Từ điển trích dẫn

1. Cái bào thai trong bụng con trai, chỉ hạt ngọc trai, tức "trân châu" . ◇ Cao Thích : "Nhật xuất kiến ngư mục, Nguyệt viên tri bạng thai" , (Họa hạ lan phán quan vọng bắc hải tác ).
2. Tỉ dụ học thức tinh túy. ◇ Tiêu Thống : "Hàm bạng thai ư học hải, trác nhĩ siêu quần" , (Cẩm đái thư thập nhị nguyệt khải , Trung lữ tứ nguyệt ).
3. Chỉ tác phẩm ưu tú. ◇ Tề Kỉ : "Lưỡng trục bạng thai li hạm diệu, Uổng lâm thiền thất bạn hàn hôi" 耀, (Tạ tần phủ thôi quan kí , Đan đài tập ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bào thai trong bụng con trai, một tên chỉ hạt ngọc trai.
qǐ ㄑㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kiễng chân
2. mong ngóng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kiễng chân. ◇ Hán Thư : "Lại tốt giai San Đông chi nhân, nhật dạ xí nhi vọng quy" , (Cao đế kỉ thượng ) Các viên lại và binh lính đều là người Sơn Đông, ngày đêm kiễng chân ngóng về.
2. (Động) Đứng cao, đứng. ◇ Tiễn đăng tân thoại : "Xí lập thuyền huyền, như hữu sở sĩ" , (Liên phương lâu kí ) Đứng ở mạn thuyền, như có ý chờ đợi.
3. (Động) Trông ngóng, hi vọng. ◎ Như: "xí phán" trông chờ, "vô nhâm kiều xí" mong ngóng khôn xiết.
4. (Động) Bắt kịp, đuổi kịp. ◇ Cao Phàn Long : "Cánh hữu thánh phàm tương đối, phàm như hà xí đắc tha thánh?" , ? (Giảng nghĩa ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngóng, như vô nhâm kiều xí mong ngóng khôn xiết, xí nghiệp mong ngóng cho thành nghề nghiệp, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiễng (chân, để nhìn): Nghểnh cổ kiễng chân;
② Mong, chờ, trông mong, ngóng trông: Trông chờ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kiễng chân mà nhìn — Trông đợi.

Từ ghép 7

đính, định
dìng ㄉㄧㄥˋ

đính

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định , hạ định , v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính trán con lân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán. Một âm là Định. Xem Định.

