thích, trích, trịch
tī ㄊㄧ, tì ㄊㄧˋ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

thích

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi, cào. ◇ Liệt Tử : "Chước thát vô thương thống, chỉ trích vô tiêu dưỡng" , (Hoàng đế ) Đánh đập mà không đau đớn, gãi cào mà không nhức ngứa.
2. (Động) Ném. § Thông "trịch" . ◇ Sử Kí : "Nãi dẫn kì chủy thủ dĩ trích Tần vương, bất trúng, trúng đồng trụ" , , (Kinh Kha truyện ) Bèn cầm chủy thủ ném vua Tần, không trúng, trúng cái cột đồng.
3. (Danh) Trâm cài tóc.
4. Một âm là "thích". (Động) Khều lấy, ngoèo lấy, trích ra. ◇ Hán Thư : "Thích sào tham noãn, đạn xạ phi điểu" , (Tuyên đế kỉ ) Khều tổ tìm trứng, bắn đạn chim bay.
5. (Động) Phơi bày, vạch ra, phát giác. ◇ Tân Đường Thư : "Quốc Trung dĩ đắc chí, tắc cùng trích Lâm phủ gian sự" , (Dương Quốc Trung truyện ) (Dương) Quốc Trung đắc chí, liền vạch ra hết những việc gian dối của Lâm phủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Ném.
③ Một âm là thích. Khều lấy, ngoéo lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xúi giục;
② Phơi bày;
③ (văn) Gãi;
④ (văn) Ném;
⑤ (văn) Khều lấy, ngoèo lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thích — Xem Trích.

trích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gãi
2. ném

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi, cào. ◇ Liệt Tử : "Chước thát vô thương thống, chỉ trích vô tiêu dưỡng" , (Hoàng đế ) Đánh đập mà không đau đớn, gãi cào mà không nhức ngứa.
2. (Động) Ném. § Thông "trịch" . ◇ Sử Kí : "Nãi dẫn kì chủy thủ dĩ trích Tần vương, bất trúng, trúng đồng trụ" , , (Kinh Kha truyện ) Bèn cầm chủy thủ ném vua Tần, không trúng, trúng cái cột đồng.
3. (Danh) Trâm cài tóc.
4. Một âm là "thích". (Động) Khều lấy, ngoèo lấy, trích ra. ◇ Hán Thư : "Thích sào tham noãn, đạn xạ phi điểu" , (Tuyên đế kỉ ) Khều tổ tìm trứng, bắn đạn chim bay.
5. (Động) Phơi bày, vạch ra, phát giác. ◇ Tân Đường Thư : "Quốc Trung dĩ đắc chí, tắc cùng trích Lâm phủ gian sự" , (Dương Quốc Trung truyện ) (Dương) Quốc Trung đắc chí, liền vạch ra hết những việc gian dối của Lâm phủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Ném.
③ Một âm là thích. Khều lấy, ngoéo lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xúi giục;
② Phơi bày;
③ (văn) Gãi;
④ (văn) Ném;
⑤ (văn) Khều lấy, ngoèo lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném đi. Liệng xuống — Gãi cho hết ngứa — Một âm là Trịch. Xem Trịch.

trịch

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trịch — Một âm là Trích.

nhất đán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

một khi (giả sử), nếu như, đến khi mà

Từ điển trích dẫn

1. Bỗng nhiên có một hôm. ◇ Giang Yêm : "Nhất đán hồn đoạn, cung xa vãn xuất" , (Hận phú ) Bỗng nhiên có một hôm hồn đứt đoạn, xe trong cung ra muộn (vua băng hà).
2. Trong vòng một ngày. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả liên Hán thất thiên hạ, tứ bách dư niên, đáo thử nhất đán hưu hĩ" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ tiếc cơ nghiệp nhà Hán hơn bốn trăm năm đến nay tiêu diệt trong một ngày.
3. Ví như có một ngày. ◇ Chiến quốc sách : "Nhất đán san lăng băng, Trường An Quân hà dĩ tự thác ư Triệu" , (Triệu sách tứ) Nếu một ngày kia gò núi sụp đổ (ý nói Thái hậu băng), Trường An Quân biết lấy gì gửi thân mình ở nước Triệu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một ngày — Nếu một ngày nào — Nhất đán phi thường: Một sớm bất thần, nghĩa là chết. » Dạy mua hai cỗ thọ đường, phòng khi nhất đán phi thường cho ai « (Nhị độ mai).

nhất nhất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Nhất thiết, từng cái từng cái một. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy Tấn? Thử nhân nhất nhất vi cụ ngôn, sở văn giai thán oản" , , ? , (Đào hoa nguyên kí ) Họ lại hỏi bấy giờ là đời nào, vì họ không không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn. Người đánh cá nhất thiết kể lại đủ cả sự tình, họ nghe rồi đều đau xót, than thở.
2. Hoàn toàn. ◇ Tây du kí 西: "Hướng hậu tái bất cảm hành hung, nhất nhất thụ sư phụ giáo hối" , (Đệ ngũ thất hồi).
3. Kể hết cả, thuật lại rõ ràng đầy đủ (trong thư từ ngày xưa thường dùng). ◇ Trần Lâm : "Từ đa bất khả nhất nhất, thô cử đại cương, dĩ đương đàm tiếu" , , (Vi Tào Hồng dữ Ngụy Văn Đế thư ).
4. (Thuật ngữ Thái Huyền kinh) Khởi thủy của "Huyền tượng" . § Phạm Vọng chú : "Nhất nhất khởi ư hoàng tuyền, cố vị chi thủy; tại tuyền chi trung, cố trắc thâm dã" , ; , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả, không sót cái gì.

