phiệt
fá ㄈㄚˊ

phiệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

tờ ghi công trạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Công trạng, công lao.
2. (Danh) Ngày xưa viết công trạng vào giấy hay tấm ván rồi nêu ra ngoài cửa, cửa bên trái gọi là "phiệt" , cửa bên phải gọi là "duyệt" .
3. (Danh) Mượn chỉ dòng họ, gia thế, địa vị. § Sách Sử Kí nói: Nêu rõ thứ bực gọi là "phiệt" , tích số ngày lại gọi là "duyệt" . Vì thế gọi các thế gia, cự thất là "phiệt duyệt" hay "thế phiệt" . ◇ Liêu trai chí dị : "Tọa thứ, cụ triển tông phiệt" , (Anh Ninh ) Ngồi rồi nói rõ gốc tích dòng họ.
4. (Danh) Nhân vật, gia tộc hoặc tổ chức có quyền hành hay thế lực về một phương diện nào đó. ◎ Như: "tài phiệt" , "quân phiệt" .
5. (Danh) Van (tiếng Anh: valve). ◎ Như: "thủy phiệt" van nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Phiệt duyệt viết công trạng vào giấy hay tấm ván rồi nêu ra ngoài cửa, cửa bên trái gọi là phiệt, cửa bên phải gọi là duyệt. Sách Sử Kí nói: Nêu rõ thứ bực gọi là phiệt, tích số ngày lại gọi là duyệt. Vì thế nên gọi các nhà thế gia là phiệt duyệt hay thế duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhân vật, gia đình hoặc nhóm, khối có thế lực, phiệt: Quân phiệt; Tài phiệt. Xem nghĩa ⑥;
② (cơ) Van: Van hơi; Van nước; Van an toàn;
③ (văn) Cửa bên trái, ngưỡng cửa;
④ (văn) Công lao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ gia đình quyền quý. Td: Thế phiệt ( gia đình nhiều đời quyền quý ) Xem thêm Phiệt duyệt — Chỉ người có thế lực lớn lao. Td: Tài phiệt ( kẻ có thế lực tiền bạc ).

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Cảnh đẹp nhiều quá, ngắm xem thưởng thức không kịp. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Tòng San Âm đạo thượng hành, san xuyên tự tương ánh phát, sử nhân ứng tiếp bất hạ" , , 使 (Thế thuyết tân ngữ , Ngôn ngữ ).
2. Đáp ứng không xuể, bận tíu tít. ◇ Văn minh tiểu sử : "Na ta học đường lí đích học sanh, nhĩ dã khứ mãi, ngã dã khứ mãi, chân chánh thị ứng tiếp bất hạ, lợi thị tam bội" , , , , (Đệ tứ nhị hồi).

đại nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ nghiệp, nghiệp lớn

Từ điển trích dẫn

1. Sự nghiệp to lớn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tiến túc dĩ thắng địch, thối túc dĩ kiên thủ, cố tuy hữu khốn, chung tế đại nghiệp" , 退, , (Đệ thập nhị hồi) Tiến lên thì đánh được giặc, lui về thì giữ được thành, cho nên tuy có lúc nguy khốn, sau cùng vẫn làm nên nghiệp lớn.
2. Học nghiệp cao thâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc lớn lao.
chí, thức
shī ㄕ, shí ㄕˊ, shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hiểu biết, kiến văn, kiến giải. ◎ Như: "tri thức" , "kiến thức" .
2. (Danh) Tư tưởng, điều suy nghĩ bên trong. ◎ Như: "ý thức" .
3. (Danh) Bạn bè, tri kỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dị hương vô cựu thức, Xa mã đáo môn hi" , (Nguyên nhật cảm hoài ) Nơi quê người không có bằng hữu cũ, Ngựa xe đến cửa thưa thớt.
4. (Động) Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được. ◎ Như: "hữu nhãn bất thức Thái San" có mắt mà không nhận ra núi Thái Sơn. ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức" , (Tì bà hành ) Đều là khách lưu lạc phương trời, Gặp gỡ nhau hà tất phải đã từng quen biết nhau.
5. (Phó) Vừa mới. § Thông "thích" .
6. Một âm là "chí". (Động) Ghi nhớ. § Thông "chí" . ◇ Luận Ngữ : "Mặc nhi chí chi" (Thuật nhi ) Lặng lẽ mà ghi nhớ.
7. (Danh) Kí hiệu, dấu hiệu. § Thông "xí" .
8. (Danh) Chữ đúc vào chuông, đỉnh. § Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là "khoản" , chữ đúc lõm vào gọi là "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
② Hiểu biết. Như tri thức , kiến thức , v.v.
③ Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí ghi nhớ.
④ Khoản chí những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhớ, ghi nhớ, nhớ lấy: Hiểu biết nhiều và nhớ kĩ; Các con hãy nhớ lấy điều đó;
② Dấu hiệu, kí hiệu;
③ Chữ đúc lõm vào chuông (chữ đúc lồi ra gọi là khoản ). Xem [shì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Chí — Một âm khác là Thức.