định

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. định
2. yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đã đúng, không sửa đổi nữa. ◎ Như: "định nghĩa" nghĩa đúng như thế, "định luật" luật không sửa đổi nữa, "định cục" cuộc diện đã thành hình, đã ngả ngũ xong xuôi.
2. (Tính) Không dời đổi, bất động. ◎ Như: "định sản" bất động sản.
3. (Tính) Đã liệu, đã tính trước, đã quy định. ◎ Như: "định lượng" số lượng theo tiêu chuẩn, "định thì" giờ đã quy định, "định kì" kì đã hẹn.
4. (Động) Làm thành cố định. ◎ Như: "định ảnh" dùng thuốc làm cho hình chụp in dấu hẳn lại trên phim hoặc giấy ảnh.
5. (Động) Làm cho yên ổn. ◎ Như: "bình định" dẹp yên, "an bang định quốc" làm cho quốc gia yên ổn, "hôn định thần tỉnh" tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi (săn sóc cha mẹ). ◇ Nguyễn Du : "Đình vân xứ xứ tăng miên định" (Vọng quan âm miếu ) Mây ngưng chốn chốn sư ngủ yên.
6. (Động) Làm cho chắc chắn, không thay đổi nữa. ◎ Như: "quyết định" quyết chắc, "phủ định" phủ nhận, "tài định" phán đoán.
7. (Động) Ước định, giao ước. ◎ Như: "thương định" bàn định, "văn định" trai gái kết hôn (cũng nói là "hạ định" ).
8. (Phó) Cuối cùng, rốt cuộc (biểu thị nghi vấn). ◇ Lí Bạch : "Cử thế vị kiến chi, Kì danh định thùy truyền?" , (Đáp tộc điệt tăng ) Khắp đời chưa thấy, Thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền?
9. (Phó) Tất nhiên, hẳn là, chắc chắn. ◎ Như: "định năng thành công" tất nhiên có thể thành công, "định tử vô nghi" hẳn là chết không còn ngờ gì nữa. ◇ Đỗ Phủ : "Định tri tương kiến nhật, Lạn mạn đảo phương tôn" , (Kí Cao Thích ) Chắc hẳn ngày gặp nhau, Thỏa thích dốc chén say.
10. (Danh) Nhà Phật có phép tu khiến cho tâm tĩnh lặng, không vọng động, gọi là "định". ◎ Như: "nhập định" .
11. (Danh) Họ "Định".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định , hạ định , v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính trán con lân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên, yên định, bình tĩnh: Đứng yên, đứng nghiêm; Ngồi yên; Tâm thần bất định, bồn chồn trong lòng; Nhập định;
② Quyết định, (làm cho) xác định, định liệu, đặt: Nghị định; Định chương trình; Đặt kế hoạch;
③ (văn) Làm cho yên, dẹp cho yên, xếp đặt cho yên: Làm yên nước nhà; Tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi sức khỏe (cha mẹ);
④ Bàn định: Bàn định; (hay ) Trai gái làm lễ kết hôn;
⑤ Đã xác định, không thể thay đổi: Định lí; Tình hình đã xác định;
⑥ Khẩu phần, chừng mực nhất định: Định lượng, tiêu chuẩn khẩu phần; Định giờ; Định kì;
⑦ Đặt: Đặt báo; Đặt một số hàng;
⑧ (văn) Nhất định, xác định, chắc chắn: Kiên trì học tập thì nhất định sẽ có thu hoạch; Nhất định giành được thắng lợi; … Hạng Lương nghe Trần Vương chắc chắn đã chết... (Sử kí); Biết chắc ngày gặp nhau (Đỗ Phủ: Kí Cao Thích);
⑨ (văn) Cuối cùng: Khắp đời chưa trông thấy, thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền (Lí Bạch: Đáp Tăng Trung Phu tặng tiên nhân chưởng trà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Ngừng yên một chỗ, không dời chỗ. Chẳng hạn Cố định — Quyết chắc, không thay đổi. Chẳng hạn Quyết định — Sắp đặt trước — Tên người, tức Lê Quang Định, danh sĩ thời Nguyễn sơ, một trong Gia định Tam gia, sinh 1760, mất 1813, tự là Trí Chi hiệu là Tấn Trai, vốn người huyện Phú vinh, Thừa thiên vào cư ngụ tại Gia định, cùng đậu một khoa với Trịnh Hoài Đức năm 1783, theo phò Nguyễn Ánh, sau làm tới Thượng thư. Ông viết đẹp, vẽ giỏi, đi sứ Trung Hoa năm 1802, đi tới đâu thì làm thơ vẽ cảnh tới đó, người Trung Hoa phải khen phục. Tác phẩm có tập thơ chữ Hán là Gia Định Tam gia thi, gồm cả thơ của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.

Từ ghép 89

an định 安定ấn định 印定bất định 不定bình định 平定cái quan luận định 蓋棺論定chế định 制定chỉ định 指定chước định 酌定cố định 固定dự định 預定dự định 预定điện định 奠定định chế 定制định đoạt 定奪định đô 定都định giá 定价định giá 定價định kì 定期định kiến 定見định lí 定理định liệu 定料định lượng 定量định mệnh 定命định nghĩa 定义định nghĩa 定義định ngữ 定語định ngữ 定语định phận 定分định thần 定神định tỉnh 定省định tội 定罪định ước 定約định vị 定位giả định 假定gia định 嘉定gia định tam gia 嘉定三家gia định thông chí 嘉定通志giám định 監定hạn định 限定hiến định 憲定hiệp định 协定hiệp định 協定khải định 啟定khẳng định 肯定khâm định 欽定khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目kiên định 坚定kiên định 堅定luận định 論定nam định 南定nghị định 議定nguyên định 原定nhân định 人定nhân định thắng thiên 人定勝天nhập định 入定nhất định 一定ổn định 稳定ổn định 穩定phán định 判定pháp định 法定phân định 分定phủ định 否定phủ định 撫定quốc định 國定quy định 規定quy định 规定quyết định 決定san định 删定san định 刪定si định 癡定soạn định 撰定tài định 裁定tất định 必定thái định 泰定thẩm định 審定thần hôn định tỉnh 晨昏定省thiên định 天定thiền định 禪定thiết định 設定thiết định 设定thuyết bất định 說不定tiền định 前定tiêu định 标定tiêu định 標定trấn định 鎮定ước định 約定vị định 未定vô định 無定xác định 確定
ngứ, ngữ, ngự
yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

