nông
nóng ㄋㄨㄥˊ

nông

phồn thể

Từ điển phổ thông

người làm ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ruộng, trồng trọt, cầy cấy.
2. (Động) Cần cù, cố gắng. ◇ Kê Khang : "Ngũ cốc dịch thực, nông nhi khả cửu" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Ngũ cốc thay đổi trồng trọt, cố gắng thì có thể được lâu dài.
3. (Danh) Nghề làm ruộng, trồng trọt. § Ngày xưa cho "sĩ" học trò, "nông" làm ruộng, "công" làm thợ, "thương" đi buôn: là "tứ dân" .
4. (Danh) Người làm ruộng, người làm việc canh tác. ◇ Luận Ngữ : "Phàn Trì thỉnh học giá, tử viết: Ngô bất như lão nông" , : (Tử Lộ ) Phàn Trì xin học làm ruộng, Khổng Tử nói: Ta không bằng một nông phu già.
5. (Danh) Quan coi về việc ruộng nương.
6. (Danh) Họ "Nông".
7. (Tính) Thuộc về nhà nông. ◎ Như: "nông cụ" đồ dùng của nhà nông, "nông xá" nhà ở thôn quê.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề làm ruộng.
② Kẻ làm ruộng.
③ Ngày xưa cho sĩ học trò, nông làm ruộng, công làm thợ, thương đi buôn là tứ dân .
④ Quan coi về việc ruộng nương.
⑤ Họ Nông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghề làm ruộng, nông nghiệp: Nông cụ; Làm nghề nông;
② Người làm ruộng, nông dân: Trung nông;
③ (cũ) Quan coi về việc ruộng nương;
④ [Nóng] (Họ) Nông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm ruộng. Ca dao có câu: » Anh ơi cố chí canh nông, mười phần ta cũng giữ trong tám phần « — Người làm ruộng — Gắng sức.

Từ ghép 29

học
xué ㄒㄩㄝˊ

học

phồn thể

Từ điển phổ thông

học hành

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu, lĩnh hội. ◇ Thư Kinh : "Học vu cổ huấn nãi hữu hoạch" (Thuyết mệnh hạ ) Thông hiểu những lời răn dạy của người xưa thì thì tiếp thu được (đạo lí).
2. (Động) Nghiên cứu, học tập. ◎ Như: "học kĩ thuật" học kĩ thuật, "học nhi bất yếm" học hỏi không chán.
3. (Động) Bắt chước, mô phỏng. ◎ Như: "học kê khiếu" bắt chước tiếng gà gáy.
4. (Danh) Trường học. ◎ Như: "tiểu học" , "trung học" , "đại học" .
5. (Danh) Môn, ngành. ◎ Như: "khoa học" .
6. (Danh) Nhà Phật chia ra hai hạng: (1) "Hữu học" hạng còn phải học mới biết. (2) "Vô học" hạng không cần phải học cũng biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt chước, chịu nghe người ta dạy bảo mà bắt chước làm gọi là học.
② Chỗ học, như học đường , học hiệu , tức là trường học bây giờ.
③ Phàm các sự vật gì vì nghiên cứu mà biết tới giường mối ngành ngọn của nó đều gọi là học như học thuật , khoa học , v.v.
④ Nhà Phật chia ra hai hạng: 1) hữu học hạng còn phải học mới biết. 2) vô học hạng không cần phải học cũng biết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Học, học tập: Học văn hóa; ? Nhỏ mà không học thì đến lúc già còn làm gì được? (Tam tự kinh);
② Noi theo, phỏng theo, bắt chước: Bắt chước gà gáy;
Học thức: Học rộng tài cao;
④ Môn học: Y học;
⑤ Trường học: Đi học, vào trường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ thầy dạy để thêm hiểu biết — Thu thập hiểu biết bằng cách đọc sách cho thuộc — Bắt chước — Hiểu ra. Giác ngộ.

