liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cháy mạnh
2. nồng (mùi, hương)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh mẽ, cứng mạnh. ◇ Tả truyện : "Phù hỏa liệt, dân vọng nhi úy chi, cố tiển tử yên" , , (Chiêu Công nhị thập niên ) Lửa mà mạnh, dân trông thấy mà sợ, nên ít chết vậy.
2. (Tính) Cương trực, chính đính. ◎ Như: "liệt sĩ" kẻ sĩ cương trực chết vì nước không chịu khuất, "liệt nữ" con gái chính đính chết vì tiết nghĩa. ◇ Sử Kí : "Phi độc Chánh năng dã, nãi kì tỉ diệc liệt nữ dã" , (Nhiếp Chánh truyện ) Không phải chỉ riêng mình (Nhiếp) Chính giỏi mà người chị (của Chính) cũng là một trang liệt nữ.
3. (Tính) Gay gắt, dữ dội, nghiêm khốc. ◇ Phù sanh lục kí : "Bắc phong cánh liệt" (Khảm kha kí sầu ) Gió bấc càng thêm gay gắt.
4. (Tính) Rực rỡ, hiển hách. ◇ Quốc ngữ : "Quân hữu liệt danh, thần vô bạn chất" , (Tấn ngữ cửu ) Vua có danh sáng, (thì) bề tôi không mang lòng phản trắc.
5. (Tính) Đậm, nồng. ◎ Như: "liệt tửu" rượu nồng.
6. (Tính) "Liệt liệt" (1) Đau đáu (lo lắng). (2) Căm căm (lạnh). (3) Lẫm liệt (oai phong).
7. (Danh) Công nghiệp.
8. (Danh) Người hi sinh tính mạng vì chính nghĩa. ◎ Như: "cách mệnh tiên liệt" những bậc tiền bối liệt sĩ cách mạng.
9. (Danh) Chất độc, họa hại. ◎ Như: "dư liệt" chất độc hại còn thừa lại.
10. (Danh) Họ "Liệt".
11. (Động) Đốt, cháy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy dữ, lửa mạnh.
② Công nghiệp.
③ Cứng cỏi, chính đính, như liệt sĩ kẻ sĩ cứng cỏi chết vì nước không chịu khuất, liệt nữ con cái cứng cỏi chết vì tiết nghĩa không chịu nhục thân, v.v.
④ Ác.
⑤ Ðẹp, rõ rệt.
⑥ Thừa, rớt lại.
⑦ Liệt liệt lo sốt ruột.
⑧ Rét căm căm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cháy mạnh. (Ngr) Hừng hực, gay gắt, rầm rộ, dào dạt: Lửa mạnh thử vàng; Nắng gay gắt; Rượu mạnh; Khí thế rầm rộ; Niềm vui dào dạt;
② Mạnh vững, cứng cỏi, cương (trực): Cương cường, nóng tính; cương trực;
③ Liệt: Tiên liệt;
④ Công lao: Đã góp nhiều công lao;
⑤ (văn) Ác;
⑥ (văn) Đẹp, rõ rệt;
⑦ (văn) Thừa, rớt lại;
⑧ 【】liệt liệt [lièliè] (văn) a. Lo sốt ruột; b. Rét căm căm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa cháy mạnh — Sáng rực — Mạnh mẽ, dữ dội. Td: Mãnh liệt — Công nghiệp tạo được — Ngay thẳng, không chịu khuất phục.

Từ ghép 24

quả
guǎ ㄍㄨㄚˇ

quả

phồn thể

Từ điển phổ thông

lăng trì, hình phạt róc thịt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Róc thịt cho đến chết (một thứ hình phạt tàn khốc thời xưa). § Cũng gọi là "lăng trì" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác đại nộ, mệnh khiên xuất phẫu quả chi. Phu chí tử mạ bất tuyệt khẩu" , . (Đệ tứ hồi) (Đổng) Trác nổi giận, sai đem ra xẻo thịt (Ngũ Phu). (Ngũ) Phu cho tới lúc chết mắng (Đổng Trác) không ngớt miệng.

Từ điển Thiều Chửu

① Róc thịt, một thứ hình ác ngày xưa, tức là hình lăng trì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xoạc, toác, tét: Tay bị xoạc một miếng; Quần áo toác ra rồi;
② Tùng xẻo, róc thịt, lăng trì (một hình phạt tàn khốc thời xưa): Dám lôi vua xuống ngựa ngay, dù cho tùng xẻo thân này sá chi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lóc thịt ra khỏi xương. Như Quả .

