di
yí ㄧˊ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. môi, má
2. nuôi nấng, nuôi dưỡng
3. họ Di

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Má (phần má phía dưới). ◎ Như: "di chỉ khí sử" 使 nhếch mép truyền lệnh (tả cái dáng kẻ quyền quý kiêu ngạo sai khiến ai chỉ nhách mép truyền hơi, không thèm cất miệng nói). ◇ Trang Tử : "Tả thủ cứ tất, hữu thủ trì di dĩ thính" , (Ngư phủ ) Tay trái vịn đầu gối, tay phải tì má để nghe.
2. (Danh) Họ "Di".
3. (Tính) Già, sống lâu. ◎ Như: "kì di" sống lâu trăm tuổi. ◇ Lễ Kí : "Bách niên viết kì di" . ◇ Nguyễn Du : "Nhân nhân giai kì di" (Hoàng Mai sơn thượng thôn ) Người người sống lâu trăm tuổi.
4. (Động) Nuôi dưỡng. ◎ Như: "di dưỡng thiên niên" nuôi dưỡng ngàn năm.
5. (Trợ) Dùng để tăng cường ngữ khí. ◇ Sử Kí : "Khỏa di, Thiệp chi vi vương trầm trầm giả" , (Trần Thiệp thế gia ) Chu cha! Thiệp làm vua, sang trọng quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Má: Sưng má;
② Dưỡng, nuôi: Dưỡng thần;
③ [Yí] (Họ) Di.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái má. Hai bên má — Tên một quẻ trong Kinh Dịch, dưới quẻ Chấn. Trên sự nuôi nấng, chỉ về sự nuôi nấng.

Từ ghép 1

lăng
líng ㄌㄧㄥˊ

lăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâm phạm
2. tảng băng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước đóng thành băng.
2. (Danh) Họ "Lăng".
3. (Động) Lên. ◇ Đỗ Phủ : "Hội đương lăng tuyệt đính, Nhất lãm chúng san tiểu" , (Vọng Nhạc ) Nhân dịp lên tận đỉnh núi, Nhìn khắp, thấy đám núi nhỏ nhoi.
4. (Động) Cưỡi. § Cũng như "giá" , "thừa" . ◇ Tô Thức : "Túng nhất vi chi sở như, lăng vạn khoảnh chi mang nhiên" , (Tiền Xích Bích phú ) Tha hồ cho một chiếc thuyền nhỏ đi đâu thì đi, cưỡi trên mặt nước mênh mông muôn khoảnh.
5. (Động) Xâm phạm, khinh thường. ◎ Như: "lăng nhục" làm nhục. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhân bổn xứ thế hào, ỷ thế lăng nhân, bị ngô sát liễu" , , (Đệ nhất hồi) Nhân có đứa thổ hào, ỷ thế hiếp người, bị tôi giết rồi.
6. (Động) Vượt qua. § Thông "lăng" . ◇ Nhan Chi Thôi : "Tác phú lăng Khuất Nguyên" (Cổ ý ) Làm phú vượt hơn Khuất Nguyên.
7. (Động) Áp bức, áp đảo.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớp váng, nước giá tích lại từng lớp nọ lớp kia gọi là lăng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lăng, hiếp (đáp): Lăng nhục; Cậy thế hiếp người;
② Gần: Gần sáng;
③ Lên, cao: Lên tận mây xanh; Cao chọc trời;
④ (đph) Băng: Băng dưới sông đều đã tan; Giọt nước thành băng;
⑤ [Líng] (Họ) Lăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Băng giá đống thành đống — Run lên vì lạnh — Xâm phạm vào — Vượt qua — Bốc cao lên — Mạnh mẽ, dữ dội — Dùng như chữ Lăng .

