đạt
dá ㄉㄚˊ, tà ㄊㄚˋ, tì ㄊㄧˋ

đạt

phồn thể

Từ điển phổ thông

qua, thông

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thông suốt. ◎ Như: "tứ thông bát đạt" thông cả bốn mặt suốt cả tám phía, "trực đạt" thẳng suốt.
2. (Động) Thông hiểu sự lí. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã đạt, ư tòng chánh hồ hà hữu" (Ung dã ) Tứ (Tử Cống) thông hiểu sự lí, tòng sự chính trị có gì mà không được.
3. (Động) Biểu thị, diễn tả. ◎ Như: "từ bất đạt ý" lời không diễn tả hết được ý tưởng.
4. (Động) Đến. ◇ Đỗ Phủ : "Kí thư trường bất đạt" (Nguyệt dạ ức xá đệ ) Gửi thư, nhưng thường không tới nơi.
5. (Động) Nên, hoàn thành, thực hiện. ◎ Như: "mục đích dĩ đạt" hoàn thành mục đích.
6. (Tính) Không câu nệ thói tục, tự do tự tại. ◎ Như: "đạt nhân" người khoáng đạt tự tại, "đạt kiến" cái nhìn, quan điểm, ý kiến khoáng đạt, không câu nệ gò bó.
7. (Tính) Hiển quý. ◎ Như: "đạt quan quý nhân" quan sang người quý.
8. (Tính) Thường mãi, không đổi. ◎ Như: "đạt đức" thường đức, đức luôn luôn như vậy (Nhân, Trí, Dũng, v.v.) "đạt đạo" đạo thường, đạo không thay đổi.
9. (Danh) Con dê con. ◇ Thi Kinh : "Đản di quyết nguyệt, Tiên sanh như đạt" , (Đại nhã , Sanh dân ) Mang thai đủ tháng (chín tháng mười ngày), Sinh lần đầu (dễ dàng) như sinh dê con.
10. (Danh) Họ "Đạt".

Từ điển Thiều Chửu

① Suốt. Như tứ thông bát đạt thông cả bốn mặt suốt cả tám phía. Phàm từ chỗ này tới chỗ kia mà được thông suốt không ngăn trở gì đều gọi là đạt. Như trực đạt thẳng suốt.
② Hiển đạt. Như đạt quan quý nhân quan sang người quý.
③ Suốt lẽ, người thông hiểu lí sự gọi là người đạt, người không câu nệ tục đời cũng gọi là đạt.
④ Tiến đạt lên.
⑤ Đều.
⑥ Nên.
⑦ Đến.
⑧ Con dê con.
⑨ Họ Ðạt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông, suốt, đến: Ở đây, tàu hỏa thông suốt khắp nơi; Đến thẳng;
Đạt, đạt tới, làm tròn, thành, nên: Năng suất lương thực đạt nghìn cân; Đã đạt tới mục đích; Đạt thành;
③ Hiểu rõ, thấu đạt, thông đạt: Hiểu rõ lí lẽ; Thấu lẽ quyền biến;
Diễn đạt, chuyển đạt, nói lên, phổ biến: Lời không diễn đạt hết ý; Phổ biến; Đã chuyển đạt lên cấp trên;
⑤ (cũ) Hiển đạt.【đạt quan [dáguan] Quan lại hiển đạt;
⑥ [Dá] (Họ) Đạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường lớn — Thông hiểu — Rõ ràng — Tới, đến — Đưa lên. Dẫn tới — Thành việc, Thành công — Thông suốt, không bị ngăn cản — Khắp nơi.

Từ ghép 38

diễn
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

diễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. diễn ra
2. diễn thuyết, diễn giảng, nói rõ
3. làm thử, mô phỏng, tập trước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày trước công chúng kịch, tuồng, nghệ thuật, v.v. ◎ Như: "biểu diễn" trình bày cho xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hí diễn đích thị Bát Nghĩa trung Quan Đăng bát xích" (Đệ ngũ thập tứ hồi) Trình diễn đoạn Bát Nghĩa trong tuồng Quan Đăng tám xuất.
2. (Động) Luyện tập. ◎ Như: "diễn lễ" tập lễ nghi trước. ◇ Thủy hử truyện : "Mỗi nhật tương tửu nhục lai thỉnh Trí Thâm, khán tha diễn vũ sử quyền" , 使 (Đệ thất hồi) Mỗi ngày đem rượu thịt mời (Lỗ) Trí Thâm, xem (hòa thượng) luyện võ múa quyền.
3. (Động) Mở rộng, xiển dương. ◇ Hán Thư : "Hựu bất tri thôi diễn thánh đức, thuật tiên đế chi chí" , (Ngoại thích truyện hạ ) Lại không biết xiển dương thánh đức, bày tỏ ý chí của vua trước.
4. (Động) Tính toán, suy tính. ◇ Tống sử : "Thủy khả diễn tạo tân lịch" (Luật lịch chí thập ngũ ) Rồi mới có thể tính toán làm ra lịch mới.

