nhuận
rùn ㄖㄨㄣˋ

nhuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xen vào giữa, thừa ra
2. nhuận (lịch)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Âm lịch theo vòng quả đất xoay quanh mặt trời mà tính năm, theo vòng mặt trăng xoay quanh quả đất mà tính tháng, theo vòng quả đất tự xoay mà tính ngày. Cứ hết mỗi vòng quả đất xoay quanh mặt trời thì mặt trăng đã xoay quanh quả đất được mười hai vòng và một phần ba vòng nữa. Cho nên mỗi năm lại thừa ra hơn mười ngày, tính gom số thừa ấy lại thì hai năm rưỡi lại thừa ra một tháng, tháng thừa ấy gọi là "nhuận nguyệt" . (2) Dương lịch theo mặt trời tính năm. Cứ hết một vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời thì quả đất nó tự xoay quanh nó được 365 vòng và lẻ một phần tư. Cho nên dồn bốn năm thì lại thừa một ngày gọi là "nhuận nhật" . Năm nào có ngày nhuận, tức là "nhuận niên" , thì tháng hai có 29 ngày.
2. (Danh) Vua tiếm vị gọi là "nhuận thống" hay "nhuận vị" (đối lại với "chánh thống" ).

Từ điển Thiều Chửu

① Thừa. Lịch Tàu theo vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời mà tính năm, theo vòng mặt trăng xoay chung quanh quả đất mà tính tháng, theo vòng quả đất tự xoay mà tính ngày, cứ hết mỗi một vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời thì mặt trăng đã xoay chung quanh quả đất được mười hai vòng và một phần ba vòng nữa, cho nên mỗi năm lại thừa ra hơn mười ngày, tính số thừa ấy lại thì hai năm rưỡi lại thừa ra một tháng, tháng thừa ấy gọi là nhuận nguyệt tháng thừa. Lịch tây theo mặt trời tính năm, cứ hết một vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời thì quả đất nó tự xoay mình nó được 365 vòng và lẻ một phần tư, cho nên tích bốn năm thì lại thừa một ngày gọi là nhuận nhật ngày thừa. Năm nào có ngày nhuận thì cho vào tháng hai là 29 ngày.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thừa, nhuận: Tháng thừa; Ngày thừa; Tháng 3 nhuận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra. Lẻ ra. Thêm ra — Phụ, không phải là chánh yếu.

Từ ghép 5

nguyệt
yuè ㄩㄝˋ

nguyệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Mặt Trăng
2. tháng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trăng, trăng. ◎ Như: "tân nguyệt" trăng mới, "tàn nguyệt" trăng tàn, "nhật nguyệt" mặt trời và mặt trăng.
2. (Danh) Ánh sáng trăng. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương, Do nghi chiếu nhan sắc" 滿, (Mộng Lí Bạch ) Ánh trăng rớt đầy xà nhà, Còn ngờ là (ánh trăng) chiếu trên mặt mũi (của bạn).
3. (Danh) Lượng từ: tháng (một năm có mười hai tháng). ◎ Như: "sổ nguyệt thì gian" thời gian khoảng vài tháng.
4. (Danh) Họ "Nguyệt".
5. (Tính) Tròn như mặt trăng. ◎ Như: "nguyệt bính" bánh trung thu, "nguyệt cầm" đàn nguyệt (hình tròn).
6. (Tính) Mỗi tháng, hằng tháng. ◎ Như: "nguyệt san" báo ra hằng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mặt trăng.
② Tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trăng, mặt trăng, nguyệt: Nguyệt thực; 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc);
② Tháng, hàng tháng, nguyệt: Cuối tháng: Sản lượng hàng tháng; Nguyệt san;
③ Vật có hình tròn như mặt trăng: Đàn nguyệt, cầm trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trăng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu « — Một tháng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu: » Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt « ( Tuế nguyệt là năm tháng ) — Chỉ người đàn bà con gái. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: » Anh đồ tỉnh anh đồ say, sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày « — Cũng chỉ hành động không đứng đắn giữa trai gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, ngoài ra ai lại tiếc gì với ai « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nguyệt.

