đề, đệ
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trán (trên đầu)
2. đề bài, tiêu đề

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◎ Như: "điêu đề" chạm trổ lên trán (tục lệ). ◇ Hán Thư : "Xích mi viên đề" (Tư Mã Tương Như truyện ) Mày đỏ trán tròn.
2. (Danh) Phần nêu lên trên, lên trước của bài văn hoặc thơ. ◎ Như: "đề mục" (gọi tắt là "đề") đầu bài nêu lên ý chỉ cho cả bài, "phá đề" mở đầu, "kết đề" đóng bài.
3. (Danh) Bài thi (khảo thí). ◎ Như: "tuyển trạch đề" bài thi tuyển, "thí đề" đề bài thi, "vấn đáp đề" bài thi vấn đáp.
4. (Danh) Dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "biểu đề" ghi dấu (dùng cho việc khai khẩn ruộng hoang).
5. (Danh) Tấu, sớ. ◎ Như: "đề thỉnh" sớ tấu xin dâng lên trên.
6. (Động) Ghi, kí, viết chữ lên trên. ◎ Như: "đề tiêm" viết vào thẻ, "đề ngạch" viết hoành phi (bức biển ngang để treo lên), "đề thi" đề thơ, "đề từ" đề lời văn.
7. (Động) Bình phẩm, phê bình. ◎ Như: "phẩm đề" bình phẩm.
8. (Động) Kể chuyện, nói tới. ◎ Như: "bất đề" không nói tới nữa (thường dùng trong tiểu thuyết xưa sau một hồi, một đoạn chuyện). ◇ Thủy hử truyện : "Thả bả nhàn thoại hưu đề, chỉ thuyết chánh thoại" , (Đệ thập hồi) Khỏi nói tới chuyện vặt vãnh, chỉ kể chuyện chính.
9. (Động) Gọi, kêu. ◇ Hàn Phi Tử : "Bi phù bảo ngọc nhi đề chi dĩ thạch" (Hòa Thị ) Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trán. Tục mán miền nam ngày xưa hay chạm trổ vào trán rồi bôi thuốc đỏ thuốc xanh vào gọi là điêu đề .
② Tiên đề lên, viết chữ lên trên khiến cho người trông thấy là biết ngay gọi là đề. Như viết vào cái thẻ gọi là đề tiêm , viết bức biển ngang gọi là đề ngạch . Như nói đề thi (đề thơ), đề từ (đề lời văn), v.v.
③ Ðề mục (đầu đề; đầu bài). Ðầu bài văn hay bài thơ, nêu cái ý chỉ lên để làm mẫu mực cho cả một bài gọi là đề mục , có khi gọi tắt là đề. Như đoạn đầu văn giải thích cả đại ý trong bài gọi là phá đề (mở đầu). Ðoạn cuối kết lại cho đủ ý nghĩa là kết đề (đóng bài).
④ Phẩm đề . Cũng như nghĩa chữ bình phẩm hay phẩm bình vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu đề, đề mục: Đề mục, đầu đề, đề bài; Việc khó, bài toán khó; Lạc đề quá xa;
② Đề chữ lên, viết lên: Đề thơ lên vách; Ghi tên, đề tên; Đề chữ;
③ (văn) Phẩm đề, bình phẩm;
④ (văn) Gọi là: Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá! (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Dấu hiệu;
⑥ (văn) Lời chú thích;
⑦ (văn) Đầu mút, đoạn cuối: Đoạn kết;
⑧ (văn) Cái trán: Khắc lên trán; Đầu đỏ trán tròn (Tư Mã Tương Như: Tử Hư phú);
⑨ (Họ) Đề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán — Viết vào. Ca dao ta có câu: » Nàng về anh chẳng cho về, Anh nắm lấy áo anh đề câu thơ « — Bình phẩm, khen chê. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Thơ một túi phẩm đề cây nguyệt lộ. « — Nêu lên, đưa ra — Cái đầu bài đưa ra trong kì thi cho học trò làm — Một âm là Đệ. Xem Đệ.