Từ điển Thiều Chửu

Diễn ra, sự gì nhân cái này được cái kia, có thể y theo cái lẽ tự nhiên mà suy ra đều gọi là diễn, như nhân tám quẻ (bát quái ) mà diễn ra 64 quẻ, gọi là diễn dịch .
Diễn thuyết, diễn giảng, nói cho tỏ rõ hết nghĩa ra.
③ Thử đặt, tạm thử, như thí diễn thử diễn, diễn diễn nghề võ.
④ Mô phỏng theo việc, như đóng tuồng gọi là diễn kịch .
⑤ Thiên diễn cuộc chơi bày tự nhiên.
⑥ Tập trước, như diễn lễ tập lễ nghi trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

Diễn biến, biến hóa;
Diễn.【diễn thuyết [yănshuo] Diễn thuyết: Anh ấy đang diễn thuyết;
Diễn tập;
④ (Biểu) diễn, đóng (vai): Biểu diễn tiết mục; Cô ta đã từng đóng vai Bạch mao nữ;
⑤ (văn) Diễn ra, suy diễn, suy ra: Diễn dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy dài — Dài ra. Kéo dài — Ruộng đất — Bắt chước theo — Làm ra, theo đúng như đã luyện tập — Nói rộng ra. Suy rộng ra.

Từ ghép 27

thế, đạt
dá ㄉㄚˊ, tà ㄊㄚˋ, tì ㄊㄧˋ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trơn trượt.

đạt

giản thể

Từ điển phổ thông

qua, thông

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông, suốt, đến: Ở đây, tàu hỏa thông suốt khắp nơi; Đến thẳng;
Đạt, đạt tới, làm tròn, thành, nên: Năng suất lương thực đạt nghìn cân; Đã đạt tới mục đích; Đạt thành;
③ Hiểu rõ, thấu đạt, thông đạt: Hiểu rõ lí lẽ; Thấu lẽ quyền biến;
Diễn đạt, chuyển đạt, nói lên, phổ biến: Lời không diễn đạt hết ý; Phổ biến; Đã chuyển đạt lên cấp trên;
⑤ (cũ) Hiển đạt.【đạt quan [dáguan] Quan lại hiển đạt;
⑥ [Dá] (Họ) Đạt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 6

truyến, truyền, truyện
chuán ㄔㄨㄢˊ, zhuàn ㄓㄨㄢˋ

truyến

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền bá" truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ ghép 1

truyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền bá" truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

Truyền (bá): Truyền tới dồn dập; Truyền tin;
② Truyền lại, trao cho: Truyền bóng; Truyền nghề;
③ (luật) Gọi, đòi: Gọi người làm chứng; Gọi vào yết kiến;
④ Dẫn: Dẫn nhiệt, truyền nhiệt;
⑤ Lây, truyền nhiễm: Bệnh này hay lây (truyền nhiễm);
⑥ Truyền thần, truyền cảm: Cây bút truyền thần;
⑦ Truyền (lại cho): Môn thuốc gia truyền;
⑧ (văn) Con dấu để làm tin, bằng chứng: Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà (Hán thư: Ninh Thành truyện). Xem [zhuàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trao lại cho người sau, để lại cho đời sau. ĐTTT: » Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh «. — Đưa đi. ĐTTT: » Lại sai lệnh tiễn truyền qua «. Đưa lời xuống cho người dưới để sai bảo. Truyện Trê Cóc : » Truyền cho lệ dịch tức thì phát sai « — Một âm khác là Truyện.

Từ ghép 50

truyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền bá" truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tích được kể lại — Sách chép những sự tích — Sách của học giả đời xưa viết ra — Một âm là Truyền.