Từ ghép 126

âm học 音學âm vận học 音韻學ấu học 幼學bác học 博學bác học hoành từ 博學宏詞bác học hồng nho 博學鴻儒bác vật học 博物學bão học 飽學bất học vô thuật 不學無術chánh trị kinh tế học 政治經濟學chuyển học 轉學cổ học 古學cung học 宮學cựu học 舊學cựu học sinh 舊學生dạ học 夜學du học 遊學đại học 大學điện học 電學đình học 停學đốc học 督學đông học 冬學động học 動學đồng học 同學giám học 監學giảng học 講學giáo học 教學hán học 漢學hảo học 好學hậu học 後學hiếu học 好學hình học 形學hóa học 化學học bạ 學簿học bộ 學部học bổng 學俸học cấp 學級học chánh 學政học chế 學制học chính 學政học đồ 學徒học đường 學堂học gia 學家học giả 學者học giới 學界học hạnh 學行học hiệu 學校học hội 學會học khoa 學科học khóa 學課học khóa tiền 學課錢học khu 學區học kì 學期học kỳ 學期học linh 學齡học lực 學力học phái 學派học phí 學費học phiệt 學閥học phong 學風học quan 學官học sĩ 學士học sinh 學生học tập 學習học thuật 學術học thuyết 學說học thức 學識học vấn 學問học vị 學位học viện 學院học vụ 學務học xá 學舍hương học 鄉學khai học 開學khoa học 科學khuyến học 勸學kinh học 經學lưu học sinh 畱學生nghĩa học 義學ngụy học 偽學nhập học 入學nhiệt học 熱學nho học 儒學nông học 農學nữ học 女學nữ học sinh 女學生phác học 樸學phạn học 梵學pháp học 法學phóng học 放學phụ học 婦學quang học 光學quần học 羣學sâm lâm học 森林學sinh lí học 生理學sinh vật học 生物學số học 數學học 初學sở học 所學sử học 史學sư phạm học hiệu 師範學校tài học 才學tài sơ học thiển 才疏學淺tán học 散學tạp học 雜學tân học 新學tây học 西學thất học 失學thật học 實學thượng học 上學tiểu học 小學toán học 算學tòng học 從學triết học 哲學trung học 中學tu từ học 修辭學túc học 宿學tuyệt học 絶學vãn học 晚學văn học 文學vận động học 運動學vận học 韻學vật lí học 物理學xã hội học 社會學y học 醫學y khoa đại học 醫科大學

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành nghiêng cứu tìm tòi về việc làm ruộng. Bài diễn thuyết của Phan Bội Châu tại Huế năm 1926 có câu: » Không có nông học, nên nông dân không biết đường khai khẩn «.

Từ điển trích dẫn

1. Lúc mới bắt đầu học tập.
2. Học vấn còn nông cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự học lúc bắt đầu.
shì ㄕˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. học trò
2. quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Học trò, những người nghiên cứu học vấn. ◎ Như: "sĩ nông công thương" bốn hạng dân.
2. (Danh) Trai chưa vợ. ◇ Thi Kinh : "Hữu nữ hoài xuân, Cát sĩ dụ chi" , (Thiệu nam , Dã hữu tử quân ) Có cô gái đang ôm ấp xuân tình (nghĩ đến chuyện lấy chồng), Chàng trai đến quyến rủ.
3. (Danh) Tiếng mĩ xưng chỉ người đàn ông. ◇ Thi Kinh : "Nữ viết: Kê minh, Sĩ viết: Muội đán" : , : (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Nàng nói: Gà gáy, Chàng nói: Trời gần sáng rồi.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng. ◎ Như: "dũng sĩ" , "hộ sĩ" , "bác sĩ" , "thạc sĩ" .
5. (Danh) Tiếng mĩ xưng đối với người khác nói chung. ◎ Như: "nữ sĩ" , "địa phương nhân sĩ" nhân sĩ địa phương.
6. (Danh) Chức quan đời xưa, có "thượng sĩ" , "trung sĩ" , "hạ sĩ" .
7. (Danh) Một đẳng cấp trong xã hội thời xưa, bậc thấp nhất trong giai cấp quý tộc. Các đẳng cấp này theo thứ tự gồm có: "thiên tử" , "chư hầu" , "đại phu" , "sĩ" và "thứ nhân" .
8. (Danh) Quan coi ngục gọi là "sĩ sư" tức quan Tư pháp bây giờ.
9. (Danh) Chức việc, việc làm. § Có nghĩa như "sự" . ◇ Luận Ngữ : "Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi. Như bất khả cầu, tòng ngô sở hiếu" , , . , (Thuật nhi ) Phú quý mà có thể cầu được thì ta dù giữ việc cầm roi (đánh xe hầu, tức công việc ti tiện), ta cũng làm. Như mà không cầu được thì ta cứ theo sở thích của ta.
10. (Danh) Binh lính. ◎ Như: "giáp sĩ" quân mặc áo giáp, "chiến sĩ" lính đánh trận.
11. (Danh) Cấp bực trong quân đội ngày nay. ◎ Như: "thượng sĩ" , "trung sĩ" , "hạ sĩ" .
12. (Danh) Họ "Sĩ".

