tinh thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. Linh khí của thiên địa vạn vật. ◇ Lễ Kí : "Khí như bạch hồng, thiên dã. Tinh thần hiện ư san xuyên, địa dã" , . , (Sính nghĩa ) Hơi khí như mống trắng, trời vậy. Linh khí hiện ra ở núi sông, đất vậy.
2. Tâm thần, thần chí. ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" . ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tinh thần điên đảo, hoảng hốt bất ninh" , (Đệ ngũ hồi) Tâm thần điên đảo, mơ hồ không yên ổn.
3. Tư tưởng hoặc chủ nghĩa. ◎ Như: "dân chủ tinh thần" tưởng dân chủ.
4. Khí lực, tinh lực. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hội tử hữu nhân, ngã dã một tinh thần liễu" , (Đệ lục hồi) Bây giờ đương có người, ta chẳng còn hơi sức nào nữa (để nghĩ đến việc đó).
5. Chỉ ý thức, tư duy hoặc trạng thái tâm lí nào đó (tâm lí học). ☆ Tương tự: "tâm linh" . ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình tốt đẹp trong con người. Đoạn trường tân thanh : » Mai cốt cách, tuyết tinh thần «.
ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dốt nát, ngu muội, không thông minh. ◎ Như: "ngu si" dốt nát mê muội. ◇ Luận Ngữ : "Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu" , , (Vi chánh ) Ta với Nhan Hồi nói chuyện suốt ngày, không thấy anh ấy vặn hỏi gì cả, tưởng như ngu đần vậy.
2. (Tính) Đôn hậu, thật thà.
3. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm (về ý kiến, điều lo nghĩ... của mình). ◎ Như: "ngu ý" như ý ngu dốt này. ◇ Hán Thư : "Cảm bất lược trần ngu nhi trữ tình tố" (Vương Bao truyện ).
4. (Danh) Người ngu dốt. ◇ Luận Ngữ : "Cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ" , (Dương Hóa ) Đời xưa người ngu thì ngay thẳng, nay người ngu thì chỉ dối trá thôi.
5. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm từ). ◇ Tam Quốc : "Ngu dĩ vi cung trung chi sự, sự vô đại tiểu, tất dĩ tư chi, nhiên hậu thi hành, tất năng bì bổ khuyết lậu, hữu sở quảng ích" , , , , , (Gia Cát Lượng , Tiền xuất sư biểu ) Tôi trộm nghĩ những việc trong cung, bất kì lớn nhỏ, đều nên hỏi ý các ông ấy (Quách Du Chi, Phí Y, v.v.) rồi sau mới thi hành thì có thể bồi bổ được chỗ thiếu sót mà thu được ích lợi lớn.
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "ngu lộng" lừa gạt người. ◇ Tôn Tử : "Năng ngu sĩ tốt chi nhĩ mục, sử chi vô tri" , 使 (Cửu địa ) Phải biết đánh lừa tai mắt quân lính, làm cho họ không biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu dốt.
② Lừa dối. Như ngu lộng lừa gạt người.
③ Lời nói khiêm. Như ngu án kẻ ngu si này xét, ngu ý như ý kẻ ngu dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngu muội: Người ngu dốt;
② Lừa bịp: Bị người ta lừa bịp;
③ (khiêm) Kẻ ngu này, tôi: Theo thiển ý (thiển kiến) của tôi; Theo sự xét đoán của kẻ ngu này (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc tối tăm, đần độn. Ca dao Việt Nam có câu: » Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình « — Tiếng khiêm nhường khi nói về mình. Td: Ngu huynh ( người anh đần độn này ).

Từ ghép 14

hệ
jì ㄐㄧˋ, xì ㄒㄧˋ

hệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

buộc, bó, nối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc, trói buộc. ◎ Như: "bị hệ" bị bắt giam. ◇ Thủy hử truyện : "Hoán tiểu lâu la giáo bả mã khứ hệ tại lục dương thụ thượng" (Đệ ngũ hồi) Gọi lâu la bảo đem ngựa buộc vào gốc cây dương xanh.
2. (Động) "Hệ niệm" nhớ nghĩ luôn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thân tuy tại Trác tả hữu, tâm thật hệ niệm Điêu Thuyền" , (Đệ bát hồi) Thân tuy đứng hầu bên (Đổng) Trác, mà lòng thực chỉ tơ tưởng Điêu Thuyền.
3. (Động) Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là "quan hệ" , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là "hệ". ◎ Như: Dịch Kinh có "Hệ từ" nghĩa là những lời giải ở dưới các quẻ trong kinh vậy.
4. (Động) Treo. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực?" Ta đâu phải là trái bầu khô người ta treo mà không ăn được ư? (ý nói có tài mà không được dùng).