ngứ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, nói chuyện, bàn luận. ◎ Như: "bất ngôn bất ngữ" chẳng nói chẳng rằng. ◇ Luận Ngữ : "Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần" : , , , (Thuật nhi ) Khổng Tử không nói về (bốn điều này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần.
2. (Động) Kêu, hót (côn trùng, chim chóc, dã thú...). ◇ Vi Trang : "Lục hòe âm lí hoàng oanh ngữ" (Ứng thiên trường ) Trong bóng mát cây hòe xanh, chim hoàng oanh hót.
3. (Danh) Lời nói bằng miệng. ◇ Sầm Tham : "Mã thượng tương phùng vô chỉ bút, Bằng quân truyền ngữ báo bình an" , (Phùng nhập kinh sứ 使) Trên lưng ngựa gặp nhau không sẵn giấy bút, Nhờ anh chuyển lời báo tin được bình an.
4. (Danh) Câu, lời (văn chương, thơ, từ). ◇ Đỗ Phủ : "Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu" (Giang thượng trị Thủy Như Hải ) Câu thơ không làm người kinh hồn thì chết không yên.
5. (Danh) Riêng chỉ cổ ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, v.v. ◇ Cốc Lương truyện : "Ngữ viết: Thần vong tắc xỉ hàn" : (Hi công nhị niên ) Ngạn ngữ bảo: Môi hở răng lạnh.
6. (Danh) Tín hiệu, động tác để truyền đạt tư tưởng, tin tức. ◎ Như: "thủ ngữ" lối biểu đạt dùng tay ra hiệu.
7. (Danh) Tiếng côn trùng, chim chóc. ◎ Như: "thiền ngữ" tiếng ve sầu.
8. Một âm là "ngứ". (Động) Bảo cho biết. ◇ Tấn Thư : "Thường ngứ nhân viết: Đại Vũ thánh giả, nãi tích thốn âm, chí ư chúng nhân, đáng tích phân âm" : , ,, (Đào Khản truyện ) Thường bảo với mọi người rằng: Vua thánh Đại Vũ, tiếc từng tấc bóng mặt trời, còn những người bình thường chúng ta, phải biết tiếc từng phân bóng mặt trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, nói nhỏ. Như ngẫu ngữ câu nói ngẫu nhiên, tư ngữ nói riêng.
② Câu nói có đủ ý nghĩa tinh vi cũng gọi là ngữ. Như thành ngữ câu nói đã dùng, ai cũng dùng được, lời ngắn mà có đủ ý nghĩa, ngữ lục bản chép các lời nói hay. Như các học trò chép các lời đức Khổng Tử đã nói lại gọi là bộ Luận ngữ .
③ Ra hiệu, như thủ ngữ lấy tay ra hiệu.
④ Một âm là ngứ. Bảo. Như cư ngộ ngứ nhữ ngồi đấy ta bảo mày.

ngữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngôn ngữ
2. lời lẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, nói chuyện, bàn luận. ◎ Như: "bất ngôn bất ngữ" chẳng nói chẳng rằng. ◇ Luận Ngữ : "Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần" : , , , (Thuật nhi ) Khổng Tử không nói về (bốn điều này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần.
2. (Động) Kêu, hót (côn trùng, chim chóc, dã thú...). ◇ Vi Trang : "Lục hòe âm lí hoàng oanh ngữ" (Ứng thiên trường ) Trong bóng mát cây hòe xanh, chim hoàng oanh hót.
3. (Danh) Lời nói bằng miệng. ◇ Sầm Tham : "Mã thượng tương phùng vô chỉ bút, Bằng quân truyền ngữ báo bình an" , (Phùng nhập kinh sứ 使) Trên lưng ngựa gặp nhau không sẵn giấy bút, Nhờ anh chuyển lời báo tin được bình an.
4. (Danh) Câu, lời (văn chương, thơ, từ). ◇ Đỗ Phủ : "Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu" (Giang thượng trị Thủy Như Hải ) Câu thơ không làm người kinh hồn thì chết không yên.
5. (Danh) Riêng chỉ cổ ngữ, ngạn ngữ, tục ngữ, v.v. ◇ Cốc Lương truyện : "Ngữ viết: Thần vong tắc xỉ hàn" : (Hi công nhị niên ) Ngạn ngữ bảo: Môi hở răng lạnh.
6. (Danh) Tín hiệu, động tác để truyền đạt tư tưởng, tin tức. ◎ Như: "thủ ngữ" lối biểu đạt dùng tay ra hiệu.
7. (Danh) Tiếng côn trùng, chim chóc. ◎ Như: "thiền ngữ" tiếng ve sầu.
8. Một âm là "ngứ". (Động) Bảo cho biết. ◇ Tấn Thư : "Thường ngứ nhân viết: Đại Vũ thánh giả, nãi tích thốn âm, chí ư chúng nhân, đáng tích phân âm" : , ,, (Đào Khản truyện ) Thường bảo với mọi người rằng: Vua thánh Đại Vũ, tiếc từng tấc bóng mặt trời, còn những người bình thường chúng ta, phải biết tiếc từng phân bóng mặt trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, nói nhỏ. Như ngẫu ngữ câu nói ngẫu nhiên, tư ngữ nói riêng.
② Câu nói có đủ ý nghĩa tinh vi cũng gọi là ngữ. Như thành ngữ câu nói đã dùng, ai cũng dùng được, lời ngắn mà có đủ ý nghĩa, ngữ lục bản chép các lời nói hay. Như các học trò chép các lời đức Khổng Tử đã nói lại gọi là bộ Luận ngữ .
③ Ra hiệu, như thủ ngữ lấy tay ra hiệu.
④ Một âm là ngứ. Bảo. Như cư ngộ ngứ nhữ ngồi đấy ta bảo mày.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mách, nói với, bảo với: Không mách ai cả; Lại đây, ta bảo với (nói với) ngươi (Trang tử). Xem [yư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếng nói, lời nói, ngữ: Tiếng Việt; Thành ngữ; Lời ngon tiếng ngọt;
② Nói: Chẳng nói chẳng rằng; Nói nhỏ;
③ Lời tục, ngạn ngữ, thành ngữ: Ngạn ngữ nói: Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con;
④ Tín hiệu thay lời nói (có thể biểu đạt thay cho ngôn ngữ): Tín hiệu bằng tay; Tín hiệu bằng đèn. Xem [yù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói — Lời nói. Td: Thành ngữ, Ngạn ngữ — Tiếng nói của một dân tộc. Td: Pháp ngữ, Việt ngữ — Tiếng kêu côn trùng, tiếng hót của loài chim — Ra dấu, ngầm nói với người — Một âm là Ngự.

Từ ghép 62

á ngữ 瘂語ám ngữ 暗語án ngữ 按語ẩn ngữ 隱語bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bỉ ngữ 鄙語bính ngữ 屏語chủ ngữ 主語chú ngữ 咒語chuyển ngữ 轉語cổ ngữ 古語đa âm ngữ 多音語đả thị ngữ 打市語đê ngữ 低語điệp ngữ 疉語định ngữ 定語đơn âm ngữ 單音語hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集khẩu ngữ 口語lí ngữ 俚語li ngữ 離語liên ngữ 謰語luận ngữ 論語luận ngữ diễn ca 論語演歌lý ngữ 俚語mẫu ngữ 母語mi ngữ 眉語mục ngữ 目語nga ngữ 俄語ngạn ngữ 諺語ngẫu ngữ 耦語ngoa ngữ 訛語ngoại ngữ 外語ngôn ngữ 言語ngữ bệnh 語病ngữ cú 語句ngữ pháp 語法nhãn ngữ 眼語nhĩ ngữ 耳語nhứ ngữ 絮語phạm ngữ 梵語phán ngữ 判語phạn ngữ 梵語phi ngữ 非語quốc ngữ 國語sáo ngữ 套語sấm ngữ 讖語sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sưu ngữ 廋語tân ngữ 賓語thành ngữ 成語tiêu ngữ 標語trí ngữ 致語trình thức ngữ ngôn 程式語言tục ngữ 俗語tử ngữ 死語vị ngữ 謂語vọng ngữ 妄語xảo ngữ 巧語xúc ngữ 觸語ỷ ngữ 綺語yêu ngữ 妖語

ngự

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết — Một âm là Ngữ.
tai, tư, tứ
sāi ㄙㄞ, sī ㄙ, sì ㄙˋ

tai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, mong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ: Suy nghĩ cho kĩ rồi mới làm; Suy trước tính sau;
② Nhớ, nhớ nhung: Nhớ người thân (người nhà); Cùng nhớ nhau;
③ Ý nghĩ, ý tứ, cách nghĩ, mối nghĩ, tâm tư, tâm tình: Ý nghĩa mùa xuân; Ý văn; Trời bể ý buồn đang mênh mang (Liễu Tôn Nguyên: Đăng Liễu Châu thành lâu);
④ (văn) Trợ từ ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (không dịch): Ngựa đều rất mạnh khỏe (Thi Kinh); Rượu ngon thật tốt (Thi Kinh); Nay ta trở về, tuyết rơi lất phất (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ. Suy nghĩ. Nghĩ tới — Nhớ tới — Một âm là Tứ. Xem Tứ.

