chuy, chùy, trùy
chuí ㄔㄨㄟˊ, zhuī ㄓㄨㄟ

chuy

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vồ, cái dùi (dùng để đánh, đập). Cũng dùng làm binh khí.
2. (Danh) Cái búi tóc hình như cái vồ. § Còn gọi là "trùy kế" .
3. (Danh) Đầu hói (phương ngôn).
4. (Động) Đánh bằng trùy (vũ khí). ◇ Sử Kí : "Chu Hợi tụ tứ thập cân thiết trùy, trùy sát Tấn Bỉ" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Chu Hợi (rút) cây trùy sắt nặng bốn mươi cân giấu trong tay áo, đập chết Tấn Bỉ.
5. (Động) Phiếm chỉ nện, đánh, đấm. ◇ Quan Hán Khanh : "Tảo nỗ nha đột chủy, quyền trùy cước thích, đả đích nhĩ khốc đề đề" , , (Cứu phong trần , Đệ nhất chiệp) Sớm nghiến răng chẩu mỏ (vẻ phẫn nộ), tay đấm chân đá, đánh mi khóc hu hu.
6. (Tính) Chậm chạp, ngu độn. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Mỗ chất tính trùy độn, học bất đốc chuyên, hành năng vô sở khả thủ" , , (Dữ Thái Linh tiên sanh thư ) Tôi bổn chất ngu độn, học không chuyên nhất, tài năng chẳng có gì đáng kể.
7. Một âm là "chuy". (Danh) "Chuy cốt" đốt xương sống.

Từ điển Thiều Chửu

① Nện, đánh.
② Cái vồ.
③ Chậm chạp, ngu độn gọi là chuy độn .

Từ ghép 2

chùy

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chày để đập, hoặc giặt quần áo, bằng gỗ, đầu to đầu nhỏ — Đập bằng chày.

Từ ghép 4

trùy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nện, đánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vồ, cái dùi (dùng để đánh, đập). Cũng dùng làm binh khí.
2. (Danh) Cái búi tóc hình như cái vồ. § Còn gọi là "trùy kế" .
3. (Danh) Đầu hói (phương ngôn).
4. (Động) Đánh bằng trùy (vũ khí). ◇ Sử Kí : "Chu Hợi tụ tứ thập cân thiết trùy, trùy sát Tấn Bỉ" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Chu Hợi (rút) cây trùy sắt nặng bốn mươi cân giấu trong tay áo, đập chết Tấn Bỉ.
5. (Động) Phiếm chỉ nện, đánh, đấm. ◇ Quan Hán Khanh : "Tảo nỗ nha đột chủy, quyền trùy cước thích, đả đích nhĩ khốc đề đề" , , (Cứu phong trần , Đệ nhất chiệp) Sớm nghiến răng chẩu mỏ (vẻ phẫn nộ), tay đấm chân đá, đánh mi khóc hu hu.
6. (Tính) Chậm chạp, ngu độn. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Mỗ chất tính trùy độn, học bất đốc chuyên, hành năng vô sở khả thủ" , , (Dữ Thái Linh tiên sanh thư ) Tôi bổn chất ngu độn, học không chuyên nhất, tài năng chẳng có gì đáng kể.
7. Một âm là "chuy". (Danh) "Chuy cốt" đốt xương sống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nện, đánh;
② Cái vồ;
③ Chậm chạp: Chậm chạp ngu độn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương sống, sống: Đốt xương sống cổ, đốt sống cổ; Đốt sống cùng.

Từ ghép 1

ưng, ứng
yīng ㄧㄥ, yìng ㄧㄥˋ

ưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ưng, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp lại (lời gọi): Gọi mãi hắn không thưa;
② Nên, cần, phải: Nghĩa vụ phải làm tròn; Tội phải chết; Phát hiện sai lầm nên uốn nắn ngay;
③ Nhận lời, đồng ý: ! Việc đó do tôi nhận làm, tôi xin chịu trách nhiệm vậy!;
④ (Một loại) nhạc khí thời xưa (trong có cây dùi, gõ lên để hòa nhạc);
⑤ Cái trống con: Trống nhỏ trống lớn đều là trống treo (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑥ [Ying] Nước Ưng (một nước thời cổ, ở phía đông huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay);
⑦ [Ying] (Họ) Ưng. Xem [yìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận. Bằng lòng. Td: Ưng thuận — Nên. Đáng như thế. Td: Lí ưng ( đáng lẽ ) — Một âm là Ứng. Xem Ứng.

