dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

chiếu
zhào ㄓㄠˋ

chiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chiếu, soi, rọi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Soi sáng, rọi sáng. ◎ Như: "chiếu diệu" 耀 chiếu rọi, "dương quang chiếu tại song hộ thượng" ánh mặt trời rọi lên cửa sổ.
2. (Động) Soi. ◎ Như: "chiếu kính tử" soi gương.
3. (Động) So sánh. ◎ Như: "đối chiếu" sóng nhau mà xét.
4. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "chiếu hội" , "tri chiếu" đều nghĩa là bảo khắp cho mọi người đều biết.
5. (Động) Trông nom, săn sóc, quan tâm. ◎ Như: "chiếu cố" đoái hoài, quan tâm, "chiếu liệu" quan tâm sắp đặt.
6. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "tâm chiếu bất tuyên" trong lòng đã rõ nhưng không nói ra.
7. (Động) Nhắm vào, nhắm tới, theo hướng. ◎ Như: "chiếu đầu nhất côn" nhắm vào đầu mà đánh gậy, "chiếu trước địch nhân khai thương" nhắm vào quân địch mà bắn súng.
8. (Động) Noi theo, căn cứ vào. ◎ Như: "chiếu lệ" theo lệ thường, "phỏng chiếu" 仿 dựa theo, "chiếu bổn tuyên khoa" theo y bổn cũ, "chiếu miêu họa hổ" trông theo mèo vẽ hổ, bắt chước làm theo.
9. (Động) Chụp ảnh, quay phim. ◎ Như: "chiếu tướng" chụp ảnh, "giá trương tượng phiến thị tân chiếu đích" tấm ảnh này mới chụp.
10. (Danh) Ánh nắng. ◎ Như: "tịch chiếu" nắng chiều, "tàn chiếu" nắng tàn.
11. (Danh) Tấm ảnh.
12. (Danh) Giấy chứng nhận. ◎ Như: "xa chiếu" bằng lái xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Soi sáng.
② Tục gọi văn bằng hay cái giấy chứng chỉ là chấp chiếu hay chiếu hộ .
③ Bảo khắp, như chiếu hội , tri chiếu đều nghĩa là bảo khắp cho mọi người đều biết cả.
④ So sánh, cứ noi, như chiếu lệ cứ noi lệ cũ.
⑤ Ðối xét, sóng nhau mà xét, như đối chiếu .
⑥ Vẽ truyền thần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Soi, rọi, chiếu: Cầm đèn soi; Ánh nắng rọi vào nhà; Soi gương; Soi thấy năm uẩn đều không (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh);
② Chụp: Tấm ảnh này chụp rất đẹp;
③ Ảnh: Tấm ảnh;
④ Trông nom, săn sóc; Không có người trông nom (săn sóc) trẻ con; Nhờ anh trông nom hộ;
⑤ Nhằm, theo: Cứ nhằm theo hướng này mà đi; ? Theo ý anh thì nên làm như thế nào?. 【】 chiếu thường [zhàocháng] Như thường, theo lệ thường: Tất cả mọi cái đều như thường; 【】chiếu cựu [zhàojiù] Như cũ, như trước, theo lệ cũ: Hoàn toàn như trước không thay đổi gì cả; 【】chiếu lí [zhàolê] Như [ànlê]; 【】chiếu lệ [zhàolì] Theo thói quen, theo lệ thường: Tết âm lịch theo lệ được nghỉ ba ngày; 【】chiếu dạng [zhàoyàng] a. Rập theo, làm theo, theo như: Làm một cái bàn theo như cái kia; b. Như cũ, như thường: Trời đã tối lắm rồi, nhưng ngoài phố vẫn đông như thường;
⑥ So: So sánh, đối chiếu;
⑦ Biết, rõ: Trong lòng đã rõ nhưng không nói ra;
⑧ Ánh nắng: Ánh nắng thoi thóp; Nắng ban chiều;
⑨ Giấy chứng nhận: Bằng lái xe; Hộ chiếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Soi sáng — Ánh sáng mặt trời — Soi gương, soi bóng — Bằng chứng. Chứng cớ — Dựa theo, căn cứ theo.