Từ ghép 3

thức

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. kiến thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hiểu biết, kiến văn, kiến giải. ◎ Như: "tri thức" , "kiến thức" .
2. (Danh) Tư tưởng, điều suy nghĩ bên trong. ◎ Như: "ý thức" .
3. (Danh) Bạn bè, tri kỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dị hương vô cựu thức, Xa mã đáo môn hi" , (Nguyên nhật cảm hoài ) Nơi quê người không có bằng hữu cũ, Ngựa xe đến cửa thưa thớt.
4. (Động) Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được. ◎ Như: "hữu nhãn bất thức Thái San" có mắt mà không nhận ra núi Thái Sơn. ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân, Tương phùng hà tất tằng tương thức" , (Tì bà hành ) Đều là khách lưu lạc phương trời, Gặp gỡ nhau hà tất phải đã từng quen biết nhau.
5. (Phó) Vừa mới. § Thông "thích" .
6. Một âm là "chí". (Động) Ghi nhớ. § Thông "chí" . ◇ Luận Ngữ : "Mặc nhi chí chi" (Thuật nhi ) Lặng lẽ mà ghi nhớ.
7. (Danh) Kí hiệu, dấu hiệu. § Thông "xí" .
8. (Danh) Chữ đúc vào chuông, đỉnh. § Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là "khoản" , chữ đúc lõm vào gọi là "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
② Hiểu biết. Như tri thức , kiến thức , v.v.
③ Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí ghi nhớ.
④ Khoản chí những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, nhận biết, nhận ra: Biết chữ;
② Hiểu biết: Thường thức; Hiểu sâu biết rộng;
③ Kiến thức, sự hiểu biết: Người có học thức. Xem [zhì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết. Hiểu biết. Td: Trí thức — Quen biết.

Từ ghép 22

cảnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

cảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. biên giới, ranh giới
2. hoàn cảnh
3. cảnh trí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên giới, cương giới. ◎ Như: "biên cảnh" biên giới. ◇ Mạnh Tử : "Thần thủy chí ư cảnh, vấn quốc chi đại cấm, nhiên hậu cảm nhập" , , (Lương Huệ vương hạ ) Thần lúc đầu đến biên giới, hỏi về những điều cấm kị quan trọng của nước, rồi sau mới dám vào.
2. (Danh) Nơi, chốn, địa phương, khu vực. ◎ Như: "tiên cảnh" cõi tiên, "thắng cảnh" nơi đẹp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố đông tây xung sát, như nhập vô nhân chi cảnh" 西, (Đệ ngũ hồi) (Lã) Bố đánh bên đông phạt bên tây, như vào chốn không người.
3. (Danh) Tình huống, tình trạng. ◎ Như: "thuận cảnh" cảnh thuận, "nghịch cảnh" cảnh nghịch, "gia cảnh" tình huống trong nhà.
4. (Danh) Trình độ, hạn định. ◎ Như: "học vô chỉ cảnh" bể học mông mênh (việc học không có hạn định nào ngừng lại cả).

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi.
② Cảnh ngộ, như cảnh thuận, cảnh nghịch, v.v.
③ Cảnh trí, như thắng cảnh , giai cảnh , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảnh, cõi, biên giới: Xuất cảnh; Nhập cảnh; Trục xuất ra khỏi biên giới;
② Nơi, chỗ, chốn: Như vào chỗ không người;
③ Cảnh, hoàn cảnh, cảnh ngộ: Cảnh nhà; Hoàn cảnh;
④ Cảnh trí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ cõi — Vùng đất — Chỉ chung những thứ mình thấy xung quanh.

