manh
méng ㄇㄥˊ, míng ㄇㄧㄥˊ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mầm cỏ
2. bừa cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mầm cây cỏ. ◇ Hàn Dũ : "Thu qua vị lạc đế, Đống dụ cường trừu manh" , (Thạch đỉnh liên cú ) Dưa thu chưa rụng cuống, Khoai đông đã nhú mầm mạnh mẽ.
2. (Danh) Điềm, dấu hiệu, mầm mống của sự vật sắp phát sinh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thánh nhân kiến vi dĩ tri manh, kiến đoan dĩ tri mạt" , (Thuyết lâm ) Thánh nhân nhìn cái nhỏ mà biết mầm mống sự vật phát sinh, nhìn đầu mối mà biết lúc cuối.
3. (Danh) Người dân, nhân dân. § Thông "manh" . ◎ Như: "manh lê" dân chúng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tam thiên thế giới trung, Nhất thế chư quần manh" , (Pháp sư công đức ) Trong ba nghìn thế giới, Tất cả các chúng sinh.
4. (Danh) Họ "Manh".
5. (Động) Nẩy mầm. ◎ Như: "manh nha" nẩy mầm. ◇ Vương Dật : "Bách thảo manh hề hoa vinh" (Thương thì ) Trăm cây cỏ nẩy mầm hề hoa tươi tốt.
6. (Động) Sinh ra, xảy ra. ◎ Như: "nhị họa vị manh" ngăn họa từ lúc chưa xảy ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược manh dị tâm, tất hoạch ác báo" , (Đệ lục thập tam hồi) Nếu (sau này) sinh lòng khác (thay lòng đổi dạ), ắt bị ác báo.
7. (Động) Bừa cỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mầm cỏ, cây cỏ mới mọc đều gọi là manh nẩy mầm.
② Nói sự gì mới có điềm ra cũng gọi là manh. Như nhị họa vị manh ngăn họa từ lúc chưa xảy ra.
③ Bừa cỏ.
④ Cùng nghĩa với chữ manh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mầm (cỏ), nảy mầm, nảy nở, mầm mống;
② Mới xảy ra: Ngăn họa khi chưa xảy ra;
③ (văn) Bừa cỏ;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mầm cây — Chỉ sự bắt đầu.

Từ ghép 3

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vững chắc
2. vốn có

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bền chắc, vững vàng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch trụ kí thâm căn dũ cố" (Mạnh Tử từ cổ liễu ) Trụ đá càng sâu gốc càng bền.
2. (Tính) Hủ lậu, không biến thông, chấp nhất. ◎ Như: "ngoan cố" ương ngạnh, ngu ương. ◇ Mạnh Tử : "Cố tai, Cao tẩu chi vi thi dã" , (Cáo tử hạ ) Lão họ Cao giảng thơ văn chấp nhất lắm thay!
3. (Động) Làm cho vững chắc. ◎ Như: "củng cố quốc phòng" làm cho bền vững việc phòng bị đất nước.
4. (Phó) Một mực, kiên quyết, quyết. ◎ Như: "cố thỉnh" cố xin, "cố từ" hết sức từ chối. ◇ Sử Kí : "Chu Công trường nam cố thỉnh dục hành" ( (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi.
5. (Phó) Vốn có, xưa nay vẫn thế. ◎ Như: "cố hữu" sẵn có. ◇ Chiến quốc sách : "Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc" , (Tề sách nhị ) Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?
6. (Phó) Há, lẽ nào, chẳng lẽ. § Dùng như: "khởi" , "nan đạo" . ◇ Sử Kí : "Nhân cố hữu hảo mĩ như Trần Bình nhi trường bần tiện giả hồ?" (Trần Thừa tướng thế gia ) Há có người tuấn tú như Trần Bình mà nghèo khổ mãi bao giờ?
7. (Phó) Hãy, thì hãy. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
8. (Trợ) Đương nhiên, tất nhiên. ◎ Như: "cố dã" cố nhiên thế vậy.
9. (Danh) Họ "Cố".

