hùng
xióng ㄒㄩㄥˊ

hùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con chim trống
2. mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim trống. ◇ Đỗ Phủ : "Hùng phi viễn cầu thực, Thư giả minh tân toan" , (Nghĩa cốt hành ) Chim trống bay xa kiếm ăn, Chim mái kêu than chua xót.
2. (Danh) Chỉ giống đực (động và thực vật). ◇ Tô Thức : "Trúc hữu thư hùng giả đa duẩn, cố chủng trúc đương chủng thư" , (Cừu trì bút kí , Trúc thư hùng ).
3. (Danh) Chỉ đàn ông, nam tử. ◇ Trang Tử : "(Ai Đài Tha) hựu dĩ ác hãi thiên hạ, họa nhi bất xướng, trí bất xuất hồ tứ vực, thả hữu thư hùng hợp hồ tiền, thị tất hữu dị hồ nhân giả dã" (), , , , (Đức sung phù ) (Ai Đài Tha) lại xấu xí làm mọi người phát sợ, họa nhưng không xướng, trí không ra khỏi bốn cõi, vậy mà đàn ông, đàn bà xúm xít lại trước mặt. Chắc hắn phải có gì khác người.
4. (Danh) Người dũng mãnh, tài giỏi, kiệt xuất. ◇ Tả truyện : "Tề Trang Công triều, chỉ Thực Xước, Quách Tối viết: Thị quả nhân chi hùng dã" , , : (Tương Công nhị thập nhất niên ).
5. (Danh) Chỉ quốc gia mạnh lớn. ◎ Như: "Chiến quốc thất hùng" bảy nước mạnh thời Chiến quốc.
6. (Danh) Thắng lợi, chiến thắng. § Thường dùng đi đôi với "thư" . ◇ Sử Kí : "Thiên hạ hung hung sổ tuế giả, đồ dĩ ngô lưỡng nhĩ, nguyện dữ Hán vương thiêu chiến quyết thư hùng, vô đồ khổ thiên hạ chi dân phụ tử vi dã" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Thiên hạ mấy năm nay xáo trộn lao đao, chỉ là tại hai chúng ta, xin cùng Hán vương đánh nhau một phen sống mái (quyết phân thắng bại), để cho bàn dân thiên hạ, lớn bé già trẻ, thoát khỏi cảnh lầm than.
7. (Danh) Người hay vật đứng đầu, ở hàng đầu. ◇ Vương Sung : "Hổ diệc chư cầm chi hùng dã" (Luận hành , Tao hổ ).
8. (Danh) Châu thuộc cấp hạng nhất (dưới đời Đường).
9. (Danh) Họ "Hùng".
10. (Tính) Trống, đực. ◎ Như: "hùng áp" vịt đực, "hùng kê" gà trống.
11. (Tính) Siêu quần, kiệt xuất. ◎ Như: "hùng tư kiệt xuất" 姿 siêu quần kiệt xuất.
12. (Tính) Mạnh mẽ, dũng vũ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du kiến quân thế hùng tráng, tâm thậm bất an" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) (Chu) Du thấy thế quân (của Lưu Bị) mạnh mẽ, trong lòng rất lo lắng không yên.
13. (Tính) Cao lớn, hùng vĩ. ◇ Bắc sử : "(Lô) Tào thân trường cửu xích, tấn diện thậm hùng, tí mao nghịch như trư liệp, lực năng bạt thụ" , , , (Lô Tào truyện ).
14. (Tính) Giỏi, thiện trường. ◇ Quách Mạt Nhược : "Lí Lão hùng ư đàm, âm điệu thậm kích liệt, do hữu đương niên sất trá tam quân chi khái" , 調, (Quy khứ lai , Tại oanh tạc trung lai khứ nhị ).
15. (Tính) Thịnh, dâng tràn. ◇ Tiết Phùng : "Túy xuất đô môn sát khí hùng" (Tống Phong thượng thư tiết chế Hưng Nguyên ).
16. (Tính) Giàu có, phú hữu. ◇ Bào Chiếu : "Ngũ đô căng tài hùng, Tam Xuyên dưỡng thanh lợi" , (Vịnh sử ).
17. (Tính) Hiểm yếu. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Địa hùng cảnh thắng ngôn bất tận" (Trung thu tùng giang tân kiều đối nguyệt hòa liễu lệnh chi tác ).
18. (Động) Xưng hùng (làm nước mạnh). ◇ Chiến quốc sách : "Phương kim duy Tần hùng thiên hạ" (Triệu sách tam ) Nay chỉ có nước Tần xưng hùng trong thiên hạ.
19. (Động) Dựa vào, ỷ thế. ◇ Trang Tử : "Cổ chi chân nhân, bất nghịch quả, bất hùng thành, bất mô sĩ" , , , (Đại tông sư ) Bậc chân nhân ngày xưa không trái nghịch với số ít, không ỷ thế vào thành tích của mình (mà lấn ép người khác), không mưu đồ sự việc. § "Mô sĩ" ở đây dịch thông với "mô sự" . Có thuyết cho rằng "mô sĩ" nghĩa là "mưu tính lôi kéo kẻ sĩ theo về với mình".