Từ ghép 40

tất
xī ㄒㄧ

tất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hết cả, tất thảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tường tận, rõ ràng đầy đủ. ◎ Như: "tường tất" rõ ràng hết cả. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngôn nữ đại quy nhật, tái tiếu nhật cập sanh tử niên nguyệt, lịch lịch thậm tất" , , (Nhạc Trọng ) Nói ngày con gái bị chồng ruồng bỏ, ngày tái giá cho tới năm tháng sinh của con, rành mạch rõ ràng.
2. (Phó) Đều, hết, hết thảy. ◎ Như: "tất dẫn binh độ hà" đều dẫn binh sang sông, "giai tất cụ túc" thảy đều đầy đủ.
3. (Động) Tính hết, gồm tất cả. ◇ Chiến quốc sách : "Liệu đại vương chi tốt, tất chi bất quá tam thập vạn" , (Hàn sách nhất ) Liệu quân của đại vương, tổng cộng không quá ba mươi vạn.
4. (Động) Biết, rõ, hiểu. ◎ Như: "đỗng tất" hiểu thấu, "thục tất" quen biết.
5. (Danh) Họ "Tất".

Từ điển Thiều Chửu

① Biết hết, như tường tất tường hết.
② Ðều, hết, như tất dẫn binh độ hà đều dẫn binh sang sông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, rõ, hiểu: Được biết mọi việc; Am hiểu việc này;
② (văn) Kể lại hết, biết hết: Thư không thể kể lại hết ý (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư); Thừa tướng Lượng có lẽ đã biết hết ý trẫm (Tam quốc chí);
③ Tất cả, đầy đủ, toàn bộ, hết thảy, hết: Tề đã lấy lại được tất cả những thành cũ của mình (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết. Biết rõ — Gồm hết. Ta thường nói Tất cả — Đều, cùng.

Từ ghép 6

tập
jī ㄐㄧ, jí ㄐㄧˊ, qī ㄑㄧ, qì ㄑㄧˋ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chắp sợi, bện dây thừng
2. viền mép, viền gấu
3. chắp nối
4. lùng bắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Viền mép, viền gấu.
2. (Động) Chắp sợi, đánh thừng. § Dùng như "tích" .
3. (Động) May, khâu. ◎ Như: "tập hài khẩu" khâu mép giày.
4. (Động) Chắp nối. ◎ Như: "biên tập" biên chép. § Ghi chú: Sách đã rách nát biên chép chắp nối lại gọi là "biên tập". Bây giờ thường dùng chữ "tập" nghĩa là biên tập tài liệu các sách lại cho thành một tập cho gọn gàng.
5. (Động) Lùng bắt. ◎ Như: "tập đạo" bắt cướp. ◇ Thủy hử truyện : "Tạc nhật hữu tam tứ cá tố công đích lai lân xá nhai phường đả thính đắc khẩn, chỉ phạ yêu lai thôn lí tập bộ ân nhân" , (Đệ tứ hồi) Hôm qua có ba bốn người lính công sai đến khu phường nhà lân cận dò la gắt gao, chỉ sợ chúng sẽ tới thôn này để lùng bắt ân nhân.
6. (Động) Tụ hợp.

Từ điển Thiều Chửu

① Chắp sợi, đánh thừng.
② Viền mép, viền gấu.
③ Chắp nối, như biên tập biên chép. Sách đã rách nát biên chép chắp nối lại gọi là biên tập. Bây giờ thường dùng chữ tập nghĩa là biên tập tài liệu các sách lại cho thành một tập cho gọn gàng.
④ Lùng bắt, như tập đạo bắt cướp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt, nã: Bắt cướp Xem [qi].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khâu, may: Khâu mép giầy;
② (văn) Chắp sợi, đánh thừng;
③ (văn) Viền mép, viền gấu;
④ (văn) Chắp nối, tập hợp: Biên tập Xem [ji].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kéo thành sợi — Khâu viền ở mép — Tìm bắt.

