khuy
kuī ㄎㄨㄟ

khuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu, khuyết
2. giảm bớt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thiếu sót, không đầy. ◎ Như: "nguyệt hữu doanh khuy" trăng có khi đầy khi khuyết.
2. (Danh) Thiệt thòi, tổn thất. ◎ Như: "cật liễu khuy" chịu thiệt thòi.
3. (Động) Hao tổn, giảm. ◎ Như: "khuy bổn" lỗ vốn. ◇ Dịch Kinh :"Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm" (Khiêm quái ) Đạo trời cái gì đầy (doanh) thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho.
4. (Động) Thiếu, kém. ◎ Như: "tự tri lí khuy" biết mình đuối lí. ◇ Thư Kinh : "Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ" , (Lữ Ngao ) Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất (là xong).
5. (Động) Phụ, phụ lòng. ◎ Như: "khuy đãi" phụ lòng, "nhân bất khuy địa, địa bất khuy nhân" , người không phụ đất, đất không phụ người.
6. (Động) Hủy hoại. ◇ Hàn Phi Tử : "Khuy pháp dĩ lợi tư" (Cô phẫn ) Hủy hoại pháp để làm lợi riêng.
7. (Tính) Yếu kém, hư nhược. ◎ Như: "khí suy huyết khuy" khí huyết suy nhược.
8. (Phó) May nhờ, may mà. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuy đắc na mã thị Đại Uyên lương mã, ngao đắc thống, tẩu đắc khoái" , , (Đệ thập lục hồi) May nhờ có con ngựa tốt, ngựa Đại Uyên, chịu được đau, chạy được nhanh.
9. (Phó) Thế mà (có ý trách móc hoặc châm biếm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khuy nhĩ hoàn thị da, thâu liễu nhất nhị bách tiền tựu giá dạng" , (Đệ ngũ thập thất hồi) Thế mà cũng mang tiếng "ông cậu", mới thua một hai trăm đồng mà đã như vậy rồi sao!

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu. Như nguyệt khuy mặt trăng khuyết. Nguyệt hữu doanh khuy trăng có khi đầy khi khuyết. Tình có chỗ không thực gọi là khuy tâm .
② Giảm bớt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hao hụt, thiệt thòi, thua lỗ, vơi, khuyết: Trăng có lúc tròn lúc khuyết; Bị thiệt thòi;
② Thiếu, kém, đuối: Đuối lí; Thiếu máu;
③ May mà, may nhờ: May nhờ có ông giúp chúng tôi mới được thành công;
④ Thế mà (nói lật ngược với ý mỉa mai): Mày thế mà cũng gọi là làm anh à, chẳng biết nhường nhịn em chút nào; Nó nói thế mà chẳng biết ngượng mồm;
⑤ Phụ, phụ lòng: Người không phụ đất, đất không phụ người; Chúng tôi không bất công với anh đâu;
⑥ (văn) Giảm bớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu hụt — Hao tổn. Tốn kém.

Từ ghép 7

sam
chān ㄔㄢ

sam

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nâng đỡ
2. để lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sắc, bén, nhọn.
2. (Động) Đâm, cắm vào. ◇ Tô Thức : "Thiên chu ngọc sóc sam vân lập, Nhất tuệ châu lưu lạc kính hàn" , (Phật nhật san vinh trưởng lão phương trượng ).
3. (Động) Châm biếm, mỉa mai, chế nhạo. ◇ Lí Văn Úy : "Xảo ngôn tương hí, lãnh ngữ tương sam" , (Tương thần linh ứng , Đệ nhị chiệp).
4. (Động) Chiếm lấy, đoạt. ◇ Lương Khải Siêu : "Hỗ sam hỗ đoạt, nhi chủ quyền như dịch kì hĩ" , (Trung quốc chuyên chế chánh trị tiến hóa sử luận , Đệ nhị chương) Mà chủ quyền chiếm đoạt lẫn nhau như cuộc cờ vậy.
5. (Động) Pha trộn, trộn lẫn, hỗn hợp. ◎ Như: "nê lí sam trước thạch hôi" trộn vôi với bùn.
6. (Động) Chen vào, dự vào.
7. (Động) Kéo dắt, nâng đỡ, dìu. ◎ Như: "sam phù" dìu dắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cô nương tài hảo liễu, ngã khiếu Thu Văn muội muội đồng trước nhĩ sam hồi cô nương, hiết hiết khứ bãi" , , (Đệ cửu thập lục hồi) Cô mới khỏe, để tôi bảo em Thu Văn cùng chị dìu cô về nghỉ thôi.
8. (Danh) Tên sao.