Từ ghép 10

ứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ứng phó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáp, đáp ứng, đồng ý làm theo, cho: Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết; Hễ cầu xin là cho;
② Ứng (phó), đối phó: Tùy cơ ứng biến; Ta sẽ làm sao đối phó với địch (Hàn Phi tử);
③ (Thích, phản) ứng, ứng theo: Phải thích ứng với hoàn cảnh này; Phản ứng hóa học;
④ Tương ứng, (tùy) theo: Ngã theo cây đàn (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Ứng họa, họa theo;
⑥ Hưởng ứng: Giết ông ta để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thiệp (Sử kí);
⑦ Ứng nghiệm, đúng với: Nay quả ứng nghiệm với (đúng với) lời nói đó (Tam quốc diễn nghĩa);
⑧ Căn cứ theo, dựa theo. Xem [ying].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại. Td: Đáp ứng — Trả lời. Td: Ứng đối — Hợp với. Đoạn trường tân thanh : » Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao « — Một âm là Ưng. Xem Ưng.

Từ ghép 40

xuất khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mở miệng nói
2. xuất khẩu

Từ điển trích dẫn

1. Đem hàng hóa chuyển vận ra nước ngoài hoặc bên ngoài. § Cũng nói là "thâu xuất" .
2. Đời Thanh lưu đày người phạm tội ra ngoài quan ải, gọi là "xuất khẩu" . ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Tương lai tha tam nhân đích tội danh, trọng tắc sát đầu, khinh tắc xuất khẩu" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Đem ba tên tội phạm lại, nặng thì chém đầu, nhẹ thì đày ra quan ải.
3. Đi ra vùng biên ải.
4. Ra cửa miệng, nói ra. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kì vô vị" , (Chương 35) Đạo ra cửa miệng, lạt lẽo vô vị.
5. Lối đi ra, cổng ra. ★ Tương phản: "nhập khẩu" .
6. Thuyền bè đi ra cửa nhánh sông hoặc cửa biển (cảng khẩu). ◇ Văn minh tiểu sử : "Thứ nhật xuất khẩu, phong bình lãng tĩnh, lưỡng nhân bằng lan khán khán hải trung cảnh trí" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hôm sau thuyền ra cửa biển, gió yên sóng lặng, hai người dựa lan can ngắm phong cảnh trên biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Xuất cảng — Nói ra khỏi miệng. Td: Xuất khẩu thành thi ( nói ra khỏi miệng là đã thành thơ rồi, không cần phải suy nghĩ gì, chỉ người giỏi thơ ).
shì ㄕˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. học trò
2. quan

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm quan. ◇ Luận Ngữ : "Nặc, ngô tương sĩ hĩ" , (Dương Hóa ) Vâng, tôi sẽ ra làm quan.
2. (Động) Coi sóc, thị sát. ◇ Thi Kinh : "Phất vấn phất sĩ, Vật võng quân tử" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Không hỏi đến, không coi sóc, Đừng lừa dối vua.
3. (Động) Làm việc. § Thông "sự" . ◇ Thi Kinh : "Vũ vương khởi bất sĩ, Di quyết tôn mưu, Dĩ yến dực tử" , , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Vũ vương há không có việc lo toan sao, Truyền mưu kế lại cho con cháu, Chăm sóc che chở con cháu (như chim yến ấp con).
4. (Danh) Họ "Sĩ".

Từ điển Thiều Chửu

① Quan, như xuất sĩ ra làm quan, trí sĩ về hưu (thôi không làm quan), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Quan lại (thời xưa): Ra làm quan
② Làm quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học trò — Người làm quan — Xem xét sự việc — Tên người, tứ Ngô Thì Sĩ, 1726 – 1780, tự là Thế Lộc, Hiệu là Ngọ Phong, lại có hiệu là Nhị Thanh Cư sĩ người xã Tả Thanh oai, phủ Thanh oai, tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1766, niên hiệu Cảnh hưng 27 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc trấn Lạng sơn, tác phẩm Hán văn có Anh ngôn thi tập, Ngọ Phong văn tập, Nhị Thanh động tập, và nhiều bài trong Ngô gia văn phái — Dùng như chữ Sĩ .