Từ điển Thiều Chửu

Học trò, những người nghiên cứu học vấn đều gọi là sĩ.
② Quan sĩ, chức quan đời xưa, có thượng sĩ , trung sĩ , hạ sĩ .
③ Quan coi ngục gọi là sĩ sư tức quan Tư pháp bây giờ.
④ Binh sĩ, như giáp sĩ quân mặc áo giáp, chiến sĩ lính đánh trận, v.v.
⑤ Con gái có tư cách như học trò gọi là nữ sĩ .
⑥ Có nghĩa như chữ sự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan chức thời xưa (có ba bậc thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ). (Ngr) Những người có danh vọng: Nhân sĩ yêu nước;
②【】sĩ sư [shìshi] Quan coi về hình ngục (thời xưa);
③ Người trí thức trong xã hội cũ, kẻ sĩ, học trò: Học sĩ; nông công thương;
④ Chỉ người đàn ông nói chung, con trai chưa vợ nói riêng: Con trai con gái;
⑤ Người, kẻ (cách diễn đạt tỏ ý lịch sự và tôn trọng đối với hạng người nào đó): Chí sĩ; Tráng sĩ; Liệt sĩ;
⑥ Binh sĩ (chỉ quân lính nói chung, chỉ cấp bực dưới cấp úy nói riêng): Tinh thần binh lính; Thượng sĩ; Trung sĩ;
⑦ Con sĩ (tên một quân cờ trong cờ tướng);
⑧ (văn) Dùng như (bộ );
⑨ [Shì] (Họ) Sĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò theo đạo Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « — Người có học. Td: Văn sĩ — Người đàn ông. Td: Tráng sĩ – Người dân. Td: Sĩ thứ — Con trai chưa vợ. Xem Sĩ nữ — Tên một tước hiệu thời cổ. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Tức hữu ngũ, sĩ cương kì liệt « ( tước hiệu có năm hạng thì sĩ cũng được xếp hạng trong đó ) — Việc làm — Họ người. Td: Sĩ nhiếp — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sĩ.

Từ ghép 107

ẩn sĩ 隱士ất tiến sĩ 乙進士ba sĩ 巴士ba sĩ đốn 波士頓bác sĩ 博士bác sĩ đệ tử 博士弟子bạch sĩ 白士bần sĩ 貧士biện sĩ 辯士binh sĩ 兵士cao sĩ 高士cát sĩ 吉士chí sĩ 志士chiến sĩ 战士chiến sĩ 戰士cống sĩ 貢士cống sĩ 贡士cuồng sĩ 狂士cư sĩ 居士cử sĩ 舉士danh sĩ 名士dật sĩ 逸士dũng sĩ 勇士dược sĩ 藥士đa sĩ 多士đạo sĩ 道士đạt sĩ 達士gia sĩ 佳士giai sĩ 佳士giáo sĩ 教士giáp sĩ 甲士hạ sĩ 下士hàn sĩ 寒士hịch tướng sĩ văn 檄將士文hiền sĩ 賢士hiệp sĩ 俠士họa sĩ 畫士học sĩ 學士khanh sĩ 卿士kị sĩ 騎士kiếm sĩ 劍士liệt sĩ 烈士lực sĩ 力士mưu sĩ 謀士nghĩa sĩ 義士nghĩa sĩ truyện 義士傳nha sĩ 牙士nhã sĩ 雅士nhạc sĩ 樂士nhị thanh cư sĩ 二青居士nhuệ sĩ 鋭士nữ sĩ 女士phổ lỗ sĩ 普魯士phương sĩ 方士quân sĩ 軍士quốc sĩ 國士quý sĩ 貴士sách sĩ 策士sĩ binh 士兵sĩ dân 士民sĩ đa 士多sĩ đồ 士途sĩ hoạn 士宧sĩ khi 士氣sĩ lầm 士林sĩ lộ 士路sĩ nhân 士人sĩ nữ 士女sĩ phu 士夫sĩ quan 士官sĩ quân tử 士君子sĩ sư 士师sĩ sư 士師sĩ thứ 士庶sĩ tiến 士進sĩ tiết 士節sĩ tộc 士族sĩ tốt 士卒sĩ tử 士子tài sĩ 才士thạc sĩ 碩士thân sĩ 紳士thân sĩ 绅士thi sĩ 詩士thuật sĩ 術士thụy sĩ 瑞士tiện sĩ 便士tiến sĩ 进士tiến sĩ 進士tráng sĩ 壯士trung sĩ 中士trùy ngưu hưởng sĩ 椎牛饗士tu sĩ 修士tú sĩ 秀士tuấn sĩ 俊士tử sĩ 死士tước sĩ nhạc 爵士樂tướng sĩ 相士văn sĩ 文士vệ sĩ 衛士vũ sĩ 武士vũ sĩ 膴士xả sĩ 捨士xiển sĩ 闡士xuất sĩ 出士xử sĩ 處士y sĩ 醫士
lậu
lòu ㄌㄡˋ

