nam triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

các triều đại ở phương nam Trung Quốc thời kỳ Nam Bắc Triều (386-581): Tống, Tề, Lương, Trần

Từ điển trích dẫn

1. Triều đình phương Nam, chỉ triều đình Việt Nam, để phân biệt với Bắc triều, là triều đình Trung Hoa.
2. Triều đình Huế (nước Việt Nam) thời Pháp thuộc.
3. Xem "Nam Bắc triều" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Triều đình phương Nam, chỉ triều đình Việt Nam, để phân biệt Bắc triều, là triều đình Trung Hoa — Triều đình Huế thời Pháp thuộc.
na, nam
nā ㄋㄚ, nán ㄋㄢˊ

na

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】na mô [na mó] Na mô, nam mô (từ dùng của các tín đồ Phật giáo, có nghĩa là quy y, là chí tâm đỉnh lễ): Na mô A-di-đà Phật. Xem [nán].

Từ ghép 67

an nam 安南bắc nhạn nam hồng 北鴈南鴻chỉ nam 指南đại nam 大南đại nam dư địa chí ước biên 大南輿地志約編đại nam hội điển sự lệ 大南會典事例đại nam liệt truyện 大南列傳đại nam nhất thống chí 大南一統志đại nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục 大南禪苑傳燈集錄đại nam thực lục 大南實錄đông nam á quốc gia liên minh 东南亚国家联盟đông nam á quốc gia liên minh 東南亞國家聯盟hải nam 海南hoài nam khúc 懷南曲hồ nam 湖南lĩnh nam trích quái 嶺南摘怪nam á 南亚nam á 南亞nam ai 南哀nam âm 南音nam bán cầu 南半球nam bắc triều 南北朝nam băng dương 南冰洋nam bình 南平nam bộ 南部nam châm 南針nam chi tập 南枝集nam chiếu 南照nam cực 南極nam định 南定nam đình 南廷nam giao 南郊nam hải 南海nam hải dị nhân liệt truyện 南海異人列傳nam kha 南柯nam kì 南圻nam lâu 南樓nam mĩ 南美nam mô 南無nam nhân 南人nam phi 南非nam phong 南風nam qua 南瓜nam song 南窗nam sử 南史nam sử tập biên 南史集編nam thiên 南天nam triều 南朝nam trình liên vịnh tập 南程聯詠集nam tuần kí trình 南巡記程nam tước 南爵nam việt 南越nam vô 南無ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集quảng nam 廣南sào nam 巢南tây nam đắc bằng 西南得朋thiên nam dư hạ tập 天南餘暇集thiên nam động chủ 天南洞主trung nam 中南vân nam 云南việt nam 越南việt nam nhân thần giám 越南人臣鑑việt nam thế chí 越南世誌việt nam thi ca 越南詩歌vịnh nam sử 詠南史

nam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phía nam, phương nam

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương nam.
2. (Danh) Tên bài nhạc. ◎ Như: "Chu nam" , "Triệu nam" tên bài nhạc trong kinh Thi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phương nam.
② Tên bài nhạc, như chu nam , triệu nam tên bài hát nhạc trong kinh Thi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hướng nam: Đi về phía nam; Lái về phía nam;
② Tên bài hát: Chu nam; Thiệu nam (trong Kinh Thi);
③ [Nán] (Họ) Nam. Xem [na].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên phương hướng, nếu ta đứng xoay mặt về hướng mặt trời mọc, thì hướng nam là hướng tay phải của ta — Tên tắt chỉ nước Việt Nam thời trước. Bài Xét tật mình của Nguyễn Văn Vĩnh, đăng trên Đông dương Tạp chí năm 1913, có câu: » Xét trong văn chương xảo kị nước Nam, điều gì cũng toàn là huyền hồ giả dối hết cả, không cái gì là thực tình «.

