huề
xī ㄒㄧ

Từ điển trích dẫn

1. § Như chữ 觿.
bổng, phụng, phủng
pěng ㄆㄥˇ

bổng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nâng bổng, nhấc bổng

phụng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Phụng .

phủng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bưng, mang

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bưng, nâng, bế, ôm. ◎ Như: "phủng oản" bưng bát, "phủng trà" bưng trà. ◇ Lí Hoa : "Đề huề phủng phụ" (Điếu cổ chiến trường văn ) Dắt díu nâng đỡ.
2. (Động) Vỗ, đè. ◎ Như: "phủng phúc đại tiếu" vỗ bụng cười to.
3. (Động) Nịnh hót, tâng bốc. ◎ Như: "phủng tràng" bợ đỡ, "tha bị phủng thượng thiên liễu" anh ta được tâng bốc lên tận mây xanh.
4. (Danh) Lượng từ: vốc, nắm, bó. ◎ Như: "nhất phủng mễ" một nắm gạo, "nhất phủng hoa" một bó hoa.

Từ điển Thiều Chửu

① Bưng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bưng, vốc: Bưng mâm; Lấy tay vốc nước uống;
② (loại) Vốc: Một vốc gạo;
③ Tâng bốc, nịnh: Tâng bốc y lên tận mây xanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà bê, bưng.

Từ ghép 2

cúc
jū ㄐㄩ, jú ㄐㄩˊ

cúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nắm đồ vật trong tay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bưng, vốc lấy. ◎ Như: "cúc thủy nhi ẩm" vốc nước mà uống. ◇ Lễ Kí : "Thụ châu ngọc giả dĩ cúc" (Khúc lễ ) Người nhận ngọc châu lấy tay bưng.
2. (Động) Dáng vẻ hiện rõ ra ngoài, có thể nắm lấy được. ◎ Như: "tiếu dong khả cúc" vẻ tươi cười niềm nở. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu nữ lang huề tì, niêm mai hoa nhất chi, dong hoa tuyệt đại, tiếu dong khả cúc" , , , (Anh Ninh ) Có một cô gái dắt con hầu, tay cầm cành hoa mai, mặt mày tuyệt đẹp, cười tươi như hoa nở.
3. (Động) Vểnh, nghênh. ◇ Tây du kí 西: "Bát Giới thải trước mã, cúc trước chủy, bãi trước nhĩ đóa" , , (Đệ ngũ thập tứ hồi) Bát Giới dắt ngựa, nghênh mõm, vẫy tai.

Từ điển Thiều Chửu

① Chét, hai tay chét lại với nhau gọi là cúc.
② Rút lấy, lượm lấy, như tiếu dong khả cúc dáng cười xinh có thể lượm lấy được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vốc: Vốc nước;
② (văn) Bưng (đồ vật);
③ (văn) Rút lấy, lượm lấy: Dáng cười xinh tươi, nét mặt tươi cười rạng rỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà vốc, bốc, hốt — Một vốc — Tên một đơn vị đo lường thời xưa, bằng nửa thăng ( chừng một vốc tay ).
đạo
dào ㄉㄠˋ

đạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lúa nước, lúa gié

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa gié. § Một thứ lúa ưa cấy ruộng có nước, một năm chín hai mùa. ◇ Nguyễn Du : "Sổ huề thuật đạo kê đồn ngoại" (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Vài thửa lúa gié còn thêm gà lợn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa gié. Một thứ lúa ưa cấy ruộng có nước, một năm chín hai mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lúa: Lúa sớm, lúa chiêm; Lúa muộn, lúa mùa; Lúa nước; Lúa mương;
② Thóc.【】đạo cốc [dàogư] Thóc, lúa thóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa nếp.
chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

yếu, ấu
yào ㄧㄠˋ, yòu ㄧㄡˋ

yếu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Yếu diểu — Một âm khác là Ấu. Xem Ấu.