Từ ghép 133

ánh nguyệt độc thư 映月讀書bạch nguyệt 白月bán nguyệt 半月bát nguyệt 八月bế nguyệt tu hoa 閉月羞花bích nguyệt 璧月bộ nguyệt 步月bồ nguyệt 蒲月cao nguyệt 皋月chánh nguyệt 正月chính nguyệt 正月nguyệt 辜月cúc nguyệt 菊月cửu nguyệt 九月dần nguyệt 寅月di nguyệt 彌月nguyệt 余月nguyệt 餘月dương nguyệt 陽月đại nguyệt 大月đạp nguyệt 踏月đề nguyệt 提月đoan nguyệt 端月đồ nguyệt 涂月hạ cá nguyệt 下个月hạ cá nguyệt 下個月hoa nguyệt 花月huyền nguyệt 玄月kiệm nguyệt 儉月kinh nguyệt 經月lạc nguyệt 落月lãnh nguyệt 冷月lạp nguyệt 臘月lâm nguyệt 臨月lộng nguyệt 弄月lục nguyệt 六月lương nguyệt 良月mãn nguyệt 滿月mạnh nguyệt 孟月mật nguyệt 蜜月mi nguyệt 眉月minh nguyệt 明月ngọ nguyệt 午月ngũ nguyệt 五月nguyệt ảnh 月影nguyệt bạch 月白nguyệt bán 月半nguyệt biểu 月表nguyệt bình 月評nguyệt bổng 月俸nguyệt cát 月吉nguyệt cầm 月琴nguyệt cấp 月給nguyệt cầu 月球nguyệt chiêm 月瞻nguyệt cung 月宮nguyệt diện 月面nguyệt diệu 月曜nguyệt đài 月台nguyệt đán 月旦nguyệt đán bình 月旦評nguyệt đầu 月頭nguyệt điện 月殿nguyệt hạ 月下nguyệt hạ mỹ nhân 月下美人nguyệt hoa 月花nguyệt kết 月結nguyệt kị 月忌nguyệt kì 月期nguyệt kinh 月經nguyệt lạc 月落nguyệt lạc sâm hoành 月落參橫nguyệt lão 月老nguyệt lịch 月历nguyệt lịch 月曆nguyệt lộ 月露nguyệt luân 月輪nguyệt lượng 月亮nguyệt lương 月糧nguyệt minh 月冥nguyệt nga 月娥nguyệt phần 月份nguyệt phủ 月府nguyệt quang 月光nguyệt quỹ 月匱nguyệt san 月刊nguyệt sự 月事nguyệt tận 月盡nguyệt thỏ 月兔nguyệt thu 月秋nguyệt thực 月蚀nguyệt thực 月蝕nguyệt tịch 月夕nguyệt tín 月信nguyệt tức 月息nguyệt vĩ 月尾nguyệt vọng 月望nhập nguyệt 入月nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhất nguyệt 一月nhật nguyệt 日月nhị nguyệt 二月nhuận nguyệt 閏月nông nguyệt 農月phạp nguyệt 乏月phong nguyệt 風月quế nguyệt 桂月quý nguyệt 季月sóc nguyệt 朔月nguyệt 初月sương nguyệt 霜月nguyệt 斜月tam cá nguyệt 三個月tam nguyệt 三月tàn nguyệt 殘月tân nguyệt 新月thập nguyệt 十月thất nguyệt 七月thượng nguyệt 上月thưởng nguyệt 賞月tiểu nguyệt 小月trọng nguyệt 仲月tuế nguyệt 岁月tuế nguyệt 歲月tứ nguyệt 四月tưu nguyệt 陬月viên nguyệt 圓月vịnh nguyệt 詠月vọng nguyệt 望月vượng nguyệt 旺月yêm nguyệt 淹月yển nguyệt 偃月yển nguyệt đao 偃月刀