Từ ghép 67

an nam 安南bắc nhạn nam hồng 北鴈南鴻chỉ nam 指南đại nam 大南đại nam dư địa chí ước biên 大南輿地志約編đại nam hội điển sự lệ 大南會典事例đại nam liệt truyện 大南列傳đại nam nhất thống chí 大南一統志đại nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục 大南禪苑傳燈集錄đại nam thực lục 大南實錄đông nam á quốc gia liên minh 东南亚国家联盟đông nam á quốc gia liên minh 東南亞國家聯盟hải nam 海南hoài nam khúc 懷南曲hồ nam 湖南lĩnh nam trích quái 嶺南摘怪nam á 南亚nam á 南亞nam ai 南哀nam âm 南音nam bán cầu 南半球nam bắc triều 南北朝nam băng dương 南冰洋nam bình 南平nam bộ 南部nam châm 南針nam chi tập 南枝集nam chiếu 南照nam cực 南極nam định 南定nam đình 南廷nam giao 南郊nam hải 南海nam hải dị nhân liệt truyện 南海異人列傳nam kha 南柯nam kì 南圻nam lâu 南樓nam mĩ 南美nam mô 南無nam nhân 南人nam phi 南非nam phong 南風nam qua 南瓜nam song 南窗nam sử 南史nam sử tập biên 南史集編nam thiên 南天nam triều 南朝nam trình liên vịnh tập 南程聯詠集nam tuần kí trình 南巡記程nam tước 南爵nam việt 南越nam vô 南無ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集quảng nam 廣南sào nam 巢南tây nam đắc bằng 西南得朋thiên nam dư hạ tập 天南餘暇集thiên nam động chủ 天南洞主trung nam 中南vân nam 云南việt nam 越南việt nam nhân thần giám 越南人臣鑑việt nam thế chí 越南世誌việt nam thi ca 越南詩歌vịnh nam sử 詠南史
triêu, triều, trào
cháo ㄔㄠˊ, zhāo ㄓㄠ, zhū ㄓㄨ

triêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buổi sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sớm, sáng mai. ◎ Như: "chung triêu" từ sáng sớm đến lúc ăn cơm sáng xong, "xuân triêu" buổi sáng mùa xuân.
2. (Danh) Ngày. ◎ Như: "nhất triêu" một ngày, "kim triêu" ngày nay.
3. (Danh) Họ "Triêu".
4. (Tính) Hăng hái, hăng say. ◎ Như: "triêu khí bồng bột" hăng hái bồng bột (như khí thế ban mai).
5. Một âm là "triều". (Danh) Nơi vua tôi bàn chính sự (ngày xưa). ◎ Như: "triều đình" . ◇ Thủy hử truyện : "Hoa Vinh giá tư vô lễ! Nhĩ thị triều đình mệnh quan, như hà khước dữ cường tặc thông đồng, dã lai man ngã" . , , (Đệ tam thập tam hồi) Thằng Hoa Vinh này vô lễ. Mi là quan triều đình, sao lại thông đồng với cường đạo nói dối ta.
6. (Danh) Triều đại, thời đại của nước quân chủ. ◎ Như: "Hán triều" triều nhà Hán.
7. (Động) Chầu, vào hầu. § Ghi chú: Ngày xưa, gặp mặt ai đều gọi là "triều" chầu. Thường dùng để chỉ bề tôi gặp mặt vua, người bề dưới gặp bậc trên, chư hầu tương bái. ◇ Đỗ Phủ : "Triều hồi nhật nhật điển xuân y, Mỗi nhật giang đầu tận túy quy" , (Khúc Giang ) Ngày ngày đi chầu về, đem áo xuân cầm cố (để lấy tiền mua rượu), Mỗi ngày, uống thật say ở đầu sông (rồi mới) trở về.
8. (Động) Tham bái thần minh. ◎ Như: "triều thánh" bái lễ thần thánh, "triều Quan Âm" chiêm bái Phật Quan Âm.
9. (Động) Hướng, xoay về. ◎ Như: "triều đông" xoay về hướng đông, "triều tiền" hướng về phía trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Sớm, sáng mai. Từ sáng sớm đến lúc ăn cơm sáng xong gọi là chung triêu , một ngày cũng gọi là nhất triêu .
② Một âm là triều. Chỗ nhà nước làm việc, như triều đình .
③ Chầu, bầy tôi vào hầu vua gọi là chầu, vào hầu kẻ tôn quý, xưa cũng gọi là chầu.
Triều đại, tên gọi về thời đại của nước quân chủ, như Hán triều triều nhà Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buổi sáng, buổi sớm, ban mai: Mặt trời ban mai; Sớm chiều;
② Ngày: Ngày nay; Bận rộn suốt ngày;
③ [Zhao] Đất Triêu (một địa danh thời cổ, từng là nơi đóng đô của nhà Thương [1600–1100 trước CN], nay thuộc tỉnh Hà Nam). Xem [cháo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buổi sáng — Một âm là Triều.

