bán, bạn
bàn ㄅㄢˋ

bán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cùm lại, giữ lại
2. vướng, vấp
3. vật cản trở, chướng ngại vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cùm ngựa, dây cương buộc ngựa.
2. (Động) Ngăn trở, chèn chặn, vướng vít. ◎ Như: "bán trụ" ngăn trở. ◇ Thủy hử truyện : "Na khước đãi hồi đầu, bối hậu bán tác tề khởi, tương bán đảo" , , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Con ngựa đó sắp quay đầu, (nhưng) các dây sau lưng đều giương lên cả, làm con ngựa bị vướng ngã lăn.
3. (Động) Gò bó, ước thúc. ◇ Đỗ Phủ : "Tế thôi vật lí tu hành lạc, Hà dụng phù danh bán thử thân" , (Khúc giang ) Xét kĩ lí lẽ sự vật, ta hãy nên vui chơi, Để cho cái danh hão gò bó tấm thân, có ích gì?

Từ điển Thiều Chửu

① Cùm ngựa.
② Buộc chân, làm mất tự do, ngăn trở người ta không làm được gì gọi là bán trụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vướng, vấp: Vướng phải dây cương; Vấp phải hòn đá ngã lăn ra;
② (văn) Cái cùm (để cùm ngựa).

bạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cùm lại, giữ lại
2. vướng, vấp
3. vật cản trở, chướng ngại vật

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây cột ngựa — Trói buộc. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » An dụng phù danh bạn thử thân «. Nghĩa là sao lại để cho cái danh lợi hư phù trói buộc thân này.
hàn, hãn, hạn
gān ㄍㄢ, hán ㄏㄢˊ, hàn ㄏㄢˋ

hàn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mồ hôi. ◎ Như: "lãnh hãn" mồ hôi lạnh (không nóng mà đổ mồ hôi: vì bệnh, vì sợ). ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang thính liễu, hách đắc nhất thân lãnh hãn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Tống Giang nghe xong, kinh hãi cả người toát mồ hôi lạnh.
2. (Danh) Họ "Hãn".
3. (Động) Đổ mồ hôi, chảy mồ hôi. ◇ Hán Thư : "Hung suyễn phu hãn, nhân cực quyện" , (Vương Bao truyện ) Ngực thở hổn hển, da đổ mồ hôi, người và ngựa mệt mỏi.
4. (Động) Tan lở. ◎ Như: "hoán hãn" hiệu lệnh đã ra, không thu về được nữa (như mồ hôi đã ra không thu lại được).
5. Một âm là "hàn". (Danh) Vua rợ Đột Quyết gọi là "Khả Hàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ hôi.
② Tan lở, ví dụ như cái gì đã ra không trở lại được nữa. Hiệu lệnh đã ra, không thu về được nữa gọi là hoán hãn .
③ Một âm là hàn. Vua rợ Ðột Quyết gọi là khả hàn .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [kè hán]. Xem [hàn].

Từ ghép 1

hãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mồ hôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mồ hôi. ◎ Như: "lãnh hãn" mồ hôi lạnh (không nóng mà đổ mồ hôi: vì bệnh, vì sợ). ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang thính liễu, hách đắc nhất thân lãnh hãn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Tống Giang nghe xong, kinh hãi cả người toát mồ hôi lạnh.
2. (Danh) Họ "Hãn".
3. (Động) Đổ mồ hôi, chảy mồ hôi. ◇ Hán Thư : "Hung suyễn phu hãn, nhân cực quyện" , (Vương Bao truyện ) Ngực thở hổn hển, da đổ mồ hôi, người và ngựa mệt mỏi.
4. (Động) Tan lở. ◎ Như: "hoán hãn" hiệu lệnh đã ra, không thu về được nữa (như mồ hôi đã ra không thu lại được).
5. Một âm là "hàn". (Danh) Vua rợ Đột Quyết gọi là "Khả Hàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ hôi.
② Tan lở, ví dụ như cái gì đã ra không trở lại được nữa. Hiệu lệnh đã ra, không thu về được nữa gọi là hoán hãn .
③ Một âm là hàn. Vua rợ Ðột Quyết gọi là khả hàn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồ hôi, bồ hôi: Ra (toát, chảy) mồ hôi;
② (văn) Tan lở. Xem [hán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mồ hôi — Đi mà không trở lại.