Từ ghép 17

đệ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn. Liếc nhìn — Một âm là Đề. Xem Đề.
giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

úy, uất
wèi ㄨㄟˋ, yù ㄩˋ

úy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cấp úy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, các quan coi ngục và bắt trộm giặc đều gọi là "úy". ◎ Như: "đình úy" , "huyện úy" đều lấy cái nghĩa trừ kẻ gian cho dân yên cả.
2. (Danh) Quân "úy", quan binh đời Tần đều gọi là "úy". ◎ Như: "thái úy" , "đô úy" , "hiệu úy" .
3. (Danh) Sĩ quan cấp "úy" ngày nay. ◎ Như: "Thượng úy" , "Trung úy" , "Thiếu úy" .
4. (Danh) Họ "Úy".
5. (Động) An ủy, vỗ về. § Thông "úy" .
6. Một âm là "uất". (Danh) "Uất Trì" họ Uất-Trì.

Từ điển Thiều Chửu

① Quan úy, các quan coi ngục và bắt trộm giặc đời xưa đều gọi là úy, như đình úy , huyện úy đều lấy cái nghĩa trừ kẻ gian cho dân yên cả.
② Quân úy, quan binh đời Tần đều gọi là úy, như thái úy , đô úy , hiệu úy , v.v.
③ Một âm là uất. Uất trì họ Uất-trì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Quân hàm cấp) úy: Đại úy; Trung úy; Thiếu úy;
② (cũ) Quan úy (quan coi ngục và bắt trộm thời xưa): Đình úy; Huyện úy;
③ (cũ) Quân úy (quan binh đời Tần, Hán ở Trung Quốc thời xưa): Thái úy; Đô úy; Hiệu úy;
④ [Wèi] (Họ) Úy. Xem [yù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — làm cho yên. Vỗ về — Xem Uất — Chức quan võ cấp dưới. Td: Thiếu úy. Đại úy. Hiệu úy.

Từ ghép 10

uất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, các quan coi ngục và bắt trộm giặc đều gọi là "úy". ◎ Như: "đình úy" , "huyện úy" đều lấy cái nghĩa trừ kẻ gian cho dân yên cả.
2. (Danh) Quân "úy", quan binh đời Tần đều gọi là "úy". ◎ Như: "thái úy" , "đô úy" , "hiệu úy" .
3. (Danh) Sĩ quan cấp "úy" ngày nay. ◎ Như: "Thượng úy" , "Trung úy" , "Thiếu úy" .
4. (Danh) Họ "Úy".
5. (Động) An ủy, vỗ về. § Thông "úy" .
6. Một âm là "uất". (Danh) "Uất Trì" họ Uất-Trì.

Từ điển Thiều Chửu

① Quan úy, các quan coi ngục và bắt trộm giặc đời xưa đều gọi là úy, như đình úy , huyện úy đều lấy cái nghĩa trừ kẻ gian cho dân yên cả.
② Quân úy, quan binh đời Tần đều gọi là úy, như thái úy , đô úy , hiệu úy , v.v.
③ Một âm là uất. Uất trì họ Uất-trì.

Từ điển Trần Văn Chánh

】Uất Trì [Yùchí] (Họ) Uất Trì. Xem [wèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uất Trì : Họ kép — Một âm là Uý. Xem Uý.
xuyên
chuān ㄔㄨㄢ

xuyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước, sông
2. cánh đồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông. ◎ Như: "cao sơn đại xuyên" núi cao sông rộng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
2. (Danh) Tỉnh "Tứ Xuyên" gọi tắt.
3. (Danh) Đất bằng phẳng, đồng bằng gọi là "bình xuyên" .
4. (Động) Nấu chín tới (phương pháp nấu ăn, bỏ thực vật vào nước sôi, vừa chín tới là vớt ra ngay). ◎ Như: "xuyên nhục phiến" thịt luộc chín tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Dòng nước, nước ở trong núi dũa đất chảy ra gọi là xuyên, bây giờ đều gọi xuyên là sông cả.
② Nước chảy không lúc nào ngừng là thường xuyên .
③ Tỉnh Tứ-xuyên thường gọi tắt là tỉnh xuyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông: Núi cao sông rộng;
② Đồng bằng: Bình nguyên, vùng đồng bằng; Vựa lúa, vựa thóc, xứ cả cơm giàu cá;
③ [Chuan] (Tên gọi tắt của) tỉnh Tứ Xuyên: Kịch Tứ Xuyên;
④ Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng sông. Td: Sơn xuyên ( núi sông ) — Tên tắt gọi tỉnh Tứ Xuyên của Trung Hoa. Xem Xuyên khung — Tên người, tức Lí Tế Xuyên, không rõ tiểu truyện, chỉ biết ông là danh sĩ đời Trần, làm tới chức Thủ thư tàng thư, Hỏa chính chưởng, Trung phẩm phụng ngự, An tiêm lộ Chuyển vận sứ. Tác phẩm chữ Hán có Việt điện u linh tập, chép về các danh nhân thần thánh Việt Nam.

Từ ghép 9

thân
shēn ㄕㄣ

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói, trình bày
2. Thân (ngôi thứ 9 hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày, bày tỏ, thuật lại. ◎ Như: "thân lí" bày tỏ lí do để kêu oan. ◇ Khuất Nguyên : "Đạo trác viễn nhi nhật vong hề, nguyện tự thân nhi bất đắc" , (Cửu chương , Trừu tư ) Đạo cao xa mà ngày một mất đi hề, mong tự bày tỏ song không được.
2. (Động) Duỗi. § Thông "thân" . ◇ Diêm thiết luận : "Nãi an đắc cổ khẩu thiệt, thân nhan mi, dự tiền luận nghị thị phi quốc gia chi sự dã" , , (Lợi nghị ) Mà còn được khua miệng lưỡi, duỗi mặt mày, tham dự vào việc quốc gia luận bàn phải trái.
3. (Danh) Chi "Thân", một chi trong mười hai địa chi.
4. (Danh) Giờ "Thân", từ ba giờ đến năm giờ chiều.
5. (Danh) Tên nước, chư hầu đời Chu, nay thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Thân".
7. (Phó) Lại. ◎ Như: "thân thuyết" nói lại lần nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thân, một chi trong mười hai chi. Từ 3 giờ chiều đến năm giờ chiều gọi là giờ thân.
② Lại, như thân thuyết nói lại.
③ Ðến, như phụng thân phỉ kính kính dâng lễ mọn.
④ Duỗi, cùng nghĩa với chữ thân .
⑤ Hàng đầu các văn thư nhà quan gọi là thân.
⑥ Bạc kém phân phải chịu tiền pha thêm cho đúng số bạc gọi là thân thủy .
⑦ Tên đất.
⑧ Bầy tỏ, như thân lí người bị oan ức bày tỏ lí do để kêu oan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thân (chi thứ 9 trong 12 địa chi);
② Giờ Thân (3 đến 5 giờ chiều);
③ Trình bày, nói rõ ra: Nhắc lại một lần nữa, nhấn mạnh; Trình bày rõ lí do;
④ (văn) Duỗi ra (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lại lần nữa: Nói lại cho biết lần nữa; Nói lại lần nữa;
⑥ (văn) Từ dùng của cấp dưới khi nói với cấp trên (thời xưa): Báo cáo;
⑦ (văn) Khuyên răn, khuyên bảo: Liền ra lệnh và khuyên răn họ nhiều lần (Sử kí: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện);
⑧ (văn) Xác định rõ, rõ ràng: Tội không có chứng cứ rõ ràng (Hậu Hán thư: Đặng Chất liệt truyện);
⑨ [Shen] Nước Thân (một nước chư hầu đời Chu, nay thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc);
⑩ [Shen] Thành phố Thượng Hải (gọi tắt);
⑪ [Shen] (Họ) Thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ 9 trong Thập nhị chi — Làm cho sáng tỏ. Như chữ Thân .

