cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nảy nở
2. tăng thêm
3. phun, tưới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sinh trường, sinh sôi nẩy nở. ◎ Như: "tư sanh" sinh đẻ, sinh sôi ra nhiều. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thảo mộc bí tiểu bất tư, Ngũ cốc nuy bại bất thành" , (Quý hạ kỉ , Minh lí ) Cây cỏ thấp bé thì không lớn được, Ngũ cốc héo úa thì không mọc lên.
2. (Động) Chăm sóc, tưới bón. ◇ Khuất Nguyên : "Dư kí tư lan chi cửu uyển hề, hựu thụ huệ chi bách mẫu" , (Li tao ) Ta đã chăm bón chín uyển hoa lan hề, lại trồng một trăm mẫu hoa huệ.
3. (Động) Thấm nhuần. ◎ Như: "vũ lộ tư bồi" mưa móc thấm nhuần. ◇ Tạ Huệ Liên : "Bạch lộ tư viên cúc, Thu phong lạc đình hòe" , (Đảo y ) Móc trắng thấm vườn cúc, Gió thu rớt sân hòe.
4. (Động) Bồi bổ thân thể. ◎ Như: "tư dưỡng thân thể" bồi bổ thân thể.
5. (Động) Gây ra, tạo ra, dẫn đến. ◎ Như: "tư sự" gây sự, sinh sự.
6. (Động) Phun, phún (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "quản tử liệt liễu, trực tư thủy" , ống dẫn bể rồi, nước phun hết ra ngoài.
7. (Phó) Thêm, càng. ◇ Tô Thức : "Đạo tặc tư sí" (Hỉ vủ đình kí ) Đạo tặc thêm mạnh.
8. (Danh) Mùi, vị, ý vị. ◇ Bạch Cư Dị : "Trì ngoạn dĩ khả duyệt, Hoan thường hữu dư tư" , (Hiệu Đào Tiềm thể thi ) Ngắm nghía đã thấy thú, Thưởng thức còn dư vị.
9. (Danh) Chất dãi, chất lỏng. ◇ Tả Tư : "Mặc tỉnh diêm trì, huyền tư tố dịch" , (Ngụy đô phú ) Giếng mực ao muối, chất lỏng đen nước dãi trắng.
10. (Tính) Nhiều, tươi tốt, phồn thịnh. ◇ Phan Nhạc : "Mĩ mộc bất tư, vô thảo bất mậu" , (Xạ trĩ phú ) Không cây nào là không tươi tốt, không cỏ nào là không um tùm.
11. (Tính) Đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm, càng.
② Lớn thêm, như phát vinh tư trưởng cây cỏ nẩy nở tươi tốt thêm.
③ Tư nhuận, như vũ lộ tư bồi mưa móc vun nhuần.
④ Chất dãi, như tư vị đồ ngon nhiều chất bổ.
⑤ Nhiều, phồn thịnh.
⑥ Ðen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nẩy, đâm, mọc. 【】tư nha [ziyá] (đph) Nảy mầm, đâm lộc, nảy lộc; 【】 tư sinh [zisheng] a. Sinh ra, đẻ ra, sinh đẻ; b. Gây ra;
② Bổ, bổ ích, tăng: Bổ ích; Rất bổ, rất bổ ích;
③ (đph) Phun, phọt, vọt: Ống nước bị nứt, nước phun ra ngoài;
④ (văn) Thêm, càng: Nảy nở tươi tốt thêm;
⑤ (văn) Nhiều, phồn thịnh;
⑥ (văn) Đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớn lên — Càng thêm — Đục bẩn.

