thám thân

phồn thể

Từ điển phổ thông

về thăm nhà, về thăm quê

Từ điển trích dẫn

1. Thăm hỏi người thân thích. ◇ Lí Ngư : "Tiểu đệ minh tuế yếu vãng Hồ Châu thám thân, nhất lộ lưu tâm tựu thị" , (Thận trung lâu , Nhĩ bốc ).

âm tín

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tin tức

Từ điển trích dẫn

1. Tin tức, âm tấn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đồ tử vô ích, bất nhược thả hàng Tào công, khước đả thính Lưu sứ quân âm tín, như tri hà xứ, tức vãng đầu chi" , , 使, , (Đệ nhị thập ngũ hồi) Uổng công chết vô ích, thì chẳng bằng hãy đầu hàng Tào công đi, rồi sẽ nghe ngóng tin tức Lưu Huyền Đức, khi nào biết (sứ quân) ở đâu, bấy giờ lại đi theo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin tức về một người nào hoặc việc gì.

đồng tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồng tình, ủng hộ

Từ điển trích dẫn

1. Cùng một lòng, tức là tâm tư, ý kiến, quan niệm tương đồng. ◇ Sử Kí : "Đồng ác tương trợ, đồng hảo tương lưu, đồng tình tương thành, đồng dục tương xu" , , , (Ngô Vương Tị truyện ).
2. Cùng bè, cùng nhóm theo nhau làm một điều gì.
3. Thấy cảnh người mà động lòng thương xót, thông cảm. ◎ Như: "tha đích tao ngộ, lệnh nhân đồng tình" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng một lòng.
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

tuân
zūn ㄗㄨㄣ

tuân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lần theo
2. noi theo, tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thuận theo, đi theo. ◇ Khuất Nguyên : "Khứ cố hương nhi tựu viễn hề, tuân Giang Hạ dĩ lưu vong" , (Cửu chương , Ai Dĩnh ) Từ bỏ cố hương mà đi xa hề, thuận dòng sông Giang sông Hạ ta đi trốn.
2. (Động) Noi theo, y chiếu. ◎ Như: "tuân kỉ" tuân theo kỉ luật.

Từ điển Thiều Chửu

① Lần theo.
② Noi, tuân theo. Cứ nói theo lẽ phải cùng pháp luật mà là gọi là tuân. Như tuân kỉ tuân theo kỉ luật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Theo, tuân theo, vâng theo, đi theo, lần theo, noi theo: Tuân theo kỉ luật; (Vâng) theo lời dặn của thầy thuốc; Theo đường cái mà đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe theo — Làm theo.

Từ ghép 7

đan thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nét đan thanh, nét thanh tao

Từ điển trích dẫn

1. Tức "đan sa" (đỏ) và "thanh hoạch" (xanh): chất màu dùng để vẽ.
2. Chỉ về hội họa. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tự căng kiều diễm sắc, Bất cố đan thanh nhân" , (Vương Chiêu Quân ca ) Tự cho sắc đẹp mình lộng lẫy, Không màng đến người vẽ (chân dung).
3. Sáng rõ, minh hiển.
4. Tức là "đan sách" (sách son ghi công trạng) và "thanh sử" (sử xanh); "đan thanh" phiếm chỉ sử sách ghi công huân.

xuất khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mở miệng nói
2. xuất khẩu