Từ điển Thiều Chửu

① Keo dắt, nâng đỡ.
② Bỏ lẫn lộn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dìu, vực, nâng đỡ: Anh dìu cụ ấy đi đi;
② Pha, trộn, độn: Rượu có pha nước; Trộn vôi; Đừng trộn lẫn kê với gạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đâm vào. Chích vào.

bất thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tồi, xấu, kém

Từ điển trích dẫn

1. Không tốt, xấu xa, bất lương.
2. Chỉ người xấu ác. ◇ Tả truyện : "Thiện chi đại bất thiện, thiên mệnh dã" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Người tốt thay thế kẻ xấu, mệnh trời vậy.
3. Việc xấu, sự chẳng lành, hoại sự. ◇ Thư Kinh : "Tác thiện, giáng chi bách tường; tác bất thiện, giáng chi bách ương" , ; , (Y huấn ) Làm điều tốt, gieo xuống trăm thứ tốt lành; làm sự chẳng lành, gieo xuống trăm thứ tai vạ.
4. Chỗ kém cỏi, khuyết điểm. ◇ Tào Thực : "Bộc thường hiếu nhân ki đạn kì văn, hữu bất thiện giả ứng thì cải định" , , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Tôi thường thích châm biếm phê bình văn chương người ta, như có khuyết điểm tức thì sửa chữa.
5. Không giỏi, không khéo. ◇ Kê Khang : "Vị chi bất thiện trì sanh dã" (Dưỡng sanh luận ) Tức là không khéo dưỡng sinh vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tốt, tức xấu xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chê bai chỉ trích.

phúng thích

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Châm biếm, trào phúng. § Dùng phương thức kín đáo chế nhạo chỉ trích. ◎ Như: "giá thị nhất bộ phúng thứ xã hội loạn tượng đích điện ảnh" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng lời bóng gió xa xôi để chỉ trích một người, đả kích một sự việc, để châm chọc điều chướng tai gai mắt.
cơ, ki, ky, kỵ
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quở trách, chê
2. hỏi vặn, kiểm tra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giễu cợt, chê cười, mỉa mai, phúng thích. ◇ Ban Cố : "Vi văn thứ ki, biếm tổn đương thế" , (Điển dẫn ) Văn kín đáo nhẹ nhàng châm chích chê bai, giễu cợt mỉa mai đương thời.
2. (Động) Hỏi vặn, kiểm tra, xem xét. ◇ Mạnh Tử : "Quan thị ki nhi bất chinh" (Lương Huệ Vương hạ ) Ở cửa thành chỉ xét hỏi mà không đánh thuế.
3. § Cũng đọc là "cơ".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giễu cợt, chê cười, mỉa mai: Mỉa mai giễu cợt; Chê cười, chế giễu;
② (văn) Xem xét, kiểm tra: Các cửa ô chỉ xét hỏi mà không đánh thuế (Mạnh tử).

Từ ghép 1

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giễu cợt, chê cười, mỉa mai, phúng thích. ◇ Ban Cố : "Vi văn thứ ki, biếm tổn đương thế" , (Điển dẫn ) Văn kín đáo nhẹ nhàng châm chích chê bai, giễu cợt mỉa mai đương thời.
2. (Động) Hỏi vặn, kiểm tra, xem xét. ◇ Mạnh Tử : "Quan thị ki nhi bất chinh" (Lương Huệ Vương hạ ) Ở cửa thành chỉ xét hỏi mà không đánh thuế.
3. § Cũng đọc là "cơ".

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quở trách, chê
2. hỏi vặn, kiểm tra

Từ điển Thiều Chửu

① Quở trách, chê, thấy người lầm lỗi mà hơi lộ ý chê gọi là ki.
② Hỏi vặn, kiểm tra, xem xét. Sách Mạnh Tử nói quan ki nhi bất chính các cửa ô chỉ xét hỏi mà không đánh thuế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chê bai bài bác — Vặn hỏi — Khuyên can.

kỵ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giễu cợt, chê cười, mỉa mai: Mỉa mai giễu cợt; Chê cười, chế giễu;
② (văn) Xem xét, kiểm tra: Các cửa ô chỉ xét hỏi mà không đánh thuế (Mạnh tử).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.