa lễ cưới để xin gọi là nạp trưng nghĩa là nộp của cho thành lễ cưới vậy.
④ Thu, như trưng phú thu thuế.
⑤ Hỏi.
⑥ Một âm là chủy. Một thứ tiếng trong năm tiếng, cung , thương , giốc , chủy , vũ .
⑦ Lại một âm là trừng. Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(nhạc) Âm chủy (một trong ngũ âm thời cổ Trung Quốc). Xem [zheng].

trủy

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một âm bậc trong Ngũ âm của Trung Hoa ( Cung, Thương, Giốc, Truỷ, Vũ ) — Một âm khác là: Trưng.

trưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trưng tập, gọi đến
2. thu
3. chứng minh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vời, triệu tập. ◎ Như: "trưng tập" vời họp, "trưng binh" gọi nhập ngũ, "trưng tích" lấy lễ đón người hiền.
2. (Động) Chứng minh, làm chứng. ◇ Luận Ngữ : "Hạ lễ ngô năng ngôn chi, Kỉ bất túc trưng dã" , (Bát dật ) Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng.
3. (Động) Thành, nên. ◎ Như: "nạp trưng" nộp lễ vật cho thành lễ cưới.
4. (Động Thu, lấy. ◎ Như: "trưng phú" thu thuế.
5. (Động) Hỏi. ◎ Như: "trưng tuân ý kiến" trưng cầu ý kiến.
6. (Động) Mong tìm, cầu. ◎ Như: "trưng hôn" cầu hôn.
7. (Danh) Điềm, triệu, dấu hiệu. ◎ Như: "cát trưng" điềm tốt, "hung trưng" điềm xấu. ◇ Sử Kí : "Phù quốc tất y san xuyên, san băng xuyên kiệt, vong quốc chi trưng dã" , , (Chu bổn kỉ ) Nước tất nương dựa vào núi sông, núi lở sông cạn, đó là điềm triệu nước mất vậy.
8. (Danh) Họ "Trưng".
9. Một âm là "chủy". (Danh) Một âm trong ngũ âm: "cung" , "thương" , "giốc" , "chủy" , "vũ" .
10. Lại một âm là "trừng". § Cùng nghĩa với chữ "trừng" .
11. § Phồn thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Vời. Như trưng tập vời họp. Cứ sổ đinh mà bắt lính gọi là trưng binh . Nhà nước lấy lễ đón người hiền gọi là trưng tích , người được đón mời gọi là trưng quân .
② Chứng cớ. Như kỉ bất túc trưng dã nước Kỉ chẳng đủ làm chứng vậy. Nay gọi người nào có tướng thọ là thọ trưng là theo nghĩa ấy. Thành, nên đưa lễ cưới để xin gọi là nạp trưng nghĩa là nộp của cho thành lễ cưới vậy.
④ Thu, như trưng phú thu thuế.
⑤ Hỏi.
⑥ Một âm là chủy. Một thứ tiếng trong năm tiếng, cung , thương , giốc , chủy , vũ .
⑦ Lại một âm là trừng. Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vời, mời đến, triệu đến;
② Trưng, bắt: Bắt lính, trưng binh;
③ Thu, trưng thu, đánh (thuế): Trưng thu lương thực; (hay ) Thu thuế, đánh thuế;
④ Thỉnh cầu, yêu cầu;
⑤ Hỏi;
⑥ Chứng tỏ, làm chứng: Không đủ để làm chứng;
⑦ Điềm, chứng cớ, triệu chứng, dấu hiệu: Người bệnh đã có dấu hiệu chuyển biến tốt;
⑧ [Zheng] (Họ) Trưng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái điềm báo trước. Điều hiện ra ngoài. Xem Trưng triệu — Cái bằng chứng cho thấy đúng với sự thật. Td: Trưng nghiệm — Vời gọi. Kêu gọi. Td: Trưng binh — Thâu góp. Td: Trưng thu — Họ người. Td: Trưng Trắc — Một âm là Trủy. Xem Trủy.