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hẹp, nhỏ
2. xấu xí

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp, chật. ◎ Như: "lậu hạng" ngõ hẹp, "lậu thất" nhà chật. ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng" , , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẹp.
2. (Tính) Nông cạn (học thức). ◎ Như: "cô lậu quả văn" học thức ít ỏi nông cạn, "thiển lậu" hẹp hòi.
3. (Tính) Thô sơ, thấp hèn. ◎ Như: "bỉ lậu" thô tục quê mùa, "thậm vi giản lậu" rất sơ sài.
4. (Tính) Xấu xí. ◎ Như: "xú lậu" xấu xí. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp lậu chất, toại mông thanh phán như thử; nhược kiến ngô gia tứ muội, bất tri như hà điên đảo" , ; , (Hồ tứ thư ) Em xấu xí mà còn nhìn đăm đăm như vậy; nếu gặp Tứ muội nhà em, không biết còn đắm đuối như thế nào nữa!
5. (Tính) Xấu xa. ◎ Như: "lậu tập" thói xấu.
6. (Động) Khinh thị, coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp. Như lậu hạng ngõ hẹp, lậu thất nhà hẹp, v.v. Phàm cái gì mà quy mô khí tượng đều ủ dột xấu xí không có gì đáng thích đều gọi là lậu. Như bỉ lậu , thiển lậu hẹp hòi, v.v.
② Xấu xí. Như mạo lậu mặt mũi xấu xí.
③ Còn sơ sài chưa được hoàn toàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu xa: Xấu xí, mặt mũi xấu xí;
② Nhỏ hẹp, thô lậu: Nhà nhỏ hẹp; Ngõ hẹp, ngõ hẻm;
③ Tồi tàn: Đó là một chỗ ở tồi tàn;
④ Ngu dốt, thô lỗ, chất phác;
⑤ Keo kiệt, keo cú, biển lận;
⑥ Hủ lậu, hủ tục.【】 lậu tập [lòuxí] Thói xấu;
⑦ (Kiến thức) nông cạn, thô thiển, thiển cận: Nông nổi; Kiến thức nông cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chật hẹp — Nhỏ nhoi thấp hèn — Xấu xí — Kém cỏi: Tiếng khiêm nhường để chỉ học vấn của mình.