Từ điển Thiều Chửu

① Trói buộc, như bị hệ bị bắt giam.
② Hệ niệm nhớ nghĩ luôn.
③ Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là quan hệ , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là hệ, như Kinh Dịch có hệ từ nghĩa là những lời giải ở dưới các quẻ trong kinh vậy.
④ Treo. Luận ngữ : Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực? ta đâu phải là trái bầu khô người ta treo mà không ăn được ư? (ý nói có tài mà không được dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thắt: Thắt dây giày; Thắt ca vát; Thắt một cái nút;
② Buộc, trói buộc, trói: Buộc cho chắc một chút; Bị bắt trói, bị bắt giam;
③ (văn) Treo lên: ? Ta há có phải là quả bầu đâu, sao treo đấy mà chẳng ăn? (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Nối kết, liên lạc, liên hệ: Quan hệ Trong thâm tâm tôi không thể nhập chung hai việc này làm một được Xem , [xì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cột lại, buộc lại — Trói buộc, gò bó — Tiếp nối nhau. Liên tiếp — Thuộc vào nhau, liên can tới nhau. Chẳng hạn Quan hệ.

Từ ghép 5

biểu tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biểu tình

Từ điển trích dẫn

1. Biểu đạt cảm tình, tình ý. ◇ Kim Bình Mai : "Tây môn khánh tiếu đạo: Ta tu vi tẫn, biểu tình nhi dĩ" 西: , (Đệ tam thập lục hồi).
2. Trên mặt hoặc bằng động tác tư thái bày tỏ tư tưởng cảm tình. ◇ Hạ Diễn : "Diện bộ biểu tình lập khắc hòa hoãn hạ lai" (Tẩu hiểm kí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày tỏ điều cảm thấy trong lòng.
lưu, lựu
liū ㄌㄧㄡ, liú ㄌㄧㄡˊ, liù ㄌㄧㄡˋ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trượt, lướt
2. nhẵn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lẻn, lủi, chuồn. ◎ Như: "lựu hồi gia" lẻn về nhà. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất diện tưởng trước, dĩ lựu đáo lí gian ốc tử môn khẩu, thâu thâu nhi đích tiều" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Một mặt nghĩ như thế, rồi lén vào cửa nhà trong xem trộm.
2. (Động) Chảy, trôi.
3. (Động) Trượt, tuột. ◎ Như: "lựu băng" trượt băng.
4. (Động) Nịnh nọt, bợ đỡ, liếm gót. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ tưởng tưởng nhĩ na lão tử nương, tại na biên quản gia da môn cân tiền bỉ ngã môn hoàn cánh hội lựu ni" , , (Đệ thất thập nhất hồi) Mày thử nghĩ xem mẹ mày hầu các ông quản gia bên ấy còn biết liếm gót giỏi hơn chúng tao nữa kia.
5. (Động) Nhìn, liếc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Giả Vân nhất diện tẩu, nhất diện nã nhãn bả Hồng Ngọc nhất lựu" , (Đệ nhị thập lục hồi) Giả Vân vừa đi vừa đưa mắt liếc nhìn Hồng Ngọc.
6. (Động) Xào (cách nấu món ăn, có thêm đường, giấm). ◎ Như: "thố lựu bạch thái" cải trắng xào giấm.
7. (Động) Đi chậm chậm, tản bộ. § Thông "lưu" .
8. (Tính) Trôi chảy, lưu loát. ◎ Như: "giá danh ngoại tịch sanh lai Đài Loan hảo kỉ niên liễu, quốc ngữ thuyết đắc ngận lựu" , .
9. (Tính) Trơn, bóng. ◎ Như: "lựu viên" tròn xoay, "lựu quang" láng bóng.
10. (Phó) Biểu thị trình độ sâu, đậm. § Đặt sau hình dung từ. ◎ Như: "toan lựu lựu" chua lét, "quang lựu lựu" bóng lộn.
11. (Danh) Tên sông thời cổ.
12. (Danh) Dòng nước. ◇ Bạch Cư Dị : "Tây giản băng dĩ tiêu, Xuân lựu hàm tân bích" 西, (Khê trung tảo xuân ) Ở khe suối hướng tây băng đã tan, Dòng nước mùa xuân ngậm màu biếc mới.
13. (Danh) Dòng nước chảy xiết. ◇ Thượng Quan Chiêu Dung : "Bộc lựu tình ngưng vũ, Tùng hoàng trú tự hôn" , (Du Trường Ninh ) Dòng thác chảy xiết, mưa tạnh, Bụi trúc ngày tựa như tối.
14. (Danh) Chỗ nước chảy xuống từ mái hiên nhà, máng nước. § Thông "lựu" . ◎ Như: "thủy lựu" máng nước.
15. (Danh) Lượng từ: hàng, dãy, xâu... ◎ Như: "nhất lựu tam gian phòng" một dãy ba gian nhà.
16. Cũng đọc là "lưu".