Từ điển trích dẫn

1. Tháng nhuận (âm lịch). § Tức "nhuận nguyệt" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tháng dư ra, tháng nhuần ( theo âm lịch ).
huy
huī ㄏㄨㄟ

huy

phồn thể

Từ điển phổ thông

bóng (tà huy: bóng chiều)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ánh sáng mặt trời. ◇ Mạnh Giao : "Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy" , Ai nói lòng tấc cỏ, Báo được ánh sáng mặt trời ba xuân. § Ý nói lòng mẹ thương con như ánh mặt trời mùa xuân ấm áp, khó báo đền được.
2. (Động) Chiếu sáng, soi, rọi. ◇ Vương Dung : "Vân nhuận tinh huy, phong dương nguyệt chí" , (Tam nguyệt tam nhật khúc thủy thi tự ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ánh sáng mặt trời. Mạnh Giao có câu thơ rằng: Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy ai nói lòng tấc cỏ, báo được ơn ba xuân, ý nói ơn cha mẹ khôn cùng, khó báo đền được. Ta thường nói lúc còn cha mẹ là xuân huy là bởi nghĩa đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ánh sáng (mặt trời), nắng, ánh nắng: Ánh nắng (sáng) ban mai; ? Ai nói tấm lòng tấc cỏ, có thể báo đáp được ánh nắng dịu dàng của tiết ba xuân? (Mạnh Giao: Du tử ngâm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng mặt trời — Sáng sủa.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Khô khan, hanh. ★ Tương phản: "triều thấp" , "tư nhuận" . ◇ Quản Tử : "Xuân tam nguyệt, thiên địa can táo" , (Đạc địa ) Mùa xuân tháng ba, trời đất khô khan.

kiền táo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khô cằn
sương
shuāng ㄕㄨㄤ

sương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sương (hơi nước bốc lên gặp lạnh đọng lại thành hạt nhỏ). ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Từ Châu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Thuốc nghiền nhỏ, phấn sáp màu trắng. ◎ Như: "diện sương" kem thoa mặt.
3. (Danh) Năm. ◇ Lí Bạch : "Bạch cốt hoành thiên sương" (Cổ phong ngũ thập cửu thủ ) Xương trắng vắt ngang ngàn năm.
4. (Tính) Trắng; biến thành màu trắng. ◇ Đỗ Phủ : "Sương bì lựu vũ tứ thập vi, Đại sắc tham thiên nhị thiên xích" , (Cổ bách hành ) Vỏ trắng (của cây bách cổ thụ), mưa gội, bốn chục ôm, Màu xanh đen cao ngất trời hai nghìn thước. ◇ Phạm Vân : "Bất sầu thư nan kí, Đãn khủng tấn tương sương" , (Tống biệt ).
5. (Tính) Trong trắng, cao khiết. ◎ Như: "sương nữ" (chỉ hoa mai), "sương tiết" . ◇ Lục Cơ : "Tâm lẫm lẫm dĩ hoài sương, Chí miễu miễu nhi lâm vân" , (Văn phú ).
6. (Tính) Lạnh lùng, lãnh khốc. ◇ Nam sử : "Vương tư viễn hằng như hoài băng, thử nguyệt diệc hữu sương khí" , (Lục Tuệ Hiểu truyện ).
7. (Tính) Nghiêm khắc. ◎ Như: "sương pháp" .
8. (Tính) Sắc, bén, nhọn. ◇ Tả Tư : "Cương thốc nhuận, sương nhận nhiễm" , (Ngô đô phú ).
9. (Động) Rơi rụng, tàn tạ (vì gặp phải sương móc). ◇ Mạnh Giao : "Sài lang nhật dĩ đa, Thảo mộc nhật dĩ sương" , (Cảm hoài ).

