nhu, nhuyễn, nọa, tu
nuò ㄋㄨㄛˋ, rú ㄖㄨˊ, ruǎn ㄖㄨㄢˇ, xū ㄒㄩ

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đợi
2. đồ dùng
3. nhu cầu, cần thiết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi. ◎ Như: "tương nhu" đợi nhau.
2. (Động) Cần. ◎ Như: "nhu yếu" cần phải, "nhu tác vô độ" đòi hỏi không cùng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Như nhân khát nhu thủy" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Như người khát cần nước.
3. (Danh) Sự cần thiết, sự cần dùng, nhu cầu. ◎ Như: "quân nhu" đồ dùng trong quân. ◇ Tô Thức : "Ngã hữu đẩu tửu, tàng chi cửu hĩ, dĩ đãi tử bất thời chi nhu" , , (Hậu Xích Bích phú ) Tôi có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc thầy bất thần dùng đến.
4. (Danh) Sự lần lữa, trì hoãn. ◇ Tả truyện : "Nhu, sự chi tặc giã" , (Ai Công thập tứ niên ) Lần lữa, là cái hại cho công việc vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi. Như tương nhu cùng đợi.
② Dùng. Như quân nhu đồ dùng trong quân.
③ Lần lữa. Như sách Tả truyện nói nhu sự chi tặc giã lần lữa là cái hại cho công việc vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhu cầu, sự cần dùng, sự cần thiết: Phân phối theo nhu cầu;
② Cần: Nó rất cần tiền;
③ (văn) Lần lữa, trì hoãn, do dự: Lần lữa là cái hại cho công việc (Tả truyện);
④ (văn) Đợi: Đợi nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cần dùng. Cần đến — Mềm mại.

Từ ghép 11

nhuyễn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yếu đuối — không được đầy đủ, sung mãn — Các âm khác là Nhu, Tu. Xem các âm này.

nọa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

tu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Càn, trên quẻ Khảm, chủ về sự chờ đợi, trì trệ — Các âm khác là Nhu, Nhuyên. Xem các âm này.

Từ điển trích dẫn

1. Khiếp sợ. ◇ Chu Lễ : "Hành sổ thiên lí, mã bất khiếp nhu" , (Đông quan khảo công kí , Chu nhân ) Đi mấy ngàn dặm, ngựa không khiếp sợ.
nhược
ruò ㄖㄨㄛˋ

nhược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếu, kém
2. trẻ
3. gần, suýt soát

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yếu sức, yếu đuối. § Đối lại với "cường" . ◇ Nguyễn Du : "Văn chương tàn tức nhược như ti" (Chu hành tức sự ) Hơi tàn văn chương yếu như sợi tơ.
2. (Tính) Yếu kém, không đủ cứng dắn, thiếu kiên cường. ◎ Như: "nhu nhược" yếu hèn.
3. (Tính) Ngót, non (số lượng chưa đủ). ◎ Như: "nhất thốn ngũ phân nhược" ngót một tấc năm phân.
4. (Tính) Tuổi còn nhỏ. ◎ Như: "nhược quán" hai mươi tuổi (đến tuổi làm lễ đội mũ, thời xưa), tuổi trẻ.
5. (Động) Mất, chết, tổn thất. ◇ Tả truyện : "Hựu nhược nhất cá yên" (Chiêu Công tam niên ) Lại chết mất một người.
6. (Động) Suy bại. ◇ Tả truyện : "Khương tộc nhược hĩ, nhi Quy tương thủy xương" , (Chiêu Công tam niên ) Tộc Khương suy bại rồi, mà tộc Quy sắp bắt đầu hưng thịnh.
7. (Động) Xâm hại, phá hoại. ◇ Giả Nghị : "Chư hầu khủng cụ, hội minh nhi mưu nhược Tần" , (Quá Tần luận ) Chư hầu hoảng sợ, họp làm đồng minh tìm cách phá hoại nước Tần.

