chủng
zhǒng ㄓㄨㄥˇ, zhòng ㄓㄨㄥˋ

chủng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gót chân
2. đến nơi
3. nối gót nhau đi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gót chân. ◎ Như: "tiếp chủng nhi chí" nối gót chân mà đến.
2. (Danh) Gót giày. ◇ Trang Tử : "Tróc câm nhi trửu kiến, nạp lũ nhi chủng quyết" , (Nhượng vương ) Xốc vạt áo thì khuỷu tay hở, xỏ giày thì gót giày sứt.
3. (Động) Theo sau, đuổi theo. ◇ Tả truyện : "Ngô chủng Sở, nhi cương tràng vô bị" , (Chiêu Công nhị thập tứ niên ) Quân Ngô đuổi theo quân Sở, mà biên giới không phòng bị.
4. (Động) Kế thừa, kế tục, nối tiếp. ◇ Khuất Nguyên : "Hốt bôn tẩu tiên hậu hề, Cập tiền vương chi chủng vũ" , (Li tao ) Bỗng bôn tẩu phía trước phía sau hề, Nối tiếp sự nghiệp các vua trước.
5. (Động) Đến tận nơi. ◎ Như: "chủng tạ" đến tận nơi cảm tạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gót chân.
② Đến. Như chủng tạ đến tận nơi cảm tạ.
③ Nối gót, đi theo chân người trước gọi là tiếp chủng nhi chí nối gót mà đến.
④ Nhân, nối theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gót, gót chân: Nối gót nhau đến;
② Đến tận: Đến tận nhà cám ơn;
③ Theo, theo sau: Theo đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gót chân — Tới. Đến — Đi theo. Nối gót.

Từ ghép 11

xuân
chūn ㄔㄨㄣ, chǔn ㄔㄨㄣˇ

xuân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùa xuân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùa xuân. § Theo âm lịch: từ tháng giêng đến tháng ba là mùa xuân, theo dương lịch: tháng ba, tháng tư và tháng năm là ba tháng mùa xuân.
2. (Danh) Vẻ vui tươi, trẻ trung, xuân sắc, hỉ sắc. ◎ Như: "thanh xuân" xuân xanh, tuổi trẻ. ◇ Lục Khải : "Giang Nam vô sở hữu, Liêu tặng nhất chi xuân" , (Tặng Phạm Diệp ).
3. (Danh) Năm. ◇ Tào Thực : "Tự kì tam niên quy, kim lịch cửu xuân" , (Tạp thi ) Tự hẹn ba năm thì về, Nay đã trải qua chín mùa xuân (chín năm).
4. (Danh) Sức sống, sự sống. ◎ Như: khen thầy thuốc chữa khỏi bệnh nói là "diệu thủ hồi xuân" .
5. (Danh) Rượu, người nhà Đường gọi rượu là "xuân".
6. (Danh) Tình cảm yêu thương giữa trai gái. § Ghi chú: Lễ nhà Chu cứ đến tháng "trọng xuân" (tháng hai) thì cho cưới xin, vì thế mới gọi các con gái muốn lấy chồng là "hoài xuân" . ◇ Thi Kinh : "Hữu nữ hoài xuân, Cát sĩ dụ chi" , (Thiệu nam , Dã hữu tử quân ) Có cô gái đang ôm ấp xuân tình (nghĩ đến chuyện lấy chồng), Chàng trai đến quyến rủ.
7. (Danh) Phương đông. ◎ Như: "xuân phương" phương đông.
8. (Tính) Thuộc về mùa xuân. ◎ Như: "xuân phong" gió xuân.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng ba gọi là mùa xuân.
② Xuân là đầu bốn mùa, muôn vật đều có cái cảnh tượng hớn hở tốt tươi, cho nên người ta mới ví người tuổi trẻ như mùa xuân mà gọi thì tuổi trẻ là thanh xuân xuân xanh, ý thú hoạt bát gọi là xuân khí , thầy thuốc chữa khỏi bệnh gọi là diệu thủ hồi xuân .
③ Rượu xuân, người nhà Ðường hay gọi rượu là xuân.
④ Lễ nhà Chu cứ đến tháng trọng xuân (tháng hai) thì cho cưới xin, vì thế mới gọi các con gái muốn lấy chồng là hoài xuân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Mùa) xuân: Cảnh xuân; Xuân về hoa nở, ngày xuân ấm áp;
② Xuân (lễ nhà Chu cứ đến tháng Trọng Xuân [tháng Hai] thì cho cưới xin, nên mùa xuân còn dùng để chỉ tình yêu đương giữa trai và gái): Có cô gái hoài xuân (ôm ấp tình yêu, muốn lấy chồng...) (Thi Kinh); Lòng xuân;
③ Xuân, tươi, trẻ (trung): Hồi xuân, tươi lại; Thanh xuân, tuổi xuân, tuổi trẻ;
④ Dâm đãng, dâm dục;
⑤ Sống: Cây khô sống lại;
⑥ Vui vẻ, hân hoan;
⑦ Rượu (cách gọi rượu của người đời Đường);
⑧ [Chun] (Họ) Xuân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa đầu tiên trong một năm, từ tháng giêng đến hết tháng ba. Đoạn trường tân thanh : » Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi « — Chỉ một năm, vì một năm có một mùa xuân. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Trải mấy xuân tin đi tin lại, Đến xuân này tin hãy vắng không « — Chỉ tuổi trẻ, vì tuổi trẻ cũng như mùa xuân của đời người. Truyện Nhị độ mai : » Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì « — Chỉ vẻ đẹp đẽ trẻ trung. Truyện Trê Cóc : » Rằng đâu mà đến ta đây, cớ sao thân thể coi mà kém xuân «.