Từ ghép 17

phấn phấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Muốn hiểu ra, hết sức tìm tòi giải quyết vấn đề. ◇ Luận Ngữ : "Bất phấn bất khải, bất phỉ bất phát" , (Thuật nhi ) Không phấn phát thì không hiểu ra, chẳng tức chẳng nảy ra.
2. Phiền muộn không thư thái. ◇ Vương Nhược Hư : "Tống Khổng Hi Tiên bác học văn sử, kiêm thông sổ thuật, hữu túng hoành tài chí. Văn Đế thì, vi Tán kị thị lang, bất vị thì tri, phẫn phẫn bất đắc chí" , , . , , , (Quân sự thật biện hạ ).
3. Hậm hực không vừa ý. ◇ Tùy Đường diễn nghĩa : "Lệnh Hồ Đạt tranh bất quá Thúc Mưu, phẫn phẫn bất bình, chỉ đắc tự hồi nha vũ, tả bổn đề tấu khứ liễu" , , , (Đệ tam tam hồi ).

phẫn phẫn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Muốn hiểu ra, hết sức tìm tòi giải quyết vấn đề. ◇ Luận Ngữ : "Bất phấn bất khải, bất phỉ bất phát" , (Thuật nhi ) Không phấn phát thì không hiểu ra, chẳng tức chẳng nảy ra.
2. Phiền muộn không thư thái. ◇ Vương Nhược Hư : "Tống Khổng Hi Tiên bác học văn sử, kiêm thông sổ thuật, hữu túng hoành tài chí. Văn Đế thì, vi Tán kị thị lang, bất vị thì tri, phẫn phẫn bất đắc chí" , , . , , , (Quân sự thật biện hạ ).
3. Hậm hực không vừa ý. ◇ Tùy Đường diễn nghĩa : "Lệnh Hồ Đạt tranh bất quá Thúc Mưu, phẫn phẫn bất bình, chỉ đắc tự hồi nha vũ, tả bổn đề tấu khứ liễu" , , , (Đệ tam tam hồi ).
ngâm
yín ㄧㄣˊ

ngâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngâm thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rên rỉ. ◇ Đái Đồng : "Thống vi thân ngâm" (Lục thư cố ) Đau thì rên rỉ.
2. (Động) Than van. ◇ Chiến quốc sách : "Tước lập bất chuyển, trú ngâm tiêu khốc" , (Sở sách nhất ) Đứng như con chim tước, ngày than đêm khóc.
3. (Động) Ngâm, vịnh, đọc. ◎ Như: "ngâm nga" , "ngâm vịnh" . ◇ Trang Tử : "Ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh" , (Đức sung phù ) Tựa cây mà ngâm nga, dựa gốc ngô đồng khô mà nhắm mắt.
4. (Động) Bày tỏ, trữ tả, diễn đạt. ◇ Văn tâm điêu long : "Cảm vật ngâm chí, mạc phi tự nhiên" , (Minh thi ).
5. (Động) Kêu. ◇ Tào Thực : "Cô nhạn phi nam du, Quá đình trường ai ngâm" , (Tạp thi ) Nhạn lẻ bay về nam, Qua sân kêu thương dằng dặc.
6. (Động) Thổi, xuy tấu. ◇ Khương quỳ : "Dư mỗi tự độ khúc, ngâm đỗng tiêu, Thương Khanh triếp ca nhi họa chi" , , (Giác chiêu , Từ tự ).
7. (Động) Nói lắp bắp, nói không rõ ràng.
8. (Danh) Một thể thơ cổ. ◎ Như: "Lương phụ ngâm" của Khổng Minh, "Bạch đầu ngâm" của Văn Quân.
9. (Danh) Họ "Ngâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga , ngâm vịnh , v.v. Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rên rỉ. Tiếng rên — Đọc kéo dài và lên giọng xuống giọng — Tên một thể văn vần, ở Việt Nam là thể Song Thất Lục bát. Td: Chinh phụ ngâm khúc — Đọc thơ với âm điệu dễ nghe. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm «.

