tình
qíng ㄑㄧㄥˊ

tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý niệm tự nhiên hoặc trạng thái tâm do sự vật bên ngoài kích thích mà phát sinh. ◇ Lễ Kí : "Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng" ? , , , , , ,, (Lễ vận ) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết. ◇ Bạch Cư Dị : "Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh, Vị thành khúc điệu tiên hữu tình" , 調 (Tì bà hành ) Vặn trục, gẩy dây đàn hai ba tiếng, Chưa thành khúc điệu gì mà đã hữu tình.
2. (Danh) Lòng yêu mến, quyến luyến giữa nam nữ. ◎ Như: "ái tình" tình yêu, "si tình" tình say đắm.
3. (Danh) Sự thân ái, giao tiếp. ◎ Như: "giao tình" tình bạn, "nhân tình thế cố" sự giao tiếp xử sự của người đời. ◇ Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Danh) Trạng huống, sự thật, nội dung. ◎ Như: "thật tình" trạng huống thật, "bệnh tình" trạng huống bệnh, "tình ngụy" thật giả.
5. (Danh) Chí nguyện. ◎ Như: "trần tình" dãi bày ý mình ra.
6. (Danh) Thú vị. ◎ Như: "tình thú" thú vị, hứng thú.
7. (Tính) Có liên quan tới luyến ái nam nữ. ◎ Như: "tình si" say đắm vì tình, "tình thư" thư tình.
8. (Phó) Rõ rệt, phân minh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết Bàn kiến mẫu thân như thử thuyết, tình tri nữu bất quá đích" , (Đệ thập bát hồi) Tiết Bàn nghe mẹ nói như vậy, biết rõ rằng không trái ý mẹ được.

Từ điển Thiều Chửu

① Tình, cái tình đã phát hiện ra ngoài, như mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn gọi là thất tình.
② Nhân tình, tâm mọi người cùng thế cả gọi là nhân tình , nghĩa là tình thường con người ta vậy.
③ Thực, danh tiếng quá sự thực gọi là thanh văn quá tình , sự thực hay giả gọi là tình ngụy .
④ Cùng yêu, như đa tình . Phàm cái gì có quan hệ liên lạc với nhau đều gọi là hữu tình . Như liên lạc hữu tình .
⑤ Chí nguyện, tự dãi bày ý mình ra gọi là trần tình .
⑥ Ý riêng.
⑦ Thú vị.
⑧ Tình ái. Tục cho sự trai gái yêu nhau là tình, như tình thư thơ tình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình: Tình cảm; Nhiệt tình, sốt sắng;
② Tình yêu, tình ái: Tình tự; Thư tình;
③ Tình hình: Tình hình giá cả thị trường; Tình hình thiên tai;
④ Tính, tính;
⑤ Sự thực: Sự thực và giả; Danh tiếng quá sự thực;
⑥ (văn) Thật là, rõ ràng: Thật (rõ ràng) chẳng biết điều đó là bất nghĩa (Mặc tử: Phi công thượng); Sự biết của nó thật đáng tin (Trang tử: Ứng đế vương);
⑦ Tình ý, chí nguyện: Giải bày tình ý;
⑧ Nể: Nể mặt, nể vì, nể nang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều cảm thấy trong lòng, do ngoại cảnh mà có. Td: Tình cảm — Lòng thương yêu giữa người này và người khác. Tục ngữ: » Phụ tử tình thâm « — Lòng yêu trai gái. Truyện Nhị độ mai : » Thảm vì tình lắm, lại vui vì tình « — Nỗi lòng. Đoạn trường tân thanh : » Nỉ non đêm ngắn tình dài « — Sự thật hiện tại. Ca dao: » Chồng bé vợ lớn ra tình chị em «.

