diễn
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

diễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. diễn ra
2. diễn thuyết, diễn giảng, nói rõ
3. làm thử, mô phỏng, tập trước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày trước công chúng kịch, tuồng, nghệ thuật, v.v. ◎ Như: "biểu diễn" trình bày cho xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hí diễn đích thị Bát Nghĩa trung Quan Đăng bát xích" (Đệ ngũ thập tứ hồi) Trình diễn đoạn Bát Nghĩa trong tuồng Quan Đăng tám xuất.
2. (Động) Luyện tập. ◎ Như: "diễn lễ" tập lễ nghi trước. ◇ Thủy hử truyện : "Mỗi nhật tương tửu nhục lai thỉnh Trí Thâm, khán tha diễn vũ sử quyền" , 使 (Đệ thất hồi) Mỗi ngày đem rượu thịt mời (Lỗ) Trí Thâm, xem (hòa thượng) luyện võ múa quyền.
3. (Động) Mở rộng, xiển dương. ◇ Hán Thư : "Hựu bất tri thôi diễn thánh đức, thuật tiên đế chi chí" , (Ngoại thích truyện hạ ) Lại không biết xiển dương thánh đức, bày tỏ ý chí của vua trước.
4. (Động) Tính toán, suy tính. ◇ Tống sử : "Thủy khả diễn tạo tân lịch" (Luật lịch chí thập ngũ ) Rồi mới có thể tính toán làm ra lịch mới.

Từ điển Thiều Chửu

Diễn ra, sự gì nhân cái này được cái kia, có thể y theo cái lẽ tự nhiên mà suy ra đều gọi là diễn, như nhân tám quẻ (bát quái ) mà diễn ra 64 quẻ, gọi là diễn dịch .
Diễn thuyết, diễn giảng, nói cho tỏ rõ hết nghĩa ra.
③ Thử đặt, tạm thử, như thí diễn thử diễn, diễn diễn nghề võ.
④ Mô phỏng theo việc, như đóng tuồng gọi là diễn kịch .
⑤ Thiên diễn cuộc chơi bày tự nhiên.
⑥ Tập trước, như diễn lễ tập lễ nghi trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

Diễn biến, biến hóa;
Diễn.【diễn thuyết [yănshuo] Diễn thuyết: Anh ấy đang diễn thuyết;
Diễn tập;
④ (Biểu) diễn, đóng (vai): Biểu diễn tiết mục; Cô ta đã từng đóng vai Bạch mao nữ;
⑤ (văn) Diễn ra, suy diễn, suy ra: Diễn dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy dài — Dài ra. Kéo dài — Ruộng đất — Bắt chước theo — Làm ra, theo đúng như đã luyện tập — Nói rộng ra. Suy rộng ra.

Từ ghép 27

duyệt, thoát, thuyết, thuế
shuì ㄕㄨㄟˋ, shuō ㄕㄨㄛ, tuō ㄊㄨㄛ, yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vui lòng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng. Như hai chữ Duyệt , — Một âm là Thuyết. Xem âm Thuyết.

thoát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giải thoát (dùng như , bộ ): Lợi cho người bị tù tội, mà thoát khỏi gông cùm (Chu Dịch: Mông quái).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thoát — Xem các âm Duyệt, Thuế, Thuyết.

thuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

nói, giảng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ ra — Lời nói — Một hệ thống tư tưởng. Td: Học thuyết.

Từ ghép 43

thuế

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng lời nói khiến người khác phải nghe theo — Nhà ở — Xem Thuyết.

truyền đơn

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyền đơn, tờ rơi

Từ điển trích dẫn

1. Tờ thông tri. ◇ Khổng Thượng Nhâm : "Hạ quan dữ Nguyễn Viên Hải tuy bãi nhàn lưu ngụ, đô hữu truyền đơn, chỉ đắc tảo đáo" , , (Đào hoa phiến , Từ viện ) Tiểu quan này cùng với Nguyễn Viên Hải mặc dù đã thôi làm quan đi tha hương, đều nhận được tờ thông tri, đành phải đến sớm.
2. Tờ giấy in phân phát cho nhiều người với mục đích tuyên truyền. ◇ Văn minh tiểu sử : "Ấn liễu truyền đơn, ước ta đồng chí tại ngoại quốc hoa viên diễn thuyết" , (Đệ nhị thập ngũ hồi) In truyền đơn, hẹn cùng mấy đồng chí ra diễn thuyết ở hoa viên ngoại quốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy đưa tới khắp mọi người.