Từ ghép 30

hạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mồ hôi
hé ㄏㄜˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông. ◇ Đỗ Phủ : "Quốc phá san hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm" , (Xuân vọng ) Nước đã bị tàn phá, núi sông còn đây, Trong thành xuân cây cỏ mọc đầy.
2. (Danh) Tên gọi tắt của "Hoàng Hà" .
3. (Danh) Vật thể tụ lại có hình dạng như sông. ◎ Như: "tinh hà" dải sao, "Ngân hà" sông Ngân.
4. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông. Hà Hán là sông Thiên Hà ở trên trời, cao xa vô cùng, cho nên những kẻ nói khoác không đủ tin gọi là hà hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông: Sông đào; Hoàng Hà, sông Hoàng;
② Hệ Ngân hà;
③ [Hé] Hoàng Hà (con sông lớn thứ hai của Trung Quốc): 西 Miền tây sông Hoàng Hà; Nước sông Hoàng mênh mông (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung sông ngòi — Tên tắt của sông Hoàng hà ( Trung Hoa ) — Tên chỉ dải sao trên trời, tức Ngân hà, hoặc Ngân hán, Thiên hán.

Từ ghép 51

ná ㄋㄚˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm, đưa. ◎ Như: "nã bút" cầm bút.
2. (Động) Bắt, lùng bắt. ◎ Như: "tróc nã nhân phạm" lùng bắt kẻ phạm tội.
3. (Động) Chèn ép, bắt chẹt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân phạ Kim Quế nã tha, sở dĩ bất cảm thấu lậu" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Vì sợ Kim Quế bắt chẹt, nên không dám để lộ.
4. (Động) Nắm giữ, chủ trì. ◎ Như: "nã quyền" nắm quyền, "nã chủ ý" có chủ định, quyết định.
5. (Động) Ra vẻ, làm bộ. ◎ Như: "nã kiều" làm ra vẻ, làm bộ làm tịch, "nã giá tử" lên mặt, "nã khang tác thế" ra vẻ ta đây.
6. (Giới) Coi như, coi là, đối xử như. ◎ Như: "ngã nã tha môn đương huynh đệ khán đãi" tôi coi họ như anh em.
7. (Giới) Bằng, lấy. ◎ Như: "nã xích lượng" lấy thước đo.
8. § Thông "noa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng dùng như chữ noa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, lấy, cầm lấy, nhặt lấy, xách, đem, đưa: Cầm bút; Lấy cho (tôi) một tờ giấy; Đi ngân hàng lấy tiền; Nhặt lên; Nặng quá, tôi xách không nổi; Đem cái cốc sang đây; Anh đưa hộ tôi cuốn sách;
② Nắm chắc, chắn chắn, trong tầm tay: ? Việc đó có chắc chắn không anh? Nắm chắc trong tay, đã ở tầm tay;
③ Bắt bí, bắt chẹt: Việc như thế chẳng bắt chẹt được ai;
④ Ăn, ăn mòn: Khúc gỗ này bị nước thuốc ăn trắng cả ra;
⑤ Bắt, nã, hạ: Mèo bắt chuột; Hạ đồn địch;
⑥ Coi... là, coi... như, đối đãi... như, đối xử... như: Tôi coi họ như anh em;
⑦ Lấy, bằng: Lấy thước đo; Chứng minh bằng sự thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

một lối viết thông dụng của chữ Ná .