Từ ghép 6

mĩ, mỹ
měi ㄇㄟˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, xinh. ◎ Như: "hoa mĩ" đẹp đẽ, "mạo mĩ" mặt đẹp, "tha trường đắc thập phân điềm mĩ" cô ta mười phần xinh đẹp.
2. (Tính) Tốt, hay, ngon. ◎ Như: "tiên mĩ" tươi ngon, "hoàn mĩ" hoàn hảo, "giá liêm vật mĩ" giá rẻ hàng tốt.
3. (Tính) Hài lòng, khoái chí, đắc ý.
4. (Danh) Người con gái đẹp. ◇ Thi Kinh : "Hữu mĩ nhất nhân" (Dã hữu mạn thảo ) Có một người con gái xinh đẹp.
5. (Danh) Đức hạnh, sự vật tốt. ◇ Quản Tử : "Ngôn sát mĩ ố" ((Trụ hợp ) Xét rõ việc tốt việc xấu.
6. (Danh) Nước "Mĩ", nói tắt của "Mĩ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc" United States of America.
7. (Danh) Châu "Mĩ", nói tắt của "Mĩ Lợi Gia" America.
8. (Động) Khen ngợi. ◎ Như: "tán mĩ" khen ngợi. ◇ Mao Thi tự : "Mĩ Triệu Bá dã" (Cam đường ) Khen Triệu Bá vậy.
9. (Động) Làm cho đẹp, làm cho tốt. ◎ Như: "dưỡng nhan mĩ dong" săn sóc sửa sang sắc đẹp.

Từ ghép 38

mỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đẹp
2. nước Mỹ
3. châu Mỹ

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẹp, cái gì có vẻ đẹp khiến cho mình thấy lấy làm thích đều gọi là mĩ, như mĩ thuật .
② Khen ngợi, như mĩ Triệu Bá khen ông Triệu Bá.
③ Nước Mĩ (Mĩ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc United States of America).
④ Châu Mĩ (Mĩ Lợi Gia America).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xinh, đẹp: Cô bé này xinh quá; !Phong cảnh ở đây đẹp biết bao;
② (đph) Thoải mái, tốt: Đời sống thoải mái lắm; Việc này làm rất tốt;
③ (đph) Khoái chí: Được thầy giáo khen mấy câu, cậu ta khoái lắm;
④ (văn) Khen, khen ngợi: Khen vua Nghiêu vua Thuấn (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Người đẹp: Có một người đẹp (Thi Kinh);
⑥ (văn) Việc tốt: Xét rõ việc tốt việc xấu (Quản tử);
⑦ (văn) Ngon;
⑧ [Mâi] Châu Mĩ;
⑨ [Mâi] Nước Mĩ: Người Mĩ; Đồng đô-la Mĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Đẹp đẽ — Khen ngợi — Một tên chỉ nước Hoa Kì — Tên lục địa, tức châu Mĩ.