Từ điển trích dẫn

1. Trống và mái, đực và cái. ◇ Tấn Thư : "Nhân gia văn địa trung hữu khuyển tử thanh, quật chi. Đắc thư hùng các nhất" , . (Ngũ hành chí trung ).
2. Nam và nữ (tính), trai và gái. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu dựng phụ thống cấp dục sản, chư nữ bạn trương quần vi ác, la thủ chi, đãn văn nhi đề, bất hạ vấn thư hùng" , , , , (Kim hòa thượng ) Có người đàn bà mang thai đau bụng sắp đẻ, chị em bạn kéo xiêm giăng quanh làm màn che, nghe tiếng trẻ khóc cũng không bận hỏi là trai hay gái.
3. Phiếm chỉ sự vật ngang bậc.
4. Tỉ dụ hơn thua, thắng phụ, mạnh yếu, cao thấp.
5. Cạnh tranh, giành lấy thắng lợi.
6. Hòa hợp, thuận ứng. ◇ Hoài Nam Tử : "Thông thể ư thiên địa, đồng tinh ư âm dương, nhất hòa ư tứ thì, minh chiếu ư nhật nguyệt, dữ tạo hóa giả tương thư hùng" , , , , (Bổn kinh ).
7. Ý nói sự vật to nhỏ không đều. ◇ Kim Bình Mai : "Lưỡng mục thư hùng, tất chủ phú nhi đa trá" , (Đệ nhị thập cửu hồi) (Tướng ngài) hai mắt to nhỏ không đều, thì (có lộc) làm chủ giàu lớn nhưng nhiều mánh lới gian trá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống và mái. Chỉ sự thua được, mất còn dứt khoát.

Từ điển trích dẫn

1. Bao nhiêu những cảm xúc chen đan hỗn tạp cùng lúc. Hình dung vô cùng cảm khái. ◇ Ba Kim : "Thâm dạ vô liêu, bách cảm giao tập, ngã tưởng khởi nhĩ môn (...) chân hữu sanh giả viễn nhi tử giả biệt chi cảm" , , (...) (Thu , Nhất).

linh ngữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà tù

Từ điển trích dẫn

1. Nhà tù, ngục. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Chỉ hảo dũ tử linh ngữ chi trung hĩ" (Đệ thập nhất hồi) Chỉ có chết rục trong tù mà thôi.

linh ngự

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà tù. Chỗ giam người có tội.

Từ điển trích dẫn

1. Kính cẩn sợ hãi. ◇ Mạnh Tử : "Chi tái kiến Cổ Tẩu, quỳ quỳ trai lật" , (Vạn Chương thượng ) (Vua Thuấn) mỗi khi viếng cha (Cổ Tẩu) thì kính cẩn sợ sệt.
khoác, khuếch
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoác

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

khuếch

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn, rộng. ◎ Như: "độ lượng khôi khuếch" độ lượng lớn lao. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Dư độc Tư Mã binh pháp, hoành khuếch thâm viễn" : , (Tư Mã Nhương Tư truyện ) Thái Sử Công nói: Ta đọc binh pháp của Tư Mã (Nhương Tư), bao la sâu xa.
2. (Tính) Rỗng không. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử đại khuếch chi vũ, du vô cực chi dã" , (Tinh thần ) Khiến cho không gian trống rỗng, rong chơi ở cõi vô cùng.
3. (Danh) Vành ngoài, chu vi. ◎ Như: "luân khuếch" vành bánh xe, "nhĩ khuếch" vành tai.
4. (Động) Mở rộng. ◎ Như: "khuếch sung" mở rộng ra, "khai khuếch" mở mang, "khuếch đại" mở lớn.
5. (Động) Trừ sạch. ◎ Như: "khuếch thanh lậu tập" trừ khử những tập quán xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, như độ lượng khôi khuếch độ lượng lớn lao. Làm việc không thiết thực gọi là khuếch lạc , với đời không hợp cũng gọi là khuếch lạc.
② Mở, như khuếch sung mở rộng ra. Ðang nhỏ mà mở mang cho to lớn thêm gọi là khuếch sung.
③ Bỗng không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớn, lớn rộng, mênh mông, bao la: Bầu trời bao la; Độ lượng lớn lao;
② Khuôn, vành, phạm vi: Vành tai;
③ (văn) Mở: Mở rộng ra;
④ (văn) Rỗng không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Trống trải. Dọn cho trống đi.
trắc
cè ㄘㄜˋ, zè ㄗㄜˋ, zhāi ㄓㄞ

trắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

một bên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên. ◎ Như: "lưỡng trắc" hai bên, "tùy thị tại trắc" theo hầu ở bên cạnh. ◇ Tấn Thư : "Thường dữ quần nhi hí ư đạo trắc" (Vương Nhung truyện ) Thường cùng đám trẻ con chơi đùa bên đường.
2. (Động) Nghiêng. ◎ Như: "trắc nhĩ khuynh thính" nghiêng tai lắng nghe, "trắc thân nhi quá" nghiêng mình lách qua.
3. (Động) Ở vào, náu mình. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử cùng tích chi hương, trắc khê cốc chi gian" , 谿 (Nguyên đạo ) Ở nơi làng quê hẻo lánh, náu mình trong khoảng khe hang.
4. (Tính) Bên cạnh, phụ, lẽ. ◎ Như: "trắc diện" mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
5. (Tính) Hèn, dốt. ◎ Như: "trắc lậu" hèn kém.
6. (Phó) Lóm, lấm lét. ◎ Như: "vô trắc thính" chớ nghe lóm. ◇ Nguyễn Du : "Thê kiến kì phu trắc mục thị" (Tô Tần đình ) Vợ thấy chồng lấm lét nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên, như trắc diện mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
② Lóng, như vô trắc thính chớ nghe lóng.
③ Nghiêng, như trắc mục nghé mắt, trắc thân nghiêng mình.
④ Hèn dốt, như trắc lậu hèn kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phía, cạnh, bên: Hai bên đường cái; Khổng tử đi qua bên núi Thái Sơn (Lễ kí);
② Lệch về một phía, nghiêng, vểnh: Nằm nghiêng; (Nghiêng người) lách vào; Vểnh tai nghe;
③ Đầu óc nhỏ hẹp, hèn dốt, có định kiến: Hèn kém. Xem [zhai], [zè].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zè]. Xem [cè], [zhai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nghiêng: Xe chạy nghiêng trên đồi. Xem [cè], [zè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng lệch — Thấp hẹp — Như Trắc — Bên cạnh. Một bên — Gần sát.

Từ ghép 15

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "cùng tích" .
2. Xa xôi hẻo lánh. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử cùng tích chi hương, trắc khê cốc chi gian" , 谿 (Nguyên đạo ) Ở nơi làng quê hẻo lánh, náu mình trong khoảng khe hang.
3. Nghèo khốn không gặp cơ hội.
4. Người khốn khó không gặp thời, đất hoặc người giúp đỡ. ◇ Viên Khang : "(Việt Vương) bất ách cùng tích, tôn hữu đức, dữ dân đồng khổ lạc" (), , (Việt tuyệt thư , Ngoại truyện Kế Nghê ) (Việt Vương) không làm khó người bần khốn bất ngộ, tôn trọng người hiền đức, với dân cùng vui cùng khổ.
5. Chỉ phong cách thơ khô khốc, chữ dùng hiểm hóc khác thường. ◇ Ngụy Thái : "Mạnh Giao thi kiển sáp cùng tích, triện tước bất hạ, khổ ngâm nhi thành" , , (Ẩn cư thi thoại ) Thơ Mạnh Giao hiểm hóc trúc trắc, đẽo gọt không thôi, khổ tâm thôi xao mới thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi hẻo lánh.

chư sinh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Các loài sinh vật. ◇ Quản Tử : "Địa giả, vạn vật chi bổn nguyên, chư sanh chi căn uyển dã" , , (Thủy địa ).
2. Các người có tri thức học vấn, các nho sinh. ◇ Lỗ Tấn : "(Thủy Hoàng) hựu tiệm tính kiêm liệt quốc, tuy diệc triệu văn học, trí bác sĩ, nhi chung tắc phần thiêu "Thi", "Thư", sát chư sanh thậm chúng" , , , 》,《》, (Hán văn học sử cương yếu , Đệ ngũ thiên ).
3. Các học trò, các đệ tử. ◇ Hàn Dũ : "Quốc tử tiên sanh thần nhập Thái học, chiêu chư sanh lập quán hạ" , (Tiến học giải ).
4. Dưới hai thời nhà Minh và nhà Thanh gọi người nhập học là "chư sanh" . ◇ Diệp Thịnh : "Dực nhật, tế tửu suất học quan chư sanh thượng biểu tạ ân" , (Thủy đông nhật kí , Dương đỉnh tự thuật vinh ngộ sổ sự ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.