Từ ghép 11

triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chầu vua
2. triều vua, triều đại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sớm, sáng mai. ◎ Như: "chung triêu" từ sáng sớm đến lúc ăn cơm sáng xong, "xuân triêu" buổi sáng mùa xuân.
2. (Danh) Ngày. ◎ Như: "nhất triêu" một ngày, "kim triêu" ngày nay.
3. (Danh) Họ "Triêu".
4. (Tính) Hăng hái, hăng say. ◎ Như: "triêu khí bồng bột" hăng hái bồng bột (như khí thế ban mai).
5. Một âm là "triều". (Danh) Nơi vua tôi bàn chính sự (ngày xưa). ◎ Như: "triều đình" . ◇ Thủy hử truyện : "Hoa Vinh giá tư vô lễ! Nhĩ thị triều đình mệnh quan, như hà khước dữ cường tặc thông đồng, dã lai man ngã" . , , (Đệ tam thập tam hồi) Thằng Hoa Vinh này vô lễ. Mi là quan triều đình, sao lại thông đồng với cường đạo nói dối ta.
6. (Danh) Triều đại, thời đại của nước quân chủ. ◎ Như: "Hán triều" triều nhà Hán.
7. (Động) Chầu, vào hầu. § Ghi chú: Ngày xưa, gặp mặt ai đều gọi là "triều" chầu. Thường dùng để chỉ bề tôi gặp mặt vua, người bề dưới gặp bậc trên, chư hầu tương bái. ◇ Đỗ Phủ : "Triều hồi nhật nhật điển xuân y, Mỗi nhật giang đầu tận túy quy" , (Khúc Giang ) Ngày ngày đi chầu về, đem áo xuân cầm cố (để lấy tiền mua rượu), Mỗi ngày, uống thật say ở đầu sông (rồi mới) trở về.
8. (Động) Tham bái thần minh. ◎ Như: "triều thánh" bái lễ thần thánh, "triều Quan Âm" chiêm bái Phật Quan Âm.
9. (Động) Hướng, xoay về. ◎ Như: "triều đông" xoay về hướng đông, "triều tiền" hướng về phía trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Sớm, sáng mai. Từ sáng sớm đến lúc ăn cơm sáng xong gọi là chung triêu , một ngày cũng gọi là nhất triêu .
② Một âm là triều. Chỗ nhà nước làm việc, như triều đình .
③ Chầu, bầy tôi vào hầu vua gọi là chầu, vào hầu kẻ tôn quý, xưa cũng gọi là chầu.
Triều đại, tên gọi về thời đại của nước quân chủ, như Hán triều triều nhà Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhằm hướng, hướng về phía...: Nó quay đầu lại trả lời một tiếng, rồi tiếp tục đi về phía trường học; Đi về phía nam; Cửa hướng nam;
② Đời..., nhà..., triều đại: Đời (nhà) Đường;
Triều đình: Ngự triều. (Ngr) Cầm quyền, nắm chính quyền: Đảng nắm chính quyền;
④ (cũ) Chầu vua: Vào chầu; Cắt đất vào chầu (chịu thần phục) có tới ba mươi sáu nước (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Bái kiến, yết kiến;
⑥ (văn) Nhà lớn của phủ quan;
⑦ [Cháo] (Họ) Triều. Xem [zhao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ dưới thăm viếng, yết kiến người trên. Xem Triều kiến — Hội họp — Nơi vua quan hội họp làm việc. Xem Triều đình — Đời vua. Khoảng thời gian một dòng vua trị vì. Đoạn trường tân thanh : » Rằng năm Gia Tỉnh triều Minh « — Cũng đọc Trào.