Từ ghép 16

trừng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vời, triệu tập. ◎ Như: "trưng tập" vời họp, "trưng binh" gọi nhập ngũ, "trưng tích" lấy lễ đón người hiền.
2. (Động) Chứng minh, làm chứng. ◇ Luận Ngữ : "Hạ lễ ngô năng ngôn chi, Kỉ bất túc trưng dã" , (Bát dật ) Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng.
3. (Động) Thành, nên. ◎ Như: "nạp trưng" nộp lễ vật cho thành lễ cưới.
4. (Động Thu, lấy. ◎ Như: "trưng phú" thu thuế.
5. (Động) Hỏi. ◎ Như: "trưng tuân ý kiến" trưng cầu ý kiến.
6. (Động) Mong tìm, cầu. ◎ Như: "trưng hôn" cầu hôn.
7. (Danh) Điềm, triệu, dấu hiệu. ◎ Như: "cát trưng" điềm tốt, "hung trưng" điềm xấu. ◇ Sử Kí : "Phù quốc tất y san xuyên, san băng xuyên kiệt, vong quốc chi trưng dã" , , (Chu bổn kỉ ) Nước tất nương dựa vào núi sông, núi lở sông cạn, đó là điềm triệu nước mất vậy.
8. (Danh) Họ "Trưng".
9. Một âm là "chủy". (Danh) Một âm trong ngũ âm: "cung" , "thương" , "giốc" , "chủy" , "vũ" .
10. Lại một âm là "trừng". § Cùng nghĩa với chữ "trừng" .
11. § Phồn thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Vời. Như trưng tập vời họp. Cứ sổ đinh mà bắt lính gọi là trưng binh . Nhà nước lấy lễ đón người hiền gọi là trưng tích , người được đón mời gọi là trưng quân .
② Chứng cớ. Như kỉ bất túc trưng dã nước Kỉ chẳng đủ làm chứng vậy. Nay gọi người nào có tướng thọ là thọ trưng là theo nghĩa ấy. Thành, nên đưa lễ cưới để xin gọi là nạp trưng nghĩa là nộp của cho thành lễ cưới vậy.
④ Thu, như trưng phú thu thuế.
⑤ Hỏi.
⑥ Một âm là chủy. Một thứ tiếng trong năm tiếng, cung , thương , giốc , chủy , vũ .
⑦ Lại một âm là trừng. Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).
cầm
qín ㄑㄧㄣˊ

cầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt bớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ, tróc nã. ◎ Như: "giam cầm" giam giữ. ◇ Trần Quang Khải : "Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan" , (Tòng giá hoàn kinh ) Cướp giáo (giặc) ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở ải Hàm Tử. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khu cự thú lục phá Man binh, thiêu đằng giáp thất cầm Mạnh Hoạch" , (Đệ cửu thập hồi) Đuổi thú mạnh, sáu chuyến phá quân Man, đốt giáp mây, bảy lần bắt Mạnh Hoạch.
2. (Động) Chế phục. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ hữu nhất Phạm Tăng nhi bất năng dụng, thử kì sở dĩ vi ngã cầm dã" , (Cao Tổ bản kỉ ) Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên bị ta chế phục.
3. (Động) Cầm, nắm, quặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, vội giữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt giữ: Bắt sống; Kẻ tội phạm bị bắt tại chỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ. Chẳng hạn Cầm tặc cầm vương ( bắt giặc thì phải bắt tên tướng giặc ).

Từ ghép 4

tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cất giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đem binh khí thu lại mà giấu đi.
2. (Động) Thu, xếp lại. ◇ Thi Kinh : "Uyên ương tại lương, Tập kì tả dực" , (Tiểu nhã , Uyên ương ) Uyên ương ở trên rường nhà, Xếp lại cánh trái.
3. (Động) Ngừng, thôi. ◎ Như: "tập nộ" ngừng giận. ◇ Nam sử : "Nguyện tướng quân thiểu tập lôi đình" (Ngu Lệ truyện ) Mong tướng quân dẹp bớt cơn giận dữ lôi đình.
4. (Danh) Họ "Tập".