Từ ghép 1

ấm, ẩm
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ uống (rượu, tương, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm" , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước.
2. (Động) Uống. ◎ Như: "ẩm tửu" uống rượu, "ẩm thủy" uống nước. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc" (Côn sơn ca ) Uống nước ăn cơm rau tùy phận cũng đủ.
3. (Động) Ngậm nuốt. ◎ Như: "ẩm hận" nuốt giận, nghĩa là mang mối hận âm thầm ở trong không lộ ra ngoài.
4. Một âm là "ấm". (Động) Cho uống. ◎ Như: "ấm chi dĩ tửu" cho uống rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cho (gia súc hoặc người) uống: Cho ngựa uống nước; Cho uống rượu. Xem [yên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy nước cho uống. Cho uống nước. Một âm khác là Ẩm.

ẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. uống
2. nước uống
3. thuốc nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ uống (rượu, tương, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm" , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước.
2. (Động) Uống. ◎ Như: "ẩm tửu" uống rượu, "ẩm thủy" uống nước. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc" (Côn sơn ca ) Uống nước ăn cơm rau tùy phận cũng đủ.
3. (Động) Ngậm nuốt. ◎ Như: "ẩm hận" nuốt giận, nghĩa là mang mối hận âm thầm ở trong không lộ ra ngoài.
4. Một âm là "ấm". (Động) Cho uống. ◎ Như: "ấm chi dĩ tửu" cho uống rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Uống: Uống trà;
② Đồ uống: Đồ uống lạnh, đồ giải khát;
③ Nuốt, ngậm, ôm: Nuốt hận, ôm hận. Xem [yìn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống nước — Nước uống, đồ uống — Chỉ sự nhẫn nhịn chịu đựng — Một âm khác là Ấm.

Từ ghép 43

tạ, tịch
jí ㄐㄧˊ, jiè ㄐㄧㄝˋ

tạ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẵm, đạp lên — Một âm là Tịch. Xem Tịch.

Từ ghép 2

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ghi chép vào sổ, liệt kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sách, sổ sách: Sách cổ; Danh sách; Kinh sách, kinh sử;
② Quê quán, nguyên quán: Đồng bào nguyên quán tỉnh Nam Định;
③ Tịch (quan hệ phụ thuộc): Đảng tịch; Quốc tịch Việt Nam;
④ (văn) Giẫm, xéo: Ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày;
⑤ (văn) Tịch biên sung công, tịch kí;
⑥ Xem [lángjí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sổ sách ghi chép tên tuổi người ở một vùng ( Td: Hộ tịch ), hoặc trong một nước ( Td: Quốc tịch ) — Cũng chỉ quê quán — Một âm là Tạ. Xem Tạ.

Từ ghép 25

mưu
móu ㄇㄡˊ

mưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

lo liệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Toan tính, trù hoạch, bàn thảo. ◎ Như: "mưu hoạch" tính toán, "đồ mưu" trù tính, "bất mưu nhi hợp" không tính mà thành.
2. (Động) Lo liệu, mong cầu, cố gắng đạt được. ◎ Như: "mưu sanh" tìm kế sinh nhai, "mưu chức" xoay xở cho nắm được chức vụ. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mong cầu đạt đạo, chứ không phải tìm cách hưởng bổng lộc.
3. (Động) Tìm cách hại ngầm, hãm hại. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã hựu bất dữ nhĩ hữu sát phụ chi thù, nhĩ như hà định yếu mưu ngã?" , (Đệ tứ thập nhất hồi) Ta với ngươi cũng không có thù giết cha, cớ sao ngươi cứ cố tình hãm hại ta?
4. (Danh) Kế sách, sách lược. ◎ Như: "âm mưu" kế hoạch ngầm, mưu kế kín đáo, "kế mưu" sách lược, "hữu dũng vô mưu" có sức mạnh nhưng không có mưu kế, "túc trí đa mưu" lắm mưu nhiều kế. ◇ Luận Ngữ : "Xảo ngôn loạn đức, tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu" , (Vệ Linh Công ) Lời nói khôn khéo làm bại hoại đạo đức, việc nhỏ không nhịn được thì làm hỏng kế hoạch lớn.
5. (Tính) Có sách lược. ◎ Như: "mưu sĩ" người giúp đỡ tìm kế hoạch, "mưu thần" bề tôi có mưu kế.