Từ ghép 31

thuyên
quán ㄑㄩㄢˊ

thuyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

giải thích kỹ càng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giảng giải, giải thích. ◎ Như: "thuyên thích" giải rõ nghĩa lí, chú giải.
2. (Danh) Sự thật, chân lí. ◎ Như: "chân thuyên" sự thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ, giải thích kĩ càng, nói đủ cả sự lẽ gọi là thuyên. Như thuyên giải giải rõ nghĩa lí, lại như phân tích những lẽ khó khăn mà tìm tới nghĩa nhất định gọi là chân thuyên chân lí của mọi sự, sự thật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giải thích kĩ càng: Giải thích; Giải thích từ ngữ;
② Lẽ phải: Sự thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu rõ và giảng rõ ra được — Cái lẽ của sự vật — Tên người, tức Hàn Thuyên, ông vốn họ Nguyễn, người phủ Nam sách tỉnh Hải dương, đậu Thái học sinh đời Trần Thái Tông, có công làm bài văn đuổi được cá sấu ở sông Phú lương, được vua Trần Nhân Tông cho đổi họ Hàn, vì ông đã làm giống Hàn Dũ của Trung Hoa, cũng dùng văn chương đuổi ác thú. Ông có Phi sa tập, gồm những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm.
đối
duì ㄉㄨㄟˋ

đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cặp
2. đúng
3. quay về phía
4. trả lời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thưa, đáp. ◎ Như: "đối sách" trả lời câu hỏi.
2. (Động) Ứng đáp. ◎ Như: "vô ngôn dĩ đối" không trả lời được.
3. (Động) Cư xử, đối đãi. ◎ Như: "đối nhân thành khẩn" cư xử với người một cách tận tình.
4. (Động) Hướng về, chĩa vào. ◎ Như: "đối chúng tuyên ngôn" nói rõ trước mọi người, "tương đối vô ngôn" (hướng mặt) nhìn nhau không nói. ◇ Tào Tháo : "Đối tửu đương ca, Nhân sanh ki hà?" , (Đoản ca hành ) Hướng về chén rượu hãy hát, Đời người có là bao?
5. (Động) Thích ứng, tương hợp, tùy theo. ◎ Như: "đối chứng hạ dược" tùy theo bệnh mà cho thuốc.
6. (Động) So sánh, kiểm nghiệm. ◎ Như: "hiệu đối" so sánh, đối chiếu, "đối chỉ văn" kiểm tra dấu tay.
7. (Động) Điều chỉnh. ◎ Như: "đối hảo vọng viễn kính đích cự li" điều chỉnh cự li ống nhòm.
8. (Động) Pha thêm, chế thêm. ◎ Như: "trà hồ lí đối điểm nhi khai thủy" pha chút nước sôi vào ấm trà.
9. (Động) Lắp, tra, khớp vào nhau. ◎ Như: "bả môn đối thượng" lắp cửa vào.
10. (Động) Chống, chọi. ◎ Như: "nhất cá đối nhất cá" một chọi một.
11. (Danh) Người hay vật sóng với nhau thành một đôi. ◎ Như: "tha môn chánh hảo phối thành đối" họ thật là xứng đôi.
12. (Danh) Nói tắt của "đối liên" câu đối. ◎ Như: "đối tử" câu đối, "hỉ đối" câu đối mừng.
13. (Danh) Lượng từ: cặp, đôi. ◎ Như: "tam đối phu thê" ba cặp vợ chồng.
14. (Tính) Bên kia, trước mặt. ◎ Như: "đối ngạn" bờ bên kia, "đối phương" phe bên kia, phe nghịch.
15. (Tính) Đúng, phải, bình thường. ◎ Như: "số mục bất đối" con số không đúng, "thần sắc bất đối" sắc mặt không bình thường.
16. (Giới) Với, về, trước. ◎ Như: "đại gia đối tha giá kiện sự ngận bất mãn ý" 滿 mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn, "tha đối nhĩ thuyết thập ma?" nó nói gì với anh vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Thưa, đáp. Như đối sách trả lời câu người ta hỏi, đối phó ứng phó, v.v.
② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa tòa để quan hỏi kiện là đối chất .
③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên câu đối.
④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối .
⑤ Xét lại, như hiệu đối so sánh xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp, trả lời: Không trả lời được;
② Đối đãi, đối phó, chọi: Đối việc chứ không đối người; Tùy bệnh cắt thuốc; Một chọi một; Dao chọi với dao, súng chọi với súng;
③ Hướng về, đứng trước, trước, đối diện, đối mặt, nhắm vào: Soi gương vuốt lại mái tóc; Nói rõ trước mọi người; Đối mặt nhau không nói gì;
④ Lẫn nhau, qua lại: 調 Chuyển đổi lẫn nhau;
⑤ Bên kia, đối địch: Bờ bên kia; Gây chống đối, làm khó dễ;
⑥ Sóng đôi (khiến hai vật phối hợp hoặc tiếp xúc với nhau): Đối câu đối; Lắp cửa vào; Cho tôi xin tí lửa;
⑦ Phù hợp, thích hợp: Ăn ý; Hoàn toàn thích hợp; Đôi bên càng nói càng vừa lòng nhau; Không hợp lẽ;
⑧ Đối chiếu lại: Hiệu đính; Đối chiếu ảnh; Đối chiếu nét chữ; Đối chiếu số;
⑨ Điều chỉnh: Điều chỉnh cự li ống dòm;
⑩ Đúng: Anh nói rất đúng; Đúng, cứ thế mà làm; Con số không đúng;
⑪ Pha: Pha tí nước sôi vào ấm trà;
⑫ Chia đôi: Một nửa; Một phần hai tờ giấy; Bửa (bổ, chẻ) đôi;
⑬ Câu đối: Câu đối mừng; Câu đối ngũ ngôn;
⑭ (loại) Đôi, cặp: Đôi chim khách; Một cặp lọ hoa; Đôi vợ chồng gương mẫu;
⑮ (gt) Đối với, cho, về, trước: Quyết không khuất phục trước khó khăn; Mỗi lời anh nói đều có gợi ý cho tôi; 滿 Mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn. 【】đối vu [duìyú] Đối với, về...: Đối với (về) vấn đề đó mọi người đều nhất trí; Tôi rất thích học môn toán; Về việc học tập cổ Hán ngữ, phải hết sức coi trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu ( ghét nhau, không thuận ) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối ( sai, không đúng ).

