tả
xiě ㄒㄧㄝˇ

tả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viết, chép
2. dốc hết ra, tháo ra
3. đúc tượng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để.
2. (Động) Viết. ◎ Như: "tả tự" viết chữ, "mặc tả" viết thuộc lòng, "tả cảo tử" 稿 viết bản thảo, "tả đối liên" viết câu đối.
3. (Động) Sao chép, sao lục. ◇ Hán Thư : "Trí tả thư chi quan" (Nghệ văn chí ) Đặt quan sao lục sách.
4. (Động) Miêu tả. ◎ Như: "tả cảnh" miêu tả cảnh vật (bằng thơ, văn hoặc tranh vẽ), "tả sanh" vẽ theo cảnh vật thật, sống động.
5. (Động) Đúc tượng. ◇ Quốc ngữ : "Vương lệnh công dĩ lương kim tả Phạm Lãi chi trạng, nhi triều lễ chi" , (Việt ngữ ) Vua ra lệnh cho thợ dùng vàng tốt đúc tượng Phạm Lãi để lễ bái.
6. (Động) Dốc hết ra, tháo ra, trút ra. ◎ Như: "tả ý nhi" thích ý. ◇ Thi Kinh : "Giá ngôn xuất du, Dĩ tả ngã ưu" , (Bội phong , Tuyền thủy ) Thắng xe ra ngoài dạo chơi, Để trút hết nỗi buồn của ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Dốc hết ra, tháo ra, như kinh Thi nói dĩ tả ngã ưu để dốc hết lòng lo của ta ra. Nay thường nói sự ưu du tự đắc là tả ý nghĩa là ý không bị uất ức vậy.
② Viết, sao chép.
③ Phỏng theo nét bút, như vẽ theo tấm ảnh đã chụp ra gọi là tả chân vẽ theo hình vóc loài vật sống gọi là tả sinh .
④ Ðúc tượng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Viết, biên, sáng tác: Viết thư; Viết câu đối; Viết (sáng tác) tiểu thuyết;
② Tả, miêu tả: Tả cảnh;
③ Vẽ.【】tả sinh [xiâsheng] Vẻ cảnh vật thật;
④ (văn) Đúc tượng;
⑤ (văn) Dốc hết ra, tháo ra, làm cho tan: Để làm tan nỗi lo của ta (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết ra — Bày tỏ ra.

Từ ghép 22

cẩn, cận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chỉ, ít ỏi, vẻn vẹn

Từ điển Trần Văn Chánh

Mới, chỉ, (không) những: Chỉ trong 5 ngày anh ấy đã làm xong việc. 【】cẩn cẩn [jênjên] Chỉ, mới, chỉ mới: Chỉ đủ ăn thôi; Chỉ mới một tháng. Xem [jìn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ có — Chẳng qua.

cận

phồn thể

Từ điển phổ thông

chỉ, ít ỏi, vẻn vẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nừng, ít.
2. (Phó) Chỉ có, chỉ, chẳng qua. ◇ Nguyễn Du : "Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục" (Thái Bình mại ca giả ) Chỉ kiếm được chừng năm sáu đồng tiền.
3. (Phó) Gần, gần như. ◇ Tấn Thư : "Chiến sở sát hại cận thập vạn nhân" (Triệu Vương Luân truyện ) Đánh nhau giết hại gần mười vạn người.

Từ điển Thiều Chửu

① Nừng, ít, chỉ có thế gọi là cận.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngót: Ngót một vạn quân. Xem [jên].