Từ điển Thiều Chửu

① Toan tính, toan tính trước rồi mới làm gọi là mưu. Như tham mưu cùng dự vào việc mưu toan ấy, mưu sinh toan mưu sự sinh nhai, nay gọi sự gặp mặt nhau là mưu diện nghĩa là mưu toan cho được gặp mặt nhau một lần vậy.
② Mưu kế.
③ Mưu cầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính toán, toan tính, mưu kế, mưu mô: Hữu dũng vô mưu Nhiều mưu mẹo;
② Mưu tính, mưu cầu: Tìm kế sinh nhai; Mưu cầu hạnh phúc cho loài người;
③ Bàn bạc, trao đổi ý kiến: Không bàn mà nên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp đặt công việc từ trước để cứ theo đó mà làm — Sự sắp đặt tính toán. Truyện Trê Cóc có câu: » Đàn bà nông nổi khác nào, biết đâu những chuyện mưu cao mà bàn «.

Từ ghép 30

phì
bǐ ㄅㄧˇ, féi ㄈㄟˊ

phì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

béo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Béo, mập. ◎ Như: "phì bàn" mập mạp, "phì trư" lợn béo. ◇ Âu Dương Tu : "Khê thâm nhi ngư phì" (Túy Ông đình kí ) Ngòi sâu mà cá mập.
2. (Tính) Có nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. ◎ Như: "vật dụng phì thực vật" đừng dùng thức ăn nhiều dầu mỡ.
3. (Tính) Đầy đủ, sung túc. ◇ Lễ Kí : "Gia chi phì dã" (Lễ vận ) Nhà giàu có.
4. (Tính) Màu mỡ. ◇ Hàn Dũ : "Bàn cốc chi gian, tuyền cam nhi thổ phì" , (Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự ) Trong khoảng Bàn Cốc, suối ngon ngọt mà đất màu mỡ.
5. (Tính) Rộng, to. ◎ Như: "tụ tử thái phì liễu" tay áo rộng quá. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm đạo: Tiện nhĩ bất thuyết, bỉ Quan Vương đao, dã đả bát thập nhất cân đích. Đãi chiếu đạo: Sư phụ, phì liễu, bất hảo khán, hựu bất trúng sử" : 便, , . : , , 使 (Đệ tứ hồi) Lõ Trí thâm nói: Thế thì ta theo lời anh, giống như thanh đao của Đức Quan Thánh, đánh cho ta một cái nặng tám mươi mốt cân. Người thợ nói: Thưa sư phụ, thế thì to quá, trông không đẹp, mà không vừa tay.
6. (Động) Bón phân. ◎ Như: "phì điền" bón ruộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Béo, phàm các giống động vật thực vật mà có nhiều chất béo gọi là phì, như phì mĩ béo ngậy, ngậy ngon.
② Ðầy đủ, thừa thãi, như phân phì chia của.
③ Bón ruộng, các thứ dùng để bón ruộng đều gọi là phì, như phì liệu đồ bón tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Béo, mập: Lợn béo; Ngựa không ăn cỏ đêm không béo;
② Màu mỡ: Ruộng đất màu mỡ;
③ Bón ruộng: Phân bón ruộng;
④ Phân bón: Bón phân lót; Phân xanh; Phân hóa học; Bón phân;
⑤ To, rộng: Cái áo bông này tay rộng quá;
⑥ (văn) Đầy đủ, thừa thãi: Chia của.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mập mạp, nhiều thịt — Béo tốt — Mầu mỡ, nói về đất tốt — Phân bón ruộng cho đất ruộng tốt.

