trở
zhù ㄓㄨˋ, zǔ ㄗㄨˇ

trở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cản trở
2. hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hiểm yếu. ◎ Như: "hiểm trở" đất hiểm yếu.
2. (Danh) Chướng ngại. ◎ Như: "thông hành vô trở" đường đi không có chướng ngại.
3. (Động) Ngăn cách. ◎ Như: "trở cách" ngăn cách. ◇ Đỗ Phủ : "Yên trần trở trường hà" (Khiển hứng ) Khói bụi ngăn cách, sông thì dài.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận. ◎ Như: "át trở" ngăn cấm, "vi chi khí trở" làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại.
5. (Động) Từ chối, cự tuyệt. ◎ Như: "thôi tam trở tứ" nhiều lần từ chối. ◇ Thi Kinh : "Kí trở ngã đức, Cổ dụng bất thụ" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) cự tuyệt điều hay việc phải (của em), Cũng như đem bán mà không ai mua.
6. (Động) Cậy, dựa vào. ◇ Tả truyện : "Trở binh nhi an nhẫn" (Ẩn Công tứ niên ) Dựa vào thế quân mà ở yên. ◇ Phan Nhạc : "Xuẩn xuẩn khuyển dương, Trở chúng lăng quả (Mã khiên đốc lụy" ) , Chó cừu ngu xuẩn, Cậy đông hiếp ít.
7. (Động) Nghi hoặc. ◇ Kê Khang : "Túc hạ âm tự trở nghi" (Dữ Lữ Trường Đễ tuyệt giao thư ) , Túc hạ ngầm nghi hoặc.
8. (Tính) Gian nan, nguy hiểm. ◇ Cổ thi : "Đạo lộ trở thả trường, Hội diện an khả tri?" , (Hành hành trùng hành hành ) Đường đi khó khăn, lại thêm xa xôi, Biết làm sao gặp mặt?

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểm trở. Chỗ núi hiểm hóc gọi là hiểm , chỗ nước nguy hiểm gọi là trở .
② Ngăn trở. Cùng nghĩa với chữ trở . Như vi chi khí trở làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại. Lại cản trở không cho làm cũng gọi là trở.
③ Gian nan.
④ Cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngăn trở, cản trở, chặn, trở ngại: Ngăn, ngăn cản; Khuyên ngăn; Đường đi không có gì trở ngại;
② Hiểm trở;
③ Gian nan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn, khó thể vượt qua. Td: Hiểm trở — Xa xôi, khó gặp gỡ. Td: Cách trở — Ngăn cách.