Từ ghép 13

hi, hí, hý, hỉ, hỷ
xǐ ㄒㄧˇ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt lành, việc vui mừng. ◎ Như: "báo hỉ" báo tin mừng (cưới hỏi, sanh con).
2. (Danh) Bệnh đậu mùa. § Ghi chú: Ngày xưa, bệnh đậu mùa coi là nguy hiểm, gọi là "hỉ" là cách nói kiêng húy, ý cầu mong việc tốt lành để được bình an. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tả nhi phát nhiệt thị kiến hỉ liễu, tịnh phi biệt chứng" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Cháu lớn phát nóng là bị lên đậu, chứ không có bệnh nào khác cả.
3. (Danh) Chỉ sự phụ nữ có mang, có tin mừng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kinh kì hữu lưỡng cá đa nguyệt một lai. Khiếu đại phu tiều liễu, hựu thuyết tịnh bất thị hỉ" . , (Đệ thập hồi) Kinh kì đã hai tháng nay không thấy gì cả. Mời ông lang đến xem, lại bảo không phải là có tin mừng (tức là có mang).
4. (Danh) "Hi Lạp Sơn" tên núi.
5. (Danh) Họ "Hỉ".
6. (Tính) Vui, mừng. ◎ Như: "hoan hỉ" vui mừng, "hỉ sự" việc vui mừng. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
7. (Tính) Có liên quan tới việc kết hôn. ◎ Như: "hỉ thiếp" , "hỉ yến" , "hỉ tửu" , "hỉ bính" .
8. (Tính) Dễ. ◇ Bách dụ kinh : "Nhân mệnh nan tri, kế toán hỉ thác" , (Bà la môn sát tử dụ ) Số mạng người ta khó biết, tính toán dễ lầm.
9. Một âm là "hí". (Động) Ưa, thích. ◇ Sử Kí : "Khổng Tử vãn nhi hí Dịch" (Khổng Tử thế gia ) Khổng Tử lúc tuổi già thích đọc Kinh Dịch.
10. (Động) Cảm thấy vui mừng. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Ngã tâm tắc hí" , (Tiểu nhã , Tinh tinh ) Đã gặp quân tử, Lòng ta vui mừng.

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt lành, việc vui mừng. ◎ Như: "báo hỉ" báo tin mừng (cưới hỏi, sanh con).
2. (Danh) Bệnh đậu mùa. § Ghi chú: Ngày xưa, bệnh đậu mùa coi là nguy hiểm, gọi là "hỉ" là cách nói kiêng húy, ý cầu mong việc tốt lành để được bình an. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tả nhi phát nhiệt thị kiến hỉ liễu, tịnh phi biệt chứng" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Cháu lớn phát nóng là bị lên đậu, chứ không có bệnh nào khác cả.
3. (Danh) Chỉ sự phụ nữ có mang, có tin mừng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kinh kì hữu lưỡng cá đa nguyệt một lai. Khiếu đại phu tiều liễu, hựu thuyết tịnh bất thị hỉ" . , (Đệ thập hồi) Kinh kì đã hai tháng nay không thấy gì cả. Mời ông lang đến xem, lại bảo không phải là có tin mừng (tức là có mang).
4. (Danh) "Hi Lạp Sơn" tên núi.
5. (Danh) Họ "Hỉ".
6. (Tính) Vui, mừng. ◎ Như: "hoan hỉ" vui mừng, "hỉ sự" việc vui mừng. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
7. (Tính) Có liên quan tới việc kết hôn. ◎ Như: "hỉ thiếp" , "hỉ yến" , "hỉ tửu" , "hỉ bính" .
8. (Tính) Dễ. ◇ Bách dụ kinh : "Nhân mệnh nan tri, kế toán hỉ thác" , (Bà la môn sát tử dụ ) Số mạng người ta khó biết, tính toán dễ lầm.
9. Một âm là "hí". (Động) Ưa, thích. ◇ Sử Kí : "Khổng Tử vãn nhi hí Dịch" (Khổng Tử thế gia ) Khổng Tử lúc tuổi già thích đọc Kinh Dịch.
10. (Động) Cảm thấy vui mừng. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Ngã tâm tắc hí" , (Tiểu nhã , Tinh tinh ) Đã gặp quân tử, Lòng ta vui mừng.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích, ưa thích

