hoạt động

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoạt động, hành động

Từ điển trích dẫn

1. Vận động. ◎ Như: "hoạt động cân cốt" .
2. Hành động (để đạt được mục đích nào đó) ◇ Ba Kim : "Tha đích hoạt động, tha đích công tác, tha đích chí nguyện, tha đô bất nhượng gia lí đích nhân tri đạo" , , , (Gia , Nhị ngũ) Mọi hành động của ông, công việc làm cũng như chí nguyện của mình, ông đều không để cho người trong nhà biết tới.
3. Dao động, lung lay, không ổn định. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thùy tri Cẩu Nhi lợi danh tâm thậm trọng, thính như thử nhất thuyết, tâm hạ tiện hữu ta hoạt động khởi lai" , , 便 (Đệ lục hồi) Ai ngờ Cẩu Nhi vốn nặng lòng danh lợi, vừa nghe nói thế, trong lòng đã hơi rục rịch.
4. Linh hoạt, hoạt bát.
5. Rời, tháo lắp được.
6. Kinh tế dư dả.
7. Chạy chọt, xoay xở, đút lót.
8. Có hành vi dâm dục không phải phép. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Na Dương Thị niên tam thập lục tuế, mạo pha bất xú, dã khẳng dữ nhân hoạt động" , , (Nhất văn tiền tiểu khích tạo kì oan ) Nàng Dương Thị này ba mươi sáu tuổi, nhan sắc không xấu, cũng đã muốn cùng người khác tư tình dâm dục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ — Làm việc trong cuộc sống — Lo làm việc để nhắm mục đích gì.
manh, vọng
máng ㄇㄤˊ, wàng ㄨㄤˋ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mù lòa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mù, lòa. ◎ Như: "manh nhân" người mù.
2. (Tính) Không hiểu sự lí. ◇ Vương Sung : "Phù tri kim bất tri cổ, vị chi manh cổ" , (Luận hành , Thuyết đoản ) Biết nay không biết xưa, thế gọi là mù quáng.
3. (Danh) Người mù. § Tục gọi là "hạt tử" .
4. (Danh) Người thiếu kém về một phương diện hiểu biết nào đó. ◎ Như: "văn manh" người mù chữ, nạn mù chữ.
5. (Danh) "Manh văn" chữ Braille dùng cho người mù.
6. (Động) Nhìn không thấy. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngũ sắc lệnh nhân mục manh, ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung" , (Chương 12) Ngũ sắc làm cho mắt người ta nhìn không thấy, ngũ âm làm cho tai người ta nghe không ra.
7. (Phó) Bừa, loạn, xằng, mù quáng. ◎ Như: "manh tòng" hùa theo một cách mù quáng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Trước lạc si sở manh" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Tham vui mê mẩn làm xằng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thanh manh.
② Làm mù, không biết mà làm xằng gọi là manh.
③ Tối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mù, mù quáng: Người mù; Mù chữ;
② (văn) Làm xằng;
③ (văn) Tối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt không có con ngươi. Mù — Mù quáng, không hiểu biết gì — Tối tăm. Thiếu ánh sáng — Một âm là Vọng.

Từ ghép 9

vọng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xa. Trông nhìn. Như chữ Vọng . Xem Manh.
mãnh
měng ㄇㄥˇ

mãnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh, dũng cảm. ◎ Như: "mãnh tướng" tướng mạnh.
2. (Tính) Hung ác, hung bạo, tàn ác. ◎ Như: "mãnh thú" thú mạnh dữ, "mãnh hổ" cọp dữ. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
3. (Phó) Đột nhiên, bỗng nhiên. ◎ Như: "mãnh tỉnh" hốt nhiên tỉnh ngộ. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm mãnh văn đắc nhất trận nhục hương" (Đệ tứ hồi) (Lỗ) Trí Thâm bỗng ngửi thấy mùi thịt thơm.
4. (Phó) Dữ dội, gấp nhanh. ◎ Như: "mãnh liệt" mạnh mẽ dữ dội, "mãnh tiến" tiến nhanh tiến mạnh.
5. (Danh) Sự nghiêm khắc. ◇ Tả truyện : "Duy hữu đức giả năng dĩ khoan phục dân, kì thứ mạc như mãnh" , (Chiêu Công nhị thập niên ) Chỉ người có đức mới có thể lấy khoan dung mà làm cho dân theo, dưới bậc ấy không gì bằng nghiêm khắc.
6. (Danh) Con chó mạnh.
7. (Danh) Họ "Mãnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh, như mãnh tướng tướng mạnh, mãnh thú thú mạnh, v.v.
② Nghiêm ngặt.
③ Mạnh dữ, như mãnh liệt mạnh dữ quá, đang mê hoặc mà hốt nhiên tỉnh ngộ gọi là mãnh tỉnh .
④ Ác.
⑤ Chó mạnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mãnh (liệt), mạnh, dữ, ác, tàn bạo: Tướng mạnh, mãnh tướng; Tiến nhanh tiến mạnh; Sút mạnh một cú, trái banh lọt vào khung thành; Dùng chính sách mạnh thì dân bị tàn hại, tàn hại thì thi hành chính sách khoan dung (Tả truyện); Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp (Lễ kí);
② Bỗng nhiên, đột nhiên: Đột nhiên từ trong nhà nhảy ra.【】mãnh địa [mângde] Như nghĩa ②; 【】mảnh nhiên [mângrán] Như ;
③ (văn) Kiên cố, kiên cường, vững chắc: Đá cứng; Ý chí kiên cường;
④ (văn) Sắc bén: Móng vuốt sắc bén;
⑤ (văn) Con chó khỏe mạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó dữ, có sức mạnh — Mạnh mẽ dữ tợn — Thình lình.

Từ ghép 13

tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

Từ điển trích dẫn

1. Bóng, ảnh. ◇ Du Việt : "Dạ nguyệt hạ chiếu, quang cảnh linh loạn" , (Trà hương thất tam sao , Du viên giả san ) Đêm trăng chiếu xuống, bóng sáng linh loạn.
2. Ý nói vật hư ảo không thật.
3. Chói lọi, rực rỡ. ◇ Tấn Thư : "Tả thủ bả nhất vật, đại như bán kê tử, quang cảnh phi thường" , , (Lưu Nguyên Hải tái kí ) Tay trái cầm một vật, lớn bằng nửa con gà, sáng chói lạ thường.
4. Tỉ dụ ân trạch.
5. Phong thái nghi dong. § Kính từ chỉ dong mạo người khác. ◇ Tống Thư : "Vọng công thất niên, nãi kim kiến quang cảnh ư tư" , (Phù thụy chí thượng ) Mong ngóng ông (chỉ "Lã Thượng" ) đã bảy năm, nay mới thấy nghi dong ở đây.
6. Mặt trời mặt trăng.
7. Tỉ dụ thời gian, năm tháng. ◇ Lí Bạch : "Quang cảnh bất đãi nhân, Tu du phát thành ti" , (Tương phùng hành ) Thời gian chẳng đợi người, Khoảnh khắc tóc trắng như tơ.
8. Tình hình, cảnh huống, bộ dạng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Thiềm hồi lai, tương Tiết Khoa đích quang cảnh nhất nhất đích thuyết liễu" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Bảo Thiềm trở về, đem bộ dạng của Tiết Khoa từng li từng tí kể hết lại.
9. Cảnh sắc, phong cảnh. ◇ Hàn Dũ : "Thị thì san thủy thu, Quang cảnh hà tiên tân" , (Thù Bùi thập lục ) Lúc đó là non nước mùa thu, Cảnh sắc tươi đẹp biết bao.
10. Thú vị, ý vị.
11. Em bé gái.
12. Hi vọng, có mòi. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Đại Khanh kiến thuyết thỉnh đáo lí diện cật trà, liệu hữu kỉ phân quang cảnh" , (Hách Đại Khanh di hận Uyên Ương thao ) Đại Khanh nghe nói mời vào trong uống trà, liệu xem có chút hi vọng gì không.
13. Vẻ, dạng, mô dạng.
14. Trên dưới, vào khoảng, chừng. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá nhân tính Hoa danh Trung, niên kỉ ngũ thập tuế quang cảnh" , (Đệ nhất hồi) Người này họ Hoa tên Trung, tuổi chừng năm chục.
15. Đại khái, xem chừng (phỏng đoán). ◎ Như: "kim thiên thái muộn nhiệt, quang cảnh thị yếu hạ vũ" , hôm nay oi bức quá, xem chừng có thể trời mưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những gì bày ra trước mắt.