Từ ghép 12

Từ điển trích dẫn

1. Ánh trăng trong sáng. ◇ Lưu Trường Khanh : "Thanh tùng lâm cổ lộ, Bạch nguyệt mãn hàn san" , 滿 (Túc bắc san thiền tự lan nhã 宿) Thông xanh kề đường xưa, Ánh trăng trong sáng đầy núi lạnh.
2. Chỉ nửa tháng đầu mỗi tháng trong âm lịch. § Cũng gọi là "bạch phân" , "bạch bán" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trăng sáng — Chỉ màu trắng ngà. Ta thường gọi là màu nguyệt bạch.
mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lạc, mất
2. mê, say, ham
3. lầm mê, mê tín
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lạc, không phân biệt phương hướng. ◎ Như: "mê lộ" lạc đường.
2. (Động) Lầm lạc. ◎ Như: "tài mê tâm khiếu" tiền bạc làm sai trái lòng người ta. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc" , (Khôn quái ) Người quân có chỗ đến (có việc gì làm), khởi lên trước thì lầm lạc, theo sau thì được (nên việc).
3. (Động) Mị hoặc, mất sáng suốt. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Phụng khuyến thế nhân hưu ái sắc, Ái sắc chi nhân bị sắc mê" , (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ) Khuyên nhủ người đời thôi ham thích sắc đẹp, Người ham thích sắc đẹp sẽ bị sắc đẹp làm cho mê muội.
4. (Động) Đắm đuối, say đắm, ham thích quá độ. ◎ Như: "nhập mê" say đắm, "trầm mê" chìm đắm.
5. (Tính) Không rõ ràng, làm cho rối trí, làm cho sai lầm. ◎ Như: "mê đồ" đường lối sai lạc, "mê cung" (1) đường lối quanh co, phức tạp, khó thấy được phương hướng để đi ra. (2) cục diện hỗn loạn, tình huống phức tạp khó tìm được giải pháp.
6. (Tính) Lờ mờ, mơ hồ, hôn loạn, tinh thần không được thanh sảng.
7. (Danh) Người ham thích, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "ảnh mê" người say mê điện ảnh, "cầu mê" người mê túc cầu, "ca mê" người mê ca hát.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạc. Như mê lộ lạc đường.
② Lầm mê. Dùng thuốc hay dùng thuật làm cho người ta mê mẩn gọi là mê. Như mê dược thuốc mê.
③ Lờ mờ. Tinh thần lờ mờ không được thanh sảng gọi là mê.
④ Mê tín. Tâm say mê về một sự gì gọi là mê. Như mê tín tin nhảm, trầm mê mê mãi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không phân biệt được, lạc: Lạc đường;
② Say, mê, ham mê, say sưa, đắm đuối, thích: Say mê, đắm đuối; Chị ấy rất thích bơi; Mê bóng đá; Mê kịch, mê tuồng; Cảnh đẹp làm cho người ta say sưa; Tiền bạc làm mê lòng người;
③ Mê tín, mê muội, hão huyền, nhảm: Tin nhảm;
④ Người say mê, người ham thích: Anh ấy là người mê bóng chày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mơ hồ, không rõ — Sai lầm — Ham thích tới độ say đắm, không biết gì — Không biết gì nữa, không còn tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chập chờn tỉnh cơn mê, rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn «.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Bày tỏ, biểu minh. ◇ Văn tâm điêu long : "Biểu trưng thịnh suy, ân giám hưng phế" , (Sử truyện ).
2. Dấu hiệu, hình tượng lộ rõ ra bên ngoài. ◇ Diệp Thánh Đào : "Nùng nùng đích lưỡng đạo mi mao sảo sảo túc khẩn, giá thị tha quán ư đa tưởng đích biểu trưng" , (Nghê hoán chi , Nhất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiện rõ ra ngoài và đáng tin.

Từ điển trích dẫn

1. Chảy mau lui mau. Tỉ dụ thành công rồi rút lui. § Cũng nói "công thành thân thối" 退. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, kí vô xuất loại bạt tụy chi tài, nghi cấp lưu dũng thối, dĩ tị hiền lộ" , , , 退, (Tam hiếu liêm nhượng sản lập cao danh ).

Từ điển trích dẫn

1. Tình ý, tình vị. ◇ Triều Bổ Chi : "Mạc đạo tôn tiền tình điệu giảm, suy nhan đắc tửu năng hồng" 調, (Lâm giang tiên , Trình tổ vũ thập lục thúc , Từ chi nhị ).
2. Cách điệu biểu hiện tư tưởng cảm tình. ◇ Diệp Thánh Đào : "Hoài Chỉ thuyết thoại hựu đê hựu mạn, chánh hợp tố thuyết ai oán đích tình điệu, sử Trần Quân thính liễu, dã cảm đáo bất hoan" , 調, 使, (Quy túc 宿).
3. Tính chất các thứ cảm tình khác nhau sẵn có trong sự vật. ◇ Mao Thuẫn : "Nhân sanh như triêu lộ! Giá chi khúc tựu biểu hiện liễu giá chủng tình điệu" ! 調 (Tí dạ , Thất).
liễm, liệm
liǎn ㄌㄧㄢˇ, liàn ㄌㄧㄢˋ

liễm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thu góp lại
2. vén lên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm nghị.【】liễm dung [liăn róng] (văn) Nét mặt nghiêm nghị; 【】liễm túc [liănzú] (văn) Dừng chân;
② Ẩn nấp, lánh mình, cất, giấu. 【】 liễm tích [liănji] Ẩn giấu tông tích (ẩn nấp không dám xuất đầu lộ diện), lánh mình;
③ (văn) Thu gộp lại, thu liễm, thâu, rút bớt lại: Là vì mùa thu phô bày hình trạng có màu sắc buồn bã, khói tỏa mây thâu (Âu Dương Tu: Thu thanh phú);
④ Góp, trưng thu, vơ vét: Góp tiền; Vơ vét tàn tệ;
⑤ (văn) Liệm xác (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