Từ ghép 17

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流
nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業
cô, gia
gū ㄍㄨ, jiā ㄐㄧㄚ, jiē ㄐㄧㄝ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "thiếp gia Hà Dương" (Văn tuyển, Biệt phú , ) thiếp ở Hà Dương.
2. (Danh) Nhà (chỗ ở). ◎ Như: "hồi gia" trở về nhà.
3. (Danh) Chỉ quốc gia. ◇ Trương Hành : "Thả Cao kí thụ kiến gia" (Đông Kinh phú ) Cao Tổ thụ mệnh trời kiến lập quốc gia.
4. (Danh) Triều đình, triều đại. ◎ Như: "Hán gia" (triều đình) nhà Hán.
5. (Danh) Chỉ vợ hoặc chồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hoàn hữu Trương Tài gia đích, Chu Thụy gia đích bồi trước" , (Đệ tam thập cửu hồi) Lại có cả vợ Trương Tài, vợ Chu Thụy tiếp đãi.
6. (Danh) Trường phái, lưu phái. ◎ Như: "nho gia" nhà nho, "đạo gia" nhà theo phái đạo Lão, "bách gia tranh minh" trăm nhà đua tiếng.
7. (Danh) Người chuyên môn. ◎ Như: "văn học gia" nhà văn học, "chính trị gia" nhà chính trị, "khoa học gia" nhà khoa học.
8. (Danh) Người (làm nghề). ◎ Như: "nông gia" nhà làm ruộng, "thương gia" nhà buôn.
9. (Danh) Tiếng tự xưng hoặc xưng gọi người khác. ◎ Như: "tự gia" tôi đây, "cô nương gia" cô nương nhà, "tiểu hài tử gia" chú bé nhà.
10. (Danh) Khu vực, đất đai, ấp phong cho bực đại phu cai trị thời xưa. ◇ Luận Ngữ : "Khâu dã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an" , , , (Quý thị ) Khâu này nghe nói người có nước có ấp (tức ấp phong của các đại phu), không lo ít mà lo (sự phân chia) không đều, không lo nghèo mà lo (xã tắc) không yên.
11. (Danh) Lượng từ: gia đình, cửa tiệm, xí nghiệp. ◎ Như: "lưỡng gia lữ quán" hai khách sạn, "kỉ gia công xưởng" vài nhà máy.
12. (Danh) Tục đối với người ngoài, tự xưng bậc tôn trưởng của mình là "gia". ◎ Như: "gia phụ" cha tôi, "gia huynh" anh tôi.
13. (Danh) Họ "Gia".
14. (Tính) Thuộc về một nhà. ◎ Như: "gia trưởng" người chủ nhà, "gia nhân" người nhà, "gia sự" việc nhà, "gia sản" của cải nhà, "gia nghiệp" nghiệp nhà.
15. (Tính) Nuôi ở trong nhà (cầm thú). ◎ Như: "gia cầm" chim nuôi trong nhà, "gia súc" muông nuôi trong nhà.
16. (Trợ) Đặt giữa câu, tương đương như "địa" , "đích" . ◇ Tây du kí 西: "Đại oản gia khoan hoài sướng ẩm" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Rót từng bát lớn uống (một cách) tha hồ thỏa thích.
17. Một âm là "cô". (Danh) Cũng như chữ "cô" . "Thái cô" tiếng gọi tôn trọng dành cho phụ nữ. ◎ Như: "Ban Chiêu" vợ "Tào Thế Húc" đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là "Tào Thái cô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở.
② Chỗ ở (nhà).
③ Vợ gọi chồng là gia , cũng như chồng gọi vợ là thất .
④ Ở trong một cửa gọi là một nhà, như gia trưởng người chủ nhà, gia nhân người nhà, v.v.
④ Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia , nhà văn học, chính trị gia nhà chính trị, v.v.
⑤ Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia, như gia phụ cha tôi, gia huynh anh tôi, v.v.
⑥ Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm giống chim nuôi trong nhà, gia súc giống muông nuôi trong nhà.
⑦ Một âm là cô, cũng như chữ cô . Thái cô tiếng gọi quan trọng của con gái. Như Ban Chiêu vợ Tào Thế Húc đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại có học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là Tào thái cô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Cô — Tiếng gọi quan trọng của con gái.