Từ ghép 1

lựu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lẻn, lủi, chuồn. ◎ Như: "lựu hồi gia" lẻn về nhà. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất diện tưởng trước, dĩ lựu đáo lí gian ốc tử môn khẩu, thâu thâu nhi đích tiều" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Một mặt nghĩ như thế, rồi lén vào cửa nhà trong xem trộm.
2. (Động) Chảy, trôi.
3. (Động) Trượt, tuột. ◎ Như: "lựu băng" trượt băng.
4. (Động) Nịnh nọt, bợ đỡ, liếm gót. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ tưởng tưởng nhĩ na lão tử nương, tại na biên quản gia da môn cân tiền bỉ ngã môn hoàn cánh hội lựu ni" , , (Đệ thất thập nhất hồi) Mày thử nghĩ xem mẹ mày hầu các ông quản gia bên ấy còn biết liếm gót giỏi hơn chúng tao nữa kia.
5. (Động) Nhìn, liếc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Giả Vân nhất diện tẩu, nhất diện nã nhãn bả Hồng Ngọc nhất lựu" , (Đệ nhị thập lục hồi) Giả Vân vừa đi vừa đưa mắt liếc nhìn Hồng Ngọc.
6. (Động) Xào (cách nấu món ăn, có thêm đường, giấm). ◎ Như: "thố lựu bạch thái" cải trắng xào giấm.
7. (Động) Đi chậm chậm, tản bộ. § Thông "lưu" .
8. (Tính) Trôi chảy, lưu loát. ◎ Như: "giá danh ngoại tịch sanh lai Đài Loan hảo kỉ niên liễu, quốc ngữ thuyết đắc ngận lựu" , .
9. (Tính) Trơn, bóng. ◎ Như: "lựu viên" tròn xoay, "lựu quang" láng bóng.
10. (Phó) Biểu thị trình độ sâu, đậm. § Đặt sau hình dung từ. ◎ Như: "toan lựu lựu" chua lét, "quang lựu lựu" bóng lộn.
11. (Danh) Tên sông thời cổ.
12. (Danh) Dòng nước. ◇ Bạch Cư Dị : "Tây giản băng dĩ tiêu, Xuân lựu hàm tân bích" 西, (Khê trung tảo xuân ) Ở khe suối hướng tây băng đã tan, Dòng nước mùa xuân ngậm màu biếc mới.
13. (Danh) Dòng nước chảy xiết. ◇ Thượng Quan Chiêu Dung : "Bộc lựu tình ngưng vũ, Tùng hoàng trú tự hôn" , (Du Trường Ninh ) Dòng thác chảy xiết, mưa tạnh, Bụi trúc ngày tựa như tối.
14. (Danh) Chỗ nước chảy xuống từ mái hiên nhà, máng nước. § Thông "lựu" . ◎ Như: "thủy lựu" máng nước.
15. (Danh) Lượng từ: hàng, dãy, xâu... ◎ Như: "nhất lựu tam gian phòng" một dãy ba gian nhà.
16. Cũng đọc là "lưu".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước chảy xiết: Nước sông chảy xiết;
② Nước mưa từ trên mái hiên chảy xuống: Nước mái hiên; Máng hứng nước;
③ Chỗ nước mưa nhểu xuống dưới mái hiên, máng (như , bộ ): Máng nước;
④ Dãy: Một dãy ba gian nhà;
⑤ Mạn, nơi, ở quanh, ở gần: Mạn này cây ăn quả rất nhiều;
⑥ (đph) Trét kẽ hở: Tường đã xây xong, chỉ còn trét kẻ hở thôi. Xem [liu].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trượt, tuột: Trượt băng; Từ trên dốc núi tuột xuống;
② Tròn xoay, láng bóng, trơn: Tròn xoay; Láng bóng, trơn; Trơn nhẵn;
③ Lén chuồn, lủi: Nó lén lút chuồn ra ngõ sau;
④ (văn) (Ngựa) sổng cương;
⑤ Như [liu]. Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy. Chảy đi — Nước giọt gianh, từ mái nhà chảy xuống — Bỏ vào nồi, cho thêm nước, đun nóng lên.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Bạn cũ. ☆ Tương tự: "cố giao" , "cố cựu" , "cố hữu" , "cựu hữu" . ★ Tương phản: "tân tri" , "tân hữu" . ◇ Lí Bạch : "Phù vân du tử ý, Lạc nhật cố nhân tình" , (Tống hữu nhân ).
2. Vợ trước. ◇ Vô danh thị : "Tân nhân tòng môn nhập, Cố nhân tòng các khứ" , (Cổ thi thượng san thải mi vu ) Người mới theo cửa vào, Người cũ theo gác đi.
3. Người đã chết. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Ngã bệ kiến hồi lai, tòng giá lí quá, chánh yếu hội hội nhĩ phụ thân, bất tưởng dĩ tố cố nhân" , , , (Đệ nhị thập lục hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn cũ — Người vợ cũ. Người tình xưa.