Từ ghép 49

trào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chầu vua
2. triều vua, triều đại

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Triều phương namtriều phương bắc.
2. Tây lịch (420-589), sau đời "Đông Tấn" , Trung Quốc chia ra Nam triều ("Tống, Tề, Lương, Trần" , , , ) và Bắc triều ("Hậu Hán, Đông Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu" , 西, , ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Triều đại phương namtriều đại phương bắc, chỉ thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh tại Việt Nam.

bắc triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

các triều đại ở phương bắc Trung Quốc thời kỳ Nam Bắc Triều (386-581): Ngụy, Tề, Chu

Từ điển trích dẫn

1. Phiếm chỉ triều vua phương băc.
2. Triều đại bắt đầu khi nhà Ngụy thống nhất phương bắc, trải qua Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu, và chấm dứt khi Tùy Văn Đế diệt Bắc Chu, sử gọi là "Bắc Triều" (386-577).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Triều đại phía bắc, tức triều nhà Mạc trong thời Nam Bắc triều của Việt Nam.
chu, châu
zhōu ㄓㄡ

chu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vòng quanh
2. đời nhà Chu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đủ, vẹn, khẩn mật. ◎ Như: "chu mật" trọn vẹn, chu đáo, tinh mật.
2. (Tính) Toàn thể, toàn bộ. ◎ Như: "chu thân" toàn thân.
3. (Danh) Chung quanh. ◎ Như: "tứ chu" khắp chung quanh.
4. (Danh) Lượng từ: vòng, khắp một vòng gọi là "chu". ◎ Như: "nhiễu tràng nhất chu" đi quanh một vòng.
5. (Danh) Triều đại nhà "Chu". § "Vũ Vương" đánh giết vua "Trụ" nhà "Thương" , lên làm vua gọi là nhà "Chu" (1066-771 trước T.L.). Về đời "Nam Bắc triều" , "Vũ Văn Giá" nổi lên gọi là "Bắc Chu" (557-581). Về đời Ngũ đại "Quách Uy" lên làm vua cũng gọi là "Hậu Chu" (951-960).
6. (Danh) Năm đầy. § Thông "chu" . ◎ Như: "chu niên" năm tròn.
7. (Danh) Họ "Chu".
8. (Động) Vòng quanh, vây quanh, hoàn nhiễu.
9. (Động) Cấp cho, cứu tế. § Thông "chu" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chu cấp bất kế phú" (Ung dã ) Người quân tử chu cấp (cho kẻ túng thiếu) chẳng thêm giàu cho kẻ giàu có.
10. (Phó) Khắp, cả, phổ biến. ◇ Dịch Kinh : "Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ" , (Hệ từ thượng ) Biết khắp muôn vật, mà Đạo giúp được thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Khắp, như chu đáo , chu chí nghĩa là trọn vẹn trước sau, không sai suyễn tí gì.
② Vòng, khắp một vòng tròn gọi là chu.
③ Chu cấp, như quân tử chu cấp bất kế phú người quân tử chu cấp cho kẻ túng thiếu chẳng thêm giầu cho kẻ giầu có.
④ Nhà Chu, vua Vũ Vương đánh giết vua Trụ nhà Thương, lên làm vua gọi là nhà Chu, cách đây chừng ba nghìn năm. Về đời Nam bắc triều, Vũ-văn-Giác nổi lên gọi là Bắc chu . Về đời ngũ đại Quách-uy lên làm vua cũng gọi là Hậu Chu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ ) nghĩa ①, ②, ③;
② Tuần lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vòng, quanh: Quay quanh trái đất một vòng; Xung quanh nhà trường đều trồng cây;
② Quay (tròn): Quay hết vòng rồi trở lại lúc khởi đầu;
③ Khắp, cả, đều: Cả (khắp) người; Ướt khắp cả người; Ai nấy đều biết;
④ Chu đáo: Tiếp đãi không chu đáo; Kế hoạch không chu đáo;
⑤ Giúp đỡ, chu cấp.【】chu tế [zhou jì] Cứu tế, giúp đỡ;
⑥ [Zhou] Đời Chu (Trung Quốc, khoảng 1100 - 256 năm trước công nguyên);
⑦ [Zhou] (Họ) Chu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần. Khít. Kín đáo — Thành thật đáng tin — Hợp với — Một vòng. Vòng quanh — Tới. Đến. Đến nơi đến chốn — Tên một triều đại lớn của Trung Hoa, gồm Tây Chu và Đông Chu, khởi đầu từ Chu Vũ Vương nhà Ân tới khi Chu Noãn Vương bị nhà Tần diệt, tổng cộng truyền được 31 đời, 35 vị vua, kéo dài trong 874 năm ( từ 1122 trước TL tới 249 trước TL ).