Từ điển Thiều Chửu

① Bền chắc.
② Cố chấp, không biến thông, cái gì cũng chấp nhất gọi là cố.
③ Cố, như cố thỉnh cố xin, cố từ cố từ, v.v.
④ Cố nhiên, lời giúp tiếng, như cố dã cố nhiên thế vậy.
⑤ Bỉ lậu.
⑥ Yên định.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chắc, vững, làm cho chắc, làm cho vững, củng cố: Nền tảng đã vững chắc; Củng cố nước nhà; Thần nghe nói kẻ muốn cho cây được lớn lên thì ắt phải làm cho sâu rễ bền gốc (Ngụy Trưng: Gián Thái Tông thập tư sớ);
② Kết, đặc, đọng: Chất đặc, thể rắn; Ngưng kết, đọng lại;
③ Cố sức, một mực, kiên quyết, quyết, khư khư, khăng khăng, ngoan cố, cố chấp, ngang ngạnh: Kiên quyết giữ vững trận địa; Ngoan cố, lì lợm; Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi (Sử kí); Sự cố chấp của tấm lòng nhà ngươi (Liệt tử);
④ Trước, vốn: Trước vẫn có, vốn đã có; ? Rắn vốn không có chân, ông làm sao làm chân cho nó được (Chiến quốc sách);
⑤ (văn) Cố nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên: Tất nhiên ta có thể đi xe, nhưng cũng có thể đi tàu; Cố nhiên vậy; Ông cố nhiên là người nhân, nhưng cũng quá là ngu (Mã Trung Tích: Trung Sơn Lang truyện);
⑥ (văn) Bỉ lậu, hẹp hòi;
⑦ (văn) Yên định;
⑧ (văn) Tất, ắt phải: ? Ông có thể ắt phải dâng nộp công ư? (Công Dương truyện: Tương công nhị thập thất niên);
⑨ (văn) Há, sao lại (dùng như , bộ , biểu thị sự phản vấn): ? Người nhân sao lại như thế được? (há như thế ư?) (Mạnh tử: Vạn Chương thượng);
⑩ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bốn bề đều bị ngăn chặn, không thoát ra được — Vững chắc. Cứng rắn — Yên ổn. Hẹp hòi — Chắc chắn. Nhất định — Tên người, tức Nguyễn Sĩ Cố, học giả đời Trần, từng giữ các chức Nội thị Học sĩ đời Thánh Tông và Thiên chương Học sĩ đời Anh Tông, chuyên giảng dạy Ngũ kinh, một trong nhóm người đầu tiên làm thơ bằng chữ Nôm.

Từ ghép 23

lược
lüě , lüè , lǔ ㄌㄨˇ

lược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cướp lấy, tước đoạt
2. nét phảy
3. đánh đòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đoạt lấy, cướp lấy. ◎ Như: "xâm lược" lấn tới cướp bóc. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Phụ dữ phu câu vi đạo sở sát, tẫn lược kim bạch" , (Tạ Tiểu Nga truyện ) Cha và chồng đều bị bọn cường đạo sát hại, cướp sạch tiền bạc, lụa là.
2. (Động) Phẩy, phất, lướt nhẹ qua. ◇ Tô Thức : "Hữu cô hạc hoành giang đông lai, (...) kiết nhiên trường minh, lược dư chu nhi tây dã" , (...) , 西 (Hậu Xích Bích phú ) Có một con hạc lẻ bay ngang sông, từ phía đông lại, (...) rít kêu một tiếng dài, lướt ngang thuyền tôi mà qua hướng tây.
3. (Danh) Nét phẩy trong chữ Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy, như xâm lược xâm cướp.
② Phẩy ngang, nét phẩy chữ gọi là lược.
③ Ðánh đòn (đánh bằng roi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp đoạt: Đoạt lấy;
② Lướt nhẹ qua: Gió mát lướt qua mặt; Chim én bay lướt trên mặt nước;
③ Đánh, quất, vụt (bằng roi);
④ (văn) Phẩy ngang;
⑤ Nét phẩy (trong chữ Hán). Xem [lđâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Vơ lấy, vớ lấy: Vớ được một cây gậy đánh liền. Xem [lđè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cướp đoạt — Chặt đứt.

