di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mọi rợ
2. công bằng
3. bị thương
4. giết hết (khi bị tội, giết 3 họ hay 9 họ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ một dân tộc đông bộ Trung Quốc thời nhà "Ân" , nhà "Thương" , ở vào khoảng Sơn Đông, Giang Tô ngày nay. Sau phiếm chỉ các dân tộc ở phía đông Trung Quốc.
2. (Danh) Rợ, mọi. § Ngày xưa, tiếng gọi khinh miệt các dân tộc ở ngoài "Trung Nguyên" . ◎ Như: "Man Di Nhung Địch" .
3. (Danh) Một nông cụ thời xưa, như cái cuốc, cái cào. ◇ Quốc ngữ : "Ác kim dĩ chú sừ, di, cân, trọc" , , , (Tề ngữ ) Kim loại xấu lấy đúc cuốc, bừa, rìu, trọc.
4. (Danh) Vết thương. § Thông "di" . ◇ Tả truyện : "Sát di thương" (Thành Công thập lục niên ) Xem xét vết thương.
5. (Danh) Thái bình, yên ổn.
6. (Danh) Bình an. ◎ Như: "hóa hiểm vi di" biến nguy thành an.
7. (Danh) Đạo thường. § Thông "di" .
8. (Danh) Bọn, nhóm, đồng bối.
9. (Danh) Họ "Di".
10. (Động) Làm cho bằng phẳng. ◎ Như: "di vi bình địa" làm thành đất bằng phẳng.
11. (Động) Giết hết, tiêu diệt. ◇ Nguyễn Du : "Bạo nộ nhất sính di thập tộc" (Kì lân mộ ) Để hả giận, giết cả mười họ.
12. (Động) Làm hại, thương tổn.
13. (Động) Phát cỏ, cắt cỏ. ◇ Chu Lễ : "Xuân thủy sanh nhi manh chi, hạ nhật chí nhi di chi" , (Thu quan , Thế thị ) Mùa xuân bắt đầu sinh ra nẩy mầm, ngày hè đến phát cỏ.
14. (Động) Hạ thấp, giáng xuống.
15. (Động) Ngang bằng.
16. (Động) Đặt, để. ◇ Lễ Kí : "Nam nữ phủng thi di vu đường, hàng bái" , (Tang đại kí ) Nam nữ khiêng thi thể đặt tại gian nhà chính, cúi lạy.
17. (Động) Suy vi, suy lạc.
18. (Tính) Bằng phẳng. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
19. (Tính) Đẹp lòng, vui vẻ. § Thông "di" . ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Vân hồ bất di" , (Trịnh phong , Phong vũ ) Đã gặp chàng rồi, Rằng sao mà chẳng vui.
20. (Tính) To, lớn.
21. (Tính) Ngạo mạn vô lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Rợ mọi.
② Công bằng, như di khảo kì hành lấy lòng công bằng mà xét sự hành vi của người.
③ Bị thương.
④ Giết hết, xưa ai có tôi nặng thì giết cả chín họ gọi là di.
⑤ Ðẹp lòng.
⑥ Ngang, bằng.
⑦ Bầy biện.
⑧ Thường, cùng nghĩa với chữ di .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên, bình yên: Biến nguy thành yên;
② Di, mọi rợ (tiếng thời xưa Trung Quốc dùng để gọi các dân tộc phương Đông);
③ (cũ) Người ngoại quốc, người nước ngoài;
④ San bằng (phẳng): San phẳng. (Ngr) Tiêu hủy, tiêu diệt, giết;
⑤ (văn) Công bằng: Xét một cách công bằng hành vi của người khác;
⑥ (văn) Bị thương;
⑦ (văn) Ngang, bằng;
⑧ (văn) Bày biện;
⑨ (văn) Thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Làm cho yên ổn — Vui vẻ — Làm bị thương. Làm tổn hại — Giết chết — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ chung những dân tộc phía Bắc.