Từ ghép 5

hướng, hưởng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

hướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hướng, phía
2. hướng vào, nhằm vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngoảnh về, quay về, ngả theo. ◎ Như: "nam hướng" ngoảnh về hướng nam, "bắc hướng" ngoảnh về hướng bắc. Ý chí ngả về mặt nào gọi là "chí hướng" , "xu hướng" .
2. (Tính) Xưa kia, cũ, trước. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ" , , 便 (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi (hang) rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ (mà về).
3. (Phó) Xưa nay, trước đây, lúc đầu. ◎ Như: "hướng giả" trước ấy, "hướng lai" từ xưa đến nay. ◇ Liêu trai chí dị : "Hướng bất thật cáo, nghi tao thử ách" , (Hương Ngọc ) Trước đây không nói thật, nên mới gặp nạn này.
4. (Giới) Sắp, gần. ◎ Như: "hướng thần" sắp sáng.
5. (Giới) Hướng về, hướng vào, lên. Biểu thị phương hướng hoặc đối tượng của động tác. ◎ Như: "hướng tiền khán" nhìn về phía trước.
6. (Danh) Họ "Hướng".
7. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoảnh về, hướng về. Ngoảnh về phương vị nào gọi là hướng. Như nam hướng ngoảnh về hướng nam, bắc hướng ngoảnh về hướng bắc, v.v. Ý chí ngả về mặt nào gọi là chí hướng , xu hướng , v.v.
② Ngày xưa, như hướng giả trước ấy.
③ Sắp, như hướng thần sắp sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hướng, ngoảnh (về phía): Ngoảnh về phía nam; Nhà này hướng đông; Hướng mũi súng vào kẻ thù;
② Phương hướng: Hướng gió; Lòng người hướng theo;
③ Thiên vị, bênh vực: Bênh lẽ phải chứ không bênh người thân;
④ Lên, vào, về: Báo cáo lên cấp trên; Phát triển vào chiều sâu;
⑤ (văn) Trước nay: Trước nay chưa hề có một tiền lệ như vậy; Trước đây, trước đó, lúc nãy; Trước nay, xưa nay. Cv. ;
⑥ (văn) Sắp: Sắp sáng;
⑦ (văn) Nếu, nếu như: Nếu con lừa đừng trổ tài nghề mình ra, thì con hổ dù mạnh hơn nhưng trong lòng nghi sợ, cuối cùng cũng không dám lấy (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư); Nếu tôi không làm việc phục dịch ấy, thì khốn khổ đã lâu rồi (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); 【】hướng lịnh [xiànglìng] (văn) Như 使 [xiàngshê];【】 hướng nhược [xiàngruò] (văn) Như 使;【使】 hướng sử [xiàngshê] (văn) 使? Nếu biết chiêm nghiệm trước sau, đem gương ra để tự răn mình, thì làm sao bị vùi dập vào tai họa? (Hậu Hán thư);
⑧ (văn) Cửa sổ nhìn về hướng bắc;
⑨ (văn) Xem như, coi như là: Người đời xem tôi như chúng nhân (Cao Thích: Biệt Vi tham quân);
⑩ (văn) Chạy về phía;
⑪[Xiàng] (Họ) Hướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa sổ xoay về phương Bắc — Xoay về. Ngó mặt về — Nghiêng về, thiên về — Lúc trước — Gần đây.

Từ ghép 25

hưởng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).
tích
qiǎo ㄑㄧㄠˇ, què ㄑㄩㄝˋ, tuō ㄊㄨㄛ, xì ㄒㄧˋ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

giày 2 lần đế

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như "tích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giầy hai lần đế, giầy của vua đi gọi là xích tích . Cũng viết là .
② Phù tích một tích truyện Vương Kiều tri huyện Diệp đời nhà Hán. Vì thế về sau gọi quan huyện là phù tích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giày (có hai đế);
② Như [xì] (bộ );
③ [Xì] (Họ) Tích. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Úp xuống — To lớn.
triết
zhé ㄓㄜˊ

triết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khôn, trí tuệ
2. triết học

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thông minh, sáng suốt, có trí tuệ. ◇ Vương Diên Thọ : "Tổ tông tuấn triết khâm minh" (Lỗ linh quang điện phú 殿) Tổ tiên có trí tuệ thông minh sáng suốt.
2. (Tính) Tiếng tôn xưng người bên họ ngoại. ◎ Như: "triết huynh" § Tôn xưng "biểu huynh" .
3. (Danh) Người hiền trí, người có trí tuệ. ◎ Như: "tiên triết" , "tiền triết" người hiền trí trước.
4. (Danh) Gọi tắt của "triết học" .
5. (Động) Biết, hiểu, liệu giải. ◇ Hán Thư : "Tại ư triết dân tình" (Dương Hùng truyện hạ ) Do ở chỗ hiểu biết dân tình.
6. (Động) § Thông "chiết" . Phân xử, quyết đoán.