Từ ghép 10

giam
jiān ㄐㄧㄢ

giam

giản thể

Từ điển phổ thông

phong, bịt, ngậm

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khép, bịt, ngậm lại, phong lại: Ngậm miệng không nói;
② Gởi: Người gởi: Lê Cường, Bộ văn hóa Hà Nội (cách đề ngoài phong bì);
③ (văn) Bì thơ, phong thơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kém, ít hơn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Kém. § Đối lại với "ưu" hơn. ◎ Như: "ưu thắng liệt bại" hơn được kém thua.
2. (Tính) Hèn mọn. ◎ Như: "dong liệt" ngu hèn, "ti liệt" hèn mọn.
3. (Tính) Xấu. ◎ Như: "liệt hóa" hàng xấu.
4. (Tính) Ít. ◎ Như: "trí tuệ thiển liệt" trí tuệ ít ỏi.
5. (Tính) Yếu đuối. ◇ Tào Thực : "Thọ mệnh trường đoản, cốt thể cường liệt" , (Biện đạo luận ) Mạng sống dài ngắn, thể chất mạnh yếu.
6. (Phó) Hơi, chỉ vừa. ◇ Sầm Tham : "Nham khuynh liệt thông mã, Thạch trách nan dong xa" , (Lợi Châu đạo trung tác ) Vách núi vừa đủ cho ngựa lọt qua, Đá hẹp khó chứa được xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Kém, đối lại với chữ ưu hơn.
② Kém hèn, như dong liệt hèn kém, ti liệt đều là lời chê kém cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, kém, hèn kém, yếu, liệt: Hạng xấu, hạng yếu; Xấu xa;
② Non (kém hơn tiêu chuẩn nhất định).【】liệt hồ [lièhú] (toán) Hồ bán nguyệt non.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yếu kém — Kém cỏi. Xấu. Dở. Td: Ưu thắng liệt bại ( hơn thì thắng, kém thì thua ).

Từ ghép 9

tiễu
qiào ㄑㄧㄠˋ

tiễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao chót vót
2. tính nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chót vót, dựng đứng, hiểm trở (thế núi). ◎ Như: "tiễu bích" thế núi chon von. ◇ Trần Thái Tông : "Tứ sơn tiễu bích vạn thanh tùng" (Tứ sơn kệ ) Bốn núi cao chót vót, muôn khóm xanh.
2. (Tính) Hiểm hóc (văn thế). ◇ Vương Sung : "Ngữ cam văn tiễu, ý vụ thiển tiểu" , (Luận hành , Tự kỉ ) Lời ngọt ngào văn hiểm hóc, ý chỉ nông cạn hẹp hòi.
3. (Tính) Nóng nảy. ◎ Như: "tiễu cấp" nóng nảy. ◇ Tam quốc chí : "Tính tiễu cấp, hỉ nộ khoái ý" , (Công Chu Trị truyện ) Tính nóng nảy, vui giận tùy thích.
4. (Tính) Nghiêm khắc, hà khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Cao tính tiễu ngạnh, luận nghị vô sở khuất" , (Lí Cao truyện ) (Lí) Cao tính cương ngạnh, biện luận cứng cỏi.
5. (Tính) Lạnh lẽo. ◇ Lục Du : "Lộ khí xâm liêm dĩ tiễu thâm" (Thu tứ ) Hơi sương lấn vào rèm lạnh đã sâu.
6. (Động) Tăng cường, làm cho nghiêm khắc hơn. ◇ Hàn Phi Tử : "Tiễu kì pháp nhi nghiêm kì hình dã" (Ngũ đố ) Làm cho phép tắc và hình phạt nghiêm khắc hơn nữa vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Chót vót, chỗ núi cao chót vót chơm chởm gọi là tiễu bích .
② Tính nóng nẩy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựng đứng, chót vót: Thế núi dựng đứng;
② Nghiêm khắc, nóng nảy: Cương trực nghiêm khắc.

Từ ghép 4

jī ㄐㄧ, jì ㄐㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắp thịt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◇ Hán Thư : "Giới Chi Thôi cát cơ dĩ tồn quân" (Bính Cát truyện ) Giới Chi Thôi xẻo thịt mình cứu sống vua.
2. (Danh) Da. ◇ Tống Ngọc : "Cơ như bạch tuyết" (Đăng đồ tử hảo sắc phú ) Da như tuyết trắng.
3. (Danh) "Cơ nhục" : (1) Bắp thịt. ◎ Như: "tâm cơ" bắp thịt tim. (2) Phiếm chỉ da thịt. ◇ Lão tàn du kí : "Cân cốt cường tráng, cơ nhục kiên cố, tiện khả dĩ nhẫn nại đống ngạ" , , 便 (Đệ thất hồi) Xương gân cứng mạnh, da thịt dắn chắc, có thể chịu đựng được đói rét.

Từ điển Thiều Chửu

① Da.
② Thịt trong da.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắp thịt;
② Da, da dẻ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da ( da bọc ngoàu cơ thể ).