Từ ghép 1

ấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bé, nhỏ tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trẻ em, trẻ con. ◎ Như: "nam nữ lão ấu" đàn ông đàn bà người già trẻ con. ◇ Đào Uyên Minh : "Huề ấu nhập thất, hữu tửu doanh tôn" , (Quy khứ lai từ ) Dắt trẻ vào nhà, có rượu đầy chén.
2. (Động) Yêu thương che chở. ◇ Mạnh Tử : "Ấu ngô ấu dĩ cập nhân chi ấu" (Lương Huệ Vương hạ ) Yêu thương con trẻ của ta bằng như con trẻ của người.
3. (Tính) Nhỏ tuổi. ◎ Như: "ấu niên" tuổi nhỏ, "ấu tiểu" trẻ nhỏ, "ấu đồng" trẻ con.
4. (Tính) Non, mới sinh. ◎ Như: "ấu trùng" trùng mới sinh, "ấu miêu" mầm non.
5. (Tính) Nông cạn, chưa thành thục. ◎ Như: "tha đích tư tưởng hành vi thái quá ấu trĩ, bất túc dĩ đam đương đại nhậm" , tư tưởng hành vi của anh ta quá non nớt, không đủ để đảm đương trách nhiệm lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ bé, non nớt. Trẻ bé gọi là ấu trĩ học thức còn ít cũng gọi là ấu trĩ, nghĩa là trình độ còn non như trẻ con vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thơ ấu, tuổi nhỏ, nhỏ bé, non nớt, trẻ em: Tuổi thơ dại; Phụ nữ và trẻ em.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bé nhỏ, non nớt — Trẻ nhỏ.

Từ ghép 12

xương
chāng ㄔㄤ

xương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sáng sủa
2. thịnh, tốt đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thích đáng, hay. ◎ Như: "xương ngôn" lời nói thích đáng. § Ghi chú: "xương ngôn" cũng có nghĩa là lời nói thẳng, không kị húy. ◇ Thượng Thư : "Vũ bái xương ngôn" (Đại Vũ mô ) Vua Vũ nghe lời nói hay thì kính tạ.
2. (Tính) Sáng sủa. ◎ Như: "xương minh" sáng láng rõ rệt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhiên hậu hảo huề nhĩ đáo na xương minh long thịnh chi bang, thi lễ trâm anh chi tộc, hoa liễu phồn hoa địa, ôn nhu phú quý hương khứ an thân lạc nghiệp" , , , (Đệ nhất hồi) Rồi sau sẽ mang ngươi đến xứ sáng láng thịnh vượng, dòng họ thi lễ trâm anh, chốn hoa cỏ phồn vinh, nơi giàu sang êm ấm, để được an cư lạc nghiệp.
3. (Tính) Hưng thịnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Xương kì nhất ngộ hổ sinh phong" (Đề kiếm ) Khi gặp đời thịnh thì hổ sinh ra gió.
4. (Tính) Tốt đẹp, đẫy đà. ◇ Thi Kinh : "Y ta xương hề" (Quốc phong , Tề phong ) Ôi đẹp đẽ đẫy đà.
5. (Danh) Vật được thỏa sự sinh sản gọi là "xương". § Vì thế, trăm vật gọi là "bách xương" .
6. (Danh) Họ "Xương".
7. (Động) Sống còn. ◇ Sử Kí : "Thuận chi giả xương, nghịch chi giả bất tử tắc vong" , (Thái Sử Công tự tự ) Người thuận theo thì sống còn, kẻ làm trái lại, nếu không chết thì cũng bị tiêu diệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tương đang, lời nói hay, như Vũ bái xương ngôn vua Vũ nghe lời nói hay thì kính tạ. Nói thẳng không kị húy gì gọi là xương ngôn .
② Sáng sủa, như xương minh sáng láng rõ rệt.
③ Thịnh, như bang nãi kì xương nước mới được thịnh.
④ Tốt đẹp, đẫy đà.
⑤ Vật được thỏa sự sinh sản gọi là xương, vì thế nên trăm vật gọi là bách xương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phồn vinh, phát đạt, thịnh vượng: Nước mới được thịnh vượng;
② (văn) Đẫy đà đẹp đẽ: Ôi đẹp đẽ đẫy đà (Thi Kinh);
③ (văn) Hay: Vua Vũ lạy và nhận lời nói hay (Thượng thư);
④ (văn) Chỉ chung các sinh vật: Nay trăm vật (muôn vật) đều sinh ra ở đất và trở về với đất (Trang tử: Tại hựu);
⑤ [Chang] (Họ) Xương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ rực rỡ — Hưng thịnh tốt đẹp.