Từ ghép 43

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngoảnh, ngoái nhìn, đoái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trông lại, ngoảnh lại nhìn. ◎ Như: "dĩ khứ nhi phục cố" đã đi mà ngoảnh lại nhìn.
2. (Động) Nhìn, ngắm, xem xét. ◎ Như: "tương cố nhất tiếu" nhìn nhau cười, "tứ cố" ngắm nhìn bốn mặt, "kiêm cố" xem xét gồm cả.
3. (Động) Tới thăm, bái phỏng. ◎ Như: "tam cố mao lư" ba lần đến thăm lều tranh, "huệ cố" ra ơn đến thăm, "uổng cố" khuất mình đến thăm.
4. (Động) Chú ý, trông nom, săn sóc. ◎ Như: "cố phục" trông nom săn sóc, "bất cố" chẳng đoái hoài.
5. (Liên) Nhưng, song, chẳng qua, chỉ vì. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mỗi niệm, thường thống ư cốt tủy, cố kế bất tri sở xuất nhĩ" , , (Yên sách tam ) Tôi mỗi lần nghĩ (tới điều đó), thường đau xót đến xương tủy, chỉ vì suy tính chưa ra kế gì.
6. (Liên) Mà lại, trái lại. ◇ Sử Kí : "Kim Tiêu Hà vị thường hữu hãn mã chi lao, đồ trì văn mặc nghị luận, bất chiến, cố phản cư thần đẳng thượng, hà dã?" , , , , ? (Tiêu tướng quốc thế gia ) Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận, chẳng chiến đấu gì cả, mà lại giữ chức cao trên cả bọn thần, là tại sao?
7. (Phó) Chỉ là, mà là. ◇ Hậu Hán Thư : "Đế phục tiếu viết: Khanh phi thích khách, cố thuyết khách nhĩ" : , (Mã Viện truyện ) Vua lại cười rằng: Khanh không phải là thích khách, chỉ là thuyết khách thôi.
8. (Danh) Họ "Cố". ◎ Như: "Cố Khải Chi" , danh họa đời Tấn.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông lại, đoái, chỉ về mối tình nhớ nhưng không sao quên được. Như dĩ khứ nhi phục cố đã đi mà lại trông lại, cha mẹ yêu con gọi là cố phục , lời di chiếu của vua gọi là cố mệnh cũng là một nghĩa ấy cả. Quên hẳn đi mà không phải vì cố ý gọi là bất cố (chẳng đoái hoài).
② Ngắm nghía khắp cả. Như tứ cố ngắm kĩ cả bốn mặt, kiêm cố gồm xét cả các nơi khác, sự khác, v.v.
③ Tới thăm, khách qua thăm mình gọi là cố. Như huệ cố ra ơn đến thăm, uổng cố khuất mình đến thăm, đều là tiếng nói nhún trong sự giao tế cả. Trong nhà buôn bán gọi khách mua là chủ cố cũng là nói nghĩa ấy.
④ Dùng làm tiếng chuyển câu, nghĩa là nhưng, song.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoảnh lại, trông lại, nhìn: Ngoảnh đầu nhìn bên phải bên trái; Nhìn nhau; Đi rồi mà còn ngoảnh lại; Nhìn khắp bốn bề;
② Chú ý, săn sóc, trông nom, đoái hoài, chiếu cố: Quá chú ý đến thể diện; Bất chấp tất cả; Lo cái này mất cái kia (khó giữ cho được vẹn toàn);
③ Đến thăm: Ra ơn đến thăm; Khuất mình đến thăm; Ba lần đến thăm lều tranh;
④ (văn) Nhưng, song (liên từ, dùng để chuyển ý nghịch lại): Từng có ý muốn rong chơi trong thiên hạ, song vì việc học chưa thành nên không được nhàn rỗi (Tống Liêm). 【】 cố phản [gùfăn] (văn) Trái lại, mà lại (biểu thị một sự thật trái với lẽ thường nêu trong đoạn câu sau của một câu phức): ? Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận suông về chính sự, chẳng đánh đấm gì cả, mà lại ở ngôi vị trên cả bọn thần, vì sao thế (Sử kí);
⑤ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quay đầu lại mà nhìn — Xem xét — Nhớ lại. Để ý tới — Hỏi ý kiến — Dùng như chữ Cố , hoặc Cố .