Từ ghép 115

á tình 亞情ai tình 哀情ái tình 愛情ái tình 爱情ân tình 恩情ẩn tình 隱情bạc tình 薄情bất cận nhân tình 不近人情bất tình 不情bệnh tình 病情biệt tình 別情biểu đồng tình 表同情biểu tình 表情cảm tình 感情cát tình 割情cận tình 近情cầu tình 求情chân tình 真情chí tình 至情chính tình 政情chung tình 鍾情chung tình 鐘情chung tình 钟情dân tình 民情di tình 移情diễm tình 豔情dục tình 慾情duyên tình 緣情đa tình 多情đoạn tình 斷情đồng tình 同情giai cảnh hứng tình phú 佳景興情賦giao tình 交情hàng tình 行情hứng tình 興情lục tình 六情ngoại tình 外情ngụ tình 寓情nhân tình 人情nhập tình 入情nhập tình nhập 入情入理nhiệt tình 熱情nội tình 內情oán tình 怨情phát tình 發情phong tình 風情phụ tình 負情quả tình 果情quần tình 羣情sầu tình 愁情si tình 癡情sinh tình 生情sự tình 事情tả tình 寫情ta tình 謝情tài tình 才情tâm tình 心情tận nhân tình 盡人情tận tình 盡情thâm tình 深情thần tình 神情thân tình 親情thất tình 七情thất tình 失情thật tình 實情thịnh tình 盛情thỏa tình 妥情thu tình 秋情thuận tình 順情thường tình 常情tình ái 情愛tình báo 情報tình báo 情报tình cảm 情感tình chung 情鐘tình dục 情欲tình duyên 情緣tình điệu 情調tình hình 情形tình huống 情况tình huống 情況tình lang 情郎tình 情理tình nghi 情疑tình nghĩa 情義tình nguyện 情愿tình nguyện 情願tình nhân 情人tình nương 情娘tình quân 情君tình thế 情勢tình thiết 情切tình thú 情趣tình thư 情書tình tiết 情節tình tiết 情节tính tình 性情tình trái 情債tình trạng 情狀tình trường 情場tình tứ 情思tình tự 情緒tình tự 情绪tình ý 情意tội tình 罪情tống tình 送情trần tình 陳情trữ tình 抒情tự tình 敍情tư tình 私情u tình 幽情vi tình 微情vong tình 忘情vô tình 無情xuân tình 春情
cập
jí ㄐㄧˊ

cập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tới, đến, kịp
2. bằng
3. cùng với, và

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt tới. ◎ Như: "cập chí" cho đến, "cập đệ" thi đậu. ◇ Tả truyện : "Bất cập hoàng tuyền, vô tương kiến dã" , (Ẩn Công nguyên niên ) Không tới suối vàng thì không gặp nhau.
2. (Động) Kịp. ◎ Như: "cập thời" kịp thời, "cập tảo" sớm cho kịp. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã dĩ thất khẩu, hối vô cập" , (Thâu đào ) Ta đã lỡ lời, hối chẳng kịp.
3. (Động) Bằng. ◎ Như: "bất cập nhân" chẳng bằng người. ◇ Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Động) Liên quan, liên lụy, dính líu. ◎ Như: "ba cập" liên lụy (như sóng tràn tới).
5. (Động) Kế tục. ◎ Như: "huynh chung đệ cập" anh chết em kế tục (chế độ ngày xưa truyền ngôi vua từ anh tới em).
6. (Động) Thừa lúc, thừa dịp. ◇ Tả truyện : "Cập kì vị kí tế dã, thỉnh kích chi" , (Hi Công nhị thập nhị niên ) Thừa dịp họ chưa qua sông hết, xin hãy tấn công.
7. (Liên) Cùng, và. ◇ Ngụy Hi : "Khấu kì hương cập tính tự, giai bất đáp" , (Đại thiết truy truyện ) Hỏi quê quán và tên họ, đều không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, đến. Từ sau mà đến gọi là cập, như huynh chung đệ cập anh hết đến em, cập thời kịp thời, ba cập tràn tới, nghĩa bóng là sự ở nơi khác liên lụy đế mình.
② Bằng, như bất cập nhân chẳng bằng người.
③ Cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới: Từ ngoài đến trong; Sắp (đến) mười năm; Liên quan tới; Từ xưa đến nay chưa từng nghe nói (Tuân tử);
② Kịp: Bây giờ đi không kịp nữa.【】cập thời [jíshí] Kịp thời, kịp lúc: Uốn nắn sai lầm kịp thời; 【】cập tảo [jízăo] Sớm: Đã có vấn đề thì nên giải quyết cho sớm; 【】cập chí [jízhì] Đến: Đến chiều;
③ Bằng: Gỗ liễu không chắc bằng gỗ thông; Tôi không bằng anh ấy; Anh đẹp lắm, Từ Công sao đẹp bằng anh? (Chiến quốc sách);
④ Và, cùng với: Vấn đề chủ yếu và thứ yếu; Hỏi thăm quê quán và tên họ, đều không đáp (Ngụy Hi: Đại Thiết Chùy truyện); Lòng cô gái bi thương, lo sợ sẽ phải về cùng chàng công tử (Thi Kinh); Tấn hầu cùng với Sở tử, Trịnh Bá đánh nhau ở Yên Lăng (Xuân thu kinh: Thành công thập lục niên);
⑤ (văn) Kịp đến khi, đến lúc: Đến khi quân địch dùng thương đánh tiếp thì người trong trại lại nằm phục xuống như con vịt trời (Thanh bại loại sao);
⑥ Đợi đến khi, nhân lúc, thừa dịp: Thừa dịp họ chưa qua sông hết, mau tấn công họ (Tả truyện: Hi công nhị thập nhị niên);
⑦ [Jí] (Họ) Cập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Tới — Kịp.