Từ ghép 6

ngộ
yù ㄩˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp nhau, không hẹn mà gặp. ◎ Như: "hội ngộ" gặp gỡ. ◇ Sử Kí : "Hoàn chí Lật, ngộ Cương Vũ Hầu, đoạt kì quân, khả tứ thiên dư nhân" , , , (Cao Tổ bản kỉ ) (Bái Công) quay về đến đất Lật, gặp Cương Vũ Hầu, cướp quân (của viên tướng này), đuợc hơn bốn nghìn người.
2. (Động) Mắc phải, tao thụ. ◎ Như: "ngộ vũ" gặp mưa, "ngộ nạn" mắc nạn. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc dĩ khẩu ngữ ngộ thử họa, trùng vi hương đảng sở tiếu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ này vì lời nói mà mắc cái vạ này, lại thêm bị làng xóm chê cười.
3. (Động) Hợp, thích hợp, khế hợp, đầu hợp. ◎ Như: "vị ngộ" chưa hợp thời (chưa hiển đạt). ◇ Chiến quốc sách : "Vương hà bất dữ quả nhân ngộ" (Tần tứ ) Vua sao không hợp với quả nhân?
4. (Động) Đối xử, tiếp đãi. ◎ Như: "quốc sĩ ngộ ngã" đãi ta vào hàng quốc sĩ. ◇ Sử Kí : "Hàn Tín viết: Hán Vương ngộ ngã thậm hậu, tái ngã dĩ kì xa, ý ngã dĩ kì y, tự ngã dĩ kì thực" : , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hàn Tín nói: Vua Hán đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn.
5. (Động) Đối phó, chống cự. ◇ Thương quân thư : "Dĩ thử ngộ địch" (Ngoại nội ) Lấy cái này đối địch.
6. (Danh) Cơ hội, dịp. ◎ Như: "giai ngộ" dịp tốt, dịp may, "cơ ngẫu" cơ hội, "tế ngộ" dịp, cơ hội.
7. (Danh) Họ "Ngộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Gặp nhau giữa đường gọi là ngộ. Sự gì thốt nhiên gặp phải cũng gọi là ngộ. Như ngộ vũ gặp mưa, ngộ nạn gặp nạn, v.v.
② Hợp. Như thù ngộ sự hợp lạ lùng, ý nói gặp kẻ hợp mình mà được hiển đạt vậy. Vì thế cho nên học trò lúc còn nghèo hèn gọi là vị ngộ .
③ Thết đãi. Như quốc sĩ ngộ ngã đãi ta vào hàng quốc sĩ.
④ Ðối địch, đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp gỡ, gặp phải, hội kiến, hội ngộ: Gặp mưa; Không hẹn mà gặp; Gặp ở ngoài đường (Luận ngữ);
② Đối đãi, đãi ngộ: Đãi ngộ; Đãi ngộ đặc biệt; Đãi ta như đãi hàng quốc sĩ (Sử kí: Thích khách liệt truyện); Đối đãi người cung kính (Hán thư);
③ Dịp, cảnh ngộ: Dịp may, dịp tốt; Tùy theo cảnh ngộ mà chấp nhận; Cơ hội, dịp;
④ (văn) Tiếp xúc, cảm xúc: Thần chỉ tiếp xúc bằng cảm giác chứ không nhìn bằng mắt (Trang tử: Dưỡng sinh chủ);
⑤ (văn) Chiếm được lòng tin (của bề trên hoặc vua chúa...), gặp và hợp nhau: Sắp già được gặp và hợp với vua chưa hận muộn (Đỗ Phủ: Tòng sự hành);
⑥ [Yù] (Họ) Ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Không hẹn mà gặp. Td: Hội ngộ — Hợp nhau — Đối xử. Td: Đãi ngộ.

Từ ghép 19

hạo
gǎo ㄍㄠˇ, gé ㄍㄜˊ, hào ㄏㄠˋ

hạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

to lớn, đồ sộ, khổng lồ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mênh mông, bao la (thế nước). ◎ Như: "hạo hãn giang hà" sông nước mênh mông, bát ngát.
2. (Tính) Nhiều. ◎ Như: "hạo phồn" nhiều nhõi, bề bộn.
3. (Tính, phó) Lớn. ◎ Như: "hạo kiếp" kiếp lớn. § Tục gọi sự tai vạ lớn của nhân gian là "hạo kiếp". ◇ Cao Bá Quát : "Hạo ca kí vân thủy" (Quá Dục Thúy sơn ) Hát vang gửi mây nước.
4. (Tính) Chính đại. § Xem "hạo nhiên chi khí" .
5. (Danh) Họ "Hạo".