Từ điển Thiều Chửu

① Sương (vì hơi nước bốc lên gặp lạnh dót lại từng hạt nhỏ thánh thót rơi xuống gọi là sương. Nguyễn Du : Thu mãn phong lâm sương diệp hồng 滿 (Từ Châu đạo trung ) thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
② Hàng năm, năm. Lí Bạch : Bạch cốt hoành thiên sương xương trắng vắt ngang ngàn năm.
③ Thuốc nghiền thấy nhỏ trắng ra gọi là sương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sương, sương muối: 滿 Cỏ phủ đầy sương;
② Váng trắng, phấn trắng: Váng trắng, sương muối; Tóc sương, tóc bạc phơ;
③ Thuốc bột trắng;
④ Lãnh đạm, thờ ơ;
⑤ Trong trắng: Lòng nơm nớp ấp ủ một tâm tư trong trắng (Lục Cơ: Văn phú);
⑥ (văn) Năm: Xương trắng vắt ngang ngàn năm (Lí Bạch: Cổ phong ngũ thập cửu thủ); Mái nhà ẩn nấp cây ngàn năm (Ngô Mại Viễn: Trường tương tư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước đọng lại thành những giọt cực nhỏ. Đoạn trường tân thanh có câu » Hải đường lả ngọn đông lân, giọt sương gieo nặng cành xuân la đà « — Bạc trắng ( như sương ) — Bột thật nhỏ, thật mịn — Lạnh lùng ( như sương lạnh ) — Dùng như chữ Sương .

Từ ghép 20

mao, mô
máo ㄇㄠˊ, mào ㄇㄠˋ

mao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sợi lông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "mao trùng" sâu róm.
2. (Danh) Râu, tóc. ◎ Như: "nhị mao" người đã hai thứ tóc (tuổi tác). ◇ Hạ Chi Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.
3. (Danh) Mốc, meo. ◎ Như: "man đầu phóng cửu liễu, tựu yếu trưởng mao" , bánh bột để lâu, sắp bị lên mốc rồi.
4. (Danh) Mượn chỉ loài thú. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Hạ miện quần mao độn" (Điêu ngạc tại thu thiên ) Dưới trông bầy thú chạy trốn.
5. (Danh) Cây cỏ. § Thông "mao" . ◎ Như: "bất mao chi địa" đất không có cây cỏ.
6. (Danh) Tục dùng thay chữ "hào" , nói về "hào li" .
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa.
8. (Danh) Hào (tiền). § Tục dùng như "giác" .
9. (Danh) Họ "Mao".
10. (Tính) Thô, không tinh tế, chưa gia công. ◎ Như: "mao thiết" sắt thô, "mao tháo" thô tháo, xù xì.
11. (Tính) Chưa thuần tịnh. ◎ Như: "mao trọng" trọng lượng kể cả bao bì, "mao lợi" tổng lợi nhuận.
12. (Tính) Nhỏ bé, nhỏ nhặt. ◎ Như: "mao cử tế cố" đưa ra những cái nhỏ mọn, "mao hài tử" nhóc con.
13. (Tính) Lờ mờ, mô hồ. ◇ Khắc Phi : "Lí Khắc đài đầu vọng thiên, nhất loan mao nguyệt, kỉ khỏa sơ tinh" , , (Xuân triều cấp , Thập lục) Lí Khắc ngẩng đầu nhìn trời, một vành cung trăng lờ mờ, vài ngôi sao thưa thớt.
14. (Động) Nổi giận, phát cáu.
15. (Động) Sợ hãi, hoảng sợ. ◎ Như: "hách mao liễu" làm cho phát khiếp, "mao cước kê" chân tay luống cuống, hành động hoảng hốt.
16. (Động) Sụt giá, mất giá. ◎ Như: "hóa tệ mao liễu" tiền tệ sụt giá.
17. (Phó) Khoảng chừng, vào khoảng, đại ước. ◇ Mao Thuẫn : "Mao toán toán dã hữu nhị thập vạn" (Đa giác quan hệ ) Tính ra ước độ hai mươi vạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lông: Lông vũ; Lông dê, lông cừu;
② (văn) Râu tóc: (Đầu đã) hai thứ tóc;
③ Cây cỏ: Đất không có cây cỏ, đất khô cằn;
④ Mốc: Bánh mì hấp để lâu sẽ bị mốc;
⑤ Thô, chưa gia công, gộp: Sắt thô; Lãi gộp;
⑥ Nhỏ, bé: Nhóc con; Nêu cả những điều nhỏ nhặt;
⑦ Tiền tệ sụt giá: Tiền mất giá;
⑧ Bừa, cẩu thả, ẩu: Làm ẩu, làm cẩu thả;
⑨ Sợ hãi, ghê rợn, khiếp: Trong lòng thấy ghê rợn; Lần này làm cho hắn sợ khiếp vía;
⑩ (đph) Phát cáu, tức giận;
⑪ (khn) Hào (đơn vị tiền tệ) (như );
⑫ [Máo] (Họ) Mao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông thú vật — Chỉ chung tóc lông trên thân thể người — Chỉ cây cỏ trên mặt đất — Nhỏ bé, ít ỏi — Thô xấu — Tên một bộ chữ Trung Hoa — Một âm là Mô. Xem Mô.

