diễm
yàn ㄧㄢˋ

diễm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đẹp đẽ, tươi đẹp
2. con gái đẹp
3. chuyện tình yêu
4. hâm mộ, ham chuộng
5. khúc hát nước Sở

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "bách hoa tranh diễm" trăm hoa khoe thắm, "kiều diễm" tươi đẹp óng ả, "diễm thể" văn từ hoa mĩ
2. (Tính) Có quan hệ về tình yêu. ◎ Như: "diễm thi" thơ tình yêu, "diễm sự" chuyện tình ái.
3. (Tính) Nồng, đậm. ◎ Như: "diễm tình" ái tình nồng nàn. ◇ Lữ Khôn : "Dục tâm yếu đạm, đạo tâm yếu diễm" , (Tục tiểu nhi ngữ , Tạp ngôn ).
4. (Động) Ham chuộng, hâm mộ. ◎ Như: "hâm diễm" hâm mộ ham thích.
5. (Động) Chiếu sáng. ◇ Tây du kí 西: "Hà quang diễm diễm, thụy khí đằng đằng" , (Đệ tam hồi) Ánh mặt trời chiếu rực rỡ, điềm lành bốc lên.
6. (Động) Huyễn hoặc, làm mê hoặc. ◇ Trần Xác : "Chánh như Phật thị chi xưng vô lượng công đức, vụ thần kì thuyết, dĩ diễm ngu tục giả, phi thật thoại dã" , , , (Đáp Trương Khảo Phu thư ).
7. (Danh) Con gái đẹp. ◇ Lí Bạch : "Ngô oa dữ Việt diễm, Yểu điệu khoa duyên hồng" , (Kinh loạn li hậu ) Gái đẹp nước Ngô và nước Việt, Yểu điệu khoe phấn hồng.
8. (Danh) Chỉ hoa. ◇ Quách Chấn : "Diễm phất y khâm nhị phất bôi, Nhiễu chi nhàn cộng điệp bồi hồi" , (Tích hoa ).
9. (Danh) Vẻ sáng.
10. (Danh) Khúc hát nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Tươi đẹp, dáng mặt đầy đặn tươi đẹp gọi là diễm, như kiều diễm tươi đẹp óng ả, văn từ hoa mĩ gọi là diễm thể , ái tình nồng nàn gọi là diễm tình , v.v.
② Ham chuộng, như hâm diễm hâm mộ ham thích.
③ Con gái đẹp.
④ Màu mỡ, rực rỡ.
⑤ Khúc hát nước Sở.

Từ điển Trần Văn Chánh

①Đẹp, tươi đẹp, đẹp đẽ, lộng lẫy: Trăm hoa khoe thắm;
② (văn) Gái đẹp;
③ (văn) Tình yêu.【】 diễm sử [yànshê] (cũ) Chuyện tình yêu;
④ (văn) Hâm mộ, ham chuộng: Hâm mộ, ham chuộng;
⑤ (văn) Khúc hát nước Sở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ — Sáng sủa rực rỡ.

Từ ghép 12

hương
xiāng ㄒㄧㄤ

hương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hương, mùi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm. ◎ Như: "hoa hương" mùi thơm của hoa, "hương vị" hương thơm và vị ngon.
2. (Danh) Cây cỏ có mùi thơm hoặc vật gì làm bằng chất thơm đều gọi là "hương". ◎ Như: "đàn hương" cây đàn thơm, còn gọi là trầm bạch, "thiêu hương" đốt nhang, "văn hương" nhang muỗi. ◇ Nguyễn Du : "Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp" (Vọng Quan Âm miếu ) Đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
3. (Danh) Lời khen, tiếng tốt. ◇ Nguyễn Du : "Thiên cổ trùng tuyền thượng hữu hương" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Nghìn thuở nơi chín suối vẫn có tiếng thơm.
4. (Danh) Chỉ con gái, phụ nữ. ◎ Như: "liên hương tích ngọc" thương hương tiếc ngọc.
5. (Danh) Họ "Hương".
6. (Động) Hôn. ◎ Như: "hương nhất hương kiểm" hôn vào má một cái.
7. (Tính) Thơm, ngon. ◎ Như: "hương mính" trà thơm, "giá phạn ngận hương" cơm này rất thơm ngon.
8. (Tính) Có liên quan tới phụ nữ, con gái. ◎ Như: "hương khuê" chỗ phụ nữ ở.
9. (Phó) Ngon. ◎ Như: "cật đắc ngận hương" ăn rất ngon, "thụy đắc ngận hương" ngủ thật ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thơm.
② Phàm thứ cây cỏ nào có chất thơm đều gọi là hương. Như đàn hương cây đàn thơm, ta gọi là trầm bạch. Nguyễn Du : Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp (Vọng Quan Âm miếu ) đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
③ Lời khen lao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơm, hương: Xà bông thơm; Hoa này thơm quá;
② Thơm ngon, ngon: Cơm canh hôm nay thơm ngon quá; Ăn không thấy ngon; Đang ngủ ngon;
③ Hương (cây có mùi thơm), nhang (hương để đốt), đồ gia vị: Hương trầm; Nhang muỗi;
④ Được khen, được hoan nghênh: Loại xe đạp này ở nông thôn rất được hoan nghênh;
⑤ [Xiang] (Họ) Hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thơm — Mùi thơm — Một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Hồ Xuân Hương, nữ danh sĩ thời Lê mạt, cha là Hồ Phi Diễn, quê ở làng Huỳnh Đôi, huyện Huỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Không rõ năm sanh năm mất của bà, chỉ biết bà từng xướng họa với Phạm Đình Hổ (1768-1839). Bà có tài thơ văn, nhưng duyên phận long đong, phải lấy lẽ Tri phủ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Yên, Bắc phần). Ít lâu sau, ông phủ Vĩnh Tường mất bà tái giá với một viên Cai tổng. Bà có biệt tài về thơ Nôm, để lại nhiều bài thơ lời thanh ý tục, được coi là tuyệt tác.