Từ điển Thiều Chửu

① Mừng.
② Phàm những việc tốt lành đều gọi là việc hỉ.
③ Một âm là hí. Thích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vui, mừng, hoan hỉ: Cả mừng;
② Hỉ sự, việc vui mừng, tin vui: Báo hỉ; Song hỉ lâm môn, hai việc mừng đến cùng một lúc;
③ (khn) Có mang;
④ [đọc hí] Ưa thích, ham chuộng: Ham đọc sách.

hỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt lành, việc vui mừng. ◎ Như: "báo hỉ" báo tin mừng (cưới hỏi, sanh con).
2. (Danh) Bệnh đậu mùa. § Ghi chú: Ngày xưa, bệnh đậu mùa coi là nguy hiểm, gọi là "hỉ" là cách nói kiêng húy, ý cầu mong việc tốt lành để được bình an. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tả nhi phát nhiệt thị kiến hỉ liễu, tịnh phi biệt chứng" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Cháu lớn phát nóng là bị lên đậu, chứ không có bệnh nào khác cả.
3. (Danh) Chỉ sự phụ nữ có mang, có tin mừng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kinh kì hữu lưỡng cá đa nguyệt một lai. Khiếu đại phu tiều liễu, hựu thuyết tịnh bất thị hỉ" . , (Đệ thập hồi) Kinh kì đã hai tháng nay không thấy gì cả. Mời ông lang đến xem, lại bảo không phải là có tin mừng (tức là có mang).
4. (Danh) "Hi Lạp Sơn" tên núi.
5. (Danh) Họ "Hỉ".
6. (Tính) Vui, mừng. ◎ Như: "hoan hỉ" vui mừng, "hỉ sự" việc vui mừng. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
7. (Tính) Có liên quan tới việc kết hôn. ◎ Như: "hỉ thiếp" , "hỉ yến" , "hỉ tửu" , "hỉ bính" .
8. (Tính) Dễ. ◇ Bách dụ kinh : "Nhân mệnh nan tri, kế toán hỉ thác" , (Bà la môn sát tử dụ ) Số mạng người ta khó biết, tính toán dễ lầm.
9. Một âm là "hí". (Động) Ưa, thích. ◇ Sử Kí : "Khổng Tử vãn nhi hí Dịch" (Khổng Tử thế gia ) Khổng Tử lúc tuổi già thích đọc Kinh Dịch.
10. (Động) Cảm thấy vui mừng. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Ngã tâm tắc hí" , (Tiểu nhã , Tinh tinh ) Đã gặp quân tử, Lòng ta vui mừng.

Từ ghép 27

hỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vui vẻ

Từ điển Thiều Chửu

① Mừng.
② Phàm những việc tốt lành đều gọi là việc hỉ.
③ Một âm là hí. Thích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vui, mừng, hoan hỉ: Cả mừng;
② Hỉ sự, việc vui mừng, tin vui: Báo hỉ; Song hỉ lâm môn, hai việc mừng đến cùng một lúc;
③ (khn) Có mang;
④ [đọc hí] Ưa thích, ham chuộng: Ham đọc sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui mừng — Sung sướng — Việc vui, tốt lành.
kha
kē ㄎㄜ

kha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngọc kha

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại đá đẹp, kém hơn ngọc.
2. (Danh) Vật trang sức dàm ngựa. ◇ Lí Hạ : "Hãn huyết đáo vương gia, Tùy loan hám ngọc kha" , ( ).
3. (Danh) Mượn chỉ ngựa. ◇ Giản Văn Đế : "Liên kha vãng Kì thượng, Tiếp hiển chí Tùng đài" , (Thái tang ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc kha, thứ đá giống như ngọc, cũng gọi là bạch não . Người xưa dùng để trang sức đồ ngựa, như minh kha xe ngựa của kẻ sang (xe ngựa nạm ngọc kha), vì thế mới gọi quê người là kha hương , làng người là kha lí , nói ý là chốn quê hương phú quý vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngọc kha (một loại đá giống như ngọc, còn gọi là bạch não).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ ngọc quý — Tên một loài sò hến, vỏ lóng lánh rất đẹp — Đồ trang sức trên đầu ngựa.