Từ điển Thiều Chửu

① Con đực, các loài có lông thuộc về giống đực gọi là hùng, giống thú đực cũng gọi là hùng.
② Mạnh. Như hùng tráng mạnh khoẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) đực, sống, trống;
② (Người hoặc nước) hùng mạnh: Xưng hùng; Bảy nước hùng mạnh thời Chiến Quốc;
③ Hào hùng, mạnh mẽ, oai hùng, hùng dũng, to lớn, kiệt xuất, có khí phách: Hùng tâm, chí lớn; Hùng binh; Mưu lược kiệt xuất; Tài năng kiệt xuất;
④ (văn) Chiến thắng;
⑤ (văn) Mắng nhiếc người khác bằng những lời sỉ nhục;
⑥ [Xióng] (Họ) Hùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ đực — Loài thú đực — Tài sức hơn người — Mạnh mẽ dũng cảm.

Từ ghép 27

tuyển, điệt
dié ㄉㄧㄝˊ, xuǎn ㄒㄩㄢˇ

tuyển

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyển lựa, chọn lọc, lựa chọn: Chọn giống; Văn tuyển, tập văn chọn lọc;
② Tuyển, bầu, bầu cử: Tổng tuyển cử; Ứng cử.

điệt

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thay phiên, lần lượt
2. xân lấn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đắp đổi, thay phiên. ◎ Như: "canh điệt" thay đổi. ◇ Nguyễn Trãi : "Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai" (Côn sơn ca ) Vui buồn lo sướng đổi thay nhau qua lại.
2. (Động) Ngừng, thôi. ◇ Thủy hử truyện : "Bôn đáo lang hạ, chỉ kiến Chân Nhân hướng tiền, khiếu khổ bất điệt" , , (Đệ nhất hồi) Chạy ra tới hành lang, chỉ thấy Chân Nhân hướng về phía trước, kêu khổ không ngớt.
3. (Động) Kịp, đạt tới.
4. (Động) Xâm lấn.
5. (Động) Mất, thoát mất.
6. (Phó) Lần lượt, luân lưu. ◇ Thẩm Ước : "Cương nhu điệt dụng" (Tống thư Tạ Linh Vận ) Cứng mềm dùng lần lượt.
7. (Phó) Nhiều lần, liên tiếp. ◎ Như: "điệt tao tỏa bại" liên tiếp gặp phải thất bại.

Từ điển Thiều Chửu

① Đắp đổi, thay đổi phiên, lần lượt.
② Xâm lấn.
③ Sổng ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay phiên, luân phiên, đắp đổi, lần lượt, thay nhau: Thay phiên nhau; Thay nhau làm chủ và làm khách;
② Nhiều lần: Nhiều lần đánh bại kẻ địch;
③ Kịp: Vội quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi. Lần lượt — Xâm phạm vào.

Từ điển trích dẫn

1. Nói cười. ◇ Trang Tử : "Cửu hĩ phù mạc dĩ chân nhân chi ngôn khánh khái ngô quân chi trắc hồ!" (Từ vô quỷ ) Đã lâu rồi không ai lấy lời của bậc chân nhân nói cười bên cạnh nhà vua.
2. Ho. ◇ Liệt Tử : "Huệ Áng kiến Tống Khang Vương, Khang Vương điệp túc khánh khái tật ngôn" , (Hoàng đế ) Huệ Áng yết kiến Tống Khang Vương, Khang Vương giẫm chân đằng hắng vội vàng nói.

