lục
liù ㄌㄧㄡˋ, lù ㄌㄨˋ

lục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáu, 6

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số sáu.
2. (Danh) Tên nước thời nhà Chu.
3. (Danh) Họ "Lục".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáu, số đếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sáu: Bốn cộng với hai là sáu. Xem [lù].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên huyện: 1. Lục An (ở tỉnh An Huy, Trung Quốc). 2. Lục Hợp (ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số sáu ( 6 ).

Từ ghép 50

tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

hồi
huí ㄏㄨㄟˊ

hồi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. về
2. đạo Hồi, Hồi giáo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở về, quay về. ◇ Đỗ Phủ : "Thị tì mại châu hồi, Khiên la bổ mao ốc" , (Giai nhân ) Thị tì đi bán ngọc trai trở về, Kéo dây leo che nhà cỏ.
2. (Động) Vòng quanh, xoay chuyển. Cũng viết là . ◇ Lí Bạch : "Tả hồi hữu toàn, Thúc âm hốt minh" , (Đại bằng phú ) Vòng qua trái xoay bên phải, Chợt tối chợt sáng.
3. (Động) Tránh né. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Tương Như thính đắc Liêm Pha hữu giá ngôn ngữ, bất khẳng dữ Liêm Pha tương hội, mỗi xuất, tài vọng kiến Liêm Pha, triếp dẫn xa hồi tị" , , , , (Chu sử , Quyển hạ) Tương Như nghe Liêm Pha nói lời đó, không muốn gặp Liêm Pha, mỗi khi ra ngoài, vừa trông từ xa thấy Liêm Pha, liền cho xe tránh né.
4. (Tính) Quanh co. ◎ Như: "hồi lang" hành lang vòng vèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở về;
② Vòng quanh, vòng vèo, quanh vòng. Cv. (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở về — Xoay tròn. Chẳng hạn Hồi phong ( gió lốc ) — Như chữ Hồi .

Từ ghép 4

cổ, khổ
gǔ ㄍㄨˇ, kǔ ㄎㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị đắng. § Trái với "cam" , "điềm" . ◇ Tuân Tử : "Cam, khổ, hàm, đạm, tân, toan, kì vị dĩ khẩu dị" , , , , , , (Chánh danh ) Ngọt, đắng, mặn, nhạt, cay, chua, là các vị lấy miệng mà phân biệt.
2. (Danh) Cảnh huống khó chịu đựng. ◎ Như: "thụ khổ thụ nan" chịu khổ chịu khó, "khổ tận cam lai" hết khổ tới sướng. ◇ Nguyễn Du : "Tảo hàn dĩ giác vô y khổ" (Thu dạ ) Lạnh sơ mới hiểu cái khổ không có quần áo.
3. (Động) Chịu đựng vất vả, cực nhọc. ◎ Như: "khổ tâm cô nghệ" khổ lòng một mình tới, vất vả để đạt tới chỗ cao sâu.
4. (Động) Thử thách, làm cho khốn khó, ma luyện. ◇ Mạnh Tử : "Thiên tương giáng đại nhậm ư tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt" , , (Cáo tử hạ ) Trời định giao cho người nào trách nhiệm lớn lao, ắt trước tiên làm cho khốn khó tâm chí, nhọc nhằn gân cốt.
5. (Động) Lo, sợ, ngại. ◇ Hán Thư : "Đình trường thê khổ chi, nãi thần xuy nhục thực" , (Hàn Tín truyện ) Vợ viên đình trưởng lo ngại (Hàn Tín xin ăn bám), bèn thối cơm sáng ăn ngay trên giường.
6. (Tính) Đắng. ◎ Như: "khổ qua" mướp đắng, "khổ trà" trà đắng.
7. (Tính) Khốn khó, cay đắng. ◎ Như: "khổ cảnh" tình cảnh khốn khó.
8. (Tính) Buồn rầu, sầu muộn. ◎ Như: "sầu mi khổ kiểm" mặt mày rầu rĩ. ◇ Lí Bạch : "Thú khách vọng biên sắc, Tư quy đa khổ nhan" , (Quan san nguyệt ) Lính thú trông cảnh sắc nơi biên giới, Nghĩ tới ngày về, vẻ mặt bao sầu muộn.
9. (Phó) Hết sức, hết lòng. ◎ Như: "khổ khuyến" hết lòng khuyên nhủ, "khổ gián" hết sức can ngăn.
10. Một âm là "cổ". (Danh) Sự xấu xí. ◇ Chu Lễ : "Biện kì cổ lương" (Thiên quan ) Phân biệt xấu xí và tốt đẹp.

khổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khổ cực
2. cố gắng hết sức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị đắng. § Trái với "cam" , "điềm" . ◇ Tuân Tử : "Cam, khổ, hàm, đạm, tân, toan, kì vị dĩ khẩu dị" , , , , , , (Chánh danh ) Ngọt, đắng, mặn, nhạt, cay, chua, là các vị lấy miệng mà phân biệt.
2. (Danh) Cảnh huống khó chịu đựng. ◎ Như: "thụ khổ thụ nan" chịu khổ chịu khó, "khổ tận cam lai" hết khổ tới sướng. ◇ Nguyễn Du : "Tảo hàn dĩ giác vô y khổ" (Thu dạ ) Lạnh sơ mới hiểu cái khổ không có quần áo.
3. (Động) Chịu đựng vất vả, cực nhọc. ◎ Như: "khổ tâm cô nghệ" khổ lòng một mình tới, vất vả để đạt tới chỗ cao sâu.
4. (Động) Thử thách, làm cho khốn khó, ma luyện. ◇ Mạnh Tử : "Thiên tương giáng đại nhậm ư tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt" , , (Cáo tử hạ ) Trời định giao cho người nào trách nhiệm lớn lao, ắt trước tiên làm cho khốn khó tâm chí, nhọc nhằn gân cốt.
5. (Động) Lo, sợ, ngại. ◇ Hán Thư : "Đình trường thê khổ chi, nãi thần xuy nhục thực" , (Hàn Tín truyện ) Vợ viên đình trưởng lo ngại (Hàn Tín xin ăn bám), bèn thối cơm sáng ăn ngay trên giường.
6. (Tính) Đắng. ◎ Như: "khổ qua" mướp đắng, "khổ trà" trà đắng.
7. (Tính) Khốn khó, cay đắng. ◎ Như: "khổ cảnh" tình cảnh khốn khó.
8. (Tính) Buồn rầu, sầu muộn. ◎ Như: "sầu mi khổ kiểm" mặt mày rầu rĩ. ◇ Lí Bạch : "Thú khách vọng biên sắc, Tư quy đa khổ nhan" , (Quan san nguyệt ) Lính thú trông cảnh sắc nơi biên giới, Nghĩ tới ngày về, vẻ mặt bao sầu muộn.
9. (Phó) Hết sức, hết lòng. ◎ Như: "khổ khuyến" hết lòng khuyên nhủ, "khổ gián" hết sức can ngăn.
10. Một âm là "cổ". (Danh) Sự xấu xí. ◇ Chu Lễ : "Biện kì cổ lương" (Thiên quan ) Phân biệt xấu xí và tốt đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắng. Như khổ qua mướp đắng.
② Khốn khổ, tân khổ. Phàm những gì khó nhịn được đều gọi là khổ. Như khổ cảnh cảnh khổ, khổ huống nỗi khổ, người ít từng trải gọi là bất tri cam khổ không biết ngọt đắng. Nguyễn Du : Tảo hàn dĩ giác vô y khổ Lạnh sơ đã khổ phần không áo.
③ Lo quá, vì cảnh ngoài bách đến làm cho khó chịu gọi là khổ, như khổ hàn rét khổ, khổ nhiệt nóng khổ.
④ Chịu khó. Như khắc khổ , khổ tâm cô nghệ khổ lòng một mình tới.
⑤ Rất, mãi. Như khổ khẩu nói mãi, khổ cầu cầu mãi.
⑥ Lo, mắc.
⑦ Một âm là cổ. Xấu xí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đắng: Thuốc này đắng quá; Thuốc đắng dã tật;
② Khổ cực, cay đắng: Những ngày khổ cực đã qua rồi;
③ Khổ vì, cực vì: Trước kia anh ấy khổ vì không biết chữ;
④ Cần cù, gắng gỏi, chịu khó: Cần cù học tập;
⑤ (văn) Rất, cố sức, hết sức, mãi: Nói mãi; Cầu mãi;
⑥ (văn) Lo, mắc;
⑦ (văn) Rít: Đẽo bánh xe nếu đẽo chậm thì lỏng lẻo không chặt, nhanh thì rít ráp khó tra vào (Trang tử: Thiên đạo);
⑧ (văn) Nhiều: Nhà nông cày ruộng dùng sức nhiều hơn cả (Thương Quân thư);
⑨ (văn) Xấu xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ cỏ dùng làm vị thuốc Bắc, còn gọi là Đại khổ — Vị đắng. Td: Tân khổ ( cay đắng ). Cung oán ngâm khúc có câu: » Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ « — Hoạn nạn — Mệt nhọc. Chịu đựng một cách khó nhọc — Rất. Lắm.