Từ ghép 48

Từ điển trích dẫn

1. Hiểu ra, lĩnh hội. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại Ngọc tiếu đạo: Cộng kí đắc đa thiểu thủ? Hương Lăng tiếu đạo: Phàm hồng quyển tuyển đích, ngã tận độc liễu. Đại Ngọc đạo: Khả lĩnh lược liễu ta tư vị một hữu?" : ? : , . : ? (Đệ tứ bát hồi).
2. Nhận lấy, tiếp thụ. ◇ Cao Minh : "Ngã thừa ủy thác, đương lĩnh lược, giá cô phần ngã tự khán thủ, quyết bất sảng ước" , , , (Tì bà kí , Khất cái tầm phu ) Tôi được ủy thác nhận lấy ngôi mộ này trông nom, nhất định không sai hẹn.
3. Để ý đến, ngó ngàng. ◇ Đổng Giải Nguyên : "Oanh Oanh tẫn khuyến, toàn bất lĩnh lược, mê lưu muộn loạn một xử trứ" , , (Tây sương kí chư cung điệu 西調, Quyển thất).
4. Chấp thuận, bằng lòng. ◇ Hồng Mại : "Ni hân nhiên lĩnh lược, ước hậu tam nhật lai" , (Di kiên chi chí cảnh , Tây Hồ am ni 西).
5. Nếm. ◇ Tào Dần : "Lĩnh lược Nam thiền mính nhất bôi, Thương Lang Đình thượng bộ hu hồi" , (Họa bích gian mạn đường trung thừa vận ).
6. Thưởng thức, thưởng ngoạn. ◇ Kính hoa duyên : "Như thử mĩ địa, lĩnh lược lĩnh lược phong cảnh, quảng quảng kiến thức, dã thị hảo đích" , , , (Đệ thập nhất hồi).

kết cấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

kết cấu, cấu trúc

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Cất, dựng, làm thành nhà cửa. ◇ Lưu Vũ Tích : "Kết cấu sơ lâm hạ, Di duyên khúc ngạn ôi" , (Bạch thị lang đại duẫn tự Hà Nam kí... ).
3. Dạng thức kiến trúc. ◇ Vương Diên Thọ : "Ư thị tường sát kì đống vũ, quan kì kết cấu" , (Lỗ linh quang điện phú 殿).
4. Khung, giàn, cấu trúc (trong vật xây cất). ◎ Như: "cương cân hỗn ngưng thổ kết cấu" khung xi-măng cốt thép.
5. Cấu trúc, bố cục (trong văn thư, tranh vẽ...). ◇ Đàm tả văn chương : "Học tập tha môn đích tả tác phương pháp, kết cấu bố cục, khiển từ tạo cú, đối tả hảo văn chương hội hữu ngận đại bang trợ" , , , .
6. Móc nối, thông đồng, câu kết. ◇ Lí Cao : "Hà Ngụ thâm oán, toại nội ngoại kết cấu, xuất vi Sâm Châu thứ sử" , , (Hữu bộc xạ dương công mộ chí ).

Từ điển trích dẫn

1. Trong nghi lễ tuân theo trình thức nhất định, quanh vòng tới lui. ◇ Hoài Nam Tử : "Phù huyền ca cổ vũ dĩ vi nhạc, bàn toàn ấp nhượng dĩ tu lễ" , (Phiếm luận ).
2. Hình dung tay múa chân giậm. ◇ Bắc sử : "Mỗi kiến thiên tử xạ trúng, triếp tự khởi vũ khiếu, tướng tướng khanh sĩ, tất giai bàn toàn" , , , (Nhĩ Chu Vinh truyện ).
3. Lượn quanh, liệng quanh. ◇ Hoàng Thao : "Hữu yên hà hề ống uất sổ xứ, hữu loan phụng hề bàn toàn bán không" , (Bạch nhật thượng thăng phú ).
4. Quanh co, uốn khúc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hậu viện tường hạ hốt khai nhất khích, đắc tuyền nhất phái, khai câu xích hứa, quán nhập tường nội, nhiễu giai duyên ốc chí tiền viện, bàn toàn trúc hạ nhi xuất" , , , , , (Đệ thập thất hồi) Ở chân tường phía sau nhà bỗng mở ra một kẽ hở, có một dòng suối, rộng chừng một thước, rót vào bên trong tường, vòng quanh bậc thềm đến dãy nhà đằng trước, quanh co dưới khóm trúc rồi chảy ra.
5. Nấn ná, bồi hồi, bịn rịn. ◎ Như: "tha tại phòng lí bàn toàn liễu lão bán thiên tài li khai" .
6. Qua lại, giao vãng. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Cửu dữ chi bàn toàn, vị thường kiến kì phẫn ngôn nộ sắc" , 忿 (Thái Linh Tử Trịnh xử sĩ mộ kiệt ).
7. Đi khập khễnh, nghiêng ngả. ◇ Phùng Mộng Long : "Hốt hữu tích giả, thùy phúc thậm đại, bàn toàn kì túc nhi lai" , , (Trí nang bổ , Tạp trí , Ngụy bả ngụy tích ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quanh co, uốn khúc.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.