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu cất đi, phục binh vào một nơi gọi là tập, ẩn núp một chỗ không cho người biết cũng gọi là tập, như tập ảnh hương viên ẩn náu ở chốn làng mạc không chịu ra đời.
② Cụp lại.
③ Dập tắt.
④ Cấm chỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thu cất, cất giấu, thu về: Thu binh, ngừng chiến;
② Cụp lại, giấu giếm, ẩn núp, ẩn náo: Cụp cánh; Nguôi giận; Ẩn náu nơi chốn làng mạc;
③ Dập tắt;
④ Cấm chỉ;
⑤ [Jí] (Họ) Tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán lính ẩn núp để rình đánh úp giặc — Thâu góp — Thôi. Ngừng lại — Họ người.
xúc
cù ㄘㄨˋ

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội vã, gấp

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Gấp gáp, vội vã, cần kíp. ◎ Như: "cấp xúc" gấp rút, "đoản xúc" ngắn gấp.
2. (Động) Thúc giục, thôi thúc. ◎ Như: "đốc xúc" thúc giục, "thôi xúc" hối thúc. ◇ Sử Kí : "Xúc Triệu binh cức nhập quan" (Trần Thiệp thế gia ) Thúc giục quân Triệu mau vào cửa ải.
3. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "xúc tất đàm tâm" sát gối tâm sự, chuyện trò thân mật.
4. (Danh) § Xem "xúc chức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt, sự cần kíp đến nơi gọi là xúc, như cấp xúc vội gấp, đoản xúc ngắn gặt, xuyễn xúc thở gặt, v.v.
② Thúc dục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vội, gấp, ngặt, liền, ngay, thời gian ngắn: Gấp gáp, thúc bách, gấp rút; Ngắn gấp; Mùa xuân năm Canh ngọ, quan phụ trách Chương Châu là Lí Thúc đến nhận nhiệm sở ngay (Từ Hà Khách du kí);
② Thúc giục, thúc đẩy: Đốc thúc; Thôi thúc, thúc giục;
③ (văn) Kề, gần, sát, (bên) cạnh: Ngồi kề bên nhau, ngồi vây quanh. 【】xúc tất đàm tâm [cùxi tánxin] Ngồi kề nhau tâm sự, chuyện trò thân mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần sát — Gấp rút — Thúc giục.

Từ ghép 20

trở
zhù ㄓㄨˋ, zǔ ㄗㄨˇ

trở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cản trở
2. hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hiểm yếu. ◎ Như: "hiểm trở" đất hiểm yếu.
2. (Danh) Chướng ngại. ◎ Như: "thông hành vô trở" đường đi không có chướng ngại.
3. (Động) Ngăn cách. ◎ Như: "trở cách" ngăn cách. ◇ Đỗ Phủ : "Yên trần trở trường hà" (Khiển hứng ) Khói bụi ngăn cách, sông thì dài.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận. ◎ Như: "át trở" ngăn cấm, "vi chi khí trở" làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại.
5. (Động) Từ chối, cự tuyệt. ◎ Như: "thôi tam trở tứ" nhiều lần từ chối. ◇ Thi Kinh : "Kí trở ngã đức, Cổ dụng bất thụ" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) cự tuyệt điều hay việc phải (của em), Cũng như đem bán mà không ai mua.
6. (Động) Cậy, dựa vào. ◇ Tả truyện : "Trở binh nhi an nhẫn" (Ẩn Công tứ niên ) Dựa vào thế quân mà ở yên. ◇ Phan Nhạc : "Xuẩn xuẩn khuyển dương, Trở chúng lăng quả (Mã khiên đốc lụy" ) , Chó cừu ngu xuẩn, Cậy đông hiếp ít.
7. (Động) Nghi hoặc. ◇ Kê Khang : "Túc hạ âm tự trở nghi" (Dữ Lữ Trường Đễ tuyệt giao thư ) , Túc hạ ngầm nghi hoặc.
8. (Tính) Gian nan, nguy hiểm. ◇ Cổ thi : "Đạo lộ trở thả trường, Hội diện an khả tri?" , (Hành hành trùng hành hành ) Đường đi khó khăn, lại thêm xa xôi, Biết làm sao gặp mặt?

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểm trở. Chỗ núi hiểm hóc gọi là hiểm , chỗ nước nguy hiểm gọi là trở .
② Ngăn trở. Cùng nghĩa với chữ trở . Như vi chi khí trở làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại. Lại cản trở không cho làm cũng gọi là trở.
③ Gian nan.
④ Cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngăn trở, cản trở, chặn, trở ngại: Ngăn, ngăn cản; Khuyên ngăn; Đường đi không có gì trở ngại;
② Hiểm trở;
③ Gian nan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn, khó thể vượt qua. Td: Hiểm trở — Xa xôi, khó gặp gỡ. Td: Cách trở — Ngăn cách.

Từ ghép 12

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.