Từ ghép 48

hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

hoàng, huỳnh
huáng ㄏㄨㄤˊ

hoàng

phồn thể

Từ điển phổ thông

vàng, màu vàng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sắc vàng, sắc ngũ cốc chín. Ngày xưa lấy năm sắc chia sánh với năm phương. Màu vàng cho là sắc ở giữa, cho nên coi màu vàng là màu quý nhất. Về đời quân chủ các tờ chiếu mệnh đều dùng màu vàng, cho đến các đồ trang sức chỉ vua là được dùng màu vàng thôi.
2. (Danh) Chỉ đất. ◎ Như: "huyền hoàng" trời đất, "huyền hoàng phẩu phán" lúc mới chia ra trời đất.
3. (Danh) Người già. § Người già lông tóc đều vàng, cho nên gọi là "hoàng phát" hay "hoàng củ" .
4. (Danh) Trẻ con. § Phép tính số dân của nhà Đường , cứ ba tuổi trở xuống là "hoàng". Cho nên (số) trẻ con gọi là "hoàng khẩu" .
5. (Danh) Sắc loài kim (sắc vàng), cho nên vàng bạc gọi là "hoàng bạch vật" .
6. (Danh) Gọi tắt của "Hoàng Đế" , hiệu của một vua thời thượng cổ Trung Quốc. ◎ Như: "Viêm Hoàng tử tôn" con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế (người Trung Quốc tự xưng là con cháu của Viêm Hoàng), "Hoàng Lão chi thuật" thuật của Hoàng Đế và Lão Tử.
7. (Danh) Họ "Hoàng".
8. (Động) Úa vàng. ◇ Thi Kinh : "Hà thảo bất hoàng, Hà nhật bất hành" , (Tiểu nhã , Hà thảo bất hoàng ) Cỏ cây nào không vàng úa, Ngày nào mà chẳng đi (đánh giặc).
9. (Động) Thất bại. ◎ Như: "mãi mại hoàng liễu" mua bán thất bại rồi.
10. (Tính) Tục, dung tục, đồi trụy. ◎ Như: "hoàng sắc tiểu thuyết" tiểu thuyết tục.
11. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ hoàng .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu sắc của đất — Màu vàng — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 38

huỳnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

vàng, màu vàng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Hoàng .

Từ ghép 1

bình, băng, phanh
bēng ㄅㄥ, bīng ㄅㄧㄥ, bǐng ㄅㄧㄥˇ

bình

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỗn tạp — Một âm khác là Phanh.

băng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xà cạp, dải buộc che chân dưới đầu gối. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tựu hào tiệm biên thoát liễu hài miệt, giải hạ thối băng hộ tất, trảo trát khởi y phục, tòng giá thành hào lí tẩu quá đối ngạn" , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Võ Tòng bèn ở bên đường hào cởi giày vớ, tháo dải buộc chân che đầu gối, xắn quần áo, theo hào thành lội chân sang bờ bên kia.
2. (Động) Đan, bện. ◇ Viên Hoành Đạo : "Triêu băng mộ chức, vị dư thúc đốc gia chánh, thậm cần khổ" , , (Thư đại gia chí thạch minh ) Sớm đan tối dệt, vì tôi coi sóc việc nhà, hết sức vất vả.
3. (Động) Kế tục, tiếp nối. ◇ Hậu Hán Thư : "Tương băng vạn tự" (Ban Bưu truyện hạ ) Tiếp nối muôn đời sau.
4. (Động) Buộc, trói. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Tội nhân nhập ngục, giáo ngục tử băng tại lang thượng" , (Quyển thập ngũ, Sử hoằng triệu long hổ quân thần hội ) Tội nhân vào ngục, sai ngục tốt trói ở hành lang.

phanh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây — Nối sợi dây đứt. Nối lại. Tiếp nối — Một âm là Bình. Xem Bình.
luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa vô đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình vô cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

biên
biān ㄅㄧㄢ, biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lề sách (ngày xưa, dùng dây xâu các thẻ tre). ◇ Sử Kí : "(Khổng Tử) độc Dịch, vi biên tam tuyệt" (), (Khổng Tử thế gia ) (Khổng Tử) đọc kinh Dịch làm cho lề sách đứt ba lần.
2. (Danh) Phiếm chỉ sách vở (ngày xưa, thư tịch làm bằng thẻ tre thẻ gỗ). ◇ Nguyễn Du : "Hàm Đan thắng tích kiến di biên" (Hàm Đan tức sự ) Thắng cảnh Hàm Đan thấy ghi trong sách cũ.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho sách vở: quyển, tập. ◎ Như: "tiền biên" tập thượng, "hậu biên" tập hạ, "tục biên" quyển tiếp theo.
4. (Danh) Họ "Biên".
5. (Động) Sắp, xếp, sắp theo thứ tự. ◎ Như: "biên liệt" xếp bày.
6. (Động) Soạn, thu thập góp nhặt để viết thành sách. ◎ Như: "biên thư" soạn sách, "biên tự điển" biên soạn tự điển.
7. (Động) Sáng tác. ◎ Như: "biên ca" viết bài hát, "biên khúc" viết nhạc, "biên kịch bổn" viết kịch.
8. (Động) Đặt chuyện, thêu dệt, bịa đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bả nhĩ lạn liễu chủy đích, ngã tựu tri đạo nhĩ thị biên ngã ni" ! (Đệ thập cửu hồi) Cái anh toét miệng này! Tôi biết ngay rằng anh đặt điều cho tôi mà.
9. (Động) Đan, ken, tết, bện. ◎ Như: "biên trúc" đan tre, "biên bồ" ken cỏ bồ, "biên phát" bện tóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lề sách, như Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt (Hán thư ) đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách. Bây giờ cũng gọi sách vở là biên.
② Cứ thuận thứ tự đều gọi là biên, như biên liệt xếp bày.
③ Ðan, ken. Như biên trúc ken tre, biên bồ ken cỏ bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời tòa soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết, chép — Sách vở — Theo thứ tự mà bày ra, kể ra, viết ra — Đan, bện lại.