Từ ghép 2

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn thể

Từ điển phổ thông

hàn (gắn bằng kim loại)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hàn, bít. § Ngày xưa nung chảy đồng hoặc sắt bịt các lỗ hở. ◇ Hán Thư : "Tuy cố nam san do hữu khích" (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Tuy bít núi nam mà vẫn còn lỗ hổng.
2. (Động) Cấm chỉ.
3. (Động) Giam giữ, cầm tù. ◎ Như: "cấm cố" giam cấm.
4. (Động) Đóng kín. ◇ Liêu trai chí dị : "Trạch hà cửu cố?" (Kiều Na ) Nhà sao đóng cửa đã lâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Hàn, dùng các thứ đồng, thứ sắt hàn bịt các lỗ các khiếu đều gọi là cố.
② Cấm cố giam cấm, các triều thần có tội phải cấm chỉ sự tự do hành động, vĩnh viễn không được dùng nữa gọi là cấm cố, vì bè đảng mà bị tội gọi là đảng cố .
③ Bền chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàn lại (nấu đồng sắt để bịt lỗ hổng);
② (văn) Giam, nhốt;
③ (văn) Bền chắc, kiên cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hàn lại — Lấp. Làm nghẹt tắt — Vững chắc.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Hạng thứ nhất. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Khảo quá, tông sư trứ thật xưng tán, thủ tại nhất đẳng đệ nhất" , , (Đệ thập cửu hồi).
2. Một cấp bậc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn bất cảm hòa lão thái thái tịnh kiên, tự nhiên ải nhất đẳng, mỗi nhân thập lục lưỡng bãi liễu" , , (Đệ tứ thập tam hồi) Chúng con không dám sánh với cụ, xin kém một bậc, mỗi người góp mười sáu lạng thôi.
3. Một bậc thềm. ◇ Luận Ngữ : "Xuất, giáng nhất đẳng, sính nhan sắc, di di như dã" , , , (Hương đảng ) Khi lui ra, bước xuống một bậc thềm, sắc mặt ông tỏ ra hòa hoãn, vui vẻ.
4. Một loại, một vài. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Hữu nhất đẳng tố cử nhân tú tài đích, hô bằng dẫn loại, bả trì quan phủ" , , (Quyển nhị thập ngũ).
5. Bình đẳng, tương đồng, giống như nhau. ◇ Vương Gia : "(Thạch) Sùng thường trạch mĩ dong tư tương loại giả thập nhân, trang sức y phục đại tiểu nhất đẳng" ()姿, (Thập di kí , Quyển cửu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạng nhất, hạng đầu.

Từ điển trích dẫn

1. Thừa nhận tội. ◇ Thủy hử truyện : "Như nhược cung chiêu minh bạch, nghĩ tội dĩ định, dã tu giáo ngã phụ thân tri đạo, phương khả đoán quyết" , , , (Đệ tam hồi) Như mà nhận tội rõ ràng, xác định tội xong, thì phải báo lên cho cha tôi biết, rồi mới xét xử.
2. Tờ cung trạng thừa nhận tội.
3. Nói bóng văn tự viết tuôn ra hết những chất chứa trong lòng. ◇ Vương Phu Chi : "Kim nhân trú chi sở hành, dạ chi sở tư, nhĩ chi sở văn, mục chi sở kiến, đặc thử sổ giả, chung nhật tập tục, cố tự tả cung chiêu, thống khoái vô kiển sáp xứ" , , , , , , , (Tịch đường vĩnh nhật tự luận ngoại biên ) Nay những điều người ta làm trong ngày, những cái suy nghĩ ban đêm, điều tai nghe mắt thấy, riêng những điều ấy, những sự việc xảy ra suốt cả ngày, đem ghi chép mô tả tuôn ra hết những nỗi niềm chất chứa trong lòng, thống khoái không chút gì vướng mắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khai hết và nhận tội.

Từ điển trích dẫn

1. Xông pha, chịu đựng, không quản. ◇ Đông Quan Hán kí : "Quân thần dạ mạo phạm sương lộ, tinh thần diệc lao hĩ" , (Bào Vĩnh truyện ).
2. Xúc phạm, đụng chạm, đắc tội. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Tạc nhật ngữ ngôn mạo phạm, tự tri tử tội, phục duy tướng công hải hàm" , , (Bùi Tấn Công nghĩa hoàn nguyên phối ).
3. Xâm phạm, xâm hại. ◇ Tây du kí 西: "Na yêu vương đạo: Giá hầu nhi thị dã bất tri ngã đích tính danh, cố lai mạo phạm tiên san" : , (Đệ lục thập ngũ hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vô lễ mà đụng chạm tới người khác.