Từ điển Thiều Chửu

① Yếu, suy.
② Tuổi còn nhỏ gọi là nhược. Hai mươi tuổi gọi là nhược quán , nay thường gọi các người tuổi trẻ là nhược quán.
③ Mất, như hựu nhược nhất cá lại mất một cái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yếu, suy, non yếu: Anh ấy người rất yếu, anh ấy sức khỏe rất kém; Yếu thế; Yếu, suy yếu;
② Ngót, non: Ngót 20 cân;
③ Trẻ, nhỏ: Già trẻ;
④ (văn) Mất, chết: Lại mất một người;
⑤ (văn) 【】nhược quán [ruòguàn] (cũ) Nhược quán (xưa chỉ thanh niên khoảng 20 tuổi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yếu đuối. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ có câu: » Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có « — Kém cỏi. Suy yếu — Tuổi trẻ trung.

Từ ghép 32

nọa, đọa
duò ㄉㄨㄛˋ

nọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô, dốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lười biếng. ◎ Như: "nọa tính" tính lười, "du nọa" lười biếng ham chơi, không chịu làm ăn.
2. (Tính) Uể oải, mệt mỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ lang từ dĩ khốn nọa" (Cát Cân ) Thiếu nữ từ chối, lấy cớ vì mệt mỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lười biếng.
② Hình dáng uể oải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lười biếng, biếng nhác: Biếng nhác, lười biếng;
② Uể oải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Nhận giá sắc xét dân phong cần nọa « ( Cần nọa nghĩa là chăm chỉ và lười biếng ). Cũng đọc Đọa.

Từ ghép 7

đọa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lười biếng, biếng nhác: Biếng nhác, lười biếng;
② Uể oải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Cũng đọc Nọa.
mao, mô
máo ㄇㄠˊ, mào ㄇㄠˋ

mao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sợi lông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "mao trùng" sâu róm.
2. (Danh) Râu, tóc. ◎ Như: "nhị mao" người đã hai thứ tóc (tuổi tác). ◇ Hạ Chi Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.
3. (Danh) Mốc, meo. ◎ Như: "man đầu phóng cửu liễu, tựu yếu trưởng mao" , bánh bột để lâu, sắp bị lên mốc rồi.
4. (Danh) Mượn chỉ loài thú. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Hạ miện quần mao độn" (Điêu ngạc tại thu thiên ) Dưới trông bầy thú chạy trốn.
5. (Danh) Cây cỏ. § Thông "mao" . ◎ Như: "bất mao chi địa" đất không có cây cỏ.
6. (Danh) Tục dùng thay chữ "hào" , nói về "hào li" .
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa.
8. (Danh) Hào (tiền). § Tục dùng như "giác" .
9. (Danh) Họ "Mao".
10. (Tính) Thô, không tinh tế, chưa gia công. ◎ Như: "mao thiết" sắt thô, "mao tháo" thô tháo, xù xì.
11. (Tính) Chưa thuần tịnh. ◎ Như: "mao trọng" trọng lượng kể cả bao bì, "mao lợi" tổng lợi nhuận.
12. (Tính) Nhỏ bé, nhỏ nhặt. ◎ Như: "mao cử tế cố" đưa ra những cái nhỏ mọn, "mao hài tử" nhóc con.
13. (Tính) Lờ mờ, mô hồ. ◇ Khắc Phi : "Lí Khắc đài đầu vọng thiên, nhất loan mao nguyệt, kỉ khỏa sơ tinh" , , (Xuân triều cấp , Thập lục) Lí Khắc ngẩng đầu nhìn trời, một vành cung trăng lờ mờ, vài ngôi sao thưa thớt.
14. (Động) Nổi giận, phát cáu.
15. (Động) Sợ hãi, hoảng sợ. ◎ Như: "hách mao liễu" làm cho phát khiếp, "mao cước kê" chân tay luống cuống, hành động hoảng hốt.
16. (Động) Sụt giá, mất giá. ◎ Như: "hóa tệ mao liễu" tiền tệ sụt giá.
17. (Phó) Khoảng chừng, vào khoảng, đại ước. ◇ Mao Thuẫn : "Mao toán toán dã hữu nhị thập vạn" (Đa giác quan hệ ) Tính ra ước độ hai mươi vạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lông: Lông vũ; Lông dê, lông cừu;
② (văn) Râu tóc: (Đầu đã) hai thứ tóc;
③ Cây cỏ: Đất không có cây cỏ, đất khô cằn;
④ Mốc: Bánh mì hấp để lâu sẽ bị mốc;
⑤ Thô, chưa gia công, gộp: Sắt thô; Lãi gộp;
⑥ Nhỏ, bé: Nhóc con; Nêu cả những điều nhỏ nhặt;
⑦ Tiền tệ sụt giá: Tiền mất giá;
⑧ Bừa, cẩu thả, ẩu: Làm ẩu, làm cẩu thả;
⑨ Sợ hãi, ghê rợn, khiếp: Trong lòng thấy ghê rợn; Lần này làm cho hắn sợ khiếp vía;
⑩ (đph) Phát cáu, tức giận;
⑪ (khn) Hào (đơn vị tiền tệ) (như );
⑫ [Máo] (Họ) Mao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông thú vật — Chỉ chung tóc lông trên thân thể người — Chỉ cây cỏ trên mặt đất — Nhỏ bé, ít ỏi — Thô xấu — Tên một bộ chữ Trung Hoa — Một âm là Mô. Xem Mô.