Từ ghép 29

tứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, mong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ: Suy nghĩ cho kĩ rồi mới làm; Suy trước tính sau;
② Nhớ, nhớ nhung: Nhớ người thân (người nhà); Cùng nhớ nhau;
③ Ý nghĩ, ý tứ, cách nghĩ, mối nghĩ, tâm tư, tâm tình: Ý nghĩa mùa xuân; Ý văn; Trời bể ý buồn đang mênh mang (Liễu Tôn Nguyên: Đăng Liễu Châu thành lâu);
④ (văn) Trợ từ ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (không dịch): Ngựa đều rất mạnh khỏe (Thi Kinh); Rượu ngon thật tốt (Thi Kinh); Nay ta trở về, tuyết rơi lất phất (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý nghĩ — Một âm là Tư. Xem Tư.

Từ ghép 9

âu, ẩu
ōu ㄛㄨ, ǒu ㄛㄨˇ

âu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái âu, cái bồn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bồn, chậu sành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cẩu trệ bất trạch biên âu nhi thực, thâu phì kì thể, nhi cố cận kì tử" , , (Thuyết lâm huấn ) Chó và heo chẳng lựa bồn hay hũ mà ăn, cẩu thả sống cho béo thân, mà cứ đâm đầu vào chỗ chết.
2. (Danh) Chén uống trà, rượu. ◇ Nguyễn Trãi : "Tâm thanh hoạt thủy nhất âu trà" (Mạn hứng ) Sạch lòng, một chén trà pha nước suối.
3. (Danh) Dùng làm lượng từ: chén, bát... ◇ Dương Văn Khuê : "Mãi bình tửu lai, dữ thúc thúc cật kỉ âu" , (Nhi nữ đoàn viên , Đệ nhị chiệp).
4. (Danh) Nhạc khí làm bằng đất nung.
5. (Danh) Tên tắt của tỉnh "Chiết Giang" , xưa gọi là phủ "Ôn Châu" .
6. (Danh) Họ "Âu".
7. (Tính) Hõm sâu, lõm xuống (phương ngôn). ◇ Đại biệt san : "Lão nương vọng bạch đầu, thê vọng lệ song lưu, nhất gia nhân vọng đắc nhãn tình âu" , , (Dân ca , Cùng nhân tiểu điệu 調).
8. Một âm là "ẩu". (Danh) "Tây Ẩu" 西, một dòng của tộc "Lạc Việt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái âu, cái bồn, cái chén.
② Tên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Lọ nhỏ, lọ con, chậu nhỏ, cái chén;
② [Ou] (Tên gọi khác của) Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc);
③ 【】Âu Lạc [Ouluò] Tên nước Việt Nam đời An Dương Vương Thục Phán (257-209 trước CN).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chậu nhỏ bằng sành — Cái chén uống rượu.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bồn, chậu sành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cẩu trệ bất trạch biên âu nhi thực, thâu phì kì thể, nhi cố cận kì tử" , , (Thuyết lâm huấn ) Chó và heo chẳng lựa bồn hay hũ mà ăn, cẩu thả sống cho béo thân, mà cứ đâm đầu vào chỗ chết.
2. (Danh) Chén uống trà, rượu. ◇ Nguyễn Trãi : "Tâm thanh hoạt thủy nhất âu trà" (Mạn hứng ) Sạch lòng, một chén trà pha nước suối.
3. (Danh) Dùng làm lượng từ: chén, bát... ◇ Dương Văn Khuê : "Mãi bình tửu lai, dữ thúc thúc cật kỉ âu" , (Nhi nữ đoàn viên , Đệ nhị chiệp).
4. (Danh) Nhạc khí làm bằng đất nung.
5. (Danh) Tên tắt của tỉnh "Chiết Giang" , xưa gọi là phủ "Ôn Châu" .
6. (Danh) Họ "Âu".
7. (Tính) Hõm sâu, lõm xuống (phương ngôn). ◇ Đại biệt san : "Lão nương vọng bạch đầu, thê vọng lệ song lưu, nhất gia nhân vọng đắc nhãn tình âu" , , (Dân ca , Cùng nhân tiểu điệu 調).
8. Một âm là "ẩu". (Danh) "Tây Ẩu" 西, một dòng của tộc "Lạc Việt" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.