Từ ghép 5

nghị
yì ㄧˋ

nghị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả quyết, cứng cỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quả quyết, cứng cỏi. ◎ Như: "cương nghị" kiên quyết. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn" , (Thái Bá ) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương quyết, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.
2. (Tính) Tài giỏi, dũng mãnh. ◇ Khuất Nguyên : "Thân kí tử hề thần dĩ linh, hồn phách nghị hề vi quỷ hùng" , (Cửu ca , Quốc thương ) Thân chết rồi nhưng anh linh vẫn còn, hồn phách trở thành bậc hùng của quỷ (tức là hồn ma của những người đã chết).
3. (Tính) Nghiêm khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Chánh thanh nghị, lại hạ vô cảm phạm giả" , (Tống Cảnh truyện ) Chính trị trong sạch và nghiêm khắc, quan lại dưới không dám làm điều sai trái.
4. (Tính) Nghiêm chính. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Công phục di ngã thi, Trách ngã từ thậm nghị" , (Tạ Vương Đãi Chế khuyến phục ẩm ).
5. (Tính) Giận dữ, thịnh nộ. ◇ Quốc ngữ : "Kì vi nhân dã, triển nhi bất tín, ái nhi bất nhân, trá nhi bất trí, nghị nhi bất dũng" , , , , (Sở ngữ hạ ).
6. (Danh) (Thuật ngữ cờ vây) Con cờ chết và ván cờ xong. ◇ Từ Huyễn : "Nghị, đề dã. Kì tử nhi kết cục viết nghị, kí nghị nhi tùy thủ viết phục nghị, tục hựu vị chi đề" , . , , (Vi kì nghĩa lệ , Thuyên thích ).
7. (Danh) Họ "Nghị".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả quyết, cứng cỏi, quyết chí không ai lay động được gọi là nghị lực .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kiên quyết, quả quyết, cứng cỏi: Kiên nghị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả quyết. Cứng rắn, không đổi‎. Td: Cương nghị.

Từ ghép 6

khiếm
qiàn ㄑㄧㄢˋ, quē ㄑㄩㄝ

khiếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu thốn, nợ
2. ngáp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngáp. ◎ Như: "a khiếm" ngáp, "khiếm thân" vươn vai ngáp dài.
2. (Động) Nhổm dậy, nhón mình lên. ◎ Như: "khiếm thân" nhổm mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Đại Ngọc khước hựu bả thân tử khiếm khởi, Tử Quyên chỉ đắc lưỡng chích thủ lai phù trước tha" , (Đệ cửu thập thất hồi) Đại Ngọc lại nhổm dậy. Tử Quyên đành phải đưa hai tay đỡ lấy.
3. (Động) Thiếu, không đủ. ◎ Như: "khiếm khuyết" thiếu thốn, "nhĩ hoàn khiếm đa thiểu?" anh còn thiếu bao nhiêu? ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Y phục ẩm thực, tiệm tiệm khiếm khuyết" , (Đệ tứ hồi) Áo quần ăn uống, dần dần càng thiếu thốn.
4. (Động) Mắc nợ. ◎ Như: "khiếm trướng" nợ tiền.
5. (Phó) Không, không đủ, thiếu. § Dùng như chữ "bất" . ◎ Như: "khiếm an" không khỏe, "khiếm thỏa" thiếu thỏa đáng, "khiếm khảo lự" thiếu suy nghĩ.
6. (Danh) Món nợ. ◎ Như: "cựu khiếm vị thanh" nợ cũ chưa trả hết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngáp, như khiếm thân vươn vai ngáp.
② Thiếu, như khiếm khuyết thiếu thốn.
③ Nợ, như khiếm trướng còn nợ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nợ: Mắc nợ, thiếu nợ;
② Thiếu: Nói năng thiếu suy nghĩ;
③ Không: Không khỏe;
④ Nhổm: Nhổm mình;
⑤ Ngáp: Ngáp ngủ; Vươn vai ngáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há miệng và thở ra — Thiếu, không đủ — Thiếu sót. Khuyết điểm — Thiếu nợ — Tên một bộ chữ.

Từ ghép 8

am, yểm, ám
ān ㄚㄋ, àn ㄚㄋˋ, yǎn ㄧㄢˇ

am

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Am hiểu, quen thuộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chòi nhỏ dựng bên mộ hoặc ngoài đồng để ở trong thời gian có tang cha mẹ — Một âm khác là Ám.

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bỗng, bỗng nhiên, chợt (dùng như ©a, bộ ): Lại chợt ngừng lại (Phó Nghị: Vũ phú).