Từ điển trích dẫn

1. Kém cỏi, bỉ lậu. § Nói về tài đức. Thường dùng làm từ nhún mình. ◇ Vương Xương Linh : "Tự tàm phỉ bạc tài, Ngộ mông quốc sĩ ân" , (Vịnh sử ).
2. Ít, thiếu. ◇ Lí Ngư : "Chỉ thị sính lễ phỉ bạc, hoàn yêu cầu lệnh tôn hải hàm" , (Thận trung lâu , Song đính ).
3. Chỉ vật nhỏ, ít, không giá trị. ◇ Hàn Dũ : "Thăng giai ủ lũ tiến bô tửu, Dục dĩ phỉ bạc minh kì trung" , (Yết Hành Nhạc miếu... ).
4. Tằn tiện, kiệm ước. ◇ Tân Đường Thư : "Thánh nhân thâm tư viễn lự, an ư phỉ bạc, vi trường cửu kế" , , (Ngu Thế Nam truyện ).
5. Mỏng. § Đối lại với "hậu" dày. ◇ Lỗ Tấn : "Dụng nhất bính tiêm duệ đích lợi nhận, chỉ nhất kích, xuyên thấu giá đào hồng sắc đích, phỉ bạc đích bì phu" , , 穿, (Dã thảo , Phục cừu ).
6. Coi thường, khinh thị. ◇ Viên Khang : "Tự vị suy tiện, vị thường thế lộc, cố tự phỉ bạc" , 祿, (Việt tuyệt thư , Ngoại truyện kí Phạm Bá truyện ).

Từ điển trích dẫn

1. Ở vào (thời gian, nơi chốn...). ◇ Lí Tư : "Sở trọng giả tại hồ sắc nhạc châu ngọc, nhi sở khinh giả tại hồ dân nhân dã. Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" , . (Thướng thư Tần Thủy Hoàng ).
2. Ở chỗ, do ở. ◇ Lí Đông Dương : "Phù sở vị giáo, tất cung hành thật tiễn, bất chuyên tại hồ ngôn ngữ văn tự chi thô" , , (Tống Nam Kinh Quốc tử tế tửu tạ công thi tự ).
3. Để ý, lưu ý. § Thường dùng ở thể phủ định. ◎ Như: "mãn bất tại hồ" 滿 hoàn toàn không để ý. ◇ Từ Trì : "Quá liễu bất nhất hội nhi, hựu truyền lai liễu đệ nhị thanh cự hưởng. Dự tiên hữu liễu cảnh cáo, vũ hội thượng đích nhân thính đáo tựu mãn bất tại hồ" , . , 滿 (Đệ nhất khỏa thải du thụ ).

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo tang màu trắng. ◇ Sử Kí : "Kim Hạng Vũ phóng sát ư Giang Nam, đại nghịch vô đạo. Quả nhân thân vi phát tang, chư hầu giai cảo tố" , . , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay Hạng Vũ phóng trục rồi giết Nghĩa Đế ở Giang Nam, (thật là) đại nghịch vô đạo. Quả nhân thân hành báo tang, chư hầu đều mặc áo tang màu trắng.
2. Màu trắng. ◇ Tôn Chi Úy : "Liên ngã bất như giai hạ thạch, Tằng trụy tàn hương phân cảo tố" , (Hạ nhật tọa Quách Trường Trọng thủy biên mai hoa đình trường ca ) Thương ta không (cứng dắn) như đá dưới bậc thềm, Mà lại rụng hương tàn chia sắc trắng.
3. Mộc mạc, giản dị, đạm bạc. ◇ Sử Kí : "Phù vị thiên hạ trừ tàn tặc, nghi cảo tố vi tư" , (Lưu Hầu thế gia ) Muốn vì thiên hạ diệt trừ quân giặc tàn bạo thì nên tỏ ra tư cách đạm bạc của mình.
4. Lụa trắng dùng cho thư họa. Cũng chỉ thư họa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo trắng — Quần áo tang — Cũng chỉ sự ăn mặc tiết kiệm.
man, môn
mán ㄇㄢˊ, mén ㄇㄣˊ, mèn ㄇㄣˋ