Từ điển trích dẫn

1. Đem hàng hóa chuyển vận ra nước ngoài hoặc bên ngoài. § Cũng nói là "thâu xuất" .
2. Đời Thanh lưu đày người phạm tội ra ngoài quan ải, gọi là "xuất khẩu" . ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Tương lai tha tam nhân đích tội danh, trọng tắc sát đầu, khinh tắc xuất khẩu" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Đem ba tên tội phạm lại, nặng thì chém đầu, nhẹ thì đày ra quan ải.
3. Đi ra vùng biên ải.
4. Ra cửa miệng, nói ra. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kì vô vị" , (Chương 35) Đạo ra cửa miệng, lạt lẽo vô vị.
5. Lối đi ra, cổng ra. ★ Tương phản: "nhập khẩu" .
6. Thuyền bè đi ra cửa nhánh sông hoặc cửa biển (cảng khẩu). ◇ Văn minh tiểu sử : "Thứ nhật xuất khẩu, phong bình lãng tĩnh, lưỡng nhân bằng lan khán khán hải trung cảnh trí" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hôm sau thuyền ra cửa biển, gió yên sóng lặng, hai người dựa lan can ngắm phong cảnh trên biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Xuất cảng — Nói ra khỏi miệng. Td: Xuất khẩu thành thi ( nói ra khỏi miệng là đã thành thơ rồi, không cần phải suy nghĩ gì, chỉ người giỏi thơ ).

cơ trí

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ trí, tài ứng xử, tài xử lý, giỏi xoay xở

Từ điển trích dẫn

1. Cơ xảo, cơ trá. ◇ Vương Thủ Nhân : "Duy khủng ngô nhân bất văn tư đạo, lưu ư công lợi cơ trí, dĩ nhật đọa ư Di Địch cầm thú nhi bất giác" , , (Truyền tập lục , Quyển trung).
2. Thông minh linh mẫn, biết tùy cơ ứng biến. ◇ Tô Tuân : "Phù du thuyết chi sĩ dĩ cơ trí dũng biện tế kì trá, ngô dục gián giả, dĩ cơ trí dũng biện tế kì trung" , , (Gián luận thượng ).
san, sán
shàn ㄕㄢˋ

san

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chê cười
2. quở trách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chê bai, phỉ báng, trào phúng, giễu cợt. ◎ Như: "san tiếu" chê cười. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
2. (Tính) "San san" bẽ mặt, xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hương Lân phản thảo liễu một thú, liên Tần Chung dã san san đích, các quy tọa vị khứ liễu" , , (Đệ nhất hồi) Hương Lân thành thử mất hứng thú, Tần Chung cũng bẽ mặt, đều đi về chỗ ngồi.
3. § Còn đọc là "sán".

Từ điển Thiều Chửu

① Chê, quở trách, kẻ dưới chê người trên gọi là san. Như san tiếu chê cười. Có khi đọc là sán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chê trách: Chê cười;
② Xấu hổ, ngượng ngập: Xấu hổ, thẹn mặt, bẽ mặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói xấu. Chê bai.

Từ ghép 1

sán

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chê bai, phỉ báng, trào phúng, giễu cợt. ◎ Như: "san tiếu" chê cười. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
2. (Tính) "San san" bẽ mặt, xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hương Lân phản thảo liễu một thú, liên Tần Chung dã san san đích, các quy tọa vị khứ liễu" , , (Đệ nhất hồi) Hương Lân thành thử mất hứng thú, Tần Chung cũng bẽ mặt, đều đi về chỗ ngồi.
3. § Còn đọc là "sán".

Từ điển Thiều Chửu

① Chê, quở trách, kẻ dưới chê người trên gọi là san. Như san tiếu chê cười. Có khi đọc là sán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chê trách: Chê cười;
② Xấu hổ, ngượng ngập: Xấu hổ, thẹn mặt, bẽ mặt.
sanh, thảng
cāng ㄘㄤ, chēn ㄔㄣ, chéng ㄔㄥˊ

sanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khiếm nhã
2. gã, thằng cha (khinh bỉ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người dung tục, hèn hạ. ◎ Như: "ngu sanh" người thô lậu.
2. (Tính) Thô tục, thô bỉ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Sanh âm lí thái" (Sở vọng phú ) Giọng nói thô tục dáng điệu quê mùa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thằng cha, tiếng gọi khinh bỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thằng cha (tiếng gọi khinh bỉ). Xem [hánchen].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấp hèn, hạ tiện — Tiếng để chỉ kẻ nghèo hèn, thấp hèn trong xã hội — Một âm khác là Thương. Xem vần Thương.

Từ ghép 2

thảng

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thảng thốt: Vội vã gấp rút, không suy nghĩ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.