Từ ghép 2

nhàn
xián ㄒㄧㄢˊ

nhàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhàn hạ, rảnh rỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bao lơn, lan can.
2. (Danh) Chuồng nuôi ngựa. ◎ Như: " nhàn" chuồng ngựa. ◇ Chu Lễ : "Thiên tử thập hữu nhị nhàn, lục chủng" , (Hạ quan , Giáo nhân ) Thiên tử có mười hai chuồng ngựa, sáu giống ngựa.
3. (Danh) Chỉ phép tắc, quy phạm. ◇ Luận Ngữ : "Đại đức bất du nhàn, tiểu đức xuất nhập khả dã" , (Tử Trương ) Đức lớn không thể vượt quá phép tắc, (còn) tiểu tiết (tùy trường hợp) ra khỏi quy phạm cũng được.
4. (Động) Hạn chế, ngăn chận, chế ngự.
5. (Động) Quen thuộc, thông thạo. § Thông "nhàn" . ◇ Mạnh Tử : "Nhàn tiên thánh chi đạo" (Đằng Văn Công hạ ) Thông hiểu đạo của tiên thánh.
6. § Thông "nhàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bao lơn, cái ngăn để hạn chế lối ra vào, vì thế cho nên hạn chế không cho phóng túng gọi là phòng nhàn , chuồng ngựa ngăn ra từng ô gọi là nhàn .
② Tập quen, an nhàn.
③ Nhàn hạ, cùng nghĩa với chữ nhàn . Nguyễn Trãi : Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân ta vốn là kẻ cày nhàn, câu tịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhàn rỗi, rảnh rang, rỗi rãi (dùng như ): Hôm nay tôi được rỗi; Sức lao động nhàn rỗi;
② Để không (chưa dùng đến): Buồng để không; Thiết bị để không; Vốn để không;
③ Không quan hệ đến việc chính.【】 nhàn đàm [xiántán] Chuyện gẫu, chuyện phiếm, chuyện vãn, tán dóc, tán hươu tán vượn;
④ (văn) Bao lơn. Xem [jian], [jiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cánh cửa — Phòng ngừa — To lớn — Quen đi — Dùng như chữ Nhàn .

Từ ghép 4

châu
zhōu ㄓㄡ

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

châu (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cồn đất giữa nước, bãi cù lao. Cũng như "châu" .
2. (Danh) Khu vực hành chánh. § Ghi chú: Ngày xưa chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi là "châu". ◎ Như: "Tô Châu" , "Gia Châu" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư đượm mùi áo xanh.
3. (Danh) Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một "châu". ◎ Như: "châu lí" hợp xưng hai chữ "châu" và "lí", chỉ khu vực hành chánh ngày xưa, phiếm chỉ làng xóm. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn bất trung tín, hành bất đốc kính, tuy châu lí hành hồ tai?" , , (Vệ Linh Công ) Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không chuyên nhất, kính cẩn, thì dù trong làng xóm của mình, cũng làm sao mà nên việc được?
4. (Danh) Họ "Châu".
5. (Phó) Ổn định. ◇ Quốc ngữ : "Quần tụy nhi châu xử" (Tề ngữ ) Tập họp mà ở ổn định.

Từ điển Thiều Chửu

① Châu, ngày xưa nhân thấy có núi cao sông dài mới chia đất ra từng khu lấy núi sông làm mốc nên gọi là châu.
② Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một châu, nên sau gọi làng mình là châu lí là vì đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Châu: Châu tự trị;
② Lệ nhà Chu định 2500 nhà là một châu: Làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất lớn nổi lên giữa sông biển, có thể cư ngụ được — Tên một đơn vị hành chánh thời trước — Tên đơn vị hộ tịch thời xưa, gồm 2500 gia đình.

