thấu, tốc
sòu ㄙㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ho có đờm
2. mút

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ho (có đờm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt thính đắc song ngoại hữu nữ tử thấu thanh" (Đệ nhất hồi) Chợt nghe ngoài cửa sổ có tiếng người con gái ho.
2. (Động Mút, hút. ◇ Hán Thư : "Văn Đế thường bệnh ung, Đặng Thông thường vị thượng thấu duyện chi" , (Đặng Thông truyện ) Văn Đế từng có bệnh nhọt, Đặng Thông hút mút nhọt cho vua.
3. (Động) Súc miệng. § Thông "thấu" . ◇ Sử Kí : "... Khổ sâm thang, nhật thấu tam thăng, xuất nhập ngũ lục nhật, bệnh dĩ" ... , , (Biển Thước Thương Công truyện ) ... Lấy thang sâm đắng, mỗi ngày súc miệng ba thăng, khoảng năm sáu ngày, bệnh khỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ho nhổ (ho có đờm).
② Mút.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ho khạc (có đờm);
② (văn) Mút.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ho ( bệnh về hô hấp bất thường ).

Từ ghép 1

tốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng miệng méo xệch khi trúng gió — Một âm là Thấu. Xem Thấu.
khiết
chī ㄔ, jī ㄐㄧ, qiè ㄑㄧㄝˋ

khiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn uống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ăn uống. ◇ Thủy hử truyện : "Điếm gia thiết nhất bàn thục ngưu nhục, năng nhất hồ nhiệt tửu, thỉnh Lâm Xung khiết" , , (Đệ thập hồi) Nhà quán thái một đĩa thịt bò chín, hâm một hồ rượu nóng, mời Lâm Xung ăn uống.
2. (Động) Nhận chịu. ◎ Như: "khiết khuy" chịu thiệt, "khiết khẩn" gắng chịu. ◇ Quan Hán Khanh : "Khiết đả khiết mạ, thiên tân vạn khổ" , (Ngũ Hầu Yến ) Chịu đánh chịu mắng, muôn đắng nghìn cay.

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn uống.
② Nhận vào, như chịu thiệt gọi là khiết khuy , gắng sức không rời là khiết khẩn , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ăn uống;
② Nhậm chịu: Chịu thiệt, chịu lỗ; Chịu đựng riết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ vào miệng nhai mà ăn — Bị. Nhận chịu.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Năm vị, gồm "điềm, toan, khổ, lạt, hàm" , , , , (ngọt, chua, đắng, cay, mặn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm vị, gồm Tân, Toan, Cam, Khổ và Hàm ( cay, chua, ngọt, đắng và mặn ) » Dâng hương ngũ vị, tụng kinh tam thừa « ( Phan Trần ).

Từ điển trích dẫn

1. Gian nan khốn khổ. ◇ Thủy hử truyện : "Bả ngã phiết tại thử gian, giáo ngã thụ thử khổ nan" , (Đệ ngũ tam hồi) Quẳng ta xuống đây để phải chịu khổ sở.

khắc khổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khắc khổ, việc nặng nhọc

Từ điển trích dẫn

1. Nhẫn nại chịu khó. ◇ Hàn Dũ : "Cư nhàn ích tự khắc khổ, vụ kí lãm vi từ chương" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Ở đây ông càng cần khổ, gắng đem những kí ức cùng những điều trông thấy chép thành văn chương.
2. Khó khăn tằn tiện (đời sống). ◇ Tân Ngũ đại sử : "(Phùng) Đạo vi nhân năng tự khắc khổ vi kiệm ước" (Tạp truyện , Phùng Đạo ).
3. Khúc mắc, trúc trắc (thơ văn). ◇ Nghiêm Vũ : "Mạnh Giao chi thi khắc khổ, độc chi sử nhân bất hoan" , 使 (Thương lãng thi thoại , Thi bình ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắt gao cực nhọc.
vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùi, hương vị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị (cảm giác nhận biết được nhờ đầu lưỡi). ◎ Như: "ngũ vị" năm vị gồm có: "toan" chua, "điềm" ngọt, "khổ" đắng, "lạt" cay, "hàm" mặn.
2. (Danh) Mùi (cảm giác nhận được biết nhờ mũi). ◎ Như: "hương vị" mùi thơm, "quái vị" mùi lạ, mùi khác thường, "xú vị" mùi thối.
3. (Danh) Ý nghĩa, hứng thú. ◎ Như: "hữu vị" có hứng thú, "thiền vị" mùi thiền, ý thú của đạo thiền. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mãn chỉ hoang đường ngôn, Nhất bả tân toan lệ, Đô vân tác giả si, Thùy giải kì trung vị?" 滿, , , ? (Đệ nhất hồi) Đầy những trang giấy chuyện hoang đường, Một vũng nước mắt chua cay, Đều bảo tác giả ngây, Ai giải được ý nghĩa ở trong đó?
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho thức ăn hoặc thuốc (đông y): món, vị. ◎ Như: "thái ngũ vị" năm món ăn, "dược bát vị" tám vị thuốc.
5. (Danh) Món ăn. ◎ Như: "san trân hải vị" món ăn quý hiếm trên núi dưới biển.
6. (Động) Nếm. ◇ Tuân Tử : "Phi khẩu bất năng vị dã" (Ai Công ) Chẳng phải miệng thì không nếm được.
7. (Động) Nghiền ngẫm, thưởng thức, thấm thía. ◎ Như: "ngoạn vị" thấm thía ý nghĩa, thưởng thức ý vị. ◇ Tam quốc chí : "Vị lãm điển văn" (Dương Hí truyện ) Nghiên cứu xem xét điển văn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi, chua, đắng, ngọt, cay, mặn là năm mùi (ngũ vị ).
② Nếm, xem vật ấy là mùi gì gọi là vị. Cái gì có hứng thú gọi là hữu vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vị: Có vị ngọt;
② Mùi: Mùi thơm; Mùi khét (khê);
③ Thú vị, ý nghĩa: Thú vị; Ý nghĩa sâu xa;
④ Hiểu, thấm thía, ngấm: Thấm thía lời nói của anh ấy;
⑤ Vị (thuốc): Thang thuốc này gồm có 8 vị;
⑥ (văn) Nếm (cho biết vị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nếm được, biết được bằng lưỡi — Điều vui thích, có ý nghĩ hay đẹp do sự vật mang lại. Td: Thú vị.