Từ ghép 27

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vòng quanh
2. đời nhà Chu

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vòng, quanh: Quay quanh trái đất một vòng; Xung quanh nhà trường đều trồng cây;
② Quay (tròn): Quay hết vòng rồi trở lại lúc khởi đầu;
③ Khắp, cả, đều: Cả (khắp) người; Ướt khắp cả người; Ai nấy đều biết;
④ Chu đáo: Tiếp đãi không chu đáo; Kế hoạch không chu đáo;
⑤ Giúp đỡ, chu cấp.【】chu tế [zhou jì] Cứu tế, giúp đỡ;
⑥ [Zhou] Đời Chu (Trung Quốc, khoảng 1100 - 256 năm trước công nguyên);
⑦ [Zhou] (Họ) Chu.
hàn
hán ㄏㄢˊ

hàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nước Hàn
2. Triều Tiên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tường bao quanh giếng.
2. (Danh) Tên nước ngày xưa. Là một nước nhà Chu phong cho người cùng họ, sau bị nước Tấn lấy mất, nay thuộc vào vùng tỉnh Thiểm Tây 西.
3. (Danh) Đời Chiến quốc (475-221 trước Tây lịch) có quan đại phu nước Tấn là họ "Hàn" , cùng với họ Triệu , họ Ngụy chia nhau lấy nước Tấn gọi là nước "Hàn" , thuộc vùng Sơn Tây 西 bây giờ, sau bị nhà Tần lấy mất.
4. (Danh) Dải đất phía nam nước Triều Tiên , ngày xưa gọi là "Tam Hàn" , đến đời vua Lí Hi gần đây đổi tên nước là nước "Hàn" , vì thế mới gọi người Triều Tiên là người "Hàn" .
5. (Danh) Tên tắt của "Đại Hàn Dân Quốc" .
6. (Danh) Họ "Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Tên nước ngày xưa. Là một nước nhà Chu phong cho người cùng họ, sau bị nước Tấn lấy mất, nay thuộc vào vùng tỉnh Thiểm Tây 西.
② Ðời Chiến quốc (475-221 trước Tây lịch) có quan đại phu nước Tấn là họ Hàn , cùng với họ Triệu họ Ngụy chia nhau lấy nước Tấn gọi là nước Hàn thuộc vùng Sơn Tây 西 bây giờ, sau bị nhà Tần lấy mất.
③ Dải đất phía nam nước Triều Tiên , ngày xưa gọi là Tam Hàn , đến đời vua Lí hi gần đây đổi tên nước là nước Hàn , vì thế mới gọi người Triều Tiên là người Hàn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường giếng, hàng rào giếng;
② [Hán] Nước Hàn (đời Chu, Trung Quốc);
③ [Hán] Hàn Quốc (nói tắt);
④ [Hán] (Họ) Hàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường thành thấp xây quanh miệng giếng. Cái thành giếng — Tên một nước thời Xuân Thu, đất cũ nay thuộc tỉnh Thiểm Tây — Tên nước ngày nay, tức Triều Tiên cũ — Họ người.

