phác
pú ㄆㄨˊ

phác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngọc ở trong đá
2. chân thực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọc chưa mài giũa.
2. (Danh) Bản tính thuần phác, thành thực. ◎ Như: "phản phác quy chân" trở về với bản chất giản dị thật thà.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc ở trong đá.
② Chân thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngọc chưa gọt giũa, ngọc trong đá;
② Chân thực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viên ngọc chưa được mài giũa — Chỉ sự thành thật, không trau chuốt dối trá. Như chữ Phác .

Từ ghép 1

liêu
liáo ㄌㄧㄠˊ, liào ㄌㄧㄠˋ

liêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái khóa sắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bạc, bạch kim loại tốt.
2. (Danh) Cái lò có lỗ. ◎ Như: "trà liêu" .
3. (Danh) Cái cùm chân, một hình cụ thời xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khóa sắt. Một thứ đồ hình dùng để khóa chân người tù.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xích chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ chất bạch kim — Vòng sắt thật nặng, khóa vào chân người tù thời xưa.
phấn
fěn ㄈㄣˇ

phấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bột, phấn
2. son phấn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bột xoa mặt, đàn bà dùng để trang sức. ◎ Như: "phấn hương" bột thoa mặt và dầu thơm, "chi phấn" phấn sáp.
2. (Danh) Bột, vật tán nhỏ. ◎ Như: "hoa phấn" phấn hoa, "miến phấn" bột mì, "hồ tiêu phấn" bột tiêu, "tẩy y phấn" bột giặt quần áo.
3. (Danh) Bún, miến, ... ◎ Như: "nhục mạt sao phấn" thịt băm xào miến.
4. (Động) Bôi, xoa, sức. ◎ Như: "phấn loát" quét vôi, "phấn sức" tô điểm bề ngoài (nghĩa bóng: che đậy, giấu giếm).
5. (Động) Tan vụn. ◎ Như: "phấn thân toái cốt" nát thịt tan xương.
6. (Tính) Trắng. ◎ Như: "phấn điệp nhi" bướm trắng.
7. (Tính) Bỉ ổi, dâm ô (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "phấn khúc" bài hát dâm uế.

Từ điển Thiều Chửu

① Bột gạo, phấn gạo. Phàm vật gì tán nhỏ đều gọi là phấn cả.
② Tan nhỏ, như phấn cốt tan xương.
③ Phấn xoa, đàn bà dùng để trang sức.
④ Phấn sức, làm sự gì không cần sự thực mà chỉ vụ về bề ngoài gọi là phấn sức .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bột: Bột mì; Sữa bột; Phấn hoa;
② Phấn: Phấn sáp; Đánh phấn tô son;
③ (đph) Quét vôi: Tường mới quét vôi;
④ Màu trắng: Bươm bướm trắng;
Màu hồng; Hoa mẫu đơn hồng; Tấm lụa này màu hồng;
⑥ Bún, bánh phở, miến: Thịt băm xào miến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất bột, tức vật nghiền thật nhỏ — Thứ bột trắng, hoặc có các màu khác, dùng để thoa lên mặt cho đẹp. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chung lưng mở một ngôi hàng, quanh năm buôn phấn bán hương đã lề « — Thoa phấn. Đánh phấn ( công việc trang điểm của đàn bà ) — Nghiền thành bột — Kí hiệu độ dài, tức một Décimètre( 1/10 thước tây ).

Từ ghép 15

tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

Từ điển trích dẫn

1. Nói thật.
tái
sài ㄙㄞˋ

tái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không trung thành

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thiển bạc, không thành thật.
2. (Tính) Bế tắc, không thông.
3. (Tính) Chất phác, thô lậu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ vờ, không có lòng trung thành.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lờ vờ, không trung thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không được thành thật.
bốc, phác
pò ㄆㄛˋ, pú ㄆㄨˊ, pǔ ㄆㄨˇ

bốc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giản dị, thật thà. ◎ Như: "phác tố" giản dị, "phác chuyết" thật thà vụng về. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô sự nhi dân tự phú, Ngã vô dục nhi dân tự phác" , (Chương 57) Ta "vô sự" mà dân tự giàu, Ta không ham muốn mà dân trở thành chất phác. ◇ Đỗ Mục : "Thị dĩ ý toàn thắng giả, từ dũ phác nhi văn dũ cao" , (Đáp Trang Sung thư ) Tức là lấy ý trên hết cả, lời càng giản dị mà văn càng cao.
2. (Động) Đẽo, gọt. ◇ Thư Kinh : "Kí cần phác trác" (Tử tài ) Siêng năng đẽo gọt.
3. (Danh) Gỗ chưa đẽo gọt thành đồ dùng.
4. (Danh) Mộc mạc. ◇ Đạo Đức Kinh : "Vi thiên hạ cốc, Thường đức nãi túc, Phục quy ư phác" (Chương 28) Là hang sâu cho thiên hạ, Hằng theo Đức mới đủ, Trở về với Mộc mạc.
5. Một âm là "bốc". (Danh) Cây "bốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Mộc mạc.
② Ðẽo, gọt.
③ Phàm đồ đạc đang làm chưa xong đều gọi là phác.
④ Một âm là bốc. Cây bốc.