liệm

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tròn, hình tròn
2. cầu, hình cầu
3. tròn (trăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn. § Đối lại với "phương" . ◎ Như: "viên trác" bàn tròn.
2. (Tính) Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn. ◎ Như: "viên mãn" 滿 hoàn hảo, trọn vẹn, "viên túc" tròn đầy.
3. (Tính) Trơn nhẵn, tròn trĩnh. ◎ Như: "viên hoạt" trơn tru.
4. (Tính) Uyển chuyển. ◇ Thang Hiển Tổ : "Lịch lịch oanh ca lựu đích viên" (Mẫu đan đình ) Trong trẻo oanh ca, uyển chuyển véo von.
5. (Tính) Không trở ngại (thuật ngữ Phật giáo). "Thiên Thai tông" chia Phật giáo làm 4 bực, bực "viên giáo" là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công hành viên mãn, tự tại viên dung, không có gì trở ngại nữa.
6. (Danh) Hình tròn. ◇ Mặc Tử :"Bách công vi phương dĩ củ, vi viên dĩ quy" , (Pháp nghi ) Trăm thợ lấy hình vuông làm khuôn mẫu, lấy hình tròn làm quy tắc.
7. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "kim viên" đồng tiền vàng, "ngân viên" đồng tiền bạc.
8. (Danh) Lượng từ: một "viên" bằng mười "giác" hào.
9. (Động) Hoàn thành, làm cho hoàn chỉnh. ◎ Như: "tự viên kì thuyết" làm cho hoàn chỉnh lập luận, lí thuyết của mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tạm thả trụ trước, đẳng mãn liễu phục tái viên phòng" , 滿 (Đệ lục thập bát hồi) Hãy tạm ở đây, chờ khi hết tang sẽ làm lễ thành hôn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỉ về hình-thể. Từ giữa ruột đo ra đến ngoài vành chỗ nào cũng đều nhau thì chỗ giữa ấy gọi là viên tâm ruột tròn, chỗ vành ngoài gọi là viên chu vòng tròn.
② Trộn, phàm cái gì không lộ cạnh góc ra đều gọi là viên. Như viên thông , viên hoạt , v.v.
③ Ðầy đủ, như viên mãn 滿, viên túc , v.v.
④ Ðồng bạc.
⑤ Tự bênh vực cái thuyết của mình.
⑥ Không trở ngại, tôn Thiên-thai chia Phật-giáo làm 4 bực, bực Viên-giáo là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công-hành viên-mãn, tự-tại viên-dung, không có gì trở ngại nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tròn, hình tròn, hình cầu: Trăng tròn; Lỗ tròn;
② Hoàn mĩ, chu đáo, đầy đủ, viên mãn, trọn vẹn: Anh này làm việc rất chu đáo; Nói như vậy không trọn vẹn (tròn trịa, xuôi); 滿 Tròn đầy, viên mãn;
③ Đồng (đơn vị tiền tệ): Ba trăm đồng nhân dân tệ. Cv. ;
④ Tiền đúc (hình tròn): Tiền bạc; Tiền đồng. Cv. ;
⑤ Tìm cách bênh vực ý kiến hoặc chủ trương của mình: Tự biện hộ cho lí thuyết của mình;
⑥ [Yuán] (Họ) Viên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn vẹn hoàn toàn — Tròn. Hình tròn — Đồng bạc ( vì đồng bạc đời xưa hình tròn ) — Tiếng gọi những vật nhỏ, tròn. Td: Viên đạn.