Từ ghép 14

shì ㄕˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. học trò
2. quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Học trò, những người nghiên cứu học vấn. ◎ Như: "sĩ nông công thương" bốn hạng dân.
2. (Danh) Trai chưa vợ. ◇ Thi Kinh : "Hữu nữ hoài xuân, Cát sĩ dụ chi" , (Thiệu nam , Dã hữu tử quân ) Có cô gái đang ôm ấp xuân tình (nghĩ đến chuyện lấy chồng), Chàng trai đến quyến rủ.
3. (Danh) Tiếng mĩ xưng chỉ người đàn ông. ◇ Thi Kinh : "Nữ viết: Kê minh, Sĩ viết: Muội đán" : , : (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Nàng nói: Gà gáy, Chàng nói: Trời gần sáng rồi.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng. ◎ Như: "dũng sĩ" , "hộ sĩ" , "bác sĩ" , "thạc sĩ" .
5. (Danh) Tiếng mĩ xưng đối với người khác nói chung. ◎ Như: "nữ sĩ" , "địa phương nhân sĩ" nhân sĩ địa phương.
6. (Danh) Chức quan đời xưa, có "thượng sĩ" , "trung sĩ" , "hạ sĩ" .
7. (Danh) Một đẳng cấp trong xã hội thời xưa, bậc thấp nhất trong giai cấp quý tộc. Các đẳng cấp này theo thứ tự gồm có: "thiên tử" , "chư hầu" , "đại phu" , "sĩ" và "thứ nhân" .
8. (Danh) Quan coi ngục gọi là "sĩ sư" tức quan Tư pháp bây giờ.
9. (Danh) Chức việc, việc làm. § Có nghĩa như "sự" . ◇ Luận Ngữ : "Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi. Như bất khả cầu, tòng ngô sở hiếu" , , . , (Thuật nhi ) Phú quý mà có thể cầu được thì ta dù giữ việc cầm roi (đánh xe hầu, tức công việc ti tiện), ta cũng làm. Như mà không cầu được thì ta cứ theo sở thích của ta.
10. (Danh) Binh lính. ◎ Như: "giáp sĩ" quân mặc áo giáp, "chiến sĩ" lính đánh trận.
11. (Danh) Cấp bực trong quân đội ngày nay. ◎ Như: "thượng sĩ" , "trung sĩ" , "hạ sĩ" .
12. (Danh) Họ "Sĩ".

Từ điển Thiều Chửu

① Học trò, những người nghiên cứu học vấn đều gọi là sĩ.
② Quan sĩ, chức quan đời xưa, có thượng sĩ , trung sĩ , hạ sĩ .
③ Quan coi ngục gọi là sĩ sư tức quan Tư pháp bây giờ.
④ Binh sĩ, như giáp sĩ quân mặc áo giáp, chiến sĩ lính đánh trận, v.v.
⑤ Con gái có tư cách như học trò gọi là nữ sĩ .
⑥ Có nghĩa như chữ sự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan chức thời xưa (có ba bậc thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ). (Ngr) Những người có danh vọng: Nhân sĩ yêu nước;
②【】sĩ sư [shìshi] Quan coi về hình ngục (thời xưa);
③ Người trí thức trong xã hội cũ, kẻ sĩ, học trò: Học sĩ; Sĩ nông công thương;
④ Chỉ người đàn ông nói chung, con trai chưa vợ nói riêng: Con trai con gái;
⑤ Người, kẻ (cách diễn đạt tỏ ý lịch sự và tôn trọng đối với hạng người nào đó): Chí sĩ; Tráng sĩ; Liệt sĩ;
⑥ Binh sĩ (chỉ quân lính nói chung, chỉ cấp bực dưới cấp úy nói riêng): Tinh thần binh lính; Thượng sĩ; Trung sĩ;
⑦ Con sĩ (tên một quân cờ trong cờ tướng);
⑧ (văn) Dùng như (bộ );
⑨ [Shì] (Họ) Sĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò theo đạo Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Làm sao cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng « — Người có học. Td: Văn sĩ — Người đàn ông. Td: Tráng sĩ – Người dân. Td: Sĩ thứ — Con trai chưa vợ. Xem Sĩ nữ — Tên một tước hiệu thời cổ. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Tức hữu ngũ, sĩ cương kì liệt « ( tước hiệu có năm hạng thì sĩ cũng được xếp hạng trong đó ) — Việc làm — Họ người. Td: Sĩ nhiếp — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sĩ.