Từ ghép 23

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có gì — Một âm là Mao. Xem Mao.
nhật, nhựt
mì ㄇㄧˋ, rì ㄖˋ

nhật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Mặt Trời
2. ngày

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trời, thái dương. ◎ Như: "nhật xuất" mặt trời mọc.
2. (Danh) Ban ngày. § Đối lại với "dạ" ban đêm. ◎ Như: "nhật dĩ kế dạ" ban ngày lại tiếp đến ban đêm.
3. (Danh) Thời gian trái đất quay một vòng quanh chính nó.
4. (Danh) Mỗi ngày, hằng ngày. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
5. (Danh) Một ngày chỉ định riêng biệt. ◎ Như: "quốc khánh nhật" ngày quốc khánh, "sanh nhật" ngày kỉ niệm sinh nhật.
6. (Danh) Mùa, tiết. ◎ Như: "xuân nhật" mùa xuân, "đông nhật" tiết đông, mùa đông. ◇ Thi Kinh : "Xuân nhật tái dương, Hữu minh thương canh" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Mùa xuân bắt đầu ấm áp, Có chim hoàng oanh kêu.
7. (Danh) Thời gian. ◎ Như: "lai nhật" những ngày (thời gian) sắp tới, "vãng nhật" những ngày (thời gian) đã qua.
8. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian bằng 24 giờ. ◎ Như: "gia vô tam nhật lương" nhà không đủ lương thực cho ba ngày.
9. (Danh) Ngày trước, trước đây. ◇ Tả truyện : "Nhật Vệ bất mục, cố thủ kì địa, kim dĩ mục hĩ, khả dĩ quy chi" , , , (Văn Công thất niên ) Ngày trước nước Vệ không hòa thuận (với ta), nên ta lấy đất của Vệ, nay đã hòa thuận rồi, thì có thể trả lại.
10. (Danh) Nước "Nhật Bản" gọi tắt là nước "Nhật" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mặt trời.
② Ngày, một ngày một đêm gọi là nhất nhật .
③ Ban ngày, như nhật dĩ kế dạ ban ngày lại tiếp đến ban đêm, vãng nhật ngày hôm qua, lai nhật ngày mai, v.v.
④ Nước Nhật, nước Nhật Bản thường gọi tắt là nước Nhật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặt trời, thái dương, vầng hồng: Mặt trời mọc; Tôi cho rằng mặt trời lúc mới mọc thì cách người gần, đến giữa trưa thì cách xa hơn (Liệt tử);
② Ban ngày: Ca ngày; Suốt ngày đêm;
③ Ngày, hôm: Một ngày ba bữa; Hôm nay.【】 nhật giả [rìzhâ] (văn) Ngày trước, lúc trước: Ngày trước Tần và Sở đánh nhau ở Lam Điền (Chiến quốc sách);
④ Chỉ chung thời giờ: Những ngày sắp tới; Những ngày đã qua; Ngày xuân;
⑤ (văn) Ngày càng: Lòng của tên vua vô đạo (Tần Thủy Hoàng) ngày càng thêm kiêu căng, ngoan cố (Đỗ Mục: A Phòng cung phú); Thì nhà ngày càng hưng vượng, thân ngày càng yên ổn, danh ngày càng hiển hách (Mặc tử).【】 nhật kiến [rìjiàn] Ngày càng: Ngày càng suy bại;【】nhật tiệm [rìjiàn] Ngày càng, dần dần: Ngày càng khỏe mạnh;【】nhật ích [rìyì] Ngày càng, càng ngày càng, ngày một... thêm (như , nghĩa ⑤): Ngày càng căng thẳng; Ngày càng gay gắt; Ngày càng lớn mạnh; Càng ngày càng phát triển; Vua lập làm thái tử, ngày càng thêm kiêu ngạo tự mãn, can gián không còn chịu nghe nữa (Hán thư: Cung Toại truyện);
⑥ (văn) Mỗi ngày, ngày ngày: Trăm họ dùng đến mỗi ngày mà không biết (Chu Dịch: Hệ từ); Cây gậy gỗ dài một thước, mỗi ngày chặt lấy một nửa thì chặt đến muôn đời cũng không bao giờ hết (Trang tử: Thiên hạ);
⑦ (văn) Ngày trước, trước đây: Trước đây nước Vệ không thuận thảo với ta nên ta mới lấy đất của Vệ, nay đã thuận thảo rồi thì có thể trả lại (Tả truyện: Văn công thất niên);
⑧ [Rì] Nước Nhật Bản (nói tắt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Chứng quả có đôi vừng nhật nguyệt, giải oan chi mượn đến đàn tràng « — Thời gian có mặt trời, tức ban ngày — Một ngày ( chỉ chung ban ngày và ban đêm ) — Tên một nước ở ngoài biển, phía đông Trung Hoa, tức nước Nhật, còn gọi là Nhật Bản ( Japan ).