Từ ghép 1

gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhà
2. tiếng vợ gọi chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "thiếp gia Hà Dương" (Văn tuyển, Biệt phú , ) thiếp ở Hà Dương.
2. (Danh) Nhà (chỗ ở). ◎ Như: "hồi gia" trở về nhà.
3. (Danh) Chỉ quốc gia. ◇ Trương Hành : "Thả Cao kí thụ kiến gia" (Đông Kinh phú ) Cao Tổ thụ mệnh trời kiến lập quốc gia.
4. (Danh) Triều đình, triều đại. ◎ Như: "Hán gia" (triều đình) nhà Hán.
5. (Danh) Chỉ vợ hoặc chồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hoàn hữu Trương Tài gia đích, Chu Thụy gia đích bồi trước" , (Đệ tam thập cửu hồi) Lại có cả vợ Trương Tài, vợ Chu Thụy tiếp đãi.
6. (Danh) Trường phái, lưu phái. ◎ Như: "nho gia" nhà nho, "đạo gia" nhà theo phái đạo Lão, "bách gia tranh minh" trăm nhà đua tiếng.
7. (Danh) Người chuyên môn. ◎ Như: "văn học gia" nhà văn học, "chính trị gia" nhà chính trị, "khoa học gia" nhà khoa học.
8. (Danh) Người (làm nghề). ◎ Như: "nông gia" nhà làm ruộng, "thương gia" nhà buôn.
9. (Danh) Tiếng tự xưng hoặc xưng gọi người khác. ◎ Như: "tự gia" tôi đây, "cô nương gia" cô nương nhà, "tiểu hài tử gia" chú bé nhà.
10. (Danh) Khu vực, đất đai, ấp phong cho bực đại phu cai trị thời xưa. ◇ Luận Ngữ : "Khâu dã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an" , , , (Quý thị ) Khâu này nghe nói người có nước có ấp (tức ấp phong của các đại phu), không lo ít mà lo (sự phân chia) không đều, không lo nghèo mà lo (xã tắc) không yên.
11. (Danh) Lượng từ: gia đình, cửa tiệm, xí nghiệp. ◎ Như: "lưỡng gia lữ quán" hai khách sạn, "kỉ gia công xưởng" vài nhà máy.
12. (Danh) Tục đối với người ngoài, tự xưng bậc tôn trưởng của mình là "gia". ◎ Như: "gia phụ" cha tôi, "gia huynh" anh tôi.
13. (Danh) Họ "Gia".
14. (Tính) Thuộc về một nhà. ◎ Như: "gia trưởng" người chủ nhà, "gia nhân" người nhà, "gia sự" việc nhà, "gia sản" của cải nhà, "gia nghiệp" nghiệp nhà.
15. (Tính) Nuôi ở trong nhà (cầm thú). ◎ Như: "gia cầm" chim nuôi trong nhà, "gia súc" muông nuôi trong nhà.
16. (Trợ) Đặt giữa câu, tương đương như "địa" , "đích" . ◇ Tây du kí 西: "Đại oản gia khoan hoài sướng ẩm" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Rót từng bát lớn uống (một cách) tha hồ thỏa thích.
17. Một âm là "cô". (Danh) Cũng như chữ "cô" . "Thái cô" tiếng gọi tôn trọng dành cho phụ nữ. ◎ Như: "Ban Chiêu" vợ "Tào Thế Húc" đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là "Tào Thái cô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở.
② Chỗ ở (nhà).
③ Vợ gọi chồng là gia , cũng như chồng gọi vợ là thất .
④ Ở trong một cửa gọi là một nhà, như gia trưởng người chủ nhà, gia nhân người nhà, v.v.
④ Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia , nhà văn học, chính trị gia nhà chính trị, v.v.
⑤ Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia, như gia phụ cha tôi, gia huynh anh tôi, v.v.
⑥ Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm giống chim nuôi trong nhà, gia súc giống muông nuôi trong nhà.
⑦ Một âm là cô, cũng như chữ cô . Thái cô tiếng gọi quan trọng của con gái. Như Ban Chiêu vợ Tào Thế Húc đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại có học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là Tào thái cô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Cánh, bọn, lũ... (tiếng đệm): Cánh con gái; Lũ trẻ;
② Vợ, chị... (tiếng đệm): Vợ anh Ba, chị Ba. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà: Nhà tôi ở Bạc Liêu; Về nhà;
② Gia đình, nhà: Gia đình tôi có năm người; Nhà họ Trương và nhà họ Vương có họ hàng với nhau;
③ Nuôi trong nhà: Giống chim nuôi trong nhà;
④ Tiếng xưng người nhà mình đối với người khác: Ông cụ nhà tôi, cha tôi; Anh tôi; Em gái tôi;
⑤ Nhà..., sĩ, học phái: Nhà khoa học; Họa sĩ; Trăm nhà đua tiếng; Chư tử mười nhà, khả quan chỉ có chín nhà (Hán thư);
⑥ (văn) Chỗ khanh đại phu cai trị: Các đại phu đều giàu có, chính quyền sẽ chuyển về tay họ;
⑦ (loại) Chỉ gia đình hoặc xí nghiệp: Hai khách sạn; Vài nhà máy;
⑧ [Jia] (Họ) Gia.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [jie] nghĩa ②. Xem [jia], [jia].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà ở — Mọi người trong nhà. Chẳng hạn Gia đình — Tiếng chỉ người thân trong nhà mình. Chẳng hạn Gia huynh ( anh của tôi ) — Tiếng người vợ gọi chồng. Chỉ người chồng. Chẳng hạn Gia thất ( vợ chồng ) — Tiếng chỉ bậc học giả, có học thuyết riêng — Tiếng trợ từ cuối câu — Một âm là Cô. Xem Cô.