Từ ghép 107

ẩn sĩ 隱士ất tiến sĩ 乙進士ba sĩ 巴士ba sĩ đốn 波士頓bác sĩ 博士bác sĩ đệ tử 博士弟子bạch sĩ 白士bần sĩ 貧士biện sĩ 辯士binh sĩ 兵士cao sĩ 高士cát sĩ 吉士chí sĩ 志士chiến sĩ 战士chiến sĩ 戰士cống sĩ 貢士cống sĩ 贡士cuồng sĩ 狂士cư sĩ 居士cử sĩ 舉士danh sĩ 名士dật sĩ 逸士dũng sĩ 勇士dược sĩ 藥士đa sĩ 多士đạo sĩ 道士đạt sĩ 達士gia sĩ 佳士giai sĩ 佳士giáo sĩ 教士giáp sĩ 甲士hạ sĩ 下士hàn sĩ 寒士hịch tướng sĩ văn 檄將士文hiền sĩ 賢士hiệp sĩ 俠士họa sĩ 畫士học sĩ 學士khanh sĩ 卿士kị sĩ 騎士kiếm sĩ 劍士liệt sĩ 烈士lực sĩ 力士mưu sĩ 謀士nghĩa sĩ 義士nghĩa sĩ truyện 義士傳nha sĩ 牙士nhã sĩ 雅士nhạc sĩ 樂士nhị thanh cư sĩ 二青居士nhuệ sĩ 鋭士nữ sĩ 女士phổ lỗ sĩ 普魯士phương sĩ 方士quân sĩ 軍士quốc sĩ 國士quý sĩ 貴士sách sĩ 策士sĩ binh 士兵sĩ dân 士民sĩ đa 士多sĩ đồ 士途sĩ hoạn 士宧sĩ khi 士氣sĩ lầm 士林sĩ lộ 士路sĩ nhân 士人sĩ nữ 士女sĩ phu 士夫sĩ quan 士官sĩ quân tử 士君子sĩ sư 士师sĩ sư 士師sĩ thứ 士庶sĩ tiến 士進sĩ tiết 士節sĩ tộc 士族sĩ tốt 士卒sĩ tử 士子tài sĩ 才士thạc sĩ 碩士thân sĩ 紳士thân sĩ 绅士thi sĩ 詩士thuật sĩ 術士thụy sĩ 瑞士tiện sĩ 便士tiến sĩ 进士tiến sĩ 進士tráng sĩ 壯士trung sĩ 中士trùy ngưu hưởng sĩ 椎牛饗士tu sĩ 修士tú sĩ 秀士tuấn sĩ 俊士tử sĩ 死士tước sĩ nhạc 爵士樂tướng sĩ 相士văn sĩ 文士vệ sĩ 衛士vũ sĩ 武士vũ sĩ 膴士xả sĩ 捨士xiển sĩ 闡士xuất sĩ 出士xử sĩ 處士y sĩ 醫士

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rộng ra để cái ý nghĩa tới được người khác.
vịnh
yǒng ㄧㄨㄥˇ

vịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

vịnh thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ca hát, ngâm, đọc văn thơ có âm điệu ngân nga trầm bổng. ◎ Như: "ngâm vịnh" ca ngâm. ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
2. (Động) Diễn tả, biểu đạt. ◇ Tấn Thư : "Hoành hữu dật tài, văn chương tuyệt mĩ, tằng vi vịnh sử thi, thị kì phong tình sở kí" , , , (Viên Hoành truyện ) Hoành có biệt tài, văn chương tuyệt mĩ, đã từng diễn dịch sử thi, để gửi gắm tâm tình của mình.
3. (Động) Ca tụng, tán dương. ◇ Ban Cố : "Há vũ thướng ca, đạo đức vịnh nhân" , (Đông đô phú ) Xuống múa lên ca, Tán dương nhân đức.
4. Cũng viết là "vịnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm vịnh, đọc văn thơ đến chỗ có âm điệu phải kéo dài giọng đọc ra gọi là vịnh. Có khi viết là vịnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngâm vịnh, hát: Hát, ca hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hát lên. Ngâm lên. Td: Ngâm vịnh. Kêu hót ( nói về loài chim ) — Dùng thơ để bày tỏ tình cảm của mình về một việc hay một sự vật. Đoạn trường tân thanh : » Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần «.

Từ ghép 11

Từ điển trích dẫn

1. Truyền đạt, đưa lại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chủ công nhuyễn giam chư tương tại nội, thủy thực bất tiện, khả lệnh nhất nhân vãng lai truyền đệ" , 便, (Đệ nhất nhất cửu hồi) Chúa công giam các tướng ở trong cung, việc cơm nước không tiện; nên cho một người ra vào bưng rót mới được.
2. Chuyền, gà. § Đặc chỉ làm gian lận trong một cuộc thi đua. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Tương Vân) kiến Hương Lăng xạ bất trước, chúng nhân kích cổ hựu thôi, tiện tiễu tiễu đích lạp Hương Lăng, giáo tha thuyết "dược" tự. Đại Ngọc thiên khán kiến liễu, thuyết: "Khoái phạt tha, hựu tại na lí truyền đệ ni."" (), , 便, "". , : ", ." (Đệ lục thập nhị hồi) (Tương Vân) thấy Hương Lăng đoán không đúng, mọi người lại đánh trống giục, (Tương Vân) khẽ kéo Hương Lăng, bảo nói chữ "dược". Đại Ngọc trông thấy nói: "Mau phạt nó đi, ở chỗ kia nó lại gà cho rồi đấy."
3. Dịch trạm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.