Từ ghép 15

la
luō ㄌㄨㄛ, luó ㄌㄨㄛˊ

la

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vải lụa
2. cái lưới
3. bày biện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới (đánh chim, bắt cá). ◇ Thi Kinh : "Trĩ li vu la" (Vương phong , Thố viên ) Con chim trĩ mắc vào lưới.
2. (Danh) Là, một thứ dệt bằng tơ mỏng để mặc mát. ◇ Tây sương kí 西: "La duệ sinh hàn" (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Tay áo là làm cho lạnh.
3. (Danh) Một loại đồ dùng ở mặt dưới có lưới để sàng, lọc bột hoặc chất lỏng.
4. (Danh) Họ "La".
5. (Động) Bắt, bộ tróc.
6. (Động) Bao trùm, bao quát. ◎ Như: "bao la vạn tượng" .
7. (Động) Giăng, bày. ◎ Như: "la liệt" bày khắp cả, "la bái" xúm lại mà lạy. ◇ Bạch Cư Dị : "Bình sinh thân hữu, La bái cữu tiền" , (Tế Thôi Tương Công Văn ) Bạn bè lúc còn sống, Xúm lạy trước linh cữu.
8. (Động) Thu thập, chiêu tập, tìm kiếm. ◎ Như: "la trí nhân tài" chiêu tập người tài.
9. (Động) Ứớc thúc, hạn chế. ◇ Vương An Thạch : "Phương kim pháp nghiêm lệnh cụ, sở dĩ la thiên hạ chi sĩ, khả vị mật hĩ" , , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới đánh cá, chim.
② Là, một thứ sệt bằng tơ mỏng để mặc mát.
③ Bày vùng. Như la liệt bày vòng quanh đầy cả. La bái xúm lại mà lạy. Bạch Cư Dị : Bình sinh thân hữu, la bái cữu tiền bạn bè lúc còn sống, xúm lạy trước linh cữu.
④ Quây lưới để bắt chim. Vì thế nên chiêu tập được nhiều người tài đến với mình gọi là la trí .
⑤ La la thoáng, không đặc rít gọi là la la.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưới (bắt cá, chim): Lưới trời bao phủ;
② Giăng lưới bắt, quây lưới bắt (chim): Có thể dăng lưới bắt sẻ ngay trước cửa, cảnh tượng hiu quạnh;
③ Sưu tập: Chiêu mộ; Gom góp; Thu nhặt, sưu tập;
④ Trưng bày, bày ra: Bày ra; Bủa dăng khắp nơi, chằng chịt;
⑤ Giần, rây: Giần dây thép; Rây tơ; Đem bột rây qua một lượt;
⑥ Là, the (hàng dệt bằng tơ lụa): Áo lụa; Quạt the; The lụa lượt là;
⑦ (loại) Mười hai tá, mười hai lố (= 114 cái) (Gross);
⑧ [Luó] (Họ) La. Xem [luo], [luo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa. Sản phẩm dệt bằng tơ — Cái lưới giăng rộng ra. Giăng lưới bắt chim.

Từ ghép 42

bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

ngang, ngưỡng, nhạng
áng , yǎng ㄧㄤˇ, yàng ㄧㄤˋ

ngang

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngang ngang : Vẻ dũng mãnh, không biết sợ — Một âm là Ngưỡng. Xem Ngưỡng.

ngưỡng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng lên
2. kính mến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngẩng đầu, ngửa mặt lên. ◇ Nhạc Phi : "Ngưỡng thiên trường khiếu" (Nộ phát xung quan từ ) Ngẩng mặt lên trời kêu một tiếng dài.
2. (Động) Hướng lên. ◇ Hoài Nam Tử : "Đông nhật chí tắc dương thừa âm, thị dĩ vạn vật ngưỡng nhi sanh" , (Thiên văn ) Ngày đông đến thì dương cưỡi âm, do đó vạn vật hướng lên mà sinh.
3. (Động) Kính mộ. ◎ Như: "cửu ngưỡng đại danh" lâu nay kính mộ đại danh.
4. (Động) Từ dùng trong công văn thời xưa: (1) Đối với bậc trên biểu thị tôn kính: khẩn cầu, kính mong. ◎ Như: "ngưỡng khẩn giám sát" kính mong soi xét. (2) Đối với bậc dưới để ra lệnh. ◎ Như: "lệnh ngưỡng tuân chiếu" xin hãy tuân theo.
5. (Động) Dựa vào, trông cậy. ◎ Như: "ngưỡng trượng" nhờ cậy, "ngưỡng lại" dựa vào. ◇ Liêu trai chí dị : "Vấn sở nghiệp, tắc ngưỡng nữ thập chỉ" , (Hiệp nữ ) Hỏi sinh sống bằng nghề gì thì nói chỉ trông cậy vào hai bàn tay của cô con gái.
6. (Danh) Họ "Ngưỡng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực .
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng nhờ cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngửa, ngửng, ngước lên: Ngửng đầu lên; Nằm ngửa;
② Ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, kính mến: Kính ngưỡng; Ngưỡng mộ danh lớn đã lâu; , ? Núi Thái Sơn sắp đổ, ta biết ngưỡng vọng nơi nào? (Luận ngữ);
③ Nương tựa: Nương cậy người khác, nhờ cậy;
④ Gấp mong (từ dùng trong công văn thời xưa, của cấp trên gởi ra lệnh cho cấp dưới): Gấp mong các châu huyện miễn trừ sai dịch (Cựu Đường thư);
⑤ [Yang] (Họ) Ngưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cao lên, nhấc lên — Ngẩng đầu, ngẩng mặt — Kính trọng và yêu mến — Trông đợi.