Từ ghép 31

hoài
huái ㄏㄨㄞˊ

hoài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ nhung
2. ôm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "hoài đức úy uy" nhớ đức sợ uy. ◇ Nguyễn Trãi : "Hữu hoài Trương Thiếu Bảo, Bi khắc tiển hoa ban" , (Dục Thúy sơn ) Lòng nhớ quan Thiếu Bảo họ Trương, Bia khắc nay đã có rêu lốm đốm. § Tức "Trương Hán Siêu" (?-1354) người đã đặt tên cho núi Dục Thúy.
2. (Động) Bọc, chứa, mang. ◇ Sử Kí : "Sử kì tòng giả y hạt, hoài kì bích, tòng kính đạo vong, quy bích vu Triệu" 使, , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Sai tùy tùng của mình mặc áo ngắn, mang viên ngọc, đi theo đường tắt, đem ngọc về Triệu.
3. (Động) Bao dong. ◇ Hoài Nam Tử : "Hoài vạn vật" (Lãm minh ) Bao dong muôn vật.
4. (Động) Bao vây, bao trùm. ◇ Sử Kí : "Đương đế Nghiêu chi thì, hồng thủy thao thiên, hạo hạo hoài san tương lăng, hạ dân kì ưu" , , , (Hạ bổn kỉ ) Vào thời vua Nghiêu, lụt lớn ngập trời, mênh mông bao phủ núi gò, là nỗi lo âu cho dân ở dưới thấp.
5. (Động) Ôm giữ trong lòng.
6. (Động) Mang thai. ◎ Như: "hoài thai" mang thai, "hoài dựng" có mang.
7. (Động) Định yên, an phủ, vỗ về. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhi hoài tây Nhung" 西 (Ngũ đố ) Mà vỗ về yên định quân Nhung ở phía tây.
8. (Động) Về với, quy hướng. ◎ Như: "hoài phụ" quay về, quy phụ, "hoài phục" trong lòng thuận phục.
9. (Động) Vời lại, chiêu dẫn. ◎ Như: "hoài dụ" chiêu dẫn.
10. (Danh) Lòng, ngực, dạ. ◎ Như: "đồng hoài" anh em ruột. ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh tam niên, nhiên hậu miễn ư phụ mẫu chi hoài" , (Dương Hóa ) Con sinh ba năm, sau đó mới khỏi ở trong lòng cha mẹ (ý nói: cha mẹ thôi bồng bế).
11. (Danh) Tâm ý, tình ý. ◎ Như: "bản hoài" tấm lòng này. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ý kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.
12. (Danh) Mối lo nghĩ.
13. (Danh) Tên đất xưa, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
14. (Danh) Họ "Hoài".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, như hoài đức úy uy nhớ đức sợ uy.
② Bọc, chứa, mang.
③ Lòng, bế, như bản hoài nguyên lòng này. Anh em ruột gọi là đồng hoài .
④ Lo nghĩ.
⑤ Về.
⑥ Lại.
⑦ Yên.
⑧ Yên ủi.
⑨ Hoài bão (ôm trong lòng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ. 【】hoài niệm [huáiniàn] Hoài niệm, nhớ, nhớ nhung, nhớ tưởng, tưởng nhớ (người đã mất): Tôi nhớ anh ấy; Tưởng nhớ người bạn đã mất;
② Lòng: Ôm con vào lòng;
③ Bụng, bụng dạ, lòng dạ: Bụng mẹ; Bụng dạ tốt;
④ Bọc, chứa, mang;
⑤ Lo nghĩ;
⑥ Về;
⑦ Yên;
⑧ Yên ủi, an ủi;
⑨ Điều ôm ấp trong lòng, hoài bão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới — Nhớ tới — Cái bụng. Chẳng hạn Mẫu hoài ( bụng mẹ ) — Ôm ấp trong lòng — Giấu kín.

Từ ghép 27

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.