Từ ghép 7

tôn
zūn ㄗㄨㄣ, zǔn ㄗㄨㄣˇ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chén

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén uống rượu. § Cũng như "tôn" . ◇ Đào Uyên Minh : "Huề ấu nhập thất, hữu tửu doanh tôn" , (Quy khứ lai từ ) Dắt trẻ vào nhà, có rượu đầy chén.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ tôn nghĩa là cái chén.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (thời xưa) (dùng như , bộ );
② Be, lọ, chai, bình: Be rượu; Một chai bia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chén để uống rượu — Dáng rừng cây um tùm.

Từ ghép 2

chất, trất, điệt
zhí ㄓˊ

chất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bền

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bền, chắc, kiên cố.
2. (Danh) Tục mượn làm chữ "điệt" cháu. ◇ Liêu trai chí dị : "Đại Nghiệp dĩ quy lão lâm hạ, ý chất dĩ tử, hốt huề giai tôn mĩ phụ quy, hỉ như hoạch bảo" , , , (Phiên Phiên ) (Lúc này ông chú ruột) Đại Nghiệp đã già cáo quan về nhà, tin rằng đứa cháu đã chết, bỗng (thấy cháu) dắt cả con trai với con dâu trở về, (ông cụ) vui mừng như bắt được của báu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bền. Tục mượn làm chữ điệt cháu.

trất

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bền cứng — Ngu dốt — Tục dùng như chữ Điệt ( cháu gọi bằng chú bác ).

điệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tiếng cháu xưng hô với bác)

Từ điển Trần Văn Chánh

Cháu (như , bộ ): Xem .【】điệt tử [zhízi] Cháu trai.

Từ ghép 1

giới
jiè ㄐㄧㄝˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ khí giới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh khí, vũ khí. ◎ Như: "binh giới" đồ binh.
2. (Danh) Gông, cùm.
3. (Danh) Thuật khéo, xảo trá. ◎ Như: "ki giới bách xuất" dối trá trăm điều.
4. (Danh) Đồ dùng, dụng cụ. ◎ Như: "khí giới" khí cụ, "cơ giới" máy móc. ◇ Trang Tử : "Hữu giới ư thử, nhất nhật tẩm bách huề, dụng lực thậm quả, nhi kiến công đa, phu tử bất dục hồ?" , , , , (Thiên địa ) Có cái máy ở đó, mỗi ngày tưới hàng trăm thửa ruộng, dùng sức rất ít, mà thấy công nhiều, cụ không muốn thế sao?
5. (Động) Bó buộc.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ khí giới, như binh giới đồ binh.
② Cái cùm chân tay.
③ Thuật khéo, người hay dối dá gọi là ki giới bách xuất dối trá trăm điều.
④ Bó buộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cơ giới, khí cụ: Máy móc, cơ giới;
② Khí giới: Tước khí giới;
③ (cũ) Gông xiềng, cái cùm (chân tay);
④ Xảo trá, dối trá: Dối trá trăm chiều;
⑤ (văn) Bó buộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cùm bằng gỗ để cùm tay chân tội nhân thời cổ — Đồ dùng — Vật dịng bằng máy móc — Binh khí. Chẳng hạn Giới đấu ( dùng võ khí mà đánh nhau ).

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.