Từ điển Thiều Chửu

① Hạo hạo mông mênh, như hạo hạo thao thiên mông mênh cả trời.
② Hạo nhiên thẳng băng, như ngô nhiên hậu hạo nhiên hữu quy chí (Mạnh Tử ) rồi ta thẳng băng có chí về, ý nói về thẳng không đoái lại nữa.
③ Chính đại, như ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí (Mạnh Tử ) ta khéo nuôi cái khí chính đại của ta.
④ Nhiều, như hạo phồn nhiều nhõi, bề bộn.
⑤ Lớn, như hạo kiếp kiếp lớn. Tục gọi sự tai vạ lớn của nhân gian là hạo kiếp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớn, to lớn, rộng lớn, rầm rộ.【】hạo đãng [hàodàng] a. Cuồn cuộn, bát ngát, bao la: Sông Trường Giang cuồn cuộn bao la; Bầu trời bao la không thấy đáy (Lí Bạch: Mộng du Thiên Mỗ ngâm lưu biệt); Mênh mông bát ngát, ngang không bến bờ (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí); b. Đông nghịt, cuồn cuộn, rầm rộ, lũ lượt: Đội ngũ tuần hành rầm rầm rộ rộ; Đoàn quân rầm rộ tiến vào thành phố; c. (văn) Mơ hồ, hồ đồ: Giận vua Sở Hoài vương hồ đồ hề (Khuất Nguyên: Li tao);
② Chính đại. 【】hạo nhiên chi khí [hàorán zhiqì] Khí hạo nhiên (cái khí lớn lao, chính đại, cương trực). (Ngr) Tinh thần quang minh chính đại, tinh thần bất khuất: Ta khéo nuôi cái khí hạo nhiên của ta (Mạnh tử);
③ (văn) Thẳng, thẳng băng: Rồi sau đó ta có chí về thẳng (quyết không quay lại nữa);
④ Nhiều, dư dật: Sương nhiều làm trắng cả những cây ngô đồng và cây thu (Lí Bạch: Thu nhật đăng Dương Châu Linh tháp). 【】hạo như yên hải [hàorú yanhăi] Rất nhiều, vô cùng phong phú (hình dung sách và tư liệu lịch sử nhiều vô kể).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Nhiều, đông đảo.

Từ ghép 6

hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn thể

Từ điển phổ thông

của cải

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền, của (chỉ chung các thứ như tiền nong, đồ đạc, nhà cửa, ruộng đất, v.v.). ◎ Như: "tài sản" của cải, "sinh tài" hàng hóa, đồ đạc nhà buôn, "nhân vị tài tử, điểu vị thực vong" , người chết vì tiền của, chim chết vì miếng ăn.
2. (Danh) Tài năng. § Thông "tài" .
3. (Động) Liệu, đoán. § Thông "tài" . ◇ Sử Kí : "Sở tứ kim, trần chi lang vũ hạ, quân lại quá, triếp lệnh tài thủ vi dụng, kim vô nhập gia giả" , , , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Bao nhiêu vàng của vua ban cho, (Đậu) Anh bày ngoài hành lang, dưới mái cửa, tướng sĩ đi qua, liền bảo họ cứ liệu lấy mà dùng, vàng không vào nhà.
4. (Phó) Vừa mới, vừa chỉ. § Thông "tài" .

Từ điển Thiều Chửu

① Của, là một tiếng gọi tất cả các thứ của cải như tiền nong đồ đạc nhà cửa ruộng đất, hễ có giá trị đều gọi là tài sản , các đồ đạc trong cửa hàng buôn đều gọi là sinh tài .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền của: Tiền của, của cải; Coi đồng tiền như mạng sống;
② (văn) Vừa mới (dùng như , bộ , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung của cải tiền bạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chiếc thoa nào của mấy mươi, mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao «.