Từ ghép 63

hi, hy
xī ㄒㄧ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nguy hiểm. ◇ Nguyễn Du : "Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hi" 西 (Chu hành tức sự ) Núi sông Tây Việt nhiều hiểm trở.
2. (Danh) Lỗ hốc, chỗ hở. ◇ Hàn Dũ : "Nhược ư tài nhi hủ ư lực, bất năng bôn tẩu thừa ki để hi, yếu quyền lợi" , , (Thích ngôn ) Tài sức yếu kém, không biết chạy vạy thừa cơ lợi dụng (chỗ sơ hở) để tranh đoạt quyền lợi.

hy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nguy hiểm

Từ điển Thiều Chửu

① Nguy hiểm.
② Lỗ hốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lỗ hốc;
② Nguy hiểm, dốc đứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi hiểm trở — Thù ghét.

đào thải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lọc bỏ

Từ điển trích dẫn

1. Đãi bỏ cặn bã, tẩy rửa. ◇ Giả Tư Hiệp : "Chá tử thục thì đa thu, thủy đào thải lệnh tịnh" , (Tề dân yếu thuật , Chủng tang chá ).
2. Loại bỏ (người hoặc sự vật kém cỏi vô dụng). ◎ Như: "tự nhiên đào thải" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gạn lọc cái tốt, bỏ cái xấu.

ám triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng nước ngầm dưới sông hoặc dưới biển

Từ điển trích dẫn

1. Dòng nước chảy ngầm. ◇ Dương Vạn Lí : "Ám triều đáo vô nhân hội, Chỉ hữu cao sư thức thủy ngân" , (Quá sa đầu ).
2. Tỉ dụ thế lực, sự tình nổi lên âm thầm từ từ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng nước chảy ngầm. Chỉ cái phong trào ngấm ngầm.

Từ điển trích dẫn

1. Sự việc được truyền rộng xưng tụng. ◇ Hàn Phi Tử : "Phù xưng thượng cổ chi truyền tụng, biện nhi bất khác, đạo tiên vương nhân nghĩa nhi bất năng chánh quốc giả, thử diệc khả hí nhi bất khả vi trị dã" , , , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ).
2. Truyền rộng ca ngợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời khen ngợi được nói từ người này sang người khác.

Từ điển trích dẫn

1. Chế phục người khác để đạt được thắng lợi. ☆ Tương tự: "khắc phục" , "thủ thắng" , "chế phục" . ◇ Tôn Tử : "Nhân giai tri ngã sở thắng chi hình, nhi mạc tri ngô sở chế thắng chi hình" , (Hư thật ) Người ta đều biết cái hình thể bên ngoài của sự chiến thắng của ta, nhưng không biết cái thể thức mà ta vận dụng chế phục quân địch để thủ thắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt mưu lược để vượt hơn người khác.
hám, đảm
dàn ㄉㄢˋ, hàn ㄏㄢˋ