Từ ghép 3

hợp tác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hợp tác, cộng tác, kết hợp làm chung

Từ điển trích dẫn

1. Cùng nhau làm việc. ◎ Như: "thông lực hợp tác" đồng tâm hiệp lực, cộng đồng nỗ lực.
2. Cùng nhau sáng tác. ◇ Thẩm Sơ : "Quốc triều Uẩn Nam Điền Vương Thạch Cốc đa hợp tác san thủy, diệc tối giai" , (Tây thanh bút kí 西, Kí danh tích ) Quan triều đình Uẩn Nam Điền và Vương Thạch Cốc thường cùng nhau vẽ tranh sơn thủy, cũng đều rất đẹp.
3. Hợp tấu, cùng nhau diễn tấu. ◇ Trương Sư Chánh : "Nhất nhật, nhập san đốc dịch mê lộ, văn nhạc thanh hợp tác ư san cốc gian" , , (Quát dị chí , Cao Thuấn Thần ) Một hôm, vào núi coi sóc lao dịch, bị lạc đường, nghe tiếng nhạc hợp tấu trong hang núi.
4. Làm theo phép tắc. ◇ Cát Hồng : "Mặc Tử bái thụ hợp tác, toại đắc kì nghiệm" , (Thần tiên truyện , Mặc Tử ).
5. Hợp cách (thư họa, thi văn). ◇ Hồ Chấn Hanh : "Như Lão Đỗ chi nhập Thục, thiên thiên hợp tác, ngữ ngữ đương hành, sơ học sở đương pháp dã" , , , (Đường âm quý thiêm , Quyển lục , Bình vị nhị ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họp nhau lại chung sức làm việc.

Từ điển trích dẫn

1. Thời Nam Bắc triều, người phương Nam gọi miệt thị người phương Bắc là "sanh nhân" .
2. Phiếm chỉ người quê mùa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người quê mùa thấp hèn.
khâm, khấm
qīn ㄑㄧㄣ, qìn ㄑㄧㄣˋ, yín ㄧㄣˊ

khâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

của vua, thuộc về vua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tôn kính, bội phục. ◎ Như: "khâm ngưỡng" kính trông, "khâm phục" kính phục. ◇ Lí Bạch : "Ngã lai Di kiều thượng, Hoài cổ khâm anh phong" , (Kinh Hạ Bi Di kiều hoài Trương Tử Phòng ) Ta đến trên cầu Di, Thương nhớ thời xưa và bội phục phong cách anh hào.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng đối với hoàng đế. ◎ Như: "khâm mệnh" mệnh lệnh của vua, "khâm định" văn tự của vua làm. ◇ Quốc sử quán triều Nguyễn (Việt Nam) soạn: "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" .
3. (Danh) Họ "Khâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Kính, như khâm ngưỡng kính trông.
② Mệnh của vua sai gọi là khâm mệnh . Văn tự của vua làm gọi là khâm định , v.v.
③ Cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khâm phục, kính phục: Vô cùng kính phục;
② (cũ) Chỉ việc của vua: Khâm định, do vua soạn; Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Nam); Khâm tứ, vua ban;
③ (văn) Cong;
④ [Qin] (Họ) Khâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng — Tiếng kính trọng dùng để nói về nhà vua. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành «.

Từ ghép 8

khấm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Khấm và Khấm — Một âm khác là Khâm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.