Từ ghép 18

dường, dưỡng, dượng, dạng
yǎng ㄧㄤˇ, yàng ㄧㄤˋ

dường

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dâng biếu (người trên), cấp dưỡng, phụng dưỡng: Phụng dưỡng; Cúng dường.

dưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

nuôi dưỡng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nuôi lớn. ◇ Mạnh Tử : "Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng" (Cáo tử thượng ) Nếu được nuôi tốt, không vật gì không lớn.
2. (Động) Sinh con.
3. (Động) Săn sóc, tu bổ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu tình nguyện khất nhàn dưỡng bệnh" (Đệ thập nhất hồi) Lão phu tình nguyện cáo nhàn dưỡng bệnh.
4. (Danh) Đầy tớ gọi là "tư dưỡng" .
5. (Danh) Dưỡng khí, một nguyên chất trong hóa học (oxygen, O2).
6. (Danh) Họ "Dưỡng".
7. Một âm là "dượng". (Động) Dâng biếu. ◎ Như: "phụng dượng" (ta nói là "phụng dưỡng"), "cung dượng" cúng dâng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nuôi lớn. Như ông Mạnh Tử nói: Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng nếu được nuôi tốt không vật gì không lớn.
② Bồi bếp, đầy tớ cũng gọi là tư dưỡng .
③ Sinh con.
④ Dưỡng khí, chất dưỡng. Một nguyên chất trong hóa học (oxygène, O2), là một chất hơi không sắc không mùi, người ta nhờ có nó mới sống, lửa có nó mới cháy, là một phần kết thành ba loài động vật, thực vật, khoáng vật rất cần có vậy.
⑤ Một âm là dượng. Dưới dâng biếu người trên. Như phụng dượng (ta nói là phụng dưỡng), cung dượng cúng dâng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuôi, nuôi nấng, nuôi dưỡng: Nuôi tằm; Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ thì không vật gì không lớn lên (Mạnh tử);
② Vun trồng; Trồng hoa;
③ Sinh, đẻ: Chị ấy sinh được một trai một gái;
④ Nuôi (người ngoài làm con): Con nuôi; Cha nuôi;
⑤ Bồi dưỡng, tu dưỡng, trau dồi, rèn luyện (trí óc, thói quen): Anh ấy từ nhỏ đã bồi dưỡng cho mình thói quen yêu lao động;
⑥ Dưỡng (bệnh), săn sóc, giữ gìn, tu bổ: Giữ gìn sức khỏe; Tu bổ đường sá;
⑦ Dưỡng khí, oxy (dùng như , bộ );
⑧ (Họ) Dưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dâng biếu (người trên), cấp dưỡng, phụng dưỡng: Phụng dưỡng; Cúng dường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nuôi nấng — Sanh đẻ — Chữa trị.

Từ ghép 41

dượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

dâng biếu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nuôi lớn. ◇ Mạnh Tử : "Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng" (Cáo tử thượng ) Nếu được nuôi tốt, không vật gì không lớn.
2. (Động) Sinh con.
3. (Động) Săn sóc, tu bổ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu tình nguyện khất nhàn dưỡng bệnh" (Đệ thập nhất hồi) Lão phu tình nguyện cáo nhàn dưỡng bệnh.
4. (Danh) Đầy tớ gọi là "tư dưỡng" .
5. (Danh) Dưỡng khí, một nguyên chất trong hóa học (oxygen, O2).
6. (Danh) Họ "Dưỡng".
7. Một âm là "dượng". (Động) Dâng biếu. ◎ Như: "phụng dượng" (ta nói là "phụng dưỡng"), "cung dượng" cúng dâng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nuôi lớn. Như ông Mạnh Tử nói: Cẩu đắc kì dưỡng vô vật bất trưởng nếu được nuôi tốt không vật gì không lớn.
② Bồi bếp, đầy tớ cũng gọi là tư dưỡng .
③ Sinh con.
④ Dưỡng khí, chất dưỡng. Một nguyên chất trong hóa học (oxygène, O2), là một chất hơi không sắc không mùi, người ta nhờ có nó mới sống, lửa có nó mới cháy, là một phần kết thành ba loài động vật, thực vật, khoáng vật rất cần có vậy.
⑤ Một âm là dượng. Dưới dâng biếu người trên. Như phụng dượng (ta nói là phụng dưỡng), cung dượng cúng dâng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dâng biếu (người trên), cấp dưỡng, phụng dưỡng: Phụng dưỡng; Cúng dường.

dạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

nuôi dưỡng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên. Người dưới đem cho người trên. Ta quen đọc luôn là Dưỡng — Một âm là Dưỡng. Xem vần Dưỡng.
lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quê kệch, thô lậu. ◇ Hán Thư : "Biện nhi bất hoa, chất nhi bất lí" , (Tư Mã Thiên truyện ) Rành rẽ mà không màu mè, mộc mạc mà không quê mùa.
2. (Tính) Thông tục, lưu hành trong dân gian. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, hữu cổ ảo khiên hoàng khuyển cái thực kì gia, phách bản lí ca" , , (Chân Hậu ) Một hôm có bà lão mù dắt con chó vàng đi ăn xin trước cửa nhà, gõ phách mà hát bài dân ca.
3. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◇ Hán Thư : "Phù tì thiếp tiện nhân, cảm khái nhi tự sát, phi năng dũng dã, kì hoạch vô lí chi chí nhĩ" , , , (Quý Bố đẳng truyện ) Những tì thiếp người thấp kém, cảm khái mà tự tử, không phải là có dũng khí, chỉ vì không biết trông cậy (vào đâu) nên đến như thế mà thôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số thời xưa ở Trung Quốc, phân bố ở tỉnh Quảng Đông, ven biển vùng tây nam cho tới tỉnh Quảng Tây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ, cậy
2. quê kệch

Từ điển Thiều Chửu

① Nhờ, như vô lí cũng như nói vô liêu không nhờ cái gì cho khuây khõa được.
② Quê kệch, như lí ca câu hát quê kệch của người nhà quê hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tục, thô tục, thô kệch quê mùa;
② (văn) Nhờ: Không nhờ cái gì để khuây khỏa được;
③ Bản làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Rảnh rang nhàn rỗi không biết làm gì — Thấp hèn thô bỉ — Quê mùa vụng về — Bài hát ở nơi quê mùa. Cũng gọi là Lí ca .

Từ ghép 2

đậu
dòu ㄉㄡˋ, qí ㄑㄧˊ, tóu ㄊㄡˊ, zhù ㄓㄨˋ

đậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đậu lại, đỗ lại, dừng lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tạm lưu lại, dừng lại không tiến lên nữa. ◇ Phù sanh lục kí : "Hà đậu lưu ư thử?" (Khảm kha kí sầu ) Vì sao lưu lại nơi này?
2. (Động) Khiến cho, làm cho. ◎ Như: "giá oa nhi ngận đậu nhân liên ái" đứa bé này thật là (làm cho người ta) dễ thương.
3. (Động) Đùa, giỡn. ◎ Như: "đậu thú" trêu đùa, pha trò.
4. (Danh) Dấu ngắt câu. ◎ Như: "đậu điểm" dấu chấm câu, "đậu hiệu" dấu phẩy.

Từ điển Thiều Chửu

① Tạm lưu lại. Đứng dừng lại không tiến lên nữa gọi là đậu lưu .
② Đi vòng.
③ Vật cùng hòa hợp nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đùa, giỡn: Anh ta cầm nhánh hoa đỏ đùa với con;
② Hấp dẫn, thích thú: Cặp mắt trông rất đáng yêu;
③ (đph) Buồn cười, khôi hài: Lời nói đó thật buồn cười;
④ Ở lại, tạm lưu lại, dừng lại, chỗ dừng nhẹ trong lúc đọc;
⑤ (văn) Đi vòng;
⑥ (văn) Vật cùng hòa hợp nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại. Dừng lại — Hợp nhau. Ăn khớp.