Từ ghép 25

Từ điển trích dẫn

1. Lấy lại được cái đã mất. ☆ Tương tự: "quy phục" , "khôi phục" , "thu phục" . ★ Tương phản: "luân hãm" , "thất thủ" . ◇ Tấn Thư : "Quang phục cựu kinh, cương Hoa Hạ" , (Hoàn Ôn truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựng lại được nghiệp cũ.

ám lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng nước ngầm dưới sông hoặc dưới biển

Từ điển trích dẫn

1. Dòng nước chảy ngầm. ◇ Dương Vạn : "Hốt hữu ám lưu giang để xuất, Cổn phiên thủy diện tác xa luân" , (Bạc Quang Khẩu ).
2. Trôi chảy lặng lẽ. ◇ Đỗ Mục : "Nguyệt bạch yên thanh thủy ám lưu, Cô viên hàm hận khiếu trung thu" , (Viên ).
3. Tỉ dụ khuynh hướng tư tưởng hoặc động thái xã hội tiềm ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng nước chảy ngầm dưới đất.
đại
dài ㄉㄞˋ

đại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. triều đại
2. thay thế cho
3. đại diện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đời (giai đoạn, thời kì lịch sử). ◎ Như: "Hán đại" đời nhà Hán, "hiện đại" đời nay.
2. (Danh) Phiếm chỉ thời gian. ◎ Như: "niên đại" , "thì đại" .
3. (Danh) Lượng từ: lớp, thế hệ, đời (trong gia đình). ◎ Như: "hạ nhất đại" thế hệ sau, "tha gia tứ đại tổ tôn" bốn đời từ ông tới cháu của anh ấy.
4. (Danh) Người kế nhiệm.
5. (Danh) Tên nước ngày xưa.
6. (Danh) Họ "Đại".
7. (Động) Chuyển đổi, luân lưu, luân phiên. ◎ Như: "hàn thử điệt đại" lạnh nóng thay đổi.
8. (Động) Thay thế. ◎ Như: "đại " liệu trị thay kẻ khác. ◇ Trang Tử : "Tử trị thiên hạ, thiên hạ kí dĩ trị dã, nhi ngã do đại tử, ngô tương vi danh hồ?" , , , ? (Tiêu dao du ) Ngài cai trị thiên hạ, nay thiên hạ đã yên trị rồi, mà ta còn thay ngài, ta muốn cầu danh ư?
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp. ◇ Vương Sung : "Phụ một nhi tử tự, cô tử nhi phụ đại" 歿, (Luận hành , Ngẫu hội ) Cha mất thì con kế thừa, mẹ chồng chết thì vợ nối tiếp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðổi, như hàn thử điệt đại rét nóng thay đổi.
② Thay, như đại liệu trị thay kẻ khác.
③ Ðời, như Hán đại đời nhà Hán, tam đại đời thứ ba, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay (mặt), thế: Việc này tôi làm cho anh ấy; Khi giám đốc đi vắng, anh ấy thay mặt; , Trang tử đến định thay cho Tử Tương (Trang tử);
② (văn) Thay đổi nhau, luân lưu, luân phiên: Rét nóng thay đổi luân phiên nhau; Xuân và thu lần lượt luân phiên (Khuất Nguyên: Li tao);