Từ ghép 17

thực, tự
shí ㄕˊ, sì ㄙˋ, yì ㄧˋ

thực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn
2. đồ ăn
3. lộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn. ◎ Như: "nhục thực" món ăn thịt, "tố thực" thức ăn chay.
2. (Danh) Lộc, bổng lộc. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
3. (Danh) "Thực chỉ" ngón tay trỏ. Cũng dùng để đếm số người ăn. ◎ Như: "thực chỉ phồn đa" số người ăn nhiều, đông miệng ăn.
4. (Động) Ăn. ◎ Như: "thực phạn" ăn cơm, "thực ngôn" nuốt lời, không giữ chữ tín.
5. (Động) Mòn, khuyết, vơi. § Thông "thực" . ◎ Như: "nhật thực" mặt trời bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse solaire), "nguyệt thực" mặt trăng bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse lunaire).
6. Một âm là "tự". (Động) Cùng nghĩa với chữ "tự" cho ăn. ◎ Như: "ấm chi tự chi" cho uống cho ăn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
7. (Động) Chăn nuôi. ◎ Như: "tự ngưu" chăn bò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ để ăn. Các loài thóc gạo để ăn cho sống người gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái có thể ăn cho no bụng được đều gọi là thực.
② Ăn. Như thực phạn ăn cơm.
③ Lộc. Như sách Luận ngữ nói quân tử mưu đạo bất mưu thực (Vệ Linh Công ) người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
④ Mòn, khuyết, cùng nghĩa với chữ thực . Như nhật thực mặt trời phải ăn, nguyệt thực mặt trăng phải ăn, v.v.
⑤ Thực ngôn ăn lời, đã nói ra mà lại lật lại gọi là thực ngôn.
⑥ Thực chỉ ngón tay trỏ, có khi dùng để đếm số người ăn. Như thực chỉ phồn đa số người đợi mình kiếm ăn nhiều.
⑦ Một âm là tự, cùng nghĩa với chữ tự cho ăn. Như ẩm chi tự chi cho uống cho ăn. Có nghĩa là chăn nuôi. Như tự ngưu chăn trâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn: Ăn cơm; Ăn no mặc ấm; Ăn lời, nuốt lời;
② Thức ăn, thực phẩm, món ăn: Thức ăn chính (chỉ lương thực); Thức ăn phụ, thực phẩm; Món ăn thịt; Thức ăn chay, ăn chay;
③ (văn) Bổng lộc: Người quân tử lo đạo chứ không lo (ăn) bổng lộc (Luận ngữ);
④ Thực, mòn khuyết (dùng như , bộ ): Nguyệt thực; Nhật thực;
⑤【】thực chỉ [shízhê] a. Ngón tay trỏ; b. (văn) Số người ăn: Số người ăn nhiều, đông miệng ăn. Xem [sì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn vào miệng. Tục ngữ: » Có thực mới vực được đạo « — Một âm là Tự. Xem Tự.