hám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn năn, hối hận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hối tiếc, niềm ăn năn. ◎ Như: "di hám" ân hận. ◇ Nguyễn Du : "Bình sinh trực đạo vô di hám" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Bình sinh theo đường ngay, lòng không có gì hối tiếc.
2. (Danh) Chỉ người mang lòng oán hận. ◇ Tả truyện : "Nhị hám vãng hĩ, phất bị, tất bại" , , (Tuyên Công thập nhị niên ).
3. (Động) Giận, oán hận. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kí hoàn, tri mẫu hám chi bất , nhân quỵ tiền thỉnh tử" , , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).
4. (Tính) Hối hận, không vừa ý. ◎ Như: "hám sự" .
5. Một âm là "đảm". (Tính) Bất an, không yên. ◎ Như: "đảm sảng" thương xót không yên lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, ăn năn.
② Thù giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếc, đáng tiếc, hối tiếc, hối hận, ăn năn, (thiếu) sót: Lấy làm đáng tiếc; Thiếu sót; Đáng tiếc;
② (văn) Giận, thù giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận ghét — Không được vừa lòng.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hối tiếc, niềm ăn năn. ◎ Như: "di hám" ân hận. ◇ Nguyễn Du : "Bình sinh trực đạo vô di hám" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Bình sinh theo đường ngay, lòng không có gì hối tiếc.
2. (Danh) Chỉ người mang lòng oán hận. ◇ Tả truyện : "Nhị hám vãng hĩ, phất bị, tất bại" , , (Tuyên Công thập nhị niên ).
3. (Động) Giận, oán hận. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kí hoàn, tri mẫu hám chi bất , nhân quỵ tiền thỉnh tử" , , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).
4. (Tính) Hối hận, không vừa ý. ◎ Như: "hám sự" .
5. Một âm là "đảm". (Tính) Bất an, không yên. ◎ Như: "đảm sảng" thương xót không yên lòng.

tả hữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, xấp xỉ, trên dưới, khoảng chừng

Từ điển trích dẫn

1. Phía trái và phía phải.
2. Vào khoảng. ◎ Như: "tảo thượng 7 thì 10 phân tả hữu" 710 lúc sớm vào khoảng 7 giờ 10 phút.
3. Gần bên, phụ cận.
4. Các phương diện.
5. Hầu cận, cận thần.
6. Tự khiêm xưng là "tả hữu" , ý nói mình là kẻ hầu cận.
7. Thường dùng trong thư từ để gọi người bên kia. ◇ Tư Mã Thiên : "Thị bộc chung bất đắc thư phẫn muộn hiểu tả hữu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Tôi rút cục đành chịu không sao bày giải nỗi buồn bực để cho ông (tức Nhậm Thiếu Khanh) hiểu rõ.
8. Phản bội, có lòng làm trái.
9. Giúp đỡ, phù trợ. ◇ Lưu Vũ Tích : " công dụng kinh thuật tả hữu tiên đế ngũ niên, nhẫm văn kì đức" , (Đường cố trung thư thị lang bình chương sự vi công tập kỉ ).
10. Che chở, bảo hộ.
11. Chỉ huy, cầm đầu.
12. Dù thế nào, dù sao. ☆ Tương tự: "phản chánh" , "hoành thụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên trái và bên phải — Chỉ người thân cận đứng hầu sát hai bên.

Từ điển trích dẫn

1. Ngần ngừ, đắn đo chưa định.
2. Nhỏ nhen, tầm thường (tư cách, nhân phẩm...). ◇ Tập Tạc Xỉ : "Tỏa tỏa thường lưu, lục lục phàm sĩ, yên túc cảm kì phương thốn tai!" , , ! (Dữ Đệ bí thư ).
3. Nhỏ nhặt, vụn vặt, không đáng kể (sự việc...). ◇ Hà Kì Phương : "Giá thị đồi tường, giá thị toái ngõa, đô tỏa tỏa bất túc vị ngoại nhân đạo" , , (Họa mộng lục , Nham ).
4. Lí nhí, lách cách (tiếng động nhỏ). ◇ Đỗ Mục : "Ngọc kha thanh tỏa tỏa, Cẩm trướng mộng du du" , (Tống Lưu Tam Phục lang trung phó khuyết ).
5. Lải nhải, nhì nhằng, lắm lời... ◇ Diệp Thánh Đào : "Mãi thái đích nam nữ bồi hồi tại ngư than thái đam bàng biên, tỏa tỏa địa tranh luận giá tiền, kế giác cân lượng, nhất phiến nhượng nhượng" , , , (Tiền đồ ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.