Từ ghép 27

tàm, tằm
cán ㄘㄢˊ

tàm

phồn thể

Từ điển phổ thông

con tằm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con tằm. § Ghi chú: Tằm từ lúc bé lớn lên, tất hai ba lần lột xác, mỗi lần lột xác thì nằm yên hai ba ngày, không ăn không cựa gọi là "tằm miên" tằm ngủ, ngủ ba bốn lượt mới né kéo kén. Khi kéo xong kén thì hóa ra "dũng" con nhộng, ít lâu sau lại hóa ra hình như con bướm, cắn thủng kén bay ra, gọi là "nga" con ngài. Muốn lấy tơ tốt thì thừa lúc con ngài chưa biết cắn kén phải lấy ngay, nếu để quá thì nó cắn đứt, tơ không thành sợi nữa.
2. (Danh) "Tàm thất" nhà ngục thiến người (vì kẻ bị thiến phải ở buồng kín như buồng tằm).
3. (Phó) Dần dà. ◎ Như: "tàm thực chư hầu" xâm lấn dần đất của các nước chư hầu.
4. (Động) Chăn tằm. ◇ An Nam Chí Lược : "Nam canh mãi, nữ tàm tích" , (Phong tục ) Đàn ông làm ruộng đi buôn, đàn bà nuôi tằm dệt vải.

Từ điển Thiều Chửu

① Con tằm. Tằm từ lúc bé lớn lên, tất hai ba lần lột xác, mỗi lần lột xác thì nằm yên hai ba ngày, không ăn không cựa gọi là tằm miên tằm ngủ, ngủ ba bốn lượt mới né kéo kén. Khi kéo xong kén thì hóa ra con nhộng , ít lâu sau lại hóa ra hình như con bướm, cắn thủng kén bay ra, gọi là con ngài . Muốn lấy tơ tốt thì thừa lúc con ngài chưa biết cắn kén phải lấy ngay, nếu để quá thì nó cắn đứt, tơ không thành sợi nữa.
② Dần dà. Như tàm thực chư hầu xâm lấn dần đất của các nước chư hầu.
③ Tàm thất nhà ngục thiến người. Vì kẻ bị thiến phải ở buồng kín như buồng tằm nên gọi là tàm thất.
④ Chăn tằm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tằm: Nuôi tằm; Nghề nuôi tằm;
② (Lấn chiếm) dần dần (như tằm ăn): Xâm lấn dần đất của các nước chư hầu;
③ (văn) Chăn tằm;
④ 【】 tàm thất [cánshì] (văn) Nhà ngục thiến người (vì kẻ bị thiến phải ở buồng kín như buồng tằm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con tằm.