ám

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng cửa.
2. (Động) Che lấp.
3. (Động) Mai một, chìm mất. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào ngột chi sự toại ám, nhi Tả Thị, Quốc Ngữ độc chương" , , (Ban Bưu truyện thượng ) Việc của những bọn hư ác sau cùng mới tiêu tán, mà sách của Tả Thị, Quốc Ngữ riêng được biểu dương.
4. (Động) Không hiểu rõ. ◇ Kê Khang : "Hựu bất thức nhân tình, ám ư cơ nghi" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Lại không biết nhân tình, không hiểu gì ở sự lí thời nghi.
5. (Tính) Mờ tối, hỗn trọc. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ tối tăm, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.
6. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn ám" u mê. ◇ Phan Nhạc : "Chủ ám nhi thần tật, họa ư hà nhi bất hữu" , (Tây chinh phú 西) Chúa mê muội mà bầy tôi đố kị nhau, họa làm sao mà không có được.
7. (Danh) Hoàng hôn, buổi tối, đêm. ◇ Lễ Kí : "Hạ Hậu thị tế kì ám" (Tế nghĩa ) Họ Hạ Hậu tế lễ vào buổi tối.
8. (Danh) Người ngu muội. ◇ Tuân Tử : "Thế chi ương, ngu ám đọa hiền lương" , (Thành tướng ) Tai họa ở đời là kẻ ngu muội làm hại người hiền lương.
9. (Danh) Nhật thực hay nguyệt thực.
10. Một âm là "am". (Danh) Nhà ở trong khi cư tang.
11. (Động) Quen thuộc, biết rành. § Thông "am" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ tối. Như hôn ám tối tăm u mê.
② Lờ mờ. Như Trung Dong nói: Quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương đạo người quân tử lờ mờ mà ngày rõ rệt.
③ Đóng cửa.
④ Buổi tối.
⑤ Nhật thực, nguyệt thực. Mặt trời, mặt trăng phải ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đóng cửa;
② Tối tăm;
③ Ngu muội, hồ đồ;
④ Mờ ám, không công khai, không lộ ra;
⑤ Thầm, ngầm (không thành tiếng): ? Khanh đọc thầm được không? (Tam quốc chí);
⑥ Nhật thực (hoặc nguyệt thực): Thứ năm gọi là nhật thực nguyệt thực (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa — Buổi chiều tối — Nhật hoặc nguyệt thực — Tối tăm — Như chữ Ám — Một âm khác là Am.

Từ ghép 3

phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tế phụ (hết tang 3 năm)
2. chôn chung, hợp táng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm lễ hết tang cho người chết, rước thần chủ vào thờ chung với tiên tổ. ◇ Tả truyện : "Phàm quân hoăng, tốt khốc nhi phụ" , (Hi công tam thập tam niên ) Thường vua chết, quân lính khóc và làm lễ phụ.
2. (Động) Chôn chung, hợp táng. ◇ Cù Hựu : "Bỉ cảm tật nhi tiên tồ, thiếp hàm oan nhi kế vẫn. Dục cầu phụ táng" , . (Thúy Thúy truyện ) Chàng buồn thương mắc bệnh chết trước, thiếp ngậm oan nên chết theo. Muốn xin được chôn chung.

Từ điển Thiều Chửu

① Tế phụ, hết tang ba năm, rước thần chủ () vào thờ với tiên tổ gọi là phụ.
② Chôn chung (hợp táng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tế phụ (rước thần chủ vào thờ với tổ tiên sau tang ba năm);
② Chôn chung, hợp táng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ cúng tổ tiên các đời — Cúng giỗ mãn tang.
thánh
shèng ㄕㄥˋ

thánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

thần thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thánh, người có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí. ◎ Như: "siêu phàm nhập thánh" vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào bậc thánh. ◇ Luận Ngữ : "Cố thiên túng chi tương thánh, hựu đa năng dã" , (Tử Hãn ) Ấy, nhờ trời buông rộng cho ngài làm thánh, ngài lại còn có nhiều tài.
2. (Danh) Người có học thức hoặc tài nghệ đã đạt tới mức cao thâm. ◎ Như: "thi thánh" thánh thơ, "thảo thánh" người viết chữ thảo siêu tuyệt.
3. (Tính) Sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt. ◎ Như: "thánh nhân" , "thần thánh" .
4. (Tính) Tiếng tôn xưng vua, chúa. ◎ Như: "thánh dụ" lời dụ của vua, "thánh huấn" lời ban bảo của vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Thánh, tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực gọi là thánh, như siêu phàm nhập thánh vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào cõi thánh. Phàm cái gì mà tới tột bực đều gọi là thánh, như thi thánh thánh thơ.
③ Lời nói tôn kính nhất, như lời dụ của vua gọi là thánh dụ , thánh huấn , v.v.
④ Sáng suốt, cái gì cũng biết tỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thánh (người có đạo đức và tài cao học rộng, thông suốt lẽ đời): Bậc thánh, thánh nhân; Thánh hiền;
② Tên đẹp tỏ ý sùng bái: Đất thánh; 使 Sứ mệnh thần thánh;
③ Từ để tôn xưng nhà vua (thời xưa): Thánh thượng, nhà vua; Lời dụ của vua;
④ (văn) Người giỏi giang tinh thông về một lãnh vực hay một nghề: Thi thánh (người làm thơ cực giỏi); Người viết chữ thảo siêu tuyệt;
⑤ Tín đồ tôn giáo tôn xưng người hoặc sự vật liên quan đến tôn giáo của mình: Kinh thánh; Ngày sinh của đức giáo chủ (tùy theo đạo);
⑥ (văn) Rượu trong;
⑦ (văn) Sáng suốt, anh minh, thông suốt lẽ đời: Cho nên bậc thánh càng thêm sáng suốt, kẻ ngu càng thêm ngu muội (Hàn Dũ: Sư thuyết).

Từ ghép 29

hóa
huò ㄏㄨㄛˋ

hóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải. ◎ Như: "tài hóa" của cải.
2. (Danh) Hàng hóa, thương phẩm. ◎ Như: "quốc hóa" hàng nhà nước bán ra, "bách hóa" hàng hóa thường dùng nói chung (quần áo, bát đĩa, ...).
3. (Danh) Tiền tệ. ◎ Như: "hóa tệ" tiền tệ.
4. (Danh) Tiếng dùng để chửi mắng. ◎ Như: "bổn hóa" đồ ngu, "xuẩn hóa" thứ đần độn.
5. (Động) Bán. ◇ Tây du kí 西: "Khước hựu điền viên hoang vu, y thực bất túc, chỉ đắc chước lưỡng thúc sài tân, thiêu hướng thị trần chi gian, hóa kỉ văn tiền, địch kỉ thăng mễ" , , , , , (Đệ nhất hồi) Lại thêm ruộng vườn hoang vu, áo cơm chẳng đủ, chỉ đẵn được vài bó củi, mang ra chợ, bán được mấy mấy đồng tiền, mua dăm thưng gạo.
6. (Động) Đút của, hối lộ. ◇ Mạnh Tử : "Vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã" , (Công Tôn Sửu hạ ) Không có cớ gì mà đưa cho, thế là hối lộ vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của, như hóa tệ của cải. Phàm vật gì có thể đổi lấy tiền được đều gọi là hóa.
② Bán, như sách Mạnh Tử nói vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đấy vậy.
③ Đút của.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hóa: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hóa;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền bạc — Vật đem bán lấy tiền được. Tức các loại hàng. Ta cũng gọi là hàng hóa — Đem bán — Cho tiền.