Từ điển trích dẫn

1. Răn bảo nhiều lần, bảo đi bảo lại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thứ nhật, Lục Tốn thăng trướng hoán chư tướng viết: Ngô khâm thừa vương mệnh, tổng đốc chư quân, tạc dĩ tam lệnh ngũ thân, lệnh nhữ đẳng các xứ kiên thủ, câu bất tuân ngô lệnh, hà dã?" , : , , , , , ? (Đệ bát tam hồi) Hôm sau, Lục Tốn ra trướng gọi các tướng bảo rằng: Ta vâng mệnh chúa thượng, tổng đốc quân mã, hôm qua đã hạ lệnh năm lần bảy lượt, sai các ngươi phải giữ vững các nơi. Tại sao không tuân lệnh ta?

Từ điển trích dẫn

1. Dịch âm tiếng Anh "logic": logic học, luận lí học. § Khoa học nghiên cứu bản chất và quá trình của tư tưởng. ◇ Vương Lực : "La-tập thị quan ư tư duy đích hình thức hòa quy luật đích khoa học" (Long trùng tịnh điêu trai văn tập , La-tập hòa ngữ ngôn ).
2. Sự hợp lí, tính cách thuận hợp với quy luật bình thường. ◎ Như: "tha đích thuyết từ tiền hậu mâu thuẫn, bất hợp la-tập" , lời nói của anh ấy trước sau mâu thuẫn, không hợp logic.
3. Phương pháp lí luận trong môn đại số học, dựa trên quan hệ đúng sai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ môn Luận lí học ( Logic ).

Từ điển trích dẫn

1. Ra tay, động thủ, hạ thủ. ◇ Thủy hử truyện : "Khước tiên vấn huynh đệ thảo khởi, giáo tha giả ý bất khẳng hoàn ngã, ngã tiện bả tha lai khởi thủ, nhất thủ thu trụ tha đầu, nhất thủ đề định yêu khố, phác thông địa thoán hạ giang lí" , , 便, , , (Đệ tam thất hồi) Tôi bắt đầu hỏi thằng em, nhưng dặn nó vờ là không chịu trả tiền, tôi bèn ra tay, một tay túm lấy đầu nó, một tay túm lấy ngang lưng, quẳng xuống sông.
2. Khởi sự, khởi nghĩa. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Ngã môn nhất đồng khởi thủ đích nhân, tha lưỡng cá hữu tạo hóa, lạc tại giá lí. Ngã như hà năng cú dã đồng lai giá lí thụ dụng" , , . (Quyển tam nhất).
3. Khởi đầu, bắt đầu. ◇ Trịnh Tiếp : "Khởi thủ tiện thác tẩu liễu lộ đầu, hậu lai việt tố việt hoại, tổng một hữu cá hảo kết quả" 便, , (Phạm huyện thự trung kí xá đệ mặc đệ tứ thư ).
4. Đặc chỉ hạ con cờ thứ nhất (cờ vây).
5. Rập đầu lạy, khể thủ (người xuất gia kính lễ). ◇ Tây du kí 西: "Hầu Vương cận tiền khiếu đạo: Lão thần tiên! Đệ tử khởi thủ liễu" : ! (Đệ nhất hồi).

Từ điển trích dẫn

1. (Tượng thanh) Xào xạc. § Gió thổi làm cây cỏ phát ra tiếng. ◇ Vương An Thạch : "Trường dĩ thanh âm vi Phật sự, Dã phong tiêu táp thủy sàn viên" , (Thứ vận thù Chu Xương Thúc ).
2. Tiêu điều, tàn rụng. ◇ Đỗ Phủ : "Thành đô loạn bãi khí tiêu táp, Hoán Hoa, Thảo Đường diệc hà hữu" , (Tương tòng ca tặng nghiêm nhị biệt giá ).
3. Thưa thớt, thê lương. ◇ Hác Kinh : "Thi thành lệ tận phó giang lưu, Nga mi tiêu táp thiên vi sầu" , (Ba lăng nữ tử hành ).
4. Tiêu sái tự nhiên, phiêu dật, không câu thúc.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.