Từ ghép 25

tằm

phồn thể

Từ điển phổ thông

con tằm
trù
chóu ㄔㄡˊ, táo ㄊㄠˊ

trù

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thẻ tre, que
2. tính toán trước, trù tính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thẻ đếm (cái đồ để tính sổ). ◎ Như: Đánh cờ đánh bạc hơn nhau một nước gọi là "lược thắng nhất trù" , cái dùng để ghi số chén rượu đã uống gọi là "tửu trù" . § Sách "Thái bình ngự lãm" có chép truyện ba ông già gặp nhau, hỏi tuổi nhau, một ông già nói: "Hải thủy biến tang điền, ngô triếp hạ nhất trù, kim mãn thập trù hĩ" , , 滿 Nước bể biến ra ruộng dâu, tôi bỏ một cái thẻ, nay vừa đầy mười cái thẻ rồi, tức là đúng một trăm tuổi. § Vì thế chúc người thọ gọi là "hải ốc thiêm trù" .
2. (Động) Suy tính, toan tính. ◎ Như: "nhất trù mạc triển" bó tay không có một kế gì nữa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vận trù quyết toán hữu thần công" (Đệ nhất hồi ) Trù liệu quyết đoán có công thần tình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ đếm (cái đồ để tính sổ). Ðánh cờ đánh bạc hơn nhau một nước gọi là lược thắng nhất trù , cái dùng để ghi số chén rượu đã uống gọi là tửu trù . Sách Thái bình ngự lãm có chép truyện ba ông già gặp nhau, hỏi tuổi nhau, một ông già nói: Hải thủy biến tang điền, ngô triếp hạ nhất trù, kim mãn thập trù hĩ 滿 nghĩa là nước bể biến ra ruộng dâu, tôi bỏ một cái thẻ, nay vừa đầy mười cái thẻ rồi, tức là đúng một trăm tuổi. Vì thế chúc người thọ gọi là hải ốc thiêm trù .
② Trù tính, toan tính. Bó tay không có một kế gì nữa gọi là nhất trù mạc triển .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái thẻ (để đếm, bằng tre, gỗ hoặc xương v.v...): Thẻ tre;
② Trù tính, tính toán, sắp xếp: Trù tính chung, chiếu cố mọi mặt; Bó tay không tính toán gì được nữa;
③ (văn) Nước cờ, nước bài: Hơn nhau một nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ để đếm số ( tính số theo số thẻ — Tính toán sắp đặt trước ).

Từ ghép 9

tai
zāi ㄗㄞ

tai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cháy nhà
2. tai ương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nạn, họa hại (như lụt lội, cháy, đói kém, chiến tranh). ◎ Như: "thủy tai" nạn lụt, "hạn tai" nạn hạn hán.
2. (Danh) Sự không may, điều bất hạnh, vạ. ◎ Như: "chiêu tai nhạ họa" chuốc lấy những chuyện không may, "một bệnh một tai" không bệnh không vạ.
3. (Tính) Gặp phải tai vạ, hoạn nạn. ◎ Như: "tai dân" dân bị tai vạ, "tai khu" khu vực gặp nạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy nhà.
② Tai vạ, những sự trời đất biến lạ, những sự không may đều gọi là tai cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên) tai, nạn, tai vạ, tai nạn, điều không may: Nạn hạn hán; Nạn lụt; Đề phòng thiên tai;
② (văn) Cháy nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa của trời — Điều hại lớn lao xảy tới. Đoạn trường tân thanh có câu: » Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần «.

Từ ghép 26

thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nếm
2. hưởng
3. đã từng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nếm. ◇ Lễ kí : "Quân hữu tật, ẩm dược, thần tiên thường chi" , , (Khúc lễ hạ ) Nhà vua có bệnh, uống thuốc, bầy tôi nếm trước.
2. (Động) Thử, thí nghiệm. ◎ Như: "thường thí" thử xem có được hay không.
3. (Động) Từng trải. ◎ Như: "bão thường tân toan" từng trải nhiều cay đắng.
4. (Phó) Từng. ◎ Như: "thường tòng sự ư tư" từng theo làm việc ở đấy. ◇ Liêu trai chí dị : "Tòng tử thập niên vị thường thất đức, hà quyết tuyệt như thử?" , (A Hà ) Theo chàng mười năm chưa từng (làm gì) thất đức, sao nỡ tuyệt tình như thế?
5. (Danh) Tế về mùa thu gọi là tế "Thường".
6. (Danh) Họ "Thường".

Từ điển Thiều Chửu

① Nếm.
② Thử, muốn làm việc gì mà thử trước xem có được không gọi là thường thí .
③ Từng, như thường tòng sự ư tư từng theo làm việc ở đấy.
④ Tế thường, tế về mùa thu gọi là tế Thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nếm (thức ăn, đồ uống), thử xem: Nếm mùi; Thử xem mặn hay nhạt; Nếm mật nằm gai;
② (văn) Từng: Chưa từng nghe qua việc đó;
③ Nếm trải, trải qua, từng trải: Nếm trải mọi khó khăn gian khổ, từng trải mọi đắng cay;
④ Lễ tế Thường (vào mùa thu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng lưỡi mà nếm — Trải qua.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.