Từ điển trích dẫn

1. Buồng thêu. § Phòng trang trí đẹp đẽ. Ngày xưa thường chỉ chỗ ở của phụ nữ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá thị nả vị tiểu tả đích tú phòng, giá dạng tinh trí? Ngã tựu tượng đáo liễu thiên cung lí nhất dạng" , (Đệ tứ nhất hồi) Chỗ ấy là buồng thêu của cô nào mà trang hoàng đẹp thế? Tôi cứ tưởng như được lên cung tiên vậy.

Từ điển trích dẫn

1. Suy nghĩ tìm tòi biện pháp giải quyết. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Hậu lai hoàn khuy đắc Văn Cầm thế ngã kiệt lực tưởng pháp" (Đệ thập lục hồi).
2. Ý kiến, quan điểm, cách nhìn. ◎ Như: "nhĩ chẩm ma khả dĩ hữu giá chủng tự tư đích tưởng pháp ni?" ?

Từ điển trích dẫn

1. Lửa thiêu đốt cỏ hoang. ◇ Tào Thực : "Nguyện vi trung lâm thảo, Thu tùy dã hỏa phần" , (Hu ta thiên ).
2. Ma trơi. § Cũng gọi là: "lân hỏa" , "quỷ hỏa" . ◇ Liệt Tử : "Dương can hóa vi địa cao, mã huyết chi vi chuyển lân dã, nhân huyết chi vi dã hỏa dã" , , (Thiên thụy ).
3. Kiếm chuyện đòi hỏi thêm, vòi vĩnh. ◇ Thủy hử truyện : "(Vũ Tùng) vấn đạo: "Quá mại, nhĩ na chủ nhân gia tính thậm ma?" Tửu bảo đáp đạo: "Tính Tưởng." Vũ Tùng đạo: "Khước như hà bất tính Lí?" Na phụ nhân thính liễu đạo: "Giá tư na lí cật túy liễu, lai giá lí thảo dã hỏa ma"" (): ", ?" : "." : "?" : , (Đệ nhị thập cửu hồi) (Vũ Tùng) hỏi: "Này anh bán hàng, chủ anh họ là gì?" Tửu bảo đáp: "Họ Tưởng." Vũ Tùng hỏi: "Sao không họ Lí?" Người đàn bà (chủ quán) nghe thấy, nói (với tửu bảo): "Tên này say rượu rồi, hay là lại muốn tới vòi vĩnh".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa ở cánh đồng, chỉ chất lân tinh ban đêm phát sáng lên chỗ gò mã ngoài đồng.
chân
zhēn ㄓㄣ

chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực
2. người tu hành

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thật, không phải giả. ◎ Như: "chân diện mục" mặt mày thật, "chân nhân chân sự" nhân vật và sự việc có thật (không phải hư cấu).
2. (Tính) Thành thật, thật thà. ◎ Như: "chân tâm thành ý" lòng thành ý thật.
3. (Phó) Thật là, quả là, đúng là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chân chánh kì quái đích sự, khiếu nhân ý tưởng bất đáo!" , (Đệ lục thập thất hồi) Thật là kì quặc không ai ngờ đến!
4. (Danh) Người đắc đạo thành tiên (theo đạo gia). ◎ Như: "chân nhân" .
5. (Danh) Bổn tính, tính tự nhiên. ◎ Như: "thiên chân" bổn tính tự nhiên.
6. (Danh) Hình tượng giống thật. ◎ Như: "tả chân" vẽ truyền thần, miêu tả đúng như thật.
7. (Danh) Chức quan thật thụ. ◇ Hán Thư : "Lại tại vị nhị bách thạch dĩ thượng, nhất thiết mãn trật như chân" , 滿 (Bình đế kỉ ) Cấp lại tại vị (lãnh bổng lộc) hai trăm thạch trở lên, tất cả được mãn trật như chức quan thật thụ.
8. (Danh) Lối viết chữ Hán rõ ràng từng nét.
9. (Danh) Họ "Chân".
10. Cũng viết là "chân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ chân .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng của các đạo gia thời xưa, chỉ người tu hành thành tiên mà lên trời — Thành thật, có thật — Một cách viết chữ Trung Hoa, các nét chữ thật thà ngay ngắn.

Từ ghép 43

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.