Từ ghép 31

đính, đỉnh
dǐng ㄉㄧㄥˇ

đính

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đỉnh đầu
2. chỗ cao nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đỉnh đầu. ◇ Trang Tử : "Kiên cao ư đính" (Đại tông sư ) Vai cao hơn đỉnh đầu.
2. (Danh) Ngọn, chóp, nóc. ◎ Như: "sơn đính" đỉnh núi, "ốc đính" nóc nhà.
3. (Danh) Hạn độ. ◎ Như: "lãng phí một hữu đính" phung phí không có hạn độ.
4. (Danh) Cái ngù đính trên mũ. § Đời nhà Thanh , quan lại đính ngù trên mũ đeo san hô, ngọc, thủy tinh, xa cừ để phân biệt phẩm trật. ◎ Như: "đính đái" mũ ngù.
5. (Động) Đội. ◎ Như: "đính thiên lập địa" đội trời đạp đất. ◇ Uông Tân : "Ủng ngư thoa, đính ngư lạp, tác ngư ông" , , (Hành hương tử ) Mặc áo tơi, đội nón lá, làm ông chài.
6. (Động) Chống, đẩy. ◎ Như: "nã giang tử đính thượng môn" dùng cây đòn chống cửa.
7. (Động) Xông pha, đối mặt, tương nghênh. ◎ Như: "đính phong" ngược gió, "đính phong tuyết, chiến nghiêm hàn" , xông pha gió tuyết, vượt qua giá lạnh.
8. (Động) Húc, chạm, nhú. ◎ Như: "giá đầu ngưu ái đính nhân" con bò này hay húc người, "nộn nha bả thổ đính khởi lai liễu" mầm non đã nhú lên khỏi mặt đất.
9. (Động) Lễ, bái. ◇ Tây du kí 西: "Hành Giả đính tạ bất tận" (Đệ tứ thập tứ hồi) Hành Giả bái tạ không thôi.
10. (Động) Cãi vã, phản đối, bác bỏ. ◎ Như: "ngã hựu đính liễu tha kỉ cú" tôi cãi lại ông ấy mấy câu, "đính giác" tranh chấp, "đính bản" xung đột lẫn nhau.
11. (Động) Đến. ◇ Tây du kí 西: "Na thuyền nhi tu du đính ngạn" (Đệ ngũ thập tam hồi) Chiếc thuyền đó trong chốc lát đến bờ.
12. (Động) Chuyển nhượng hoặc nắm lấy quyền kinh doanh xí nghiệp, phòng ốc, đất đai, v.v.(ngày xưa).
13. (Động) Thay thế. ◎ Như: "mạo danh đính thế" mạo tên thay thế.
14. (Động) Bằng, tương đương.
15. (Phó) Rất, hết sức. ◎ Như: "đính thông minh" rất thông minh, "đính đại" hết sức lớn.
16. (Danh) Lượng từ: cái. ◎ Như: "nhất đính mạo tử" một cái mũ, "nhất đính trướng tử" một cái màn.

Từ điển Thiều Chửu

① Đỉnh đầu. Phàm chỗ nào rất cao đều gọi là đính. Như sơn đính đỉnh núi, ốc đính nóc nhà, v.v.
② Bình phẩm sự vật gì mà cho là hơn hết cũng gọi là đính. Như đính thượng nhất hạng, tột bực.
③ Đời nhà Thanh , cái ngù mũ đính ở trên chóp mũ, cho nên gọi cái mũ là đính đái .
④ Đội. Như đính thiên lập địa đội trời đạp đất.
⑤ Xông lên. Như chèo thuyền ngược gió gọi là đính phong .
⑥ Đâm thọc, khêu chọc. Dùng lời nói mà châm chọc gọi là xuất ngôn đính chàng .
⑦ Thế thay. Như mạo danh đính thế mạo tên thế thay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỉnh đầu, đỉnh, ngọn, chóp, nóc: Đỉnh đầu; Nóc nhà; Đỉnh tháp;
② Đội (trên đầu): Trên đầu đội một hũ nước; Đội trời đạp đất;
③ Húc: Con bò này hay húc người;
④ Chống, đẩy: Dùng cây đòn chống cửa; Đoàn tàu ở trước, đầu máy ở sau đẩy;
⑤ Ngược chiều: Ngược gió;
⑥ Cãi vã, cãi lại, bác bỏ: Cãi lại bà ấy mấy câu;
⑦ Kham, gánh vác, cáng đáng: Công việc quá nặng, hai người không kham nổi;
⑧ Đối phó, đương đầu;
⑨ Bằng, tương đương: Một chiếc máy kéo bằng sức mấy chục con ngựa; Một người bằng hai người;
⑩ Thay thế, thay vào, đánh tráo: Thay tên, đánh tráo tên; Dùng hàng xấu đánh tráo hàng tốt;
⑪ (cũ) Chuyển nhượng hoặc thủ đắc quyền kinh doanh hay cư trú nhà cửa: Căn nhà này tôi đã bán rồi;
⑫ (đph) Đến (chỉ thời gian): Đến hai giờ chiều anh ấy mới ăn cơm;
⑬ Cái: Một cái nón; Một cái màn;
⑭ Nhất, rất, vô cùng, tột bực, tột đỉnh: Tốt nhất; Nó rất thích xem tiểu thuyết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đỉnh đầu. Chóp đầu. Bởi vậy ta quen đọc là Đỉnh — Cái chóp, cái ngọn, phần cao nhất, ở trên hết — Rất. Lắm. Tột độ — Dùng đầu mà đội — Thay thế. Dùng cái này thay cho cái kia — Tiếng dùng để đếm số đồ vật. Chẳng hạn Mạo nhất đính ( một cái mũ ).