Từ điển trích dẫn

1. Kính trọng bội phục. ◇ Thủy hử truyện : "Na áp lao tiết cấp, cấm tử, đô tri La chân nhân, đạo đức thanh cao, thùy bất khâm phục" , , , , (Đệ ngũ thập tam hồi) Tất cả các viên tiết cấp nhà lao, ngục tốt, đều biết La chân nhân có đạo đức thanh cao, ai mà không kính trọng bội phục.
2. Sáo ngữ đặt cuối chiếu văn của hoàng đế. Ý nói cẩn thận phục sự. ◇ Vương An Thạch : "Giản tại triều đình, hội khóa tiến quan, vãng kì khâm phục" , , (Hoài nam chuyển vận phó sứ trương cảnh hiến khả kim bộ lang trung chế 使).
3. Tên quần áo. ◇ Bách dụ kinh : "Kim khả thoát nhữ thô hạt y trứ ư hỏa trung, ư thử thiêu xứ, đương sử nhữ đắc thượng diệu khâm phục" , , 使 (Bần nhân thiêu thô hạt y dụ ) Bây giờ hãy đem cái áo vải xấu của anh bỏ vào lửa đốt đi, áo vải cháy rồi, anh sẽ có quần áo đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng và chịu là hay là giỏi.

bản sư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Tổ sư. ◇ Sử Kí : "Nhạc Thần Công học Hoàng Đế, Lão Tử, kì bổn sư hiệu viết Hà Thượng Trượng Nhân, bất tri kì sở xuất. Hà Thượng Trượng Nhân giáo An Kì Sanh, An Kì Sanh giáo Mao Hấp Công, Mao Hấp Công giáo Nhạc Hà Công, Nhạc Hà Công giáo Nhạc Thần Công" , , , . , , , (Nhạc Nghị truyện ) Nhạc Thần Công học Hoàng Đế, Lão Tử, tổ sư của ngài hiệu là Hà Thượng Trượng Nhân, không biết từ đâu xuất thân. Hà Thượng Trượng Nhân dạy An Kì Sanh, An Kì Sanh dạy Mao Hấp Công, Mao Hấp Công dạy Nhạc Hà Công, Nhạc Hà Công dạy Nhạc Thần Công.
2. Thầy dạy mình. ◇ Thủy hử truyện : "Công Tôn Thắng đạo: Sư phụ tự giá bàn đích hoàng cân lực sĩ, hữu nhất thiên dư viên, đô thị bổn sư chân nhân đích bạn đương" , , (Đệ ngũ thập tam hồi) Công Tôn Thắng nói: Những lực sĩ khăn vàng như thế, sư phụ đây có đến hơn một ngàn, đều là người hầu của thầy tôi một bậc chân nhân.
3. Phật giáo đồ tôn xưng Phật Thích-ca Mâu-ni là "bổn sư" , ý coi như bậc thầy căn bản. Cũng là tiếng kính xưng của tăng đồ đối với sư phụ truyền giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ ông thầy dạy mình — Tiếng nhà Phật, chỉ đức Thích — ca Mâu — ni.

sâm sai

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Tạp loạn, so le, không tề chỉnh. ◇ Nguyễn Du : "Y sức đa sâm si" (Kí mộng ) Áo quần thì lếch thếch. ◇ Thi Kinh : "Sâm si hạnh thái, Tả hữu lưu chi" , (Chu nam , Quan thư ) Rau hạnh cọng dài cọng ngắn, (Theo) dòng bên tả bên hữu mà hái. ★ Tương phản: "chỉnh tề" .
2. Không nhất trí, không đồng ý với nhau. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Vi giá giao bàn đích sự, bỉ thử sâm si trước" , (Đệ bát hồi) Việc bàn giao này, hai bên không thỏa thuận cùng nhau.
3. Hầu như, cơ hồ. ◇ Bạch Cư Dị : "Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân, Tuyết phu hoa mạo sâm si thị" , (Trường hận ca ) Trong số những người này, có một nàng tên gọi là Thái Chân, Da tuyết, mặt hoa trông tựa như là (Dương Quí Phi).