Từ ghép 23

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có gì — Một âm là Mao. Xem Mao.
nhiễm
rǎn ㄖㄢˇ

nhiễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiễm, mắc, lây
2. nhuộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm. ◎ Như: "nhiễm bố" nhuộm vải.
2. (Động) Vẩy màu, rắc mực (khi viết vẽ). ◇ Tương Phòng : "Sanh tố đa tài tư, thụ bút thành chương. (...) nhiễm tất, mệnh tàng ư bảo khiếp chi nội" , . (...) , (Hoắc Tiểu Ngọc truyện ) Sinh ra vốn nhiều tài năng, cầm bút thành văn. (...) vẩy mực xong, sai cất giữ trong tráp quý.
3. (Động) Vấy, thấm, dính bẩn. ◎ Như: "nhất trần bất nhiễm" không dính một hạt bụi nào. ◇ Vương An Thạch : "Hoang yên lương vũ trợ nhân bi, Lệ nhiễm y cân bất tự tri" , (Tống Hòa Phủ ) Khói hoang mưa lạnh làm cho người buồn thêm, Nước mắt thấm vào khăn áo mà không hay.
4. (Động) Lây, mắc phải. ◎ Như: "truyền nhiễm" truyền lây, "nhiễm bệnh" lây bệnh.
5. (Danh) Quan hệ nam nữ không chính đính. ◎ Như: "lưỡng nhân hữu nhiễm" hai người có dây dưa.
6. (Danh) Họ "Nhiễm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm, dùng các thuốc mùi mà nhuộm các thứ đồ gọi là nhiễm.
② Nhiễm dần, ở với những người hay rồi mình cũng hay, ở với những kẻ hư rồi mình cũng hư gọi là nhiễm.
③ Lây, một kẻ bị bệnh lây sang kẻ khác gọi là truyền nhiễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhuộm: Nhuộm vải; Nhà máy in mhuộm;
② Lây, lây nhiễm, tiêm nhiễm, mắc: Truyền nhiễm, lây; Nhiễm bệnh, bị lây bệnh; Tiêm nhiễm thói xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm vải lụa cho có màu — Lâu dần thành quen, như nhuốm vào người — Nhuốm bệnh. Lây bệnh.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.