Từ ghép 9

lân
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gần, kề
2. láng giềng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị khu vực làng xóm thời xưa, cứ năm nhà ở một khu gọi là "lân". ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí" , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng.
2. (Danh) Láng giềng, các nhà ở gần nhau. ◎ Như: "trạch lân" chọn láng giềng.
3. (Danh) Người thân cận. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Đức bất cô, tất hữu lân" : , (Lí nhân ) Khổng Tử nói: Người có đức thì không cô độc, tất có người kề cận giúp đỡ.
4. (Động) Tiếp cận, gần gũi. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Hắc Long giang bắc lân Nga La Tư" (Phú Tăng A ) Hắc Long giang phía bắc tiếp giáp Nga La Tư.
5. (Tính) Gần, sát, láng giềng. ◎ Như: "lân quốc" nước láng giềng, "lân cư" người láng giềng, "lân thôn" làng bên cạnh, "lân tọa" chỗ bên cạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Láng giềng. Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân. Như trạch lân chọn láng giềng, nước ở gần với nước mình gọi là lân quốc (nước láng giềng).
② Gần kề, tới. Như người sắp chết gọi là dữ quỷ vi lân gần kề với ma.
③ Kẻ giúp đỡ hai bên tả hữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, láng giềng: Hàng xóm chung quanh; Hàng xóm phía đông; Người láng giềng; Người láng giềng gần;
② Lân cận, bên cạnh: Nước lân cận; Huyện lân cận; Nhà bên cạnh; Ghế bên cạnh;
③ (văn) Gần kề: Gần kề với quỷ, sắp chết;
④ (văn) Người trợ giúp kề cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị hộ tịch thời xưa. Năm nhà ở gần nhau làm thành một Lân — Nước có chung ranh giới. Nước láng giềng — Gần gụi — Ở ngay sát bên — Chỗ hàng xóm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trộm nghe thơm nứt huơng lân. Một nền Đồng tước khóa xuân hai kiều «.

Từ ghép 14

tích
jī ㄐㄧ, jì ㄐㄧˋ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

dấu vết, dấu tích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết chân. ◎ Như: "túc tích" dấu chân, "tung tích" vết chân. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích?" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Danh) Ngấn, dấu vết. ◎ Như: "ngân tích" ngấn vết, "bút tích" chữ viết hoặc thư họa để lại, "mặc tích" vết mực (chỉ bản gốc viết tay hoặc thư họa nguyên bổn). ◇ Nguyễn Trãi : "Tâm như dã hạc phi thiên tế, Tích tự chinh hồng đạp tuyết sa" , (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Lòng như hạc nội bay giữa trời, Dấu vết tựa như cánh chim hồng giẫm trên bãi tuyết.
3. (Danh) Sự vật, công nghiệp tiền nhân lưu lại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thánh hiền lưu dư tích" (Tặng Dương Trường Sử ) Thánh hiền để lại công nghiệp.
4. (Động) Khảo sát, tham cứu. ◇ Hán Thư : "Thần thiết tích tiền sự, đại để cường giả tiên phản" , (Giả Nghị truyện ) Thần riêng khảo sát việc trước, thường thì kẻ mạnh phản lại đầu tiên.
5. (Động) Mô phỏng, làm theo. ◎ Như: "nghĩ tích" phỏng theo.

Từ điển Thiều Chửu

① Vết chân. Như tung tích dấu vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, dấu vết, vết chân (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu chân. Vết chân — Việc đời xưa. Dấu vết đời xưa để lại. Td: Cổ tích.

Từ ghép 21

ngư
yú ㄩˊ

ngư

phồn thể

Từ điển phổ thông

con cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cá.
2. (Danh) Vật có hình giống như cá. ◎ Như: "ngư phù" thẻ làm tin, bằng gỗ hay đồng, hình con cá, dùng dưới thời nhà Đường bên Trung Quốc. Còn gọi là "ngư thư" .
3. (Danh) Họ "Ngư".

Từ điển Thiều Chửu

① Con cá. Có rất nhiều thứ, mà thường dùng để làm đồ ăn, vì thế nên gọi sự hà hiếp người khác là ngư nhục . Như thế hào ngư nhục hương lí kẻ cường hào hà hiếp dân trong làng xóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cá: Hai con cá; Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó (Sử kí);
② (văn) Ngư phù (gọi tắt) (cái thẻ làm tin trao cho các bầy tôi có hình con cá đúc bằng vàng, bạc, đồng, đời Đường, Trung Quốc);
③ Ngựa có lông trắng ở hai mắt;
④ (văn) Chỗ gồ lên ở phía ngoài bàn tay;
⑤ [Yú] (Họ) Ngư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cá — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngư.

Từ ghép 35

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.