③ Quyền, tạm thay: Quyền chủ tịch; Tôi tạm thay chức tiểu đội trưởng một tháng;
④ Đời (nhà), thời, triều đại: Đời (nhà) Đường; Thời nay;
⑤ Đời (cha con kế tiếp nhau là một đời);
⑥ Thế hệ, lớp: Thế hệ sau; Lớp trẻ, thế hệ trẻ;
⑦ (địa) Đại, giới: Đại Cổ sinh, đại Paleozoi; Giới Tân sinh, giới Neozoi;
⑧ [Dài] (Họ) Đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Thay thế — Một đời, Chẳng hạn Tam đại ( ba đời ).

Từ ghép 44

luân, luận
lún ㄌㄨㄣˊ, lùn ㄌㄨㄣˋ

luân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận " theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều , thứ tự (như , bộ ): Có điều mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

luận

phồn thể

Từ điển phổ thông

bàn bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn bạc, xem xét, phân tích. ◎ Như: "đàm luận" , "nghị luận" , "thảo luận" .
2. (Động) Xét định, suy đoán. ◎ Như: "luận tội" định tội, "dĩ tiểu luận đại" lấy cái nhỏ suy ra cái lớn. ◇ Sử Kí : "Tống Nghĩa luận Vũ Tín Quân chi quân tất bại, cư sổ nhật, quân quả bại" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tống Nghĩa suy đoán quân của Vũ Tín Quân nhất định thua, vài ngày sau, quả nhiên quân ấy bị bại.
3. (Động) Đối xử. ◎ Như: "nhất khái nhi luận" vơ đũa cả nắm, "tương đề tịnh luận" coi ngang hàng nhau.
4. (Động) Dựa theo, tính theo. ◎ Như: "luận " theo lẽ, "luận thiên phó tiền" tính ngày trả tiền. ◇ Sử Kí : "Luận công hành phong" (Tiêu tướng quốc thế gia ) Theo công lao mà phong thưởng.
5. (Động) Kể tới, để ý. ◎ Như: "bất luận thị phi" không kể phải trái, "vô luận như hà" dù sao đi nữa, dù thế nào chăng nữa.
6. (Danh) Chủ trương, học thuyết. ◎ Như: "tiến hóa luận" , "tương đối luận" .
7. (Danh) Tên một thể văn nghị luận về người hay sự việc.
8. (Danh) Tên gọi tắt của sách "Luận Ngữ" . ◎ Như: "Luận Mạnh" sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử.
9. (Danh) Họ "Luận".

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿 lời bàn của xã hội công chúng.
② Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
③ Xử án.
④ Nghĩ.
⑤ Kén chọn.
⑥ So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】Luận ngữ [Lúnyư] Sách Luận ngữ (một sách căn bản trong bộ Tứ thư của Nho giáo);
② (văn) Điều , thứ tự (như , bộ ): Có điều mà hợp với pháp độ (Tuân tử: Tính ác). Xem [lùn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc — Phê bình — Thể văn trong đó người làm văn bàn cãi về một vấn đề gì.