Từ ghép 56

ác thực 惡食ác y ác thực 惡衣惡食ẩm thực 飲食ẩm thực liệu dưỡng 飲食療養ẩm thực liệu dưỡng 饮食疗养ẩm thực nam nữ 飲食男女bộ thực 捕食cẩm y ngọc thực 錦衣玉食chung minh đỉnh thực 鐘鳴鼎食du thực 媮食du thực 游食du y cam thực 褕衣甘食đẩu thực 斗食đình thực 停食hải thực 海食hàn thực 寒食hỏa thực 火食hoắc thực 藿食khất thực 乞食kí thực 寄食lẫm thực 廩食linh thực 零食lương thực 糧食mịch thực 覓食ngưỡng thực 仰食nhĩ thực 耳食nhục thực thú 肉食獸phong y túc thực 豐衣足食phục thực 服食quân thực 軍食quỹ thực 饋食sảo thực 稍食sóc thực 朔食súc y tiết thực 蓄衣節食tàm thực 蠶食tắc thực 稷食tẩm thực 寑食thác thực 託食thoái thực kí văn 退食記文thôn thực 吞食thực bất sung trường 食不充腸thực đơn 食單thực khách 食客thực phẩm 食品thực quản 食管thực thù du 食茱萸thực vật 食物tiểu thực 小食tọa thực 坐食trúng thực 中食tuyệt thực 絶食xâm thực 侵食y thực 衣食yên hỏa thực 煙火食yến thực 晏食yến thực 燕食

tự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn. ◎ Như: "nhục thực" món ăn thịt, "tố thực" thức ăn chay.
2. (Danh) Lộc, bổng lộc. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
3. (Danh) "Thực chỉ" ngón tay trỏ. Cũng dùng để đếm số người ăn. ◎ Như: "thực chỉ phồn đa" số người ăn nhiều, đông miệng ăn.
4. (Động) Ăn. ◎ Như: "thực phạn" ăn cơm, "thực ngôn" nuốt lời, không giữ chữ tín.
5. (Động) Mòn, khuyết, vơi. § Thông "thực" . ◎ Như: "nhật thực" mặt trời bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse solaire), "nguyệt thực" mặt trăng bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse lunaire).
6. Một âm là "tự". (Động) Cùng nghĩa với chữ "tự" cho ăn. ◎ Như: "ấm chi tự chi" cho uống cho ăn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
7. (Động) Chăn nuôi. ◎ Như: "tự ngưu" chăn bò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ để ăn. Các loài thóc gạo để ăn cho sống người gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái có thể ăn cho no bụng được đều gọi là thực.
② Ăn. Như thực phạn ăn cơm.
③ Lộc. Như sách Luận ngữ nói quân tử mưu đạo bất mưu thực (Vệ Linh Công ) người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
④ Mòn, khuyết, cùng nghĩa với chữ thực . Như nhật thực mặt trời phải ăn, nguyệt thực mặt trăng phải ăn, v.v.
⑤ Thực ngôn ăn lời, đã nói ra mà lại lật lại gọi là thực ngôn.
⑥ Thực chỉ ngón tay trỏ, có khi dùng để đếm số người ăn. Như thực chỉ phồn đa số người đợi mình kiếm ăn nhiều.
⑦ Một âm là tự, cùng nghĩa với chữ tự cho ăn. Như ẩm chi tự chi cho uống cho ăn. Có nghĩa là chăn nuôi. Như tự ngưu chăn trâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Đem thức ăn) cho người khác ăn, cho ăn, cung dưỡng (dùng như ): Cho uống cho ăn; Cung dưỡng cha mẹ;
② Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu. Xem [shí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem đồ ăn cho người khác ăn — Âm khác là Thực.

Từ ghép 2

phỉ
pǐ ㄆㄧˇ

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đủ, sắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu xếp, lo liệu, trị lí. ◇ Quốc ngữ : "Khanh đại phu triêu khảo kì chức, (...), dạ phỉ kì gia sự" , (...), (Lỗ ngữ hạ ) Quan đại phu sáng trị lí chức việc của mình, (...), đêm lo liệu việc nhà.
2. (Động) Sắm sửa, chuẩn bị. ◎ Như: "cưu công phỉ tài" tập họp thợ làm việc, cụ bị các thứ cần dùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ, sắm.
② Sửa trị (coi làm).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sắm sửa, cụ bị, chuẩn bị đầy đủ;
② Sửa trị, trị lí, thu xếp;
③ Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ — Sửa soạn đầy đủ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.