phác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây phác (vỏ dùng làm thuốc)
2. chất phác

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giản dị, thật thà. ◎ Như: "phác tố" giản dị, "phác chuyết" thật thà vụng về. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô sự nhi dân tự phú, Ngã vô dục nhi dân tự phác" , (Chương 57) Ta "vô sự" mà dân tự giàu, Ta không ham muốn mà dân trở thành chất phác. ◇ Đỗ Mục : "Thị dĩ ý toàn thắng giả, từ dũ phác nhi văn dũ cao" , (Đáp Trang Sung thư ) Tức là lấy ý trên hết cả, lời càng giản dị mà văn càng cao.
2. (Động) Đẽo, gọt. ◇ Thư Kinh : "Kí cần phác trác" (Tử tài ) Siêng năng đẽo gọt.
3. (Danh) Gỗ chưa đẽo gọt thành đồ dùng.
4. (Danh) Mộc mạc. ◇ Đạo Đức Kinh : "Vi thiên hạ cốc, Thường đức nãi túc, Phục quy ư phác" (Chương 28) Là hang sâu cho thiên hạ, Hằng theo Đức mới đủ, Trở về với Mộc mạc.
5. Một âm là "bốc". (Danh) Cây "bốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Mộc mạc.
② Ðẽo, gọt.
③ Phàm đồ đạc đang làm chưa xong đều gọi là phác.
④ Một âm là bốc. Cây bốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mộc mạc, giản dị, chất phác;
② (văn) Đẽo, gọt;
③ Đồ làm còn thô (chưa gọt giũa). Xem [Piáo], [po], [pò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gỗ còn để nguyên, chưa chế thành đồ vật — Thật thà, không trau chuốt — Vật dụng bằng gỗ làm chưa xong, mới chỉ thành hình — Một âm là Bốc, tên cây.

Từ ghép 17

phân biệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

phân biệt

Từ điển trích dẫn

1. Tách ra, xẻ ra. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân tài tài chế vật dã, do công tượng chi chước tước tạc nhuế dã, tể bào chi thiết cát phân biệt dã" , , (Tề tục ) Cho nên thánh nhân liệu đoán cai quản sự vật, giống như người thợ mộc đẽo gọt cái mộng gỗ, cũng giống như người đầu bếp chặt cắt mổ xẻ vậy.
2. Biện biệt. ◎ Như: "phân biệt thiện ác" .
3. Phân li, li biệt. ◇ Tào Phi : "Kim quả phân biệt, các tại nhất phương" , (Dữ triêu ca lệnh Ngô Chất thư ) Nay quả thật li biệt, mỗi người ở một phương.
4. Chia ra làm nhiều phần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia riêng ra, không lẫn lộn.

Từ điển trích dẫn

1. Nhờ người phân định phải trái thật giả.
nhụ, nhục, nậu
ròu ㄖㄡˋ, rù ㄖㄨˋ

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo tốt, núng nính những thịt — Một âm là Nhục. Xem Nhục.

Từ ghép 23

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thịt
2. cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịt: Thịt heo; Bắp thịt;
② Cơm, cùi, nhục, thịt (phần nạc của trái cây): Trái vải dày cơm; Nhãn nhục;
③ Phần xác thịt: Sự ham muốn về xác thịt; Hình phạt về xác thịt;
④ Nẫu: 西 Dưa hấu nẫu ruột;
⑤ (đph) Chậm chạp: Anh ấy làm việc chậm chạp lắm; Tính chậm chạp;
⑥ (văn) Mập mạp, đẫy đà, nở nang;
⑦ (văn) Làm cho trở thành thịt: Làm cho người chết sống lại và làm cho xương trở nên thịt (Tả truyện);
⑧ (văn) Phần ngoài lỗ của đồng tiền hay đồ ngọc có lỗ (phần trong gọi là háo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt. Td: Ngưu nhục (thịt bò) — Xác thịt. Thân xác. Td: Nhục dục —Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhục, khi viết thành bộ thì viết là .

Từ ghép 23

nậu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.