Từ điển trích dẫn

1. Giảng giải, trình bày cho hiểu rõ. ◇ Chánh Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì Thế Tôn dữ tứ bộ chúng quyến thuộc vi nhiễu nhi vi thuyết kinh, giảng diễn Bồ Tát phương đẳng đại tụng nhất thiết chư Phật nghiêm tịnh chi nghiệp" , (Quang thụy phẩm ).
2. Thuyết trình, diễn giảng, phát biểu (trước công chúng về học thuật hoặc ý kiến đối với một vấn đề nào đó).

thao diễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thao diễn, biểu diễn, trình diễn

Từ điển trích dẫn

1. Thao luyện diễn tập. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khước thuyết tiên chủ mỗi nhật tự hạ giáo tràng thao diễn quân mã, khắc nhật hưng sư, ngự giá thân  chinh" , , (Đệ bát thập nhất hồi) (Nói về) Tiên chủ bấy giờ ngày nào cũng xuống giáo trường, luyện tập binh mã, chuẩn bị ngày chính mình ngự giá ra đi chinh chiến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tập tành võ nghệ, hoặc việc binh bị.
thí
pì ㄆㄧˋ

thí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ví như, coi như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ví như, dùng thí dụ để nói cho rõ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống viết: Thí chi cung tường, Tứ chi tường dã cập kiên, khuy kiến gia thất chi hảo" : , , (Tử Trương ) Tử Cống nói: Lấy thí dụ bức tường cung thất, bức tường của Tứ tôi cao tới vai, nên người đứng ngoài thấy được những cái đẹp trong nhà.
2. (Động) Nói cho rõ, thuyết minh.
3. (Động) Hiểu rõ, minh bạch. ◇ Hậu Hán Thư : "Ngôn chi giả tuy thành, nhi văn chi giả vị thí" , (Bảo Vĩnh truyện ) Người nói tuy chân thành, mà người nghe chưa hiểu rõ.
4. (Danh) Ví dụ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã dĩ vô số phương tiện, chủng chủng nhân duyên, thí dụ ngôn từ, diễn thuyết chư pháp" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) 便, , , Ta dùng vô số phương tiện, các thứ nhân duyên, ví dụ và lời chữ mà diễn giảng các pháp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ví dụ.
② Hiểu rõ.
③ Ví như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thí dụ, ví dụ;
② Như, chẳng hạn, tỉ như, ví như. 【】thí như [pìrú] Ví dụ, thí dụ, như, chẳng hạn như: Chẳng hạn như tôi đây;
③ (văn) Hiểu rõ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu rõ — Đưa ra một sự việc làm mẫu để hiểu về những sự việc khác tương tự. Td: Thí dụ.

Từ ghép 1

từ
cí ㄘˊ

từ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. lời văn
2. từ khúc, bài từ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ, tiếng: Động từ; Từ đa âm, từ ghép;
② Lời, bài: Lời ca; Lời nghiêm nghĩa chính; Bài diễn thuyết;
③ Bài từ (một thể văn vần): Thơ và từ;
④ (văn) Bảo, nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 13

từ
cí ㄘˊ

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lời văn
2. từ khúc, bài từ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị ngôn ngữ có khái niệm hoàn chỉnh, có thể sử dụng một cách độc lập trong câu nói hay viết.
2. (Danh) Lời nói hoặc câu viết, biểu thị một quan niệm ý nghĩa hoàn chỉnh. ◎ Như: "ngôn từ" lời nói, "thố từ" đặt câu, dùng chữ.
3. (Danh) Bài, đoạn nói hay viết có thứ tự mạch lạc. ◎ Như: "ca từ" bài ca, "diễn giảng từ" bài diễn văn.
4. (Danh) Một thể văn, có từ đời Đường, hưng thịnh thời nhà Tống, biến thể từ nhạc phủ xưa, câu dài ngắn không nhất định. Còn gọi là "trường đoản cú" , "thi dư" . ◎ Như: "Đường thi Tống từ" .
5. (Danh) Lời biện tụng. § Thông "từ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lời văn.
② Một lối văn để hát. Như từ khúc .
③ Các chữ dùng để giúp lời văn đều gọi là từ. Như những chữ hề, ta, chỉ, tư , , , , v.v.
④ Bảo, nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ, tiếng: Động từ; Từ đa âm, từ ghép;
② Lời, bài: Lời ca; Lời nghiêm nghĩa chính; Bài diễn thuyết;
③ Bài từ (một thể văn vần): Thơ và từ;
④ (văn) Bảo, nói.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói. Lời thơ. Lời văn — Nhiều tiếng đi chung để thành một nghĩa.

Từ ghép 34

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rộng ra về ý kiến của mình cho nhiều người nghe.

Từ điển trích dẫn

1. Xuất đầu lộ diện, chường mặt ra cho người ta thấy, để mong cầu được ngưỡng mộ, khâm phục. ◇ Lão Xá : "Nhất cá tả gia bị ước khứ giảng diễn, hoặc phát biểu liễu nhất điểm chánh kiến, đô bị tha khán thành thị xuất phong đầu, vị tự kỉ tuyên truyền" , , , (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Một nhà văn được mời đi diễn thuyết, hoặc phát biểu một quan điểm chính trị, đều bị ông ta coi là chỉ muốn chường mặt ra để mà tuyên truyền quảng cáo cho chính mình mà thôi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.