Từ điển trích dẫn

1. Quân đội khi tấn công, tập trung binh lực hỏa lực, tiến hành đánh vào quân địch (một cách) hết sức nhanh lẹ và dữ dội. ◇ Hậu Hán Thư : "Tức dạ phát tinh binh xuất doanh đột kích, đại phá kì chúng" , (Ngô Hán truyện ).
2. Đánh bất thình lình, tiến đánh lúc đối phương chưa phòng bị.
3. Tập trung lực lượng, gia tăng tốc độ, hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng một thời gian ngắn.

Từ điển trích dẫn

1. Trọng nghĩa lí, coi thường tiền của. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân đô thuyết trượng nghĩa sơ tài, chuyên nhất kết thức thiên hạ hảo hán, cứu trợ tao phối đích nhân, thị cá hiện thế đích Mạnh Thường Quân" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Mọi người đều nói ông này trọng nghĩa khinh tài, một lòng tìm kết giao với các hảo hán trong thiên hạ, cứu giúp người bị đi đày, đúng là một bậc Mạnh Thường Quân đời nay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Do chữ Phượng cầu Hoàng, con chim Phượng tìm con chim Hoàng, tên một khúc đàn của Tư Mã Tương Như, danh cầm đời Hán. Chỉ sự kén vợ — Tư Mã Tương Như đời Hán, gảy khúc đàn » Phượng cầu kì hoàng « để ve nàng Trác Văn Quân. Trác Văn Quân nghe tiếng đàn hay mà mê, rồi hai bên lấy nhau. » Khúc đâu Tư mã Phượng cầu « ( Kiều ).

Từ điển trích dẫn

1. Cứu viện giúp đỡ. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân đô thuyết trượng nghĩa sơ tài, chuyên nhất kết thức thiên hạ hảo hán, cứu trợ tao phối đích nhân, thị cá hiện thế đích Mạnh Thường Quân" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Mọi người đều nói ông này trọng nghĩa khinh tài, một lòng tìm kết giao với các hảo hán trong thiên hạ, cứu giúp người bị đi đày, đúng là một bậc Mạnh Thường Quân đời nay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ.

Từ điển trích dẫn

1. Có được, chiếm lấy. § Cũng nói: "cụ hữu" , "lĩnh hữu" . ◎ Như: "tha ủng hữu nhất đại phiến vị khai phát đích thổ địa" . ◇ Vương Lực : "Tượng Hán tộc giá dạng nhất cá ủng hữu ngũ ức ngũ thiên vạn dĩ thượng nhân khẩu đích dân tộc, phương ngôn giác đa hòa phân kì giác đại đô thị ngận tự nhiên đích hiện tượng" , (Luận Hán ngữ quy phạm hóa ).

lãnh tụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

người cầm đầu

lĩnh tụ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Cổ áo và tay áo. ◇ Tục Hán thư chí : "Giai phục đô trữ đại bào đan y, tạo duyên lĩnh tụ trung y, quan tiến hiền, phù trượng" , , , (Lễ nghi chí thượng ). ◇ Băng Tâm : "Bân Bân thị đại hồng trù tử y phục, nhũ sắc đích lĩnh tụ, bạch ti miệt, hắc tất bì hài" , , , (Ngã môn thái thái đích khách thính ).
2. Làm nghi tắc cho người khác, làm mẫu mực cho người khác noi theo. ◇ Dương Vạn Lí : "Quân bất kiến quân vương điện hậu xuân đệ nhất, lĩnh tụ chúng phương phủng Nghiêu nhật" 殿, (Đề Ích Công thừa tướng Thiên hương đường ).
3. Cầm đầu, suất lĩnh.
4. Đầu sỏ, trùm. § Tỉ dụ kẻ đột xuất từ trong những người hoặc vật cùng loại. ◇ Quan Hán Khanh : "Hữu nhất cá Mã Mạnh Khởi, tha thị cá sát nhân đích lĩnh tụ" , (Đan đao hội , Đệ nhị chiệp).
5. Người lĩnh đạo cao nhất (của quốc gia, đoàn thể chính trị, tổ chức quần chúng...). ◇ Mao Thuẫn : "Tha thính đắc gia hương đích nhân thôi sùng tha vi bách nghiệp đích lĩnh tụ, giác đắc hữu điểm cao hứng liễu" , (Tí dạ , Thập).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cổ áo và tay áo. Chỉ người đứng đầu, dẫn dắt nhiều người khác.

Từ điển trích dẫn

1. Chật hẹp. ◇ Lệ Thích : "Ải trả xúc bách, tài dong xa kị" , (Hán tây hiệp tụng 西).
2. Nghiêm cấp, không khoan dung; bức bách. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhật quân tượng nhi nguyệt thần tượng, quân kháng cấp tắc thần hạ xúc bách, cố hành tật dã" , , (Trịnh Hưng truyện ).
3. Cấp bách, vội vàng. ◇ Trầm Thục : "Quốc gia dụng pháp, liễm cập hạ hộ, kì hội xúc bách, hình pháp thảm khốc" , , , (Hài sử ).
4. Thúc đẩy, thôi động. ◇ Đỗ Phủ : "Thập nhật họa nhất thủy, Ngũ nhật họa nhất thạch. Năng sự bất thụ tương xúc bách, Vương Tể thủy khẳng lưu chân tích" , , (Hí đề Vương Tể họa san thủy đồ ca ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.