Từ ghép 6

đỉnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đỉnh đầu
2. chỗ cao nhất

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỉnh đầu, đỉnh, ngọn, chóp, nóc: Đỉnh đầu; Nóc nhà; Đỉnh tháp;
② Đội (trên đầu): Trên đầu đội một hũ nước; Đội trời đạp đất;
③ Húc: Con bò này hay húc người;
④ Chống, đẩy: Dùng cây đòn chống cửa; Đoàn tàu ở trước, đầu máy ở sau đẩy;
⑤ Ngược chiều: Ngược gió;
⑥ Cãi vã, cãi lại, bác bỏ: Cãi lại bà ấy mấy câu;
⑦ Kham, gánh vác, cáng đáng: Công việc quá nặng, hai người không kham nổi;
⑧ Đối phó, đương đầu;
⑨ Bằng, tương đương: Một chiếc máy kéo bằng sức mấy chục con ngựa; Một người bằng hai người;
⑩ Thay thế, thay vào, đánh tráo: Thay tên, đánh tráo tên; Dùng hàng xấu đánh tráo hàng tốt;
⑪ (cũ) Chuyển nhượng hoặc thủ đắc quyền kinh doanh hay cư trú nhà cửa: Căn nhà này tôi đã bán rồi;
⑫ (đph) Đến (chỉ thời gian): Đến hai giờ chiều anh ấy mới ăn cơm;
⑬ Cái: Một cái nón; Một cái màn;
⑭ Nhất, rất, vô cùng, tột bực, tột đỉnh: Tốt nhất; Nó rất thích xem tiểu thuyết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Đính.

Từ ghép 4

các
gé ㄍㄜˊ

các

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gác (kiến trúc nhiều tầng ngày xưa). ◇ Đỗ Mục : "Ngũ bộ nhất lâu, thập bộ nhất các" , (A phòng cung phú ) Năm bước lại một lầu, mười bước lại một gác.
2. (Danh) Lối đi giao thông giữa các lầu gác, thường ở trên cao.
3. (Danh) Riêng chỉ lầu chứa sách quốc lập ngày xưa. ◎ Như: "Văn Uyên các" , "Thiên Lộc các" 祿, "Văn Lan các" .
4. (Danh) Nói tắt của "nội các" cơ quan hành chánh trung ương bậc cao nhất. ◎ Như: "các quỹ" tổng lí, thủ tướng (người cầm đầu nội các), "tổ các" thành lập nội các.
5. (Danh) Phòng của phụ nữ ở. ◎ Như: "khuê các" chỗ phụ nữ ở, "xuất các" : (1) công chúa đi lấy chồng, (2) xuất giá. ◇ Phù sanh lục kí : "Thị niên đông, trị kì đường tỉ xuất các, dư hựu tùy mẫu vãng" , , (Khuê phòng kí lạc ) Mùa đông năm đó, gặp dịp một người chị họ ngoại đi lấy chồng, tôi lại theo mẹ đến thăm.
6. (Danh) Họ "Các".
7. (Động) § Thông "các" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gác, từng gác để chứa đồ. Như khuê các chỗ phụ nữ ở.
② Tên bộ quan, Nội các gọi tắt là các. Các thần bầy tôi trong tòa Nội các. Ở nước quân chủ thì giữ chức tham dự các chính sự, ở nước lập hiến thì là cơ quan trung ương hành chánh cao nhất.
③ Ván gác, ngày xưa đặt ván ở lưng tường lưng vách để các đồ ăn gọi là các.
④ Đường lát ván. Dùng gỗ bắt sàn đi trên đường ở trong vườn gọi là các đạo , bắc ở chỗ núi khe hiểm hóc gọi là sạn đạo .
⑤ Cái chống cửa.
⑥ Ngăn.
⑦ Họ Các.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gác, lầu, nhà, phòng, khuê các;
② Nội các (nói tắt): Lập nội các, tổ chức nội các; Quan chức lớn trong nội các;
③ (văn) Cây chống cửa;
④ (văn) Ngăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mấu gỗ để khi mở cửa ra thì cánh cửa không đóng ập lại được nữa — Ngừng lại. Gác lại — Gác lên. Bắc ngang trên cao — Cái lầu. Tầng trên của căn nhà ( đời xưa gác gỗ lên mà thành ) — Nơi vua quan hội họp về việc nước — Cũng gọi là Nội các ( gác trong cung vua ).