Từ ghép 17

nhạng

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực .
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng nhờ cậy.
đãng
dàng ㄉㄤˋ, tàng ㄊㄤˋ

đãng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đu đưa, đánh đu
2. chèo thuyền
3. rửa, súc
4. làm hết sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rửa, tẩy rửa. ◇ Tề dân yếu thuật : "Dĩ nhiệt thang sổ đẩu trước úng trung, địch đãng sơ tẩy chi" , (Đồ úng ).
2. (Động) Xung kích, chấn động. ◇ Trang Tử : "Thử tứ lục giả bất đãng hung trung tắc chánh" (Canh Tang Sở ) Bốn cái sáu ấy không làm rung chuyển trong lòng thì tâm thần bình chánh. § "Bốn cái sáu" tức là: (1) sáu bệnh về Chí: quý phú hiển nghiêm danh lợi; (2) sáu bệnh về Tâm: dong động sắc lí khí ý; (3) sáu bệnh về Đức: ố dục hỉ nộ ai lạc; và (4) sáu bệnh về Đạo: khứ tựu thủ dữ tri năng.
3. (Động) Tảo trừ, quét sạch. ◇ Diệp Phương Ái : "Tồi kiên tỏa phong, đãng bỉ mâu tặc" , (Quan lũng bình ).
4. (Động) Xô, đẩy. ◇ Tục thế thuyết : "Tống Nhan Diên Niên hữu ái cơ, phi cơ thực bất bão tẩm bất an, cơ bằng sủng, thường đãng Diên Niên trụy sàng trí tổn, tử tuấn sát chi" , , , , (Hoặc nịch ).
5. (Động) Rung, lắc, dao động. ◎ Như: "đãng chu" đẩy thuyền, chèo thuyền, "đãng thu thiên" lắc xích đu. ◇ Giang Yêm : "Trướng lí xuân phong đãng, Diêm tiền hoàn yến phất" , (Điệu thất nhân thập thủ ).
6. (Động) Giao nhau, thay đổi qua lại. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng" , (Hệ từ thượng ) Cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.
7. (Động) Va, chạm, đụng.
8. (Động) Chống đỡ, cưỡng lại. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Tả Bá Đào mạo vũ đãng phong, hành liễu nhất nhật, y thường đô triêm thấp liễu" , , (Dương Giác Ai tử chiến Kinh Kha ).
9. (Động) Bôi, trát, xoa. ◇ Tân Đường Thư : "Giang, Hoài đa duyên tích tiền, dĩ đồng đãng ngoại, bất doanh cân lượng, bạch giá ích quý" , , , (Thực hóa chí tứ ).
10. (Động) Dung hợp. ◇ Tống Liêm : "Tắc kì tình cảnh tương dung đãng nhi sanh ý dật phát ư hào tố gian" (Bạt Hoàng Lỗ Trực thư ). § "Hào tố" bút và giấy.
11. (Động) Phóng túng, không chịu gò bó. ◇ Trương Huệ Ngôn : "Kì đãng nhi bất phản, ngạo nhi bất lí, chi nhi bất vật" , , (Từ tuyển tự ).
12. (Động) Hâm nóng. § Thông . ◇ Chu Quyền : "Hảo tửu a! Ngã lưỡng cá mãi ta cật, tựu tá nhĩ na lô tử đãng nhất đãng" ! , (Trác Văn Quân tư bôn Tương Như , Đệ tam chiết).
13. (Danh) Cây tre. § Cũng như "đãng" .
14. (Danh) Lượng từ: (1) Lần, chuyến, lượt, đợt. § Dùng như . ◇ Văn minh tiểu sử : "Bất tri tạm thì thỉnh tha hồi tỉnh, giá cá khuyết tựu thỉnh lão ca khứ tân khổ nhất đãng" , (Đệ lục hồi).
15. (Danh) Họ "Đãng".

Từ điển Thiều Chửu

① Rửa, cái đồ để rửa.
② Rung động.
③ Giao nhau, Dịch Kinh : Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng (Hệ từ thượng ) cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rửa;
② Đồ để rửa;
③ Rung động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rửa cho sạch — Lay động — Dùng như chữ Đãng .

Từ ghép 2

thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.