Từ ghép 1

chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.
thi
shī ㄕ

thi

phồn thể

Từ điển phổ thông

thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thơ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất tri tha môn khả học quá tác thi bất tằng?" ? (Đệ tứ thập cửu hồi) Không biết họ đã từng học làm thơ chưa?
2. (Danh) "Thi Kinh" nói tắt. ◇ Luận Ngữ : "Thi: khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu, thú, thảo, mộc chi danh" : , , , . , , (Dương Hóa ) Xem kinh Thi có thể phấn khởi, có thể xem xét sự việc, hòa hợp được với mọi người, tỏ được sầu oán. Gần thì biết đạo thờ cha, xa biết đạo thờ vua, lại biết được nhiều tên chim, muông, cỏ, cây.
3. (Động) Vịnh tụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thơ, văn có vần gọi là thơ. Ngày xưa hay đặt mỗi câu bốn chữ, về sau hay dùng lối đặt năm chữ hay bảy chữ gọi là thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn.
② Kinh thi.
③ Nâng, cầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơ: Làm thơ, sáng tác thơ; Thơ ngũ ngôn; Thơ đúng niêm luật; Thơ văn xuôi; Thơ Đường, Đường thi;
② (văn) Kinh Thi (nói tắt): Không học Kinh Thi thì không lấy gì để ăn nói (Luận ngữ);
③ (văn) Nâng, cầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bài thơ, tức bài văn có vần điệu, có thể ngâm hoặc hát lên được — Tên chỉ loại Đường luật — Tên một bộ trong Ngũ kinh, tức Kinh thi, chép những bài thơ thời Tam đại của Trung Hoa.

Từ ghép 63

bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bạch vân thi 白雲詩bắc hành thi tập 北行詩集cầm kì thi họa 琴棋詩畫cấn trai thi tập 艮齋詩集chu thần thi tập 周臣詩集cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cung oán thi 宮怨詩cung oán thi tập 宮怨詩集diễm thi 豔詩giá viên thi văn tập 蔗園詩文集giới hiên thi tập 介軒詩集hoàng việt thi tuyển 皇越詩選hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hồng đức thi tập 洪徳詩集kiền nguyên thi tập 乾元詩集luật thi 律詩nghệ an thi tập 乂安詩集nghị trai thi tập 毅齋詩集ngọa du sào thi văn tập 卧遊巢詩文集ngộ đạo thi tập 悟道詩集ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngự chế bắc tuần thi tập 御製北巡詩集ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ngự chế vũ công thi tập 御製武功詩集phùng công thi tập 馮公詩集phương đình thi tập 方亭詩集quế đuờng thi tập 桂堂詩集quế sơn thi tập 桂山詩集sầu thi 愁詩sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sử thi 史詩tây hồ thi tập 西湖詩集tây phù thi thảo 西浮詩草thạch nông thi văn tập 石農詩文集thảo đường thi tập 草堂詩集thi bá 詩伯thi ca 詩歌thi đồng 詩筒thi hào 詩豪thi hứng 詩興thi lễ 詩禮thi nhân 詩人thi sĩ 詩士thi thư 詩書thi tứ 詩思thi vị 詩味thi xã 詩社tiền hậu thi tập 前後詩集tiều ẩn thi tập 樵隱詩集toàn việt thi lục 全越詩錄trích diễm thi tập 摘艷詩集tự đức thánh chế thi văn 嗣徳聖製詩文tứ trai thi tập 四齋詩集ức trai thi tập 抑齋詩集văn thi 文詩việt âm thi tập 越音詩集việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt nam thi ca 越南詩歌yên thiều thi thảo 燕軺詩草
đối
duì ㄉㄨㄟˋ

đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cặp
2. đúng
3. quay về phía
4. trả lời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thưa, đáp. ◎ Như: "đối sách" trả lời câu hỏi.
2. (Động) Ứng đáp. ◎ Như: "vô ngôn dĩ đối" không trả lời được.
3. (Động) Cư xử, đối đãi. ◎ Như: "đối nhân thành khẩn" cư xử với người một cách tận tình.
4. (Động) Hướng về, chĩa vào. ◎ Như: "đối chúng tuyên ngôn" nói rõ trước mọi người, "tương đối vô ngôn" (hướng mặt) nhìn nhau không nói. ◇ Tào Tháo : "Đối tửu đương ca, Nhân sanh ki hà?" , (Đoản ca hành ) Hướng về chén rượu hãy hát, Đời người có là bao?
5. (Động) Thích ứng, tương hợp, tùy theo. ◎ Như: "đối chứng hạ dược" tùy theo bệnh mà cho thuốc.
6. (Động) So sánh, kiểm nghiệm. ◎ Như: "hiệu đối" so sánh, đối chiếu, "đối chỉ văn" kiểm tra dấu tay.
7. (Động) Điều chỉnh. ◎ Như: "đối hảo vọng viễn kính đích cự li" điều chỉnh cự li ống nhòm.
8. (Động) Pha thêm, chế thêm. ◎ Như: "trà hồ lí đối điểm nhi khai thủy" pha chút nước sôi vào ấm trà.
9. (Động) Lắp, tra, khớp vào nhau. ◎ Như: "bả môn đối thượng" lắp cửa vào.
10. (Động) Chống, chọi. ◎ Như: "nhất cá đối nhất cá" một chọi một.
11. (Danh) Người hay vật sóng với nhau thành một đôi. ◎ Như: "tha môn chánh hảo phối thành đối" họ thật là xứng đôi.
12. (Danh) Nói tắt của "đối liên" câu đối. ◎ Như: "đối tử" câu đối, "hỉ đối" câu đối mừng.
13. (Danh) Lượng từ: cặp, đôi. ◎ Như: "tam đối phu thê" ba cặp vợ chồng.
14. (Tính) Bên kia, trước mặt. ◎ Như: "đối ngạn" bờ bên kia, "đối phương" phe bên kia, phe nghịch.
15. (Tính) Đúng, phải, bình thường. ◎ Như: "số mục bất đối" con số không đúng, "thần sắc bất đối" sắc mặt không bình thường.
16. (Giới) Với, về, trước. ◎ Như: "đại gia đối tha giá kiện sự ngận bất mãn ý" 滿 mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn, "tha đối nhĩ thuyết thập ma?" nó nói gì với anh vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Thưa, đáp. Như đối sách trả lời câu người ta hỏi, đối phó ứng phó, v.v.
② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa tòa để quan hỏi kiện là đối chất .
③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên câu đối.
④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối .
⑤ Xét lại, như hiệu đối so sánh xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp, trả lời: Không trả lời được;
② Đối đãi, đối phó, chọi: Đối việc chứ không đối người; Tùy bệnh cắt thuốc; Một chọi một; Dao chọi với dao, súng chọi với súng;
③ Hướng về, đứng trước, trước, đối diện, đối mặt, nhắm vào: Soi gương vuốt lại mái tóc; Nói rõ trước mọi người; Đối mặt nhau không nói gì;
④ Lẫn nhau, qua lại: 調 Chuyển đổi lẫn nhau;
⑤ Bên kia, đối địch: Bờ bên kia; Gây chống đối, làm khó dễ;
⑥ Sóng đôi (khiến hai vật phối hợp hoặc tiếp xúc với nhau): Đối câu đối; Lắp cửa vào; Cho tôi xin tí lửa;
Phù hợp, thích hợp: Ăn ý; Hoàn toàn thích hợp; Đôi bên càng nói càng vừa lòng nhau; Không hợp lẽ;
⑧ Đối chiếu lại: Hiệu đính; Đối chiếu ảnh; Đối chiếu nét chữ; Đối chiếu số;
⑨ Điều chỉnh: Điều chỉnh cự li ống dòm;
⑩ Đúng: Anh nói rất đúng; Đúng, cứ thế mà làm; Con số không đúng;
⑪ Pha: Pha tí nước sôi vào ấm trà;
⑫ Chia đôi: Một nửa; Một phần hai tờ giấy; Bửa (bổ, chẻ) đôi;
⑬ Câu đối: Câu đối mừng; Câu đối ngũ ngôn;
⑭ (loại) Đôi, cặp: Đôi chim khách; Một cặp lọ hoa; Đôi vợ chồng gương mẫu;
⑮ (gt) Đối với, cho, về, trước: Quyết không khuất phục trước khó khăn; Mỗi lời anh nói đều có gợi ý cho tôi; 滿 Mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn. 【】đối vu [duìyú] Đối với, về...: Đối với (về) vấn đề đó mọi người đều nhất trí; Tôi rất thích học môn toán; Về việc học tập cổ Hán ngữ, phải hết sức coi trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu ( ghét nhau, không thuận ) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối ( sai, không đúng ).

Từ ghép 43

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.