Từ ghép 14

túc
sù ㄙㄨˋ

túc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cung kính
2. gấp, kíp, vội

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cung kính. ◇ Tả truyện : "Kì tòng giả túc nhi khoan, trung nhi năng lực" , (Hi Công nhị thập tam niên ) Những người tùy tùng đều cung kính mà khoan hòa, trung thành mà có khả năng.
2. (Tính) Trang trọng, nghiêm túc. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm, "túc mục" trang nghiêm, trang trọng.
3. (Tính) Nghiêm khắc.
4. (Tính) Cấp bách, gấp kíp.
5. (Tính) U tĩnh, yên tĩnh. ◇ Lí Gia Hựu : "Ẩn thụ trọng diêm túc, Khai viên nhất kính tà" , (Phụng họa Đỗ tướng công trưởng hưng tân trạch ) Cây ẩn dưới mái hiên dày u tĩnh, Vườn mở ra một con đường dốc.
6. (Động) Cung kính. ◇ Lục Cơ : "Hạ túc thượng tôn" (Hán Cao Tổ công thần tụng ) Dưới cung kính trên tôn trọng.
7. (Động) Kính sợ. ◇ Hán Thư : "Hoàng đế chi túc cựu lễ, tôn trọng thần minh" , (Vi Hiền truyện ) Hoàng đế kính nể lễ cổ, tôn trọng thần minh.
8. (Động) Cảnh giới, răn bảo.
9. (Động) Chỉnh lí, sửa sang. ◇ Tào Thực : "Túc ngã chinh lữ" (Ứng chiếu ) Sửa sang quân đội của ta.
10. (Động) Thu liễm, rụt lại. ◇ Lễ Kí : "Tắc hàn khí thì phát, thảo mộc giai túc" , (Nguyệt lệnh ) Là lúc khí lạnh phát sinh, cỏ cây đều co rút.
11. (Động) Tiến ra đón, mời vào. ◎ Như: "túc khách" ra đón khách mời vào.
12. (Động) Trừ sạch, dẹp yên.
13. (Động) Kính từ dùng trong thư tín. ◎ Như: "thủ túc" , "đoan túc" , "bái túc" (kính thư).
14. (Phó) Một cách cung kính. ◎ Như: "túc lập" đứng kính cẩn, "túc trình" cung kính dâng lên, "túc tạ" kính cẩn cảm tạ.
15. (Danh) Họ "Túc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung kính, ngay ngắn nghiêm nghị, không có cái dáng trễ nải gọi là túc.
② Răn, bảo, thi hành mệnh lệnh nghiêm ngặt cho người sợ không dám làm bậy gọi là túc thanh , túc tĩnh , v.v. Lạy rập đầu xuống gọi là túc bái , gọi tắt là túc. Như trong lối viết thư hay dùng những chữ kính túc , túc thử cũng là nói nghĩa ấy cả (kính viết thư này).
③ Gấp, kíp.
④ Tiến vào, mời vào.
⑤ Thu liễm lại, rụt lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung kính: Kính viết thư này;
② Nghiêm túc;
③ (văn) Răn đe, chấn chỉnh (bằng mệnh lệnh nghiêm ngặt): Thanh trừng;
④ (văn) Gấp, kíp;
⑤ (văn) Tiến vào, mời vào;
⑥ (văn) Thu liễm lại, rút lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nghiêm trang kính cẩn. Td: Nghiêm túc — Vái lạy đầu sát đất — Co lại.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.