Từ ghép 27

Từ điển trích dẫn

1. Tự thân mình trải qua, lĩnh hội thật sự, cảm thụ. ◇ Vương Thủ Nhân : "Giai thị tựu văn nghĩa thượng giải thích, khiên phụ dĩ cầu, hỗn dung thấu bạc, nhi bất tằng tựu tự kỉ thật công phu thượng thể nghiệm" , , , (Truyền tập lục , Quyển trung).
2. Kinh nghiệm thu hoạch được nhờ chính tự thân mình kinh lịch. ◇ Lỗ Tấn : "Văn học tuy nhiên hữu phổ biến tính, đãn nhân độc giả đích thể nghiệm đích bất đồng nhi hữu biến hóa, độc giả thảng một hữu loại tự đích thể nghiệm, tha dã tựu thất khứ liễu hiệu lực" , , , (Hoa biên văn học , Khán thư tỏa kí ).
3. Tra hạch, khảo sát. ◇ Tô Thức : "Thần thể nghiệm đắc mỗi niên Toánh hà trướng dật thủy ngân, trực chí châu thành môn cước hạ, công tư nguy cụ" , , (Tấu luận bát trượng câu bất khả khai trạng ).
cố
gù ㄍㄨˋ

cố

giản thể

Từ điển phổ thông

ngoảnh, ngoái nhìn, đoái

Từ điển trích dẫn

1. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoảnh lại, trông lại, nhìn: Ngoảnh đầu nhìn bên phải bên trái; Nhìn nhau; Đi rồi mà còn ngoảnh lại; Nhìn khắp bốn bề;
② Chú ý, săn sóc, trông nom, đoái hoài, chiếu cố: Quá chú ý đến thể diện; Bất chấp tất cả; Lo cái này mất cái kia (khó giữ cho được vẹn toàn);
③ Đến thăm: Ra ơn đến thăm; Khuất mình đến thăm; Ba lần đến thăm lều tranh;
④ (văn) Nhưng, song (liên từ, dùng để chuyển ý nghịch lại): Từng có ý muốn rong chơi trong thiên hạ, song vì việc học chưa thành nên không được nhàn rỗi (Tống Liêm). 【】 cố phản [gùfăn] (văn) Trái lại, mà lại (biểu thị một sự thật trái với lẽ thường nêu trong đoạn câu sau của một câu phức): ? Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận suông về chính sự, chẳng đánh đấm gì cả, mà lại ở ngôi vị trên cả bọn thần, vì sao thế (Sử kí);
⑤ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.