Từ ghép 32

liễm, liệm
lián ㄌㄧㄢˊ, liǎn ㄌㄧㄢˇ, liàn ㄌㄧㄢˋ

liễm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu góp lại
2. vén lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu, góp. ◎ Như: "liễm tài" thu tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tấn tri kì do, liễm ti tống quy" , (Trúc Thanh ) Hỏi biết nguyên do, góp quyên tiền giúp cho về quê.
2. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "liễm dong" nghiêm sắc mặt.
3. (Động) Co, rút lại. ◎ Như: "liễm thủ" co tay (không dám hành động), "liễm túc" rụt chân.
4. (Động) Ẩn giấu, cất.
5. (Danh) Thuế. ◇ Mạnh Tử : "Bạc kì thuế liễm" (Tận tâm thượng ) Giảm bớt thuế má.
6. (Danh) Họ "Liễm".
7. Một âm là "liệm". (Động) Thay áo người chết để cho vào quan tài. § Thông "liễm" . ◇ Hàn Dũ : "Liệm bất bằng kì quan, biếm bất lâm kì huyệt" , (Tế thập nhị lang văn ) Khi liệm (cháu), (chú) không được dựa bên quan tài, khi hạ quan, không được đến bên huyệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thu góp lại.
② Cất, giấu, như liễm thủ thu tay, liễm tích giấu tung tích, v.v.
③ Thu liễm (giót đọng lại không tan ra).
④ Rút bớt lại.
④ Một âm là liệm. Thay áo cho người chết là tiểu liệm , nhập quan là đại liệm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm nghị.【】liễm dung [liăn róng] (văn) Nét mặt nghiêm nghị; 【】liễm túc [liănzú] (văn) Dừng chân;
② Ẩn nấp, lánh mình, cất, giấu. 【】 liễm tích [liănji] Ẩn giấu tông tích (ẩn nấp không dám xuất đầu lộ diện), lánh mình;
③ (văn) Thu gộp lại, thu liễm, thâu, rút bớt lại: Là vì mùa thu phô bày hình trạng có màu sắc buồn bã, khói tỏa mây thâu (Âu Dương Tu: Thu thanh phú);
④ Góp, trưng thu, vơ vét: Góp tiền; Vơ vét tàn tệ;
⑤ (văn) Liệm xác (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thu góp, kết tụ lại — Thâu nhỏ lại, thu vén — Giảm bớt đi.

Từ ghép 6

liệm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu, góp. ◎ Như: "liễm tài" thu tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tấn tri kì do, liễm ti tống quy" , (Trúc Thanh ) Hỏi biết nguyên do, góp quyên tiền giúp cho về quê.
2. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "liễm dong" nghiêm sắc mặt.
3. (Động) Co, rút lại. ◎ Như: "liễm thủ" co tay (không dám hành động), "liễm túc" rụt chân.
4. (Động) Ẩn giấu, cất.
5. (Danh) Thuế. ◇ Mạnh Tử : "Bạc kì thuế liễm" (Tận tâm thượng ) Giảm bớt thuế má.
6. (Danh) Họ "Liễm".
7. Một âm là "liệm". (Động) Thay áo người chết để cho vào quan tài. § Thông "liễm" . ◇ Hàn Dũ : "Liệm bất bằng kì quan, biếm bất lâm kì huyệt" , (Tế thập nhị lang văn ) Khi liệm (cháu), (chú) không được dựa bên quan tài, khi hạ quan, không được đến bên huyệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thu góp lại.
② Cất, giấu, như liễm thủ thu tay, liễm tích giấu tung tích, v.v.
③ Thu liễm (giót đọng lại không tan ra).
④ Rút bớt lại.
④ Một âm là liệm. Thay áo cho người chết là tiểu liệm , nhập quan là đại liệm .

Từ ghép 1

an lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

an lạc, yên vui

Từ điển trích dẫn

1. Yên vui. ◇ Sử Kí : "Dĩ chư hầu vi quận huyện, nhân nhân tự an lạc, vô chiến tranh chi hoạn, truyền chi vạn thế" , , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Đặt chư hầu thành quận huyện, nhân dân được yên vui, không lo sợ chiến tranh, truyền đến muôn đời.
2. Làm cho an ổn yên vui. ◇ Đổng Trọng Thư : "Cố kì đức túc dĩ an lạc dân giả, thiên dữ chi; kì ác túc dĩ tặc hại dân giả, thiên đoạt chi" , ; , (Xuân thu phồn lộ ) Cho nên đức đủ để làm cho dân yên vui, thì trời ban cho; nếu xấu ác đó làm hại dân, thì trời đoạt lấy.
3. Bình yên mạnh khỏe. ◇ Băng Tâm : "Chúc nhĩ môn an lạc" (Kí tiểu độc giả , Thập cửu) Chúc các bạn bình yên mạnh khỏe.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn vui vẻ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.