Từ ghép 40

an phận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

an phận, yên phận, không lo đường tiến thủ

Từ điển trích dẫn

1. Yên giữ phận mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ an phân ta bãi, hà khổ thảo nhân yếm" , (Đệ nhị thập ngũ hồi) Mi hãy yên phận cho xong, sao cứ làm cho người ta chán ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên phận mình. Yên với cuộc sống của mình. Cũng như là An phận thủ kỉ ( yên phận mình và giữ gìn riêng mình ) hoặc An phận thủ thường ( yên phận mình và giữ đạo thường ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ tám điều đau khổ ở đời, gồm Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Ái biệt li, Oán tăng hội, Cầu bất đắc và Ngũ thịnh ấm.

Từ điển trích dẫn

1. Nhà trạm. § Ngày xưa là quán xá đặt dọc theo đường cho người truyền đệ tín kiện nghỉ ngơi. ◇ Thẩm Cấu : "Bưu đình khổ dạ vĩnh, Đăng hỏa hàn vô quang" , (Ngũ ngôn đạo trung kiến tân nguyệt kí nội ).
2. Đình quán nhỏ đặt trên đường xá, công viên... tùy theo nhu cầu tạm thời lo việc thu gửi bưu kiện, tiền bạc, v.v.
3. Tửu lâu. ◇ Ngô Mai : "Bưu đình hô tửu, hoàng nguyệt đại như bàn" , (Lâm giang tiên , Đoản y luy mã biên trần khẩn , Từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà trạm để chuyển thư từ đồ vật.
nại
nài ㄋㄞˋ

nại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tự nhiên, vốn có, sẵn có

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đối phó, xử trí, lo liệu. ◎ Như: "vô kế nại" không cách gì để đối phó. ◇ Hoài Nam Tử : "Duy vô hình giả, vô khả nại dã" , (Binh lược ) Chỉ có cái vô hình là không sao đối phó được.
2. (Động) Kham, chịu được, có thể. § Thông "nại" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "La khâm bất nại thu phong lực, Tàn lậu thanh tồi thu vũ cấp" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Chăn là không chịu nổi sức gió thu, Tiếng giọt canh tàn giục giã mưa thu.
3. (Liên) Nhưng mà, khổ nỗi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Phụng Thư) đãi yếu hồi khứ, nại sự vị tất" (), (Đệ thập tứ hồi) (Phượng Thư) chỉ muốn về ngay, nhưng mà công việc chưa xong (nên đành chịu).
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí: sao mà. ◇ Nguyễn Trãi : "Thần Phù hải khẩu dạ trung qua, Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà" , (Quá Thần Phù hải khẩu ) Giữa đêm đi qua cửa biển Thần Phù, Sao mà nơi đây gió mát trăng thanh đến thế?
5. (Danh) Tên trái cây. § Thông "nại" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nại hà nài sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đối phó, làm sao đối phó: Chỉ có cái vô hình kia là không làm sao đối phó được (Hoài Nam tử: Binh lược huấn); Không cách gì để đối phó;
② (văn) Chịu được, có thể (dùng như , bộ ): Tiếng chim oanh kêu vang chịu được lắng tai nghe nhỏ (Tư Không Đồ: Thoái cư mạn đề);
Khổ nỗi: Ông tuy am hiểu mưu lược, nhưng vùng này khổ nỗi không có thành quách, lại không hiểm trở, rất khó giữ được (Tam quốc diễn nghĩa);
④ 【】nại hà [nàihé] Thế nào, ra sao, làm sao được: Không làm thế nào nó được; ? Dân không sợ chết, sao lại lấy cái chết dọa dân?; Hoa đã rụng đi rồi không làm sao được (Án Thù: Hoán khê sa);
⑤ 【】 nại... hà [nài... hé] (văn) Làm thế nào đối với, đối phó thế nào, làm sao được: ! Hàn và Ngụy làm gì được ta! (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm sao. Thế nào ( tiếng dùng để hỏi ).

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.