Từ điển Thiều Chửu

① Khôn, người hiền trí gọi là triết, như tiên triết , tiền triết nghĩa là người hiền trí trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có trí tuệ, thông minh, sáng suốt;
② Người có trí tuệ, triết: Tiên triết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng suốt, hiểu hết mọi lẽ. Td: Hiền triết — Biết tới cái lẽ tận cùng của sự vật.

Từ ghép 11

hiện, kiến
jiàn ㄐㄧㄢˋ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

giản thể

Từ điển phổ thông

tỏ rõ, hiện ra

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tỏ rõ, hiện ra (dùng như , bộ ): Thiên hạ có đạo thì ra làm quan để được vẻ vang;
② Tiến cử;
③ Đồ trang sức ngoài quan tài.

Từ ghép 1

kiến

giản thể

Từ điển phổ thông

gặp, thấy

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấy, trông thấy: Điều tai nghe mắt thấy;
② Xem: 125 Xem trang 125 tập V ;
③ Thăm: Anh ấy muốn đến thăm anh;
④ Gặp, tiếp, yết kiến: Tôi không muốn gặp anh ấy; Tiếp khách;
⑤ Ý kiến: Không được khư khư giữ ý kiến của mình;
⑥ (văn) Bị, được: Bị chê cười; Được khoan thứ;
⑦ (trợ): Trông thấy; Không nghe rõ;
⑧ (văn) Tôi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ở vị trí của tân ngữ và đặt trước động từ): 便 Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra (Sưu thần hậu kí);
⑨ (văn) Hiện đang: Ông Võ liền viết thư trả lời: Đứa trẻ đang còn sống, chưa chết (Hán thư: Ngoại thích truyện);
⑩ [Jiàn] (Họ) Kiến. Xem , [xiàn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 7

nhị
èr ㄦˋ

nhị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số hai.
2. (Tính) Thứ hai. ◎ Như: "nhị thứ thế giới đại chiến" chiến tranh thế giới lần thứ hai.
3. (Tính) Không chuyên nhất, có hai dạng. ◇ Tân Đường Thư : "Khẩu vô nhị ngôn" (Vệ Đại Kinh truyện ) Miệng chỉ nói lời chuyên nhất.
4. (Động) Thay đổi, cải biến. ◇ Tả truyện : "Hữu tử vô nhị" (Hi Công thập ngũ niên ) Thà chết chứ không thay lòng đổi dạ.
5. (Động) Sánh ngang, có hai. ◇ Sử Kí : "Thử sở vị công vô nhị ư thiên hạ, nhi lược bất thế xuất giả dã" , (Hoài Âm Hầu truyện ) Như thế có thể nói công ấy không ai sánh ngang trong thiên hạ, mà mưu lược ấy không phải đời nào cũng có.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, tên số đếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai;
② Thứ hai, bậc hai: Chiến tranh thế giới lần thứ hai; Loại hàng bậc hai;
③ Thay đổi, không chuyên nhất: Không thách giá; Chết thì chết chứ không thay lòng đổi dạ; Không chuyên nhất một việc thì sự nghiệp sẽ thất bại (Hậu Hán thư);
④ (văn) Có hai, sánh ngang: Như thế gọi là công lao không có hai (không có ai sánh ngang) trong thiên hạ (Sử kí: Hoài Âm hầu liệt truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số hai — Khác. Không thuần nhất — Nghi ngờ — Hạng thứ. Hạng nhì — Phụ ( so với chính ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhị.

Từ ghép 26

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.