man

phồn thể

Từ điển phổ thông

dối, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dối, lừa, giấu giếm. ◎ Như: "ẩn man" che giấu, lấp liếm. ◇ Thủy hử truyện : "Thật bất tương man, như kim quan ti truy bộ tiểu nhân khẩn cấp, vô an thân xứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Thật là chẳng dám giấu, bây giờ quan ti lùng bắt tiểu nhân ráo riết, không còn chỗ an thân.
2. (Động) Đệm, lót, chêm vào. ◇ Phùng Duy Mẫn : "Tân thiên sam man thành hài để, Cựu ca sa cải tố trung y" , (Tăng ni cộng phạm , Đệ tứ chiệp ).
3. (Động) Men theo, thuận theo. ◇ Tây du kí 西: "Tha (Hành Giả) khiếm khởi thân lai, bả nhất cá kim kích tử, man song nhãn nhi, đâu tiến tha đạo phòng lí" (), , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hành Giả nhổm dậy, cầm cây kích vàng, men theo hốc cửa sổ chui vào trong phòng.
4. (Tính) Không bắt mắt, không được chú trọng. ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ ngã bổn đẳng thị man hóa, ứng bất thượng tha đích tâm" , (Đệ thất thập tam hồi) Cô với tôi vốn chì là hai con đàn bà đồ bỏ, không vừa lòng anh ấy được.
5. (Tính) Dáng nhắm mắt, lim dim. ◇ Tuân Tử : "Tửu thực thanh sắc chi trung, tắc man man nhiên, minh minh nhiên" , , (Phi thập nhị tử ) Khi ăn uống vui chơi thì lim dim mê mẩn.
6. Một âm là "môn". (Tính) Thẹn thùng, bẽn lẽn. ◇ Trang Tử : "Tử cống môn nhiên tàm, phủ nhi bất đối" , (Thiên địa ) Tử Cống ngượng ngùng xấu hổ, cúi đầu không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Dối, lừa. Giấu cái tình thực đi để lừa dối người gọi là man.
② Mắt mờ.
③ Một âm là môn. Thẹn đỏ mặt, bẽn lẽn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dối, lừa, giấu giếm: Anh đừng giấu tôi nữa;
② (văn) Mắt mở;
③ (văn) Thẹn đỏ mặt, bẽn lẽn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi khép mi mắt lại. Td: Man man ( lim dim ) — Khinh thường mà lừa dối — Một âm là Môn. Xem Môn.

Từ ghép 4

môn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dối, lừa, giấu giếm. ◎ Như: "ẩn man" che giấu, lấp liếm. ◇ Thủy hử truyện : "Thật bất tương man, như kim quan ti truy bộ tiểu nhân khẩn cấp, vô an thân xứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Thật là chẳng dám giấu, bây giờ quan ti lùng bắt tiểu nhân ráo riết, không còn chỗ an thân.
2. (Động) Đệm, lót, chêm vào. ◇ Phùng Duy Mẫn : "Tân thiên sam man thành hài để, Cựu ca sa cải tố trung y" , (Tăng ni cộng phạm , Đệ tứ chiệp ).
3. (Động) Men theo, thuận theo. ◇ Tây du kí 西: "Tha (Hành Giả) khiếm khởi thân lai, bả nhất cá kim kích tử, man song nhãn nhi, đâu tiến tha đạo phòng lí" (), , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hành Giả nhổm dậy, cầm cây kích vàng, men theo hốc cửa sổ chui vào trong phòng.
4. (Tính) Không bắt mắt, không được chú trọng. ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ ngã bổn đẳng thị man hóa, ứng bất thượng tha đích tâm" , (Đệ thất thập tam hồi) Cô với tôi vốn chì là hai con đàn bà đồ bỏ, không vừa lòng anh ấy được.
5. (Tính) Dáng nhắm mắt, lim dim. ◇ Tuân Tử : "Tửu thực thanh sắc chi trung, tắc man man nhiên, minh minh nhiên" , , (Phi thập nhị tử ) Khi ăn uống vui chơi thì lim dim mê mẩn.
6. Một âm là "môn". (Tính) Thẹn thùng, bẽn lẽn. ◇ Trang Tử : "Tử cống môn nhiên tàm, phủ nhi bất đối" , (Thiên địa ) Tử Cống ngượng ngùng xấu hổ, cúi đầu không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Dối, lừa. Giấu cái tình thực đi để lừa dối người gọi là man.
② Mắt mờ.
③ Một âm là môn. Thẹn đỏ mặt, bẽn lẽn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu hổ — Một âm là Man. Xem Man.
kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.