Từ ghép 56

ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

ngoa
é

ngoa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làm bậy
2. sai, nhầm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sai lầm. ◇ Chu Hi : "Bách thế chủng mậu ngoa, Di luân nhật đồi bĩ" , (San bắc kỉ hành ) Trăm đời nối theo sai lầm, Đạo ngày một suy đồi.
2. (Danh) Lời phao đồn không có căn cứ. ◎ Như: "dĩ ngoa truyền ngoa" lời đồn đãi không chính xác kế tiếp nhau truyền đi.
3. (Danh) Họ "Ngoa".
4. (Tính) Sai, không đúng thật, không chính xác. ◎ Như: "ngoa ngôn" lời nói bậy, "ngoa tự" chữ sai. ◇ Thi Kinh : "Dân chi ngoa ngôn, Ninh mạc chi trừng?" , (Tiểu nhã , Miện thủy ) Những lời sai trái của dân, Há sao không ngăn cấm?
5. (Động) Hạch sách, dối gạt, lừa bịp, vu khống. ◎ Như: "ngoa trá" lừa gạt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoa tha tha khiếm quan ngân, nã tha đáo nha môn khứ" , (Đệ tứ thập bát hồi) Vu cho nó thiếu tiền công, bắt nó đến cửa quan.
6. (Động) Cảm hóa. ◇ Thi Kinh : "Thức ngoa nhĩ tâm, Dĩ húc vạn bang" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Hầu mong cảm hóa lòng ngài, Mà nuôi dưỡng muôn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Làm bậy. Như ngoa ngôn lời nói bậy, ngoa tự chữ sai, v.v.
② Tại cớ gì mà hạch đòi tiền của cũng gọi là ngoa. Như ngoa trá lừa gạt.
③ Hóa.
④ Động.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, nhầm, bậy: Chữ sai; Nghe nhầm đồn bậy;
② Hạch sách, lòe bịp, tống tiền;
③ (văn) Cảm hóa: Cảm hóa lòng ngươi (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiết Nam Sơn);
④ (văn) Động đậy (dùng như , bộ ): Có con nằm ngủ, có con động đậy (Thi Kinh: Tiểu nhã, Vô dương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói dối. Dối trá. Truyện Trê Cóc có câu: » Quan truyền bắt cóc ra tra, sao bay đơn kiện sai ngoa làm vầy « — Ta còn hiểu là nói quá sự thật — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là lừa gạt tiền bạc của người khác.

Từ ghép 6

toàn sinh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Bảo toàn tính trời, thuận theo tự nhiên. ◇ Trang Tử : "Khả dĩ bảo thân, khả dĩ toàn sanh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên" , , , (Dưỡng sanh chủ ) Có thể giữ được thân mình, có thể bảo toàn thiên tính, có thể hộ dưỡng thân thể (§ có thuyết giải thích là: có thể phụng dưỡng cha mẹ), có thể hưởng hết tuổi trời.
2. Giữ vẹn mạng sống. ◇ Lô Luân : "Kết phát sự cương dịch, Toàn sanh câu đáo hương" , (Đại Viên tướng quân bãi chiến hậu quy cựu tặng sóc bắc cố nhân ) Từ buổi trai trẻ buộc tóc phụng sự ngoài biên cương, Nay được bảo toàn mạng sống cùng về tới quê nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ vẹn mạng sống.

Từ điển trích dẫn

1. Một học phái thời tiên Tần, lấy Khổng Tử làm tông sư, chủ trương lễ trị, đề cao quan hệ luân thường. Sau cũng chỉ học giả tôn sùng học thuyết Khổng Mạnh.
2. Người đi học. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Phúc thiện họa dâm, thiên tự hữu thường . Nhĩ thị nho gia, nãi muội tự thủ chi , vi vô ích chi cầu" , . , , (Quyển nhị thập ngũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người theo học đạo Khổng — Gia đình theo đường lối đạo Khổng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Một con trai thứ rốt lòng, Vương Quan là chữ nối dòng nho gia «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.