phản đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

phản đối, phản kháng, chống lại

Từ điển trích dẫn

1. Tương phản, đối lập. ◇ Minh sử : "Đông phương kiến nhật tảo, tây phương kiến nhật trì, (...), tương cự nhất bách bát thập độ tắc trú dạ thì khắc câu phản đối hĩ" , 西, (...), (Thiên văn chí nhất ) Phương đông thấy mặt trời sớm, phương tây thất mặt trời muộn, (...), cách nhau một trăm tám mươi độ ngày đêm thời khắc đều tương phản nhau vậy.
2. Không tán thành, không đồng ý. ◇ Lỗ Tấn : "Tha sở đề xướng đích đông tây, ngã thị thường thường phản đối đích" 西 (Nam khang bắc điệu tập 調, Luận ngữ nhất niên ) Những cái ông ta đề xướng này nọ, là những cái tôi thường thường không tán thành.
3. Một loại đối ngẫu trong vận văn: tình huống tương phản, nhưng ý tứ tương hợp. ◇ Vương Xán : "Chung Nghi u nhi Sở tấu hề, Trang Tích Hiển nhi Việt ngâm" , (Đăng lâu phú ). § Ghi chú: Chung Nghi và Trang Tích không cùng một cảnh ngộ, nhưng cả hai đều nhớ cố hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa ra ý kiến chống lại.

Từ điển trích dẫn

1. Đại địa, mặt đất. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
2. Thiên hạ. ◇ Thư Kinh : "Đế li hạ thổ, phương thiết cư phương" , (Thuấn điển ).
3. Đất thấp. ◇ Thư Kinh : "Quyết thổ duy nhưỡng, hạ thổ phần lô" , (Vũ cống ).
4. Khu đất xa xôi. ◇ Hán Thư : "Tân tòng hạ thổ lai, vị tri triều đình thể" , (Lưu Phụ truyện ).
5. Để xuống đất, chôn xuống đất, mai táng. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Trang liễm liễu, gia lí hựu một xứ đình, chỉ đắc quyền thố tại miếu hậu, đẳng nhĩ hồi lai hạ thổ" , , , (Đệ nhị thập hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Để xuống đất, chôn xuống đất.

Từ điển trích dẫn

1. Vào hội trường hoặc kịch trường.
2. Đặc chỉ vào trường thi ("khảo trường" ). ◇ Nguyên sử : "Phàm tựu thí chi nhật, nhật vị xuất nhập trường, hoàng hôn nạp quyển" , (Tuyển cử chí , Nhất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vào nơi học tập, vào học — Vào nơi thi cử. Bắt đầu vào thi.

phương tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phương tiện, dụng cụ

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo ngữ: Chỉ phương thức linh hoạt để chỉ dạy, làm cho hiểu rõ nghĩa thật của Phật pháp. ◇ Duy Ma kinh : "Dĩ phương tiện lực, vị chư chúng sanh phân biệt giải thuyết, hiển kì phân minh" 便, , (Pháp cung dưỡng phẩm ) Dùng sức phương tiện, vì chúng sinh phân biệt giảng giải, làm cho sáng tỏ rõ ràng.
2. Nhân tiện, lợi dụng, tùy cơ.
3. Tùy nghi làm, tiện nghi hành sự.
4. Tiện lợi.
5. Giúp đỡ hoặc cấp cho tiện lợi.
6. Cơ hội, thời cơ.
7. Thích hợp, thích nghi.
8. Dễ dàng, dung dị. ◇ Ba Kim : "Na cá thì hậu khứ Nhật Bổn phi thường phương tiện, bất dụng bạn hộ chiếu, mãi thuyền phiếu ngận dong dị" 便, , (Trường sanh tháp ) Thời đó đi Nhật Bổn hết sức dễ dàng, không cần làm hộ chiếu, mua vé tàu rất dễ.
9. Thoải mái, dễ chịu, thư thích. ◇ Lão Xá : "Tha thuyết giá lưỡng thiên hữu điểm thương phong, tảng tử bất phương tiện" , 便 (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Cô ta nói hai hôm nay hơi bị cảm cúm, cổ họng không được dễ chịu.
10. Sẵn tiền tài, giàu có, dư dật. ◇ Tào Ngu : "Hiện tại nhĩ thủ hạ phương tiện, tùy tiện quân cấp ngã thất khối bát khối đích hảo ma?" 便, 便 (Lôi vũ , Đệ nhất mạc) Bây giờ ông trong tay sẵn tiền, nhân thể chia sẻ cho tôi bảy đồng tám đồng được không?
11. Mưu kế, mưu tính.
12. Phương pháp, phép thuật.
13. Bài tiết, đại tiện, tiểu tiện. ◇ Tây du kí 西: "Tha lưỡng cá phúc trung giảo thống, (...) na bà bà tức thủ lưỡng cá tịnh dũng lai, giáo tha lưỡng cá phương tiện" , (...) , 便 (Đệ ngũ thập tam hồi) Hai người trong bụng đau quặn, (...) bà già liền đi lấy hai cái thùng sạch lại, bảo hai người đi tiện vào đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ đường hướng và sự dễ dàng trong việc giúp đỡ người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khi che chén khi thuốc thang, đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh « — Cái giúp đạt đến mục đích ( Moyen ) — Ngày nay còn có nghĩa là ích lợi.

Từ điển trích dẫn

1. Ðến tham vấn một vị lão sư.
2. Trong tông "Lâm Tế" tại Nhật Bản thì "tham thiền" đồng nghĩa với "độc tham" (tiếng Nhật: dokusan), tức là người tham thiền gặp riêng vị thầy. Ðộc tham là một trong những yếu tố rất quan trọng để thiền sinh có thể trình bày những vấn đề liên hệ đến việc tu tập, trắc nghiệm mức độ thông đạt đạo của mình.
3. Theo thiền sư "Ðạo Nguyên Hi Huyền" thì "tham thiền" chính là sự tu tập thiền đúng đắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dự vào việc yên lặng, một phép tu đạo của nhà Phật.

Từ điển trích dẫn

1. Tên khác của "tử vi" . § Cây mùa hè nở hoa tía hoặc đỏ, tới mùa thu mới tàn, nên có tên là "bách nhật hồng" .

nhật thực

phồn thể

Từ điển phổ thông

hiện tượng nhật thực (Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời bị khuyết đi, bị che lấp đi.

nhật thực

giản thể

Từ điển phổ thông

hiện tượng nhật thực (Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất)

Từ điển trích dẫn

1. Mặt trời tròn như hòn ngọc bích. Người xưa coi là điềm lành. ◇ Giản Văn Đế : "Bích nhật thùy thải, Ngọc đái sinh yên" , (Bồ đề thụ tụng tự ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời ( như viên ngọc bích ).

Từ điển trích dẫn

1. Tương truyền ngày 12 hoặc 15 tháng 2 âm lịch là sinh nhật của trăm hoa. § Cũng gọi là "hoa triêu" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngày trăm hoa cùng nở, tên chỉ ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.