sâm si

phồn thể

Từ điển phổ thông

so le nhau

Từ điển trích dẫn

1. Tạp loạn, so le, không tề chỉnh. ◇ Nguyễn Du : "Y sức đa sâm si" (Kí mộng ) Áo quần thì lếch thếch. ◇ Thi Kinh : "Sâm si hạnh thái, Tả hữu lưu chi" , (Chu nam , Quan thư ) Rau hạnh cọng dài cọng ngắn, (Theo) dòng bên tả bên hữu mà hái. ★ Tương phản: "chỉnh tề" .
2. Không nhất trí, không đồng ý với nhau. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Vi giá giao bàn đích sự, bỉ thử sâm si trước" , (Đệ bát hồi) Việc bàn giao này, hai bên không thỏa thuận cùng nhau.
3. Hầu như, cơ hồ. ◇ Bạch Cư Dị : "Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân, Tuyết phu hoa mạo sâm si thị" , (Trường hận ca ) Trong số những người này, có một nàng tên gọi là Thái Chân, Da tuyết, mặt hoa trông tựa như là (Dương Quí Phi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

So le không đều, cũng đọc là Sâm sai.
chiến, thiên, đạn, đản
chàn ㄔㄢˋ, shān ㄕㄢ, zhàn ㄓㄢˋ

chiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

rét run

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Run, run rẩy (vì lạnh hay vì sợ). ◎ Như: "hàn chiến" lạnh run.
2. (Động) Rung động, dao động, rúng động. ◎ Như: "chiến động" rung rinh. ◇ Sử Đạt Tổ : "Tê oanh vị giác hoa sao chiến, đạp tổn tàn hồng kỉ phiến" , (Hạnh hoa thiên , Thanh minh , Từ ).
3. Một âm là "đạn". (Tính) Sợ, hãi, kinh hoảng. § Thông "đạn" . ◇ Mặc Tử : "Đương thử chi thì, bất cổ nhi thối dã, Việt quốc chi sĩ khả vị đạn hĩ" , 退, (Kiêm ái hạ ).
4. Một âm là "thiên". (Động) Mũi có thể phân biện khí vị. ◇ Trang Tử : "Mục triệt vi minh, nhĩ triệt vi thông, tị triệt vi thiên" , , (Ngoại vật ).

Từ điển Thiều Chửu

① Rét run. Nhân rét mà chân tay run lập cập gọi là hàn chiến .
② Cái gì nó rung động, đi lại nhanh chóng gọi là chiến động .
③ Những tiếng sợ hãi, xót xa gọi là chiến thanh .
④ Ta quen đọc là chữ đản.

Từ điển Trần Văn Chánh

Run (như [zhàn], bộ ). Xem [chàn].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rung, rung động: Rung lưỡi; Rung rinh;
② Run.【】 chiến đẩu [chàndôu] Run, run rẩy: Sợ đến nỗi run rẩy cả người;
③ Ỏe, trĩu: Gánh năm sáu mươi cân thì cái đòn gánh này ỏe (trĩu) xuống. Xem [zhàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Run lên vì lạnh — Một âm là Đản.

thiên

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Run, run rẩy (vì lạnh hay vì sợ). ◎ Như: "hàn chiến" lạnh run.
2. (Động) Rung động, dao động, rúng động. ◎ Như: "chiến động" rung rinh. ◇ Sử Đạt Tổ : "Tê oanh vị giác hoa sao chiến, đạp tổn tàn hồng kỉ phiến" , (Hạnh hoa thiên , Thanh minh , Từ ).
3. Một âm là "đạn". (Tính) Sợ, hãi, kinh hoảng. § Thông "đạn" . ◇ Mặc Tử : "Đương thử chi thì, bất cổ nhi thối dã, Việt quốc chi sĩ khả vị đạn hĩ" , 退, (Kiêm ái hạ ).
4. Một âm là "thiên". (Động) Mũi có thể phân biện khí vị. ◇ Trang Tử : "Mục triệt vi minh, nhĩ triệt vi thông, tị triệt vi thiên" , , (Ngoại vật ).