Từ ghép 135

ái nhật 愛日bách hoa sinh nhật 百花生日bạch nhật 白日bách nhật 百日bách nhật hồng 百日紅bách nhật khái 百日咳bạch nhật quỷ 白日鬼bạch nhật thăng thiên 白日升天bán nhật 半日bất nhật 不日bích nhật 璧日bình nhật 平日bổ thiên dục nhật 補天浴日cách nhật 隔日cát nhật 吉日cận nhật 近日cập nhật 及日chánh nhật 正日chỉ nhật 指日chỉnh nhật 整日chính nhật 正日chủ nhật 主日chu nhật 週日chung nhật 終日chưng chưng nhật thượng 蒸蒸日上cửu nhật 九日dị nhật 異日di thiên dịch nhật 移天易日dong nhật 容日du nhật 游日dực nhật 翌日đán nhật 旦日đản nhật 誕日đính nhật 訂日đoan nhật 端日độ nhật 度日giá nhật 假日gia nhật 加日giang hà nhật hạ 江河日下hạ nhật 夏日húy nhật 諱日hướng nhật 向日khoáng nhật 曠日kị nhật 忌日kim nhật 今日lạc nhật 落日lai nhật 來日lạp nhật 臘日liên nhật 連日lũy nhật 累日lương nhật 良日mẫu nan nhật 母難日minh nhật 明日mỗi nhật 毎日mỗi nhật 每日nghiêu thiên thuấn nhật 堯天舜日ngọ nhật 午日nhật bản 日本nhật báo 日報nhật báo 日报nhật bổn 日本nhật cấp 日給nhật chí 日志nhật chi 日支nhật chí 日誌nhật chích phong xuy 日炙風吹nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhật dạ 日夜nhật diệu 日曜nhật dụng 日用nhật dụng thường đàm 日用常談nhật hậu 日后nhật hậu 日後nhật hóa 日貨nhật ích 日益nhật kế 日計nhật khóa 日課nhật khuê 日圭nhật kì 日期nhật kí 日記nhật ký 日記nhật ký 日记nhật lạc 日落nhật lịch 日历nhật lịch 日曆nhật lợi 日利nhật luân 日輪nhật lục 日錄nhật mộ 日暮nhật nguyệt 日月nhật nhập 日入nhất nhật 一日nhật nhật 日日nhất nhật tại tù 一日在囚nhật quang 日光nhật thực 日蚀nhật thực 日蝕nhật tiệm 日渐nhật tiệm 日漸nhật tiền 日前nhật tỉnh 日省nhật trình 日呈nhật trình 日程nhật trung 日中nhật viên 日圆nhật viên 日圓nhật xu 日趋nhật xu 日趨nhật xuất 日出nhiễu nhật 繞日nhuận nhật 閏日niệm nhật 念日phật đản nhật 佛誕日phật nhật 佛日phí nhật 費日phục nhật 伏日sảng nhược nhật tinh 爽若日星sinh nhật 生日sóc nhật 朔日sơ nhật 初日tạc nhật 昨日tàn nhật 殘日tận nhật 盡日tế nhật 祭日tế nhật 蔽日thường nhật 常日tích nhật 昔日tinh kì nhật 星期日trắc nhật 側日trấn nhật 鎮日trung nhật 中日vãng nhật 往日việt nhật 越日vọng nhật 望日xuân nhật 春日