Từ ghép 173

an gia 安家âm dương gia 陰陽家âm nhạc gia 音樂家ân gia 恩家bà gia 婆家bách gia 百家bạch thủ thành gia 白手成家bàn gia 搬家bang gia 邦家bát đại gia 八大家bị gia 備家binh gia 兵家cha gia 咱家chính trị gia 政治家chuyên gia 专家chuyên gia 專家cơ trữ nhất gia 機杼一家cư gia 居家cử gia 舉家cương gia 彊家cừu gia 仇家danh gia 名家đại gia 大家đạo gia 道家đầu gia 頭家đông nam á quốc gia liên minh 东南亚国家联盟đông nam á quốc gia liên minh 東南亞國家聯盟đương gia 當家gia biến 家變gia bộc 家僕gia cảnh 家景gia cáp 家鴿gia cáp 家鸽gia cầm 家禽gia câu 家俱gia chính 家政gia chủ 家主gia cụ 家具gia dụng 家用gia đạo 家道gia đệ 家弟gia đinh 家丁gia đình 家庭gia định tam gia 嘉定三家gia đồng 家童gia đương 家當gia giáo 家教gia hiệt 家頁gia hỏa 家火gia huấn ca 家訓歌gia huynh 家兄gia hương 家鄉gia khẩu 家口gia mẫu 家母gia miếu 家廟gia môn 家門gia nghiêm 家嚴gia nhân 家人gia nô 家奴gia phả 家譜gia phả 家谱gia pháp 家法gia phong 家風gia phổ 家譜gia phổ 家谱gia phụ 家父gia quân 家君gia quyến 家眷gia sản 家產gia súc 家畜gia sự 家事gia sư 家師gia tài 家財gia tẩu 家嫂gia tế 家祭gia thanh 家聲gia thất 家室gia thế 家世gia thế 家勢gia thúc 家叔gia thuộc 家屬gia thư 家書gia thường 家常gia tiên 家先gia tiểu 家小gia tín 家信gia tổ 家祖gia tổ mẫu 家祖母gia tộc 家族gia tôn 家尊gia trạch 家宅gia truyền 家傳gia trưởng 家長gia trưởng 家长gia từ 家慈gia tư 家私gia tư 家資gia vấn 家問gia viên 家园gia viên 家園gia vụ 家务gia vụ 家務hàn gia 寒家hào gia 豪家hỏa gia 火家hoàng gia 皇家học gia 学家học gia 學家hồi gia 回家hồn gia 渾家khuynh gia 傾家khuynh gia bại sản 傾家敗產lão gia 老家li gia 離家lục gia 六家lương gia 良家mặc gia 墨家nghi gia 宜家nghi thất nghi gia 宜室宜家ngoại gia 外家ngô gia thế phả 吳家世譜ngô gia văn phái 吳家文派nhạc gia 岳家nhập gia 入家nho gia 儒家ninh gia 寧家nông gia 農家oa gia 窩家oan gia 冤家oán gia 怨家phá gia 破家pháp gia 法家phân gia 分家phật gia 佛家phi hành gia 飛行家quản gia 管家quốc gia 国家quốc gia 國家quốc gia chủ nghĩa 國家主義quy gia 龜家sao gia 抄家siêu quốc gia 超國家sử gia 史家tác gia 作家tại gia 在家tang gia 喪家tề gia 齊家thân gia 親家thất gia 室家thế gia 世家thiền gia 禪家thông gia 通家thư hương thế gia 書香世家thừa gia 乘家thừa gia 承家thương gia 商家tiểu gia đình 小家庭toàn gia 全家toàn gia phúc 全家福trái gia 債家trang gia 莊家trì gia 持家trị gia 治家triết gia 哲家trọng gia 狆家tư gia 思家tư gia 私家tưởng gia 想家vận động gia 運動家vô gia cư 無家居xí nghiệp gia 企業家xuất gia 出家xướng gia 倡家

đồng học

phồn thể

Từ điển phổ thông

bạn cùng lớp

Từ điển trích dẫn

1. Cùng học một trường, một thầy. ◇ Trang Tử : "Hà Cam dữ Thần Nông, đồng học ư Lão Long Cát" , (Trí bắc du ).
2. Người cùng học một thầy. ☆ Tương tự: "đồng song" , "đồng nghiễn" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Học chung. Cùng học một trường một thầy.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.