đạn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Run, run rẩy (vì lạnh hay vì sợ). ◎ Như: "hàn chiến" lạnh run.
2. (Động) Rung động, dao động, rúng động. ◎ Như: "chiến động" rung rinh. ◇ Sử Đạt Tổ : "Tê oanh vị giác hoa sao chiến, đạp tổn tàn hồng kỉ phiến" , (Hạnh hoa thiên , Thanh minh , Từ ).
3. Một âm là "đạn". (Tính) Sợ, hãi, kinh hoảng. § Thông "đạn" . ◇ Mặc Tử : "Đương thử chi thì, bất cổ nhi thối dã, Việt quốc chi sĩ khả vị đạn hĩ" , 退, (Kiêm ái hạ ).
4. Một âm là "thiên". (Động) Mũi có thể phân biện khí vị. ◇ Trang Tử : "Mục triệt vi minh, nhĩ triệt vi thông, tị triệt vi thiên" , , (Ngoại vật ).

đản

phồn thể

Từ điển phổ thông

rét run

Từ điển Thiều Chửu

① Rét run. Nhân rét mà chân tay run lập cập gọi là hàn chiến .
② Cái gì nó rung động, đi lại nhanh chóng gọi là chiến động .
③ Những tiếng sợ hãi, xót xa gọi là chiến thanh .
④ Ta quen đọc là chữ đản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rung, rung động: Rung lưỡi; Rung rinh;
② Run.【】 chiến đẩu [chàndôu] Run, run rẩy: Sợ đến nỗi run rẩy cả người;
③ Ỏe, trĩu: Gánh năm sáu mươi cân thì cái đòn gánh này ỏe (trĩu) xuống. Xem [zhàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Run lên vì lạnh hoặc vì sợ. Đáng lẽ đọc Chiến — Một âm là Chiến.
nhu, nhụ
róu ㄖㄡˊ

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

uốn, nắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎ Như: "nhu nhãn tình" dụi mắt. ◇ Liêu trai chí dị : "Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi" , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Nhu mộc vi lỗi" (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh : "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang : "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Day, dụi, vò: Dụi mắt;
② Xoa, nhào: Xoa bóp; Nhào bột mì;
③ (văn) Thuận;
④ (văn) Uốn nắn: Uốn cây (cho cong...);
⑤ (văn) Lẫn lộn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khúc cây cong — Mài, nghiền ra — Thuận theo — Lẫn lộn phức tạp.

Từ ghép 1

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎ Như: "nhu nhãn tình" dụi mắt. ◇ Liêu trai chí dị : "Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi" , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Nhu mộc vi lỗi" (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh : "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang : "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.

Từ điển trích dẫn

1. Tương truyền thời Đường là tên người đẹp trong tranh, nghe gọi tên một trăm ngày liền bước ra thành người thật (Xem "Đỗ Tuân Hạc" , "Tùng song tạp kí" ). Sau phiếm chỉ người đẹp.
2. Thật là, đích xác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đề khởi giá ta thoại lai, chân chân Bảo cô nương giáo nhân kính trọng" , (Đệ tam thập nhị hồi) Nhắc đến chuyện này, người ta thật là phải kính phục cô Bảo.
3. Rành rành, rõ mồn một, minh bạch. ◇ Lão Xá : "Lâu hạ mẫu nữ thuyết thoại đích thanh âm, tha thính đắc chân chân đích" , (Nhị mã , Đệ nhị đoạn lục).
nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, yêu. ◎ Như: "nhân dân ái vật" thương dân yêu vật.
2. (Danh) Đức khoan dung, từ ái, thiện lương. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ" . : . , : , , , , (Dương Hóa ) Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái.
3. (Danh) Người có đức nhân. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
4. (Danh) Người. § Thông "nhân" .
5. (Danh) Cái hột ở trong quả. ◎ Như: "đào nhân" hạt đào.
6. (Danh) Họ "Nhân".
7. (Tính) Khoan hậu, có đức hạnh. ◎ Như: "nhân chánh" chính trị nhân đạo, "nhân nhân quân tử" bậc quân tử nhân đức.
8. (Tính) Có cảm giác. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê liệt.

Từ điển Thiều Chửu

Nhân. Nhân là cái đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân.
② Cái nhân ở trong hạt quả, như đào nhân nhân hạt đào.
③ Tê liệt, như chân tay tê dại không cử động được gọi là bất nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lòng nhân từ, lòng thương yêu, đức nhân: Nhân chính, chính sách nhân đạo; Yêu người làm lợi cho vật gọi là nhân (Trang tử);
② Hạt nhân của quả: Hột đào, nhân đào;
③ [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thân mật — Cái hạt trong trái cây. Hạt giống — Lòng yêu thương người khác như chính mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân « .

Từ ghép 21

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.