nhựt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trời, thái dương. ◎ Như: "nhật xuất" mặt trời mọc.
2. (Danh) Ban ngày. § Đối lại với "dạ" ban đêm. ◎ Như: "nhật dĩ kế dạ" ban ngày lại tiếp đến ban đêm.
3. (Danh) Thời gian trái đất quay một vòng quanh chính nó.
4. (Danh) Mỗi ngày, hằng ngày. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
5. (Danh) Một ngày chỉ định riêng biệt. ◎ Như: "quốc khánh nhật" ngày quốc khánh, "sanh nhật" ngày kỉ niệm sinh nhật.
6. (Danh) Mùa, tiết. ◎ Như: "xuân nhật" mùa xuân, "đông nhật" tiết đông, mùa đông. ◇ Thi Kinh : "Xuân nhật tái dương, Hữu minh thương canh" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Mùa xuân bắt đầu ấm áp, Có chim hoàng oanh kêu.
7. (Danh) Thời gian. ◎ Như: "lai nhật" những ngày (thời gian) sắp tới, "vãng nhật" những ngày (thời gian) đã qua.
8. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian bằng 24 giờ. ◎ Như: "gia vô tam nhật lương" nhà không đủ lương thực cho ba ngày.
9. (Danh) Ngày trước, trước đây. ◇ Tả truyện : "Nhật Vệ bất mục, cố thủ kì địa, kim dĩ mục hĩ, khả dĩ quy chi" , , , (Văn Công thất niên ) Ngày trước nước Vệ không hòa thuận (với ta), nên ta lấy đất của Vệ, nay đã hòa thuận rồi, thì có thể trả lại.
10. (Danh) Nước "Nhật Bản" gọi tắt là nước "Nhật" .
nghê
ní ㄋㄧˊ

nghê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều màu
2. cầu vồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu vồng. ◎ Như: "nghê thuờng" cái xiêm có màu sắc của cầu vồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu vồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cầu vồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cầu vồng ( mống trời ) — Nghê thường: thứ xiêm của nàng tiên. Theo Đường thư: Đường minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các nàng tiên nữ mặc áo cách chim ( vũ y ) đeo xiêm mùi cầu vồng ( nghê thường ), hát bài Tây thiên điệp khúc 西調 Trở về chỉ còn nhớ mang máng nhằm lúc có Tiết Đô Sứ từ Tây Lương 西 đem khúc hát Bà la môn đến hiến, Minh Hoàng truyền đem sửa sang nhuận sắc lại đổi tên là khúc ( Nghê thường vũ y ). » Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.