Từ ghép 29

sang, sanh, thương
chēng ㄔㄥ, qiāng ㄑㄧㄤ, qiàng ㄑㄧㄤˋ

sang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái thương (binh khí)
2. khẩu súng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc ba chân.
2. Một âm là "thương". (Danh) Cây giáo, thương. § Thường dùng chữ . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất đĩnh thương nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Tế ngựa vác giáo nghênh chiến.
3. (Danh) Cây súng. Thường dùng chữ . ◎ Như: "bộ thương" súng trường.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "sang".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc ba chân.
② Một âm là thương. Cái súng. Như bộ thương súng trường. Ta quen đọc là chữ sang cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Súng: Súng trường; Súng máy, súng liên thanh;
② (văn) Tiếng chuông;
③ Cây giáo: Giáo dài, cây thương.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vạc ba chân (vạc để nấu thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chuông — Cây súng. Cũng viết: cũng đọc Thương.

sanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vạc ba chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc ba chân.
2. Một âm là "thương". (Danh) Cây giáo, thương. § Thường dùng chữ . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất đĩnh thương nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Tế ngựa vác giáo nghênh chiến.
3. (Danh) Cây súng. Thường dùng chữ . ◎ Như: "bộ thương" súng trường.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "sang".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc ba chân.
② Một âm là thương. Cái súng. Như bộ thương súng trường. Ta quen đọc là chữ sang cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vạc ba chân (vạc để nấu thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chuông — Các âm khác là Sang, Thương. Xem các âm này.

thương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái thương (binh khí)
2. khẩu súng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc ba chân.
2. Một âm là "thương". (Danh) Cây giáo, thương. § Thường dùng chữ . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất đĩnh thương nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Tế ngựa vác giáo nghênh chiến.
3. (Danh) Cây súng. Thường dùng chữ . ◎ Như: "bộ thương" súng trường.
4. § Ghi chú: Còn đọc là "sang".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc ba chân.
② Một âm là thương. Cái súng. Như bộ thương súng trường. Ta quen đọc là chữ sang cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Súng: Súng trường; Súng máy, súng liên thanh;
② (văn) Tiếng chuông;
③ Cây giáo: Giáo dài, cây thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thương .
khoác, khuếch
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoác

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

khuếch

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn, rộng. ◎ Như: "độ lượng khôi khuếch" độ lượng lớn lao. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Dư độc Tư binh pháp, hoành khuếch thâm viễn" : , (Tư Nhương Tư truyện ) Thái Sử Công nói: Ta đọc binh pháp của Tư (Nhương Tư), bao la sâu xa.
2. (Tính) Rỗng không. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử đại khuếch chi vũ, du vô cực chi dã" , (Tinh thần ) Khiến cho không gian trống rỗng, rong chơi ở cõi vô cùng.
3. (Danh) Vành ngoài, chu vi. ◎ Như: "luân khuếch" vành bánh xe, "nhĩ khuếch" vành tai.
4. (Động) Mở rộng. ◎ Như: "khuếch sung" mở rộng ra, "khai khuếch" mở mang, "khuếch đại" mở lớn.
5. (Động) Trừ sạch. ◎ Như: "khuếch thanh lậu tập" trừ khử những tập quán xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, như độ lượng khôi khuếch độ lượng lớn lao. Làm việc không thiết thực gọi là khuếch lạc , với đời không hợp cũng gọi là khuếch lạc.
② Mở, như khuếch sung mở rộng ra. Ðang nhỏ mà mở mang cho to lớn thêm gọi là khuếch sung.
③ Bỗng không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớn, lớn rộng, mênh mông, bao la: Bầu trời bao la; Độ lượng lớn lao;
② Khuôn, vành, phạm vi: Vành tai;
③ (văn) Mở: Mở rộng ra;
